You are on page 1of 32

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG CỦA KẾ TOÁN

GV: Nguyễn Thị Tuyết Trinh

1
1.Kế toán là gì?

• Theo Luật Kế toán VN: “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm
tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế dưới hình thức giá
trị, hiện vật và thời gian lao động”.

• Kế toán là việc ghi chép, tính toán bằng con số để thông tin và
kiểm tra tình hình sử dụng vốn của đơn vị thông qua 3 thước
đo: tiền, hiện vật, thời gian lao động, trong đó thước đo tiền là
chủ yếu.
2
• Ngày nay kế toán được định nghĩa như một hệ thống thông tin
dùng để đo lường, xử lý và truyền đạt những thông tin về tài
chính của một đơn vị kinh tế

Hệ thống thông tin

Người sử dụng
thông tin Các quyết định
Đầu tư chứng khoán
Những thông tin
Nhà đầu tư
được cung cấp Phân phối các nguồn
Chủ nợ
lực
Ban quản trị Tình hình tài chính
Chính sách thuế
Khách hàng Kết quả kinh doanh
Quyết định tài trợ,
Nhân viên Dòng tiền
vay mượn
Chính phủ
3
theo dõi, ghi chép, tính toán các
Thông
nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào chứng
tin
từ và lập báo cáo kế toán

Chức năng

kế toán nắm bắt một cách hệ thống


Giám toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động
đốc của đơn vị, làm cơ sở cho việc kiểm
soát.
4
Phân loại kế toán: kế toán được phân thành 2
chuyên ngành

Kế toán tài chính Kế toán quản trị


Là thu thập, xử lý, kiểm tra, Là thu thập, xử lý, phân tích
phân tích và cung cấp thông và cung cấp thông tin kinh
tin kinh tế, tài chính bằng tế, tài chính cho đối tượng
báo cáo tài chính cho đối bên trong DN
tượng bên ngoài DN
Thông tin mang tính linh
Thông tin phải tuân thủ các hoạt, phụ thuộc vào yêu cầu
nguyên tắc kế toán, chuẩn của nhà quản trị
mực và chế độ kế toán

5
Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị
Yếu tố Kế toán tài chính Kế toán quản trị
1. ĐT sử dụng Nhà đầu tư, chủ nợ, cơ Ban quản trị
quan Thuế, nhà quản trị
2. Thời gian Thông tin quá khứ Phản ánh tương lai
Khác nhau
3. Tính linh hoạt Không có Rất linh hoạt
4. Tính chính xác Rất chính xác Ít chú trọng
5. Phạm vi Toàn doanh nghiệp Từng bộ phận
6. Nguyên tắc kế toán Tuân thủ Không tuân thủ
7. Tính pháp lệnh Có tính pháp lệnh Không có

- Cùng nằm trong một hệ thống thông tin kế toán

Giống nhau -KT QT sử dụng các số liệu ghi chép hằng ngày của KTTC, nhưng có
phân tích thêm.

- Cả hai đều liên quan đến trách nhiệm và việc quản lý doanh nghiệp
6
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA KẾ TOÁN

Vốn kinh doanh

Theo nguồn gốc


Theo hình thái hình thành
 Gồm những cái gì?  Do đâu mà có

Tài sản Nguồn vốn

7
TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN
2.1. Các đối tượng phản ánh tài sản của
đơn vị:
Các đối tượng này cho biết tài sản của đơn vị gồm những
gì.
Tài sản của đơn vị là các nguồn lực thuộc quyền quản lý
và sử dụng của đơn vị. Ví dụ: Tiền mặt, tiền gửi ngân
hàng, vật tư, hàng hóa, thiết bị... của đơn vị.

8
Thuộc nhóm này bao gồm:
• TS ngắn hạn: là các TS có thời gian sử dụng, luân
chuyển, thu hồi dưới 1 năm
• Tiền măt, tiền gửi ngân hàng
• Phải thu khách hàng
• Nguyên vật liệu
• Hàng hóa
• …..
• TS dài hạn: là các TS có thời gian sử dụng, luân chuyển,
thu hồi trên 1 năm
• Tài sản cố định hữu hình
• BĐS đầu tư
• Các khoản đầu tư dài hạn
9
• …
2.2. Các đối tượng phản ánh nguồn hình thành tài
sản (còn gọi là Nguồn vốn)
• Các đối tượng này cho biết tài sản của đơn vị do đâu mà có (do
đi vay, mượn hay do chủ sở hữu cung cấp)

• Thuộc nhóm này bao gồm:

• Nợ phải trả: Các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động
mà DN có nghĩa vụ phải trả: Các khoản vay, phải trả người bán,
phải trả người lao động, thuế phải nộp Nhà nước…

• Vốn chủ sở hữu: số vốn của các chủ sở hữu mà DN không phải
cam kết thanh toán: Vốn đầu tư của chủ sở hữu, lợi nhuận chưa
phân phối, các quỹ trích từ lợi nhuận…

10
2.3. Các đối tượng phản ánh quá trình kinh doanh:
Các đối tượng này cho biết sự vận động, chuyển hóa của các tài
sản và nguồn hình thành tài sản (nguồn vốn).

Thuộc nhóm này gồm các loại: doanh thu chi phí phát sinh
trong quá trình hoạt động của đơn vị.

11
* Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn:
Do bất kỳ một tài sản nào cũng được tạo ra từ một hay
một số nguồn vốn nhất định nên ta có phương trình kế
toán sau:
Tài sản = Nguồn vốn
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Phương trình kế toán trên thể hiện tính cân bằng về mặt
giá trị luôn được duy trì giữa tài sản và nguồn vốn ở bất
kỳ thời điểm nào.

12
Ví dụ: Ông A dự tính thành lập công ty về thời trang, ông
bỏ vốn 500trđ tiền mặt và một căn nhà trị giá 5 tỷ để làm
văn phòng. Khi đi vào hoạt động ông vay ngân hàng
thêm 300trđ và để ở tài khoản ngân hàng.
Xác định tài sản và nguồn vốn tại thời điểm đi vào hoạt
động của công ty trên.

13
Ví dụ minh họa: Phân loại Tài sản và nguồn vốn
1. Vốn chủ sở hữu 3.500
2.Vay ngắn hạn 400
3.Quỹ đầu tư phát triển 200
4.Tài sản cố định hữu hình 2.900
5.Nguyên vật liệu 600
6.Tiền mặt 250
7.Tiền gửi ngân hàng 500
8.Phải thu khách hàng 450
9.Phải trả công nhân viên 200
10.Hàng hoá. 400
11.Phải trả người bán 350
12.Tạm ứng cho nhân viên 150
13.Lợi nhuận chưa phân phối 150
14.Nguồn vốn xây dựng cơ bản 450
14
3. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN
1. Trung thực

Các thông tin và số liệu phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng
chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung
và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

2. Liên tục

Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép liên tục và báo cáo đúng với
thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.

3. Đầy đủ

Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được
ghi
15 chép, báo cáo đầy đủ, không bỏ sót.
4. Kịp thời

Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc
trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.

5. Dễ hiểu

Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong BCTC phải rõ ràng, dễ hiểu đối với
người sử dụng. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong BCTC phải được giải trình
trong phần thuyết minh.

6. Có thể so sánh được.

Các thông tin, số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một DN và giữa các DN chỉ có
thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán. Trường hợp không nhất quán
phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng BCTC có thể so sánh thông tin.

u v k t o á n t r ên phải
Các yêu cầ ề ế

t h c h i n đ ồ ng thời.
được ự ệ
16
4. CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN

17
1. Cơ sở dồn tích
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của DN liên
quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ
sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ
kế toán tại thời điểm phát sinh, không
căn cứ vào thực tế thu hoặc thực tế chi tiền
hoặc tương đương tiền.

18
2. Hoạt động liên tục
• BCTC phải được lập trên cơ sở giả định doanh nghiệp đang
hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình
thường trong tương lai gần, nghĩa là DN không có ý định
cũng như không phải buộc ngừng hoạt động hoặc phải
thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình.

• Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục, BCTC phải
lập trên cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập BCTC

19
3. Giá gốc
• Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc bao gồm
các chi phí thu mua, vận chuyển, lắp đặt, chế
biến và các chi phí liên quan khác đến khi đưa
TS vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

• Giá gốc của TS không được thay đổi trừ khi có


quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.

20
4. Phù hợp
• Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp nhau.
Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi
nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan
đến việc tạo ra doanh thu đó.

• Chi phí tương ứng với DT bao gồm chi phí của kỳ tạo ra
doanh thu, chi phí của kỳ trước hoặc chi phí phải trả
nhưng có liên quan đến doanh thu của kỳ đó.

21
5. Nhất quán
• Các chính sách và phương pháp kế toán doanh
nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít
nhất trong một kỳ kế toán năm.

• Trường hợp có thay đổi chính sách, phương pháp kế


toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng
của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh BCTC

22
6. Thận trọng
• Là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế
toán trong các điều kiện không chắc chắn.

• Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:


• Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn.
• Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và khoản thu nhập.
• Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi
phí.
• Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc
chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí chỉ được
ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
23
7. Trọng yếu
• Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu
thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có
thể làm sai lệch đáng kể BCTC, ảnh hưởng đến quyết
định kinh tế của người sử dụng BCTC.
• Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của
thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh
cụ thể.
• Tính trọng yếu của thông tin xem xét cả trên phương diện
định tính và định lượng.

24
5. MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG KẾ TOÁN

1. Quy định về đơn vị tính:


-Đơn vị tính kế toán sử dụng chủ yếu là đơn vị tiền tệ.
Đồng tiền sử dụng là đồng Việt Nam, ký hiệu là “đ”
hay “VND” .
-Trường hợp nghiệp vụ kinh tế phát sinh là đồng ngoại
tệ thì phải ghi theo nguyên tệ và quy đổi ra đồng VN
theo tỷ giá hối đoái thực tế hay tỷ giá liên ngân hàng.

25
2. Quy định về chữ viết và chữ số:
-Chữ viết: sử dụng Tiếng Việt. Trường hợp phải sử dụng tiếng
nước ngoài trên chứng từ, sổ kế toán hay báo cáo tài chính thì
phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
-Chữ số: sử dụng chữ số Ả Rập: 0,1,2….,8,9. Sau chữ số hàng
nghìn, triệu, tỷ…..phải đặt dấu chấm (.). Sau chữ số hàng đơn vị
phải đặt dấu (,).

26
3. Quy định về kỳ kế toán:
-Kỳ kế toán năm: 12 tháng, tính từ ngày 01/01 đến
hết ngày 31/12 năm dương lịch.
-Kỳ kế toán quý: 3 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng
đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý.
-Kỳ kế toán tháng: 01 tháng, tính từ ngày 01 đến
hết ngày cuối cùng của tháng.

27
Thank you!
28
1. Đối tượng nào sau đây cần sử dụng thông tin của kế toán:

a. Các nhà quản trị doanh nghiệp.

b. Các nhà đầu tư, các chủ nợ.

c. Các cơ quan quản lý của Nhà nước.

d. Tất cả các đối tượng trên.

2. Một khoản thuế doanh nghiệp phải nộp Nhà nước thuộc:

a. Vốn chủ sở hữu

b. Tài sản ngắn hạn

c. Nợ phải trả

d. Các câu trên đều sai.

29
3. Tổng tài sản của doanh nghiệp được xác định bằng:
a. Nguồn vốn + Vốn chủ sở hữu
b. Nợ phải trả - Vốn chủ sở hữu
c. Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn
d. Câu a và c.
4. Nguyên tắc nào sau đây không thuộc 7 nguyên tắc cơ bản của kế toán
Việt Nam:
a. Nguyên tắc giá gốc
b. Nguyên tắc hoạt động liên tục
c. Nguyên tắc lợi ích – chi phí
d. Các câu trên đều sai.
30
6. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán là:
a. Đơn vị tiền tệ. c. Đơn vị thời gian lao động
b. Đơn vị hiện vật d. Tất cả các câu trên.
7. Đối tượng kế toán nào sau đây không phải là tài sản:
a. Tiền gửi ngân hàng.
b. Nguồn vốn kinh doanh.
c. Nguyên vật liệu.
d. Không phải các câu trên.

31
8. Nguyên tắc kế toán nào sau đây không cho phép kế toán công bố giá
trị tài sản cao hơn thực tế:
a.Cơ sở dồn tích. b. Hoạt động liên tục
c. Thận trọng. d. Trọng yếu.
9. Nguyên tắc kế toán nào sau đây đòi hỏi chi phí phải được ghi nhận
tương ứng với doanh thu mà chúng tạo ra:
a. Giá gốc. b. Thận trọng.
c. Trọng yếu. d. Phù hợp.

32

You might also like