You are on page 1of 15

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

Chương 1: Một số vấn đề chung về doanh nghiệp và kế toán doanh nghiệp

1. Tổng quan về DN và hoạt động của DN


- DN là tổ chức có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch, được thành lập/ đăng kí
thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

a) Phân loại các doanh nghiệp:


- DN tư nhân (Sole Trader): chỉ có 1 ông chủ, chịu trách nhiệm bằng TS cá nhân
(trả nợ), khả năng gọi vốn của các DNTN không cao (start-ups).
- Công ty hợp danh (Partnership): có nhiều hơn 1 ông chủ, chịu trách nhiệm liên
đới
 Nhóm hợp danh: là ông chủ + người điều hành + chịu trách nhiệm vô hạn như
ông chủ ở DNTN
 Nhóm hợp vốn: chỉ đóng góp vốn, quyền lợi chia theo tỷ lệ góp vốn, DN phá
sản thì mất vốn đã góp không mất thêm
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Company): Chỉ cần chịu phần
vốn khi công ty phá sản, không cần trả nợ thêm.
VD: Bán công ty 100 tỷ, nợ 120 thì 20 tỷ không cần phải trả.
- Công ty cổ phần (Joint Stock Company): có khả năng gọi vốn cao nhất, người
góp vốn chỉ nhận rủi ro mất vốn, không phải chịu gì thêm.

b) Cơ cấu tổ chức:
- Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần:

 Tại sao lại có nhà điều hành?


- Đại hội đồng cổ đông có quá nhiều ông chủ, khó thống nhất trong lãnh đạo và ra
quyết định  xu hướng thuê nhà điều hành
 Có sự phân biệt giữa quyền sở hữu (ĐH cổ đông) và quyền điều hành (Ban
GĐ):
- Chủ sở hữu phải kiểm soát ban GĐ thông qua Hội đồng quản trị. Từ đó, HĐQT
nặng về chức năng giám sát.
- Mong ước của chủ sở hữu: giá cổ phiếu tăng. Tuy nhiên trong thực tế, BGĐ có thể
đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của DN  gây tổn thất DN
- Mâu thuẫn giữa nhà điều hành (BGĐ) và chủ sở hữu làm nảy sinh sự cần thiết của
Ban kiểm soát:
+ Có tình trạng thông tin bất cân xứng: có sự chênh lệch thông tin giữa cổ đông
trong HĐQT và ngoài HĐQT  Rủi ro đạo đức  Ban kiểm soát giám sát HĐQT
và BGĐ.

2. Khái niệm, chức năng kế toán


- Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin KT, TC
dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
- Làm sao để CSH tin vào BCTC do BGĐ cung cấp?
 Thuê ngoài kiểm toán để giám sát tình hình của kế toán

a) Đối tượng sử dụng thông tin kế toán:

(1) Nhà quản lý:


- CSH sử dụng TT kế toán để làm gì?
+ Để theo dõi doạt động của BGĐ
+ Không thể thay đổi chiến lược KD, chỉ có thể giám sát hoạt động KD
- BGĐ sử dụng TT kế toán để làm gì?
+ Để điều hành DN, tính toán hướng đi, xem xét và xác định tài sản
+ Đưa ra quyết định kinh doanh, hoạt đồng đầu tư
(2) Người có lợi trực tiếp:
- Nhà đầu tư: xác định có nên đầu tư không
+ Đầu tư theo kỳ vọng trong tương lai, không hẳn cứ tốt mới đầu tư
- Chủ nợ: thẩm định khả năng trả nợ của DN
+ Rủi ro khoản vay tỉ lệ thuận với lãi suất
(3) Người có lợi ích gián tiếp:
- Cơ quan thuế:
+ Thuế thu nhập DN của VN là 20%
- Cơ quan thống kê

b) Chức năng kế toán:


- Chức năng thông tin
- Chức năng pháp lý
3. Phân loại kế toán
Kế toán tài chính Kế toán quản trị
Tính chất Công khai Bí mật
Đối tượng sử dụng Mọi đối tượng có lợi từ kế Phục vụ cho các nhà lãnh
toán đạo, quản trị DN
Sự bắt buộc - Mọi DN đều phải làm - Không bắt buộc
BCTC - Thực hiện theo yêu
- BCTC phải tuân theo cầu của nhà QT,
khuôn mẫu chung không có khuôn
mẫu

4. Yêu cầu đối với thông tin kế toán:


- Trung thực: Các thông tin, số liệu phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở bằng
chứng đầy đủ, khách quan, đúng với thực tế
- Khách quan: Đúng với thực tế, không được áp đặt ý chí chủ quan, bóp méo, xuyên
tạc thông tin kế toán
- Đầy đủ: Phản ảnh đúng tất cả mọi nghiệp vụ phát sinh
- Kịp thời:
+ Kịp thời trong việc ghi chép thông tin:
 Nếu không, BCTC sẽ có nội dung khác
VD: Bông Bạch Tuyết có trường hợp BCTC chuyển từ lỗ chút xíu sang lãi chút
xíu bằng cách không ghi chi phí những tháng 11, 12/2004 mà đợi đầu năm 2005
sau hạch toán mới ghi chi phí vào (chuyển lỗ thành lãi bằng cách ghi chi phí sang
thời điểm khác)
+ Kịp thời trong công bố thông tin:
 Khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng giữa người cung cấp thông tin và
người nhận thông tin
 Thu hẹp khoảng cách công bố, tiếp cận thông tin
- Dễ hiểu: Thông tin kế toán rõ ràng, dễ hiểu, những thông tin phức tạp được thực
hiện trên thuyết minh BCTC.
- Có thể so sánh:
+ Thường sẽ so sánh 2 năm liên tục
+ So sánh về tài sản, giá trị mang lại
+ Sử dụng cùng 1 đợn vị tiền tệ trên BCTC để dễ so sánh (ở VN sử dụng VNĐ)
5. Các khái niệm, nguyên tắc kế toán
5.1. Cơ sở dồn tích:
- Mọi nghiệp vụ KTTC của DN liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn
CSH, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh,
không căn cứ vào thời điểm thực tế thu/ chi tiền.
- VD:
(1) Trên sổ kế toán ghi doanh thu bán hàng của Samsung ghi tổng giá trị bán hàng
là 10 tỷ. Vậy có nghĩa Samsung thu được tiền bán hàng là 10 tỷ?
 Không chắc, có nhiều trường hợp (KH chưa trả tiền, trả sau, trả góp…)
(2) Công ty An Phước bán 100 áo trị giá 80tr cho KH
+ Ngày 1/3: ký HĐ
+ Ngày 3/3: KH chuyển 20tr tiền áo cho AP
+ Ngày 5/3: AP xuất kho 100 áo cho KH
+ Ngày 6/3: KH chuyển số tiền còn lại cho AP
 AP ghi doanh thu vào ngày bao nhiêu?
Doanh thu ghi vào ngày 5/3 với giá trị 80tr, quan tâm đến thời điểm mình hoàn
thành nghĩa vụ.
 Lưu ý: Thời điểm ghi doanh thu phải đảm bảo:
(1) Người mua cam kết sẽ thanh toán cho người bán
(2) Người bán chuyển giao cho người mua toàn bộ lợi ích + rủi ro của việc sở hữu
tài sản.
 Có 2 nguyên tắc ghi sổ kế toán được sử dụng trên thế giới:
Nguyên Cơ sở dồn tích Cơ sở tiền
tắc
Bán - Doanh thu: 10 tỷ - Doanh thu: 7 tỷ
hàng 10 - Tiền: 7 tỷ - Tiền: 7 tỷ
tỷ, KH - Nợ phải thu: 3 tỷ
trả 7 tỷ, Hạn chế: Làm cho các nghiệp vụ VN không áp dụng nhưng có
ghi sổ phát sinh không đáng tin cậy vì thể xảy ra trong bán hàng
như thế không ghi chép được thời điểm nhỏ lẻ, tạp hoá…
nào? thu/ chi tiền.
Nhiều DN ghi lãi nhưng chưa
thực sự nhận được tiền  phá sản
Giải pháp: Cần có báo cáo luân
chuyển tiền tệ để biết được dòng
tiền ra/vào, âm/ dương như thế
nào.
5.2. Hoạt động liên tục
- DN được giả định là sẽ hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động KD bình
thường trong tương lai gần, DN không có ý định cũng như không buộc phải
ngừng hoạt động hay thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình.
- VD: DN mua xe ô tô trị giá 700tr, đến cuối năm theo giá thị trường của chiếc xe
này là 600tr. Trên BCTC ngày 31/12, chiếc xe này có trị giá là bao nhiêu?
 600 triệu, ghi theo quy tắc giá gốc, không theo giá thị trường
- Những trường hợp phải ghi theo giá thị trường (vi phạm giả định hoạt động liên
tục):
+ Phá sản  bán tài sản
+ M&A (Merges – sáp nhập và Acquisitions – mua lại)
- Nguyên tắc ghi chép kế toán:
+ Book value: 700tr
+ Fair value: 600tr (giá thị trường)
5.3. Giá gốc
- Phương pháp trực tiếp:
Giá gốc = giá mua + thuế + chi phí - chiết khấu
- Phương pháp khấu trừ: giá mua không thuế
- Nguyên tắc giá gốc được xây dựng dựa trên cơ sở nguyên tắc hoạt động liên tục:
- VD: DN mua 1 giàn máy móc
+ Giá mua: 100tr
+ Thuế VAT: 10tr
+ Chi phí vận chuyển: 3tr
+ Chiết khấu thương mại: 2tr
+ Giá thị trường: 120tr
 Giá gốc = 100 + 10 + 3 -2 = 111
5.4. Phù hợp
- Các chi phí được hạch toán liên quan đến doanh thu trong kỳ phải có sự tương
xứng với nhau, phân bổ hợp lý  chi phí kỳ nào liên quan đến doanh thu kỳ
ấy.
- Vụ việc Android bán khống sản phẩm với kỳ hạn dài
 Ghi doanh thu, không ghi chi phí  Lợi nhuận  Báo cáo lãi
5.5. Nhất quán
- Chính sách và PP kế toán DN phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong 1 kỳ kế
toán năm.
- Nếu thay đổi phải giải trình lý do và ảnh hưởng trong phần thuyết minh BCTC.
5.6. Thận trọng
- Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn  phòng cho việc giảm
giá TS so với giá thị trường, hàng tồn kho.
- Không đánh giá cao hơn giá trị TS và thu nhập
- Không đánh giá thấp hơn giá trị các khoản NPT và chi phí
- Doanh thu + thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng thu
được lợi ích KT
- Chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng phát sinh chi phí
5.7. Trọng yếu
- Lựa chọn thông tin quan trọng, chủ yếu, nếu thiếu TT đó có thể làm sai lệch
BCTC.
Chương 2: Đối tượng của kế toán
1. Tài sản
- Là một nguồn lực thuộc quyền kiểm soát của DN và dự tính đem lại lợi ích KT
trong tương lai cho DN.
- Thuộc quyền kiểm soát của DN:
+ DN có toàn bộ lợi ích và rủi ro trong việc sở hữu và sử dụng TS
+ Quyền sở hữu là quyền của DN (phân biệt với tài sản thuê TC)
- Phân biệt các khoản chi:
+ Tài sản: Khoản chi tạo ra lợi ích KT
+ Tiêu sản: Khoản chi tạo ra chi phí
 Phụ thuộc vào mục đích sử dụng TS để phân biệt tài sản và chi phí
- Công cụ điều chỉnh lợi nhuận của DN:
+ Phát hành cổ phiếu: tăng vốn CSH  tăng tài sản
+ Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: tăng chi phí  giảm lợi nhuận  giảm thuế

1.1. Tài sản ngắn hạn


a) Định nghĩa: Là những TS thuộc quyền SH của DN mà thời gian sử dụng luân
chuyển thu hồi thường trong 1 chu kỳ kinh doanh/ một năm.
b) Phân loại TS ngắn hạn: Phân loại dựa trên tính thanh khoản giảm dần

(1) Tiền và các khoản tương đương tiền


- Tiền mặt tồn quỹ
- Tiền gửi ngân hàng
 Xu hướng tiền gửi NH > tiền mặt:
 Chuyển phần rủi ro cháy nổ, mất cắp của DN sang ngân hàng
 Nhận được lãi suất
 Dễ dàng thực hiện giao dịch, chuyển khoản trong và ngoài nước
 DN nên có nhiều tiền gửi NH hơn tiền mặt  Độ uy tín cao hơn
 Quy định của Nhà nước VN: Giao dịch trên 20tr phải chuyển khoản  có sao

- Tiền đang chuyển: Tiền đã rời khỏi tài khoản của người chuyển nhưng chưa đến
tài khoản của người nhận
- Các khoản tương đương tiền (tiền gửi có kỳ hạn, kỳ phiếu, tín phiếu)

(2) Đầu tư tài chính ngắn hạn


- Chứng khoán kinh doanh:
Phân loại Cổ phiếu Trái phiếu
Bản chất Chứng khoán vốn Chứng khoán nợ
 DN tăng vốn CSH  DN tăng nợ PT
 Người mua là cổ đông  Người mua là chủ nợ
Khi phá sản Phần dư sẽ chia cho cổ đông Trả trái phiếu trước
Lãi suất Cổ tức: phụ thuộc vào tình Trái tức: cố định
hình KD của công ty
Quyền biểu quyết Cổ đông được biểu quyết Không được biểu quyết
- Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn: tài khoản 128
 Tại sao lại phân thành chứng khoán kinh doanh và đầu tư nắm giữ đến ngày
đáo hạn?
 Dựa theo tính thanh khoản (chứng khoán > đầu tư)
 Theo nguyên tắc thận trọng: Nếu giá trị tài sản giảm phải lập khoản dự
phòng
+ Chứng khoán KD: Giá CK tăng giảm theo giá thị trường  cần dự phòng
+ Đầu tư đến ngày đáo hạn: chỉ chờ để hồi vốn + lãi  không cần dự phòng

(3) Các khoản phải thu ngắn hạn


- Phải thu của khách hàng
- Phải thu về cho vay
- Phải thu nội bộ: Phải thu giữa các công ty con/ chi nhánh của DN
- Phải thu khác
- Trả trước cho người bán: đặt cọc

(4) Hàng tồn kho


- Hàng mua đang đi đường
- Nguyên vật liệu
- Công cụ dụng cụ: cái bàn, máy tính… mua về sử dụng
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: chi phí sản xuất từng bộ phận của 1 sản
phẩm hoàn chỉnh (tay áo, thân áo…)
- Thành phẩm
- Hàng hoá
- Hàng gửi đi bán
 Tính chất của hàng tồn kho:
+ Hàng sẵn sàng để bán (không phải hàng cũ, dư thừa, kém chất lượng)
+ Không bắt buộc ở trong kho (có thể đang trên đường vận chuyển)
 Phân biệt thành phẩm và hàng hoá: dựa vào nguồn gốc của sản phẩm đó
+ Thành phẩm: tự sản xuất mà có được
+ Hàng hoá: đi trao đổi mà có được

(5) Tài sản ngắn hạn khác


- Tạm ứng: DN ứng cho nhân viên để phục vụ cho hoạt động của công ty
- Chi phí trả trước ngắn hạn: sẽ xảy ra trong tương lai, tương lai phải trả
- Thuế GTGT được khấu trừ:
+ Khi một doanh nghiệp đi mua sản phẩm thì sẽ phải chịu thuế GTGT đối với loại
sản phẩm đó, đây sẽ được gọi là số thuế GTGT đầu vào của sản phẩm.
+ Nhưng khi doanh nghiệp tiến hành bán sản phẩm đó cho người mua hàng thì
người đó sẽ phải chịu phần thuế GTGT tính trên giá trị của sản phẩm đó, hay còn
được gọi là thuế GTGT đầu ra.
 Khi đó, Thuế GTGT mà doanh nghiệp phải nộp sẽ = Thuế GTGT đầu ra – Thuế
GTGT đầu vào = Thuế GTGT được khấu trừ

1.2. Tài sản dài hạn


a) Định nghĩa:
- Là những TS có giá trị lớn, thường được sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu
kỳ KD của DN.
- Thời gian sử dụng luân chuyển thu hồi thường lớn hơn hoặc bằng 1 năm.
b) Phân loại TS dài hạn:

(1) Các khoản phải thu dài hạn

(2) Tài sản cố định


- TS cố định hữu hình: Có hình thái vật chất (máy móc, thiết bị, nhà xưởng…)
- TS cố định vô hình: Không có hình thái vật chất (quyền sử dụng đất, bản quyền,
bằng phát minh sáng chế, phần mềm CN…)
 Bằng phát minh sáng chế, thương hiệu không phải là TS cố định vô hình vì giá
trị không được xác định 1 cách tin cậy khi mình tự định giá bằng phát minh của
mình
 Bằng phát minh sáng chế, thương hiệu là TS cố định trong trường hợp mình đi
mua về
 4 loại ý kiến kiểm toán:
+ Ý kiến chấp nhận toàn phần
+ Ý kiến ngoại trừ
+ Ý kiến dạng trái ngược
+ Ý kiến dạng từ chối: không có cơ sở để đưa ra nhận xét
 Tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình:
+ Chắc chắn thu được lợi ích KT trong tương lai
+ Nguyên giá tài sản phải được xác định 1 cách tin cậy
Nguyên giá TSCĐ = Giá mua (trừ chiết khấu TM, giảm giá) + Chi phí
 Nguyên giá là toàn bộ số tiền mà DN bỏ ra kể từ khi mua TSCĐ đó cho đến
khi đưa TSCĐ đó vào sử dụng
+ Có thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm
+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (trên 30tr vnđ)
- TS cố định thuê tài chính: Là TS mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi
ro và lợi ích gắn liền với quyền SHTS cho bên thuê. Quyền sở hữu TS có thể
chuyển giao vào cuối thời hạn thuê (bên cho thuê thanh lý lại tài sản cho bên thuê
khi hết hợp đồng).
+ Lợi ích của bên cho thuê TC:
 Tiền lãi từ việc cho thuê
 Tiền có được từ việc thanh lý TS
+ Thuê tài chính: sự kết hợp giữa đi vay và thuê hoạt động. Bên thuê phải sử dụng
phần lớn thời gian hữu ích của TS đó.
+ Thuê hoạt động: thuê thời gian ngắn.
+ Thuê TC gần giống với thuê HĐ nhưng giá trị hợp đồng thuê TC cao.
+ Vì sao ngân hàng mở các công ty thuê TC?
 Vì NH cho vay thì bị khống chế bởi trần nhà nước nhưng nhà nước không
khống chế tiền thuê. Thuê TC có rủi ro cao nên bên cho thuê cần đảm bảo sẽ được
nhận 1 phần lãi suất có thể bù đắp được rủi ro.
Ví dụ: Doanh nghiệp vận tải biển ở Việt Nam thường thuê TC vì không có đủ TS
đảm bảo để vay
Ví dụ:
TH1: DN A thuê của DN vận tải B một chiếc ô tô trong thời gian là 10 năm (thời
gian sử dụng hữu ích của ô tô đó dự tính là 13 năm) với giá tiền là 500 triệu đồng.
TH2: DN A thuê xe ô tô đó của DN trong thời hạn 3 ngày.
Thuê tài chính là trường hợp A vì: SD phần lớn thời gian hữu ích của TS
Thời hạn cho thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng thực tế
của tài sản dù cho không có sự chuyển giao quyền sở hữu. Tại thời điểm thuê
TSCĐ, tổng chi phí thuê TSCĐ phải chiếm tối thiểu 60% giá trị của TSCĐ thuê tài
chính.

(3) Bất động sản đầu tư:


- Mua BĐS về đợi lên giá  bán (không dùng để xây dựng hay sử dụng)  bất
động sản đầu tư
- BĐS mua về để xây nhà xưởng  TSCĐ hữu hình
- BĐS mua về thì có quyền sử dụng đất  TSCĐ vô hình.

 BĐS dùng cho SX vừa là TSCĐ hữu hình vừa là TSCĐ vô hình

(4) Các khoản đầu tư tài chính dài hạn


- Mua 1 lượng cổ phiếu đủ lớn để gia nhập HĐQT (sở hữu 5% cổ phần trở lên)
 có quyền tư vấn và kiểm soát DN, hoạt động nhân sự, kinh doanh
- Các khoản:
+ Đầu tư vào công ty con (trên 50%): góp vốn, mua cổ phiếu của công ty con
Đầu tư với số vốn góp trên 50% hoặc được uỷ quyền cổ phần trên 50%  đạt
được quyền kiểm soát (là người ra quyết định cuối cùng)
+ Góp vốn liên doanh: hình thành quyền đồng kiểm soát
Các bên góp vốn với nhau và hình thành nên 1 đơn vị có tư cách pháp nhân.
Quyền kiểm soát của các bên là ngang nhau dù tỷ lệ góp vốn khác nhau (1 bên
20% 1 bên 80% nhưng vẫn có quyền quyết định, quyền kiểm soát DN như nhau)
+ Đầu tư vào công ty liên kết (20-50%):
Hình thành quyền có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của DN nhưng không có
quyền kiểm soát (không đủ lượng cổ phiếu để kiểm soát)
+ Đầu tư dài hạn khác (0-20%): đầu tư cổ phiếu, trái phiếu,…
 Phân loại đầu tư để làm gì?  Làm báo cáo
- Báo cáo của các công ty mẹ
- Báo cáo hợp nhất (gồm BC của công ty mẹ và công ty con của tập đoàn)

(5) Tài sản dài hạn khác


- Chi phí trả trước dài hạn
- Ký cược, ký quỹ dài hạn
 Tiền đặt cọc là tiền của người đi thuê, đi ký cược ký quỹ chứ không phải ngừoi
cho thuê.

2. Nguồn hình thành tài sản (Nguồn vốn)


2.1. Nợ phải trả
- Người bên trong DN: Phân loại để sắp xếp nguồn lực để trả
- Người bên ngoài DN: Dự báo áp lực nợ của DN, nợ ngắn hạn cao chứng tỏ áp lực
trả nợ của DN cao hơn  đối chiếu với TS ngắn hạn để xem xét DN có khả năng
trả nợ không.

a) Nợ ngắn hạn (dưới 1 năm)


(1) Doanh thu chưa được thực hiện ngắn hạn >< Chi phí trả trước
+ Số tiền đã nhận được trong kỳ nhưng chưa được ghi nhận vì chưa đến kỳ
(nguyên tắc phù hợp: DT kỳ nào ghi ở kỳ đó).
(2) Phải trả người bán ngắn hạn
(3) Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
+ Doanh thu của DN không bao gồm thuế, mặc dù DN thu của người tiêu dùng
nhưng phải đem nộp phần thuế đó cho nhà nước
(4) Phải trả người lao động
(5) Người mua trả tiền trước
(6) Phải trả nội bộ: trả cho các công ty con, chi nhánh
(7) Vay và nợ thuê TC ngắn hạn
(8) Chi phí phải trả ngắn hạn
+ Ước lượng trước phần phí này từng kỳ, không được dồn hết chi phí phải trả vào
cuối kỳ  tính trung thực của BCTC
(9) Quỹ khen thưởng phúc lợi
(10) Phải trả, phải nộp khác (cổ tức – 3388)

 Phân biệt doanh thu chưa thực hiện và người mua trả tiền trước:
 DT chưa thực hiện: đã cung cấp hàng hoá DV cho khách hàng nhưng chưa đến
kỳ để đưa vào doanh thu  nguyên tắc phù hợp
 Người mua trả tiền trước: KH đưa tiền nhưng chưa cung cấp sản phẩm được 
nguyên tắc cơ sở dồn tích (chưa hoàn thành việc chuyển giao sản phẩm, dịch vụ).
b) Nợ dài hạn (trên 1 năm)
(1) Phải trả người bán dài hạn
(2) Trái phiếu phát hành
(3) Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
(4) Quỹ phát triển khoa học công nghệ

2.2. Vốn chủ sở hữu


- Vốn góp chủ sở hữu
+ Công ty hợp danh: vốn của người hợp danh và người hợp vốn
+ Công ty cổ phần: số lượng cổ phiếu x mệnh giá
+ Thặng dư vốn cổ phần: giá cổ đông bỏ ra - mệnh giá
 Có thể dương (khi bán ra với giá cao hơn) âm khi ngược lại
- Thặng dư vốn cổ phần
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản (có thể âm nếu giá TS giảm, dương nếu giá TS
tăng)
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái
- Lợi nhuận chưa phân phối:
+ Trích lập các quỹ: quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi
+ Chia cổ tức cho cổ đông
 Tại sao có quỹ thuộc về nợ phải trả có quỹ thuộc về vốn CSH?
 Các DN trước đây đa phần là DN nhà nước. Có nhiều DNNN không có
hiệu quả trong kinh doanh nhưng có quỹ khen thưởng phúc lợi rất lớn 
Sử dụng vốn nhà nước không hiệu quả
 Nhà nước đưa ra hướng dẫn: Muốn trả thưởng thì lấy từ quỹ khen thưởng,
quỹ khen thưởng lấy từ lợi nhuận chưa phân phối

Quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn


* Tổng tài sản = tổng nguồn vốn

2.3. Sự vận động của tài sản


- Doanh thu:
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (HH doanh nghiệp phải được phép bán
và nằm trong danh mục bán hàng của công ty)
+ Doanh thu có được từ hoạt động tài chính:
 Cho vay lấy lãi
 Gửi tiền tiết kiệm ngân hàng lấy lãi
 Cổ tức từ mua cổ phiếu
 Doanh thu có được từ cho thuê tài chính
 Cho thuê bất động sản
 Mua báng vàng bạc, mua bán ngoại tệ (lời từ chênh lệch giá vàng, chênh
lệch tỷ giá hối đoái)
+ Thu nhập khác
 Ngân hàng gửi tiền vào ngân hàng khác lấy lời  không phải là DT hoạt động
tài chính mà đó là DT bán hàng và cung cấp dịch vụ (dịch vụ của NH là DV tài
chính)
- Chi phí: Các khoản làm giảm lợi ích kinh tế
a) Phân loại theo nội dung kinh tế
- Chi phí nhân công: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội (lương hưu), bảo hiểm thất
nghiệp, bảo hiểm tại nạn  các khoản DN mua cho người lao động
- Chi phí nguyên vật liệu: giá trị của NVL
- Chi phí công cụ, dụng cụ: những chi phí bỏ ra để mua tư liệu lao động nhưng
những TLLĐ này chưa đạt đến mức của TSCĐ
- Chi phí khấu hao TS cố định
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: những DV được cung cấp từ bên thứ 3 (tiền điện,
nước...)
- Chi phí khác bằng tiền
- Chi phí tài chính
b) Phân loại theo chức năng của chi phí
- CP sản xuất: CP nguyên vật liệu, CP nhân công trực tiếp. CP sản xuất chung
- CP bán hàng
- CP quản lý doanh nghiệp: bộ phận văn phòng (điều hành, kế toán, hành chính...)
- Giá vốn hàng bán: chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí của DN  Số tiền bỏ ra
để SX ra SP
- Chi phí tài chính
* Tiền lương nhân viên thuộc chi phí nhân công trực tiếp, chi phí SX chung, chi
phí bán hàng, chi phí quản lý DN
CHƯƠNG 4: TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ SỔ KẾ TOÁN
I/ Tài khoản kế toán
1. Nội dung:
- TKKT là phương pháp kế toán sử dụng để phân loại, hệ thống hoá và tổng hợp
thông tin theo từng đối tượng để ghi chép, phản ánh và kiểm tra.
- Mỗi đối tượng kế toán sẽ có 1 TK phản ánh với tên gọi phù hợp với đối tượng kế
toán.
2. Kết cấu:
- Bao gồm 2 phần: Bên trái ghi nợ, bên phải ghi có
- Mỗi tài khoản phải có:
+ Số dư đầu kỳ (SDDK)
+ Số phát sinh tăng (SPS)
+ Số phát sinh giảm
+ Số dư cuối kỳ (SDCK)
 SDCK = SDDK + Tổng số phát sinh tăng – Tổng số phát sinh giảm
3. Phân loại tài khoản:
- 9 loại tài khoản
- Mối quan hệ giữa TK cấp 1 và TK cấp 2:
+ TK cấp 1: 3 con số
+ TK cấp 2: 4 con số (chi tiết hơn của TK cấp 1)
+ Có thể mở tài khoản cấp 3 (có 5 chữ số)  flexible
 VD: 1112 là TK ngoại tệ.
Có thể mở thêm TK 11121 là đô la Mỹ, TK 11122 là bảng Anh.
- Có 4 loại báo cáo tài chính:
+ Bảng cân đối kế toán (lập nên từ những TK 1,2,3,4)
+ Báo cáo kết quả kinh doanh (lập nên từ những TK 5,6,7,8,9)
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (thể hiện dòng tiền của DN, thực thu thực chi)
 Dòng tiền từ HĐ kinh doanh (CFO)
 Dòng tiền từ HĐ đầu tư (CFI): tài sản dài hạn, đầu tư tài chính dài hạn
 Dòng tiền từ HĐ tài chính (CFF): liên quan đến vốn chủ sở hữu
+ Thuyết minh báo cáo tài chính (giải thích những chỉ tiêu, thông tin kế toán)
- Phân loại theo thuộc tính của TK:
+ TK đơn tính
+ TK lưỡng tính: TK vừa là tài sản, vừa là nguồn vốn (131, 331, 412, 413, 421)
 TK 131 (Phải thu của khách hàng) và TK 331 (Phải trả cho người bán)
Khách hàng trả trước tiền hàng cho mình  TK phải trả người bán  NV
Mình trả trước tiền hàng cho người bán  TK phải thu  TS
 Khách hàng trả trước tiền hàng  Có 131: Số dư bên Có
 Ứng trước tiền, trả trước cho người bán  Nợ 331: Số dư bên Nợ

+ TK điều chỉnh: dùng để ghi giảm các đối tượng kế toán (214, 229, 521)
 Hao mòn TSCĐ: TK 214 luôn là số âm
 TK 229: Dự phòng tổn thất tài sản luôn là số âm
 TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu là giá trị âm
Chiết khấu thương mại: CKTM càng lớn thì doanh thu càng giảm
 Các TK điều chỉnh giảm có số dư bên Có

CÁC QUAN HỆ ĐỐI ỨNG KẾ TOÁN


1. Tài sản này tăng kéo theo 1 tài sản khác giảm cùng 1 lượng giá trị tương
ứng
VD: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 50 triệu
- Rút tiền gửi NH: tiền gửi NH giảm (TS giảm)
- Nhập quỹ: tiền mặt tăng (TS tăng)
2. Khi nguồn vốn này tăng kéo theo một nguồn vốn khác giảm cùng 1 lượng
giá trị tương ứng
VD: Bổ sung vốn kinh doanh bằng nợ vay ngắn hạn
- Vốn kinh doanh tăng  nguồn vốn (vốn chủ sở hữu)
- Vay ngắn hạn tăng  nguồn vốn (nợ phải trả tăng)
 Không xảy ra
VD: Vay ngắn hạn trả nợ cho người bán 100tr.
- Vay ngắn hạn tăng  nợ phải trả  nguồn vốn tăng
- Nợ phải trả người bán giảm  nguồn vốn giảm
3. Khi TS này tăng kéo theo 1 nguồn vốn tăng cùng 1 lượng giá trị tương ứng
VD: Mua TSCĐ chưa trả tiền cho người bán 10tr
- Mua TSCĐ  TSCĐ tăng
- Phải trả người bán  nợ PT là nguồn vốn tăng
4. Khi TS giảm kéo theo 1 nguồn vốn giảm cùng 1 lượng giá trị tương ứng
VD: Dùng tiền gửi NH 30tr trả nợ cho người bán
- Tiền gửi ngân hàng giảm  TS giảm
- Phải trả nợ cho người bán  Nợ PT là nguồn vốn giảm
 Nếu nghiệp vụ KT phát sinh không nằm trong 4 quan hệ đối ứng thì nghiệp vụ
không xảy ra.

You might also like