You are on page 1of 4

1.

Nguyên tắc hoạt động liên tục: BCTC phải được lập dựa trên cơ sở giả định là DN đang hoạt động liên
tục và tiếp tục hoạt động bình thường trong tương lại gần nghĩa là DN không có ý định cũng như không
bắt buộc phải ngừng sản xuất hoặc thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trong trường hợp DN
bán, sát nhâp, giải thể,… nguyên tắc hoạt động liên tục không được vận dụng vào để lập BCTC. Trong
trường hợp này, tài sản của DN này phải phản ánh theo giá trị thị trường.

2. Nguyên tắc giá gốc: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền
hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả, hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm
tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn
mực kế toán cụ thể.

3. Nguyên tắc thân trọng: Thận trọng là phải xem xét, cân nhắc kĩ lưỡng, có những phán đoán cần thiết
để lập các ước tính kế toán trong điều kiện trong chắc chắn.

Cụ thể:

- Phải lập các khoản dự phòng theo nguyên tắc quy định

- Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập

- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí

- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có những bằng chức chắc chắn

- Chi phí phải được ghi nhận khi có các bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí

4. Nguyên tắc trọng yếu: Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin, thiếu
tính chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể BCTC, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế
của người sử dụng thông tin đó. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc sai
sót kế toán được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên
cả phương diện định lượng và định tính.

5. Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một
khoản doanh thu, thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.

Chi phí tướng ứng doanh thu bao gồm

- Chi phí của kỳ tạo ra doanh thu

- Chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó

6. Nguyên tắc nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn thì phải áp dụng
thống nhất ít nhất 1 kỳ kế toán năm. Trong TH doanh nghiệp thay đổi phương pháp và chính sách kế toán
đã chọn thì phải trình bảy lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết mình của BCTC.

7. Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả,
nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không được căn
cứ vào thời điểm thực tế thu chi tiền hoặc các khoản tiền tương đương (vàng, bạc, đá quý, chứng khoán
ngắn hạn,…). BCTC được lập dựa trên cơ sở dồn tích phán ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp
trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Câu 8:

Đơn vị kế toán là đơn vị mà ở đó nó kiểm soát các nguồn lực tài chính và thực hành các hoạt động
kinh doanh cùng quá trình ghi chép, tổng hợp và báo cáo

Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thòi
điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính.

Thước đo tiền tệ bao gồm: hiện vật, tiền tệ và thời gian

Câu 9:

Đối tượng của kế toán là tài sản, nguồn hình thành tài sản, sự vận động của tài sản trong các quá
trình hoạt động kinh tế, tài chính, các quan hệ kinh tế pháp lý ngoài tài sản thuộc quyền sở hữu của đoen
vị.

Phân loại

- Theo kết cấu:

+ TSNH là bộ phận tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi trong một năm hay một
chu kỳ kinh doanh. TSNH bao gồm: tài sản tiền và các khoản tương đương, khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn, phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, các khoản TSNH khác…

+ TSDH là bộ phận tài sản có thời gian sử dụng, luận chuyển và thu hồi trên một năm hay kéo dài
qua một chu kỳ kinh doanh. TSDH bao gồm: phải trả dài hạn, TSCĐ, BĐS đầu tư dài hạn, khoản đầu tư tài
chính dài hạn, các khoản TSDH khác…

- Theo nguồn hình thành:

+ Nợ phải trải: là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua
mà doanh nghiệp phải thanh toán

+ Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp, có quyền sử dụng lâu dài trong
quá trình hoạt động kinh doanh, và không phải cam kết thanh toán. Vốn chủ sở hữu bao gồm: nguồn vốn
kinh doanh, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các quỹ hình thành trong quá trình sản xuất, lợi nhuận
chưa phân phối,…

Sự biến động của tài sản trong quá trình hoạt động:

- Quá trình cung cấp: là khâu khởi đầu của quá trình sản xuất kinh doanh, là quá trình doanh
nghiệp dùng tài sản bằng tiền mua máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa, tài sản của doanh nghiệp chuyển
hóa từ tiền sang hàng.

- Quá trình sản xuất: là quá trình doanh nghiệp sử dụng lao động kết hợp máy móc, thiết bị tác
động vào các đối tượng lao động, nhằm tạo ra sản phẩm theo nhu cầu người tiêu dùng

- Quá trình bán hàng: là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là quá trình tài sản từ
hình thái sản phẩm, hàng hóa chuyển sang hình thái tiền tệ.

Các quan hệ kinh tế pháp lý ngoài tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp:
- Ngoài các quan hệ kinh tế liên quan đến tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp còn phát
sinh các quan hệ kinh tế liên quan đến tài sản không thuộc quyền sở hữu của đơn vị như: quan hệ về các
hợp đồng, quan hệ về thuê TSCĐ bên ngoài,…

- Thể hiện nghĩa vụ và trách nghiệm của doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện đúng
và đủ.

Câu 10:

Gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

Nợ phải trả: là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia
một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ phát lý căn cứ vào thời gian phải trả.

- Ngắn hạn:

+ Vay ngắn hạn

+ Phải trả người bán

+ Phải trả người lao động

+ Thuế và khoản phải nộp Nhà nước

- Dài hạn

+ Vay, nợ dài hạn

+ Vay do phát hành trái phiếu

+ Nhận kí quỹ, kí cược dài hạn

Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có
quyền sử dụng lâu dài và không phải thanh toán

+ Vốn đầu tư của chủ sở hữu (vốn cổ đông và thặng dư vốn cổ phần)

+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản

+ Các quỹ của doanh nghiệp

+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Câu 11:

Tài sản: là nguồn lực do doanh nghiệp khiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương
lai. Tài sản doanh nghiệp có thể biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật
tư, hàng hóa và cũng có thể không biểu hiện dưới hình thái vật như bản quyền và bằng sáng chế.

Câu 12:

You might also like