You are on page 1of 38

Chương 1

KẾ TOÁN: NGÔN NGỮ KINH DOANH


Accounting: The Language of Business

Giảng viên: Trần Thị Hồng


ĐT: 0963.837.625
Email: hongtt@tlu.edu.vn
Mục đích
• Giới thiệu các khái niệm và thuật ngữ kế toán cơ
bản, cần thiết để có thể hiểu được các thông tin kế
toán trong bối cảnh kinh doanh.
I. Bản chất và mục đích của kế toán
1. Bản chất của kế toán?
2. Tại sao doanh nghiệp cần có kế toán?
3. Ai là người sử dụng thông tin kế toán?
4. Phân loại kế toán
5. Vai trò, sự cần thiết của kế toán?
I. BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN
1. Định nghĩa

 Kế toán là “quá trình ghi chép, phân loại và báo


cáo các nghiệp vụ và hoạt động tài chính của một
doanh nghiệp”
 Kế toán theo Hiệp hội kế toán Mỹ (AAA) là “quá
trình xác định, đo lường và truyền đạt thông tin
kinh tế nhằm cho phép người sử dụng thông tin có
thể đánh giá và ra quyết định trên cơ sở được
thông tin đầy đủ”
KẾ TOÁN LÀ MỘT HỆ THỐNG THÔNG TIN
Hoạt động Người ra
kinh doanh quyết định

Dữ liệu
Thông tin

Đo lường Xử lý Cung cấp


Accounting is the art of measuring, describing
and interpreting economic activities
BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN
BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN
• Mỗi một doanh nghiệp đều có hệ thống kế toán.

Hệ thống kế toán có thể rất phức tạp hoặc rất đơn


giản. Giá trị đích thực của hệ thống kế toán nằm ở
những thông tin mà nó cung cấp cho người sử dụng.
Tổ chức bộ máy kế toán DN
Kế toán Trưởng

KT thanh KT tổng KT ngân Thủ KT công


KT thuế
toán hợp hàng quỹ nợ
2. NGƯỜI SỬ DỤNG THÔNG TIN KẾ
TOÁN

BÊN NGOÀI

BÊN TRONG
NGƯỜI SỬ DỤNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
ĐỐI TƯỢNG BÊN TRONG
(Internal Users)
• Chủ doanh nghiệp/quản lý
• Trưởng phòng Marketing
• Quản đốc phân xưởng
• Giám đốc tài chính
• Trưởng phòng nhân sự
• Người lao động
CHỦ DOANH NGHIỆP, NHÀ QUẢN LÝ

Chi phí sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm


Có đủ tiền để thanh toán cho là bao nhiêu?
khách hàng?

Có thể tăng lương cho công nhân lên Sản phẩm hoặc bộ phận nào có lãi
bao nhiêu? nhất?
ĐỐI TƯỢNG BÊN NGOÀI
(External Users)
• Chủ nợ, đối tác tín dụng
• Nhà cung cấp
• Các nhà đầu tư
• Cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà nước
• Công chúng
QUAN TÂM CỦA NGƯỜI NGOÀI DN

Quy mô và lợi nhuận của công ty


Công ty kinh doanh có so với đối thủ cạnh tranh như thế
lãi không? nào?
What do we
do if they
catch us?

Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn không?
3. PHÂN LOẠI KẾ TOÁN
• Theo thời điểm ghi nhận doanh thu, chi phí:
-Kế toán dồn tích (Accrual – Basis Acc.)
-Kế toán trên cơ sở tiền (Cash – Basis Acc.)
• Theo mục đích cung cấp thông tin:
-Kế toán tài chính (Financial Accounting)
-Kế toán quản trị (Management Accounting)
-Kế toán thuế (Tax Accounting)
•Theo lĩnh vực hoạt động:
-Kế toán sản xuất
-Kế toán xây dựng
-Kế toán thương mại DV
4. KẾ TOÁN VÀ GHI SỔ KẾ
TOÁN
Kế toán (Accounting)
1. Bao gồm cả ghi sổ kế toán
2. Và nhiều hoạt động khác
Ghi sổ kế toán (Bookkeeping)
1. Chỉ bao gồm ghi nhận các sự kiện kinh tế
2. Chỉ là một phần của kế toán
5. Vai trò, sự cần thiết của kế toán
- Kế toán là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản
lý kinh tế. Từ quản lý ở phạm vi từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp
cho đến quản lý ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế
- Đơn vị kế toán phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán
hoặc thuê dịch vụ làm kế toán.
- Đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán đảm bảo các quy định
của Luật kế toán, số lượng người làm kế toán tùy theo quy mô hoạt
động, yêu cầu quản lý, chức năng nhiệm vụ hoặc biên chế của đơn vị.
- Báo cáo tài chính, kế toán cung cấp thông tin cho các đối tượng sử
dụng trong và ngoài đơn vị.
- Kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong mỗi doanh
nghiệp. Thông tin do bộ phận kế toán cung cấp rất cần thiết
cho nhà quản trị, nó giúp họ đưa ra các chiến lược và quyết
định kinh doanh
II. CÁC KHÁI NIỆM VÀ
NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN ĐƯỢC
CHẤP NHẬN CHUNG
NỘI DUNG
1.Các khái niệm và giả định kế toán
2.Các nguyên tắc kế toán cơ bản
1. Các khái niệm và giả định kế
toán
1. Các khái niệm và giả định kế
toán
1.1. Thực thể kinh tế
-Thông tin tài chính được phản ánh phải gắn với đối
tượng cụ thể. Đây chính là các thực thể kinh tến(đơn
vị kinh tế).
+ Các doanh nghiệp, nhà xưởng, tập đoàn…
+ Cơ quan quản lý nhà nước: sở ban ngành, cơ quan
thuế…
+ Tổ chức kinh tế-xã hội: hợp tác xã…
1. Các khái niệm và giả định kế toán
1.2. Hoạt động liên tục
-Báo cáo tài chính, kế toán được lập trên giả định
rằng đơn vị kế toán tiếp tục hoạt động trong thời
gian đủ dài để không ảnh hưởng tới các hoạt động
bình thường của đơn vị.
-Ảnh hưởng đến việc xác định giá trị tài sản, nợ của
doanh nghiệp.
1. Các khái niệm và giả định kế toán
1.3. Thước đo tiền tệ
-Thông tin kế toán phải được thể hiện bằng thước
đo tiền tệ.
-Thông thường đơn vị sử dụng thước đo tiền tệ
chinh thức của quốc gia nơi đơn vị đăng ký hoạt
động.
-Việt Nam: VNĐ
1. Các khái niệm và giả định kế toán

1.4. Kỳ kế toán
-Là khoảng thời gian nhất định để lập báo cáo tài
chinh, kế toán.
-Kỳ báo cáo thường theo tháng, quý, năm (01/01-
31/12)
2. Các nguyên tắc kế toán cơ bản
Nguyên tắc kế toán là một bộ bao gồm những quy
định được chuẩn mực hoá, quy ước hoá và áp dụng
bởi các công ty, tổ chức trong quá trình hạch toán và
lập báo cáo tài chính.
2. Các nguyên tắc kế toán cơ bản
2. Các nguyên tắc kế toán cơ bản
2.1. Nguyên tắc khách quan
•Mọi báo cáo tài chính, tư liệu tài liệu của một tổ
chức, doanh nghiệp cần dựa trên cơ sở bằng chứng
khách quan, đáng tin cậy;
•Áp dụng nguyên tắc khách quan giúp việc quản lý
cũng như tính khách quan độc lập của bộ phận kế
toán khi đưa ra báo cáo tài chính.
2. Các nguyên tắc kế toán cơ bản
2.2. Nguyên tắc giá phí
•Tài sản công ty phải được ghi nhận trên giá gốc,
trong đó giá gốc là giá công ty phải trả để có được tài
sản đó;
•Giá gốc được tính dựa trên số tiền hoặc khoản giá trị
tương đương với số tiền đã thanh toán, cần trả hoặc
tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó được xác định
tại thời điểm tài sản được ghi nhận;
•Kế toán không được tự ý điều chỉnh khi giá gốc của
tài sản thay đổi trừ những trường hợp khác quy định
trong luật kế toán, chuẩn mực kế toán.
2. Các nguyên tắc kế toán cơ bản
2.3. Nguyên tắc giá hợp lý
-Giá trị tài sản được áp theo giá thị trường.
-Thường chỉ áp dụng với tài sản như chứng khoán
niêm yết
2. Các nguyên tắc kế toán cơ bản
2.4. Nguyên tắc thận trọng
•Nguyên tắc này quy định kế toán viên cần luôn đưa ra
những phán đoán, cân nhắc xem xét kỹ lưỡng để lập được
ước tính kế toán trong điều kiện không có sự chắc chắn;
•Thận trọng nghĩa là không nên đánh giá quá mức giá trị
các tài sản và thu nhập cũng như không thấp hơn những
khoản phải trả cùng chi phí;
2. Các nguyên tắc kế toán cơ bản
2.5. Nguyên tắc hiện thực (cơ sở dồn tích)
•Cần ghi chép các nghiệp vụ kinh tế vào sổ kế toán
ngay ở thời điểm phát sinh; không phụ thuộc vào
thời điểm thực tế thu chi;
2. Các nguyên tắc kế toán cơ bản

2.6. Nguyên tắc phù hợp


•Phải có sự tương thích phù hợp giữa doanh thu và
chi phí, doanh thu nào chi phí đấy.
•Đây là cơ sở để tính số thuế thu nhập doanh nghiệp
cần nộp cho nhà nước.
2. Các nguyên tắc kế toán cơ bản
2.7. Nguyên tắc nhất quán
•Các chính sách và phương pháp kế toán phải nhất
quán trong 1 kỳ kế toán của đơn vị.
•Nếu có sự thay đổi của một trong hai hoặc cả hai yếu
tố chính sách và phương pháp kế toán thì cần bổ sung
phần thuyết minh báo cáo giải trình lý do và yếu tố
tác động đến sự thay đổi đó.
2. Các nguyên tắc kế toán cơ bản
2.8. Nguyên tắc trọng yếu
-Phản ánh tầm quan trọng tương đối của một khoản
mục hay sự kiện.
-Một khoản mục hay sự kiện được xem là trọng yếu
khi việc khi nhận và phản ánh nó có thể tác động
đáng kể tới quyết định của người sử dụng thông tin
trên BCTC.
2. Các nguyên tắc kế toán cơ bản
2.8. Nguyên tắc trọng yếu
- Tính trọng yếu được xét cả khía cạnh giá trị lẫn tính
chất vụ việc.
-Cho phép kế toán chỉ chú ý đến những nghiệp vụ
kinh tế phát sinh có tính trọng yếu, những NVKT
không ảnh hưởng hoặc làm sai lệch bản chất của
BCTC thì sẽ không cần tuân thủ hết các nguyên tắc kế
toán, chế độ kế toán.
Nguyên tắc hoạt động liên tục
• BCTC được lập dựa trên cơ sở doanh nghiệp đang
hoạt động và vẫn tiếp tục hoạt động trong tương
lai gần
• Nếu thực tế khác với giả định thì báo cáo cần được
lập trên cơ sở khác và đưa ra một giải thích phù
hợp về cơ sở mới

You might also like