You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2021-2022

Đề tài bài tập lớn: Anh (chị) hãy trình bày hiểu biết củ mình về
kế toán các khoản phải thu trong doanh nghiệp. Trên cơ sở đó,
anh (chị) hãy liên hệ thực tế về phương pháp kế toán tổng hợp
các khoản phải thu tại một doanh nghiệp cụ thể và đưa ra nhận
xét.

Họ và tên học viên/sinh viên : ĐỖ THU HOÀI


Mã học viên/ sinh viên : 1611130744
Lớp : ĐH6KTTN1
Tên học phần : KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2
Giảng viên hướng dẫn : NGUYỄN THỊ THU TRANG

HÀ NỘI, tháng 12 / 2021


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU

1.1 Tài khoản 136: Phải thu nội bộ

1.1.1 Khái niệm


Phải thu nội bộ là khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên với đơn vị cấp dưới hoặc giữa các đơn vị
cấp dưới với nhau.

Cấp trên là Tổng Công ty, công ty phải là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh độc lập, không phải
là cơ quan quản lý.

Cấp dưới là các đơn vị thành viên trực thuộc hoặc phụ thuộc tổng công ty, công ty nhưng là đơn
vị có tổ chức kế toán riêng.

1.1.2 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản

Bên Nợ:

- Số vốn kinh doanh đã giao cho đơn vị cấp dưới;

- Kinh phí chủ đầu tư giao cho BQLDA; Các khoản khác được ghi tăng số phải thu của chủ
đầu tư đối với BQLDA;

- Các khoản đã chi hộ, trả hộ doanh nghiệp cấp trên hoặc các đơn vị nội bộ;

- Số tiền doanh nghiệp cấp trên phải thu về, các khoản đơn vị cấp dưới phải nộp;

- Số tiền đơn vị cấp dưới phải thu về, các khoản cấp trên phải giao xuống;

- Số tiền phải thu về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ giữa các đơn vị nội bộ với nhau.

- Các khoản phải thu nội bộ khác.

Bên Có:

- Thu hồi vốn, quỹ ở đơn vị cấp dưới;

- Quyết toán với đơn vị cấp dưới về kinh phí sự nghiệp đã cấp, đã sử dụng;

- Giá trị TSCĐ hoàn thành chuyển lên từ BQLDA; Các khoản khác được ghi giảm số phải thu
của chủ đầu tư đối với BQLDA;

- Số tiền đã thu về các khoản phải thu trong nội bộ;

- Bù trừ phải thu với phải trả trong nội bộ của cùng một đối tượng.
Số dư bên Nợ:

- Số nợ còn phải thu ở các đơn vị nội bộ.

Tài khoản 136 - Phải thu nội bộ có 4 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1361 - Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc: Tài khoản này chỉ mở ở doanh nghiệp
cấp trên để phản ánh số vốn kinh doanh hiện có ở các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp
nhân hạch toán phụ thuộc do doanh nghiệp cấp trên giao.

Tài khoản này không phản ánh số vốn công ty mẹ đầu tư vào các công ty con hoặc số vốn
doanh nghiệp đầu tư các đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập. Vốn đầu
tư vào các đơn vị trên trong trường hợp này phản ánh trên tài khoản 221 “Đầu tư vào công ty
con”.

- Tài khoản 1362 - Phải thu nội bộ về chênh lệch tỷ giá: Tài khoản này chỉ mở ở các doanh
nghiệp là Chủ đầu tư có thành lập BQLDA, dùng để phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá phát
sinh ở các BQLDA chuyển lên.

- Tài khoản 1363 -  Phải thu nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hoá: Tài khoản
này chỉ mở ở các doanh nghiệp là Chủ đầu tư có thành lập BQLDA, dùng để phản ánh khoản
chi phí đi vay được vốn hóa phát sinh tại BQLDA.

- Tài khoản 1368 - Phải thu nội bộ khác: Phản ánh tất cả các khoản phải thu khác giữa các
đơn vị nội bộ.Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

1.1.3 Chứng từ kế toán


Chứng từ sử dụng trong kế toán các khoản phải thu nội bộ là các chứng từ kế toán liên quan đến
thu, chi, thanh toán bù trừ trong nội bộ như:
Phiếu thanh toán nội bộ.
Giấy đề nghị thanh toán (mẫu số 05-TT).
Tùy theo từng doanh nghiệp sử dụng các mẫu khác nhau.

1.1.4 Phương pháp kế toán


1.2 Tài khoản 141: Tạm ứng
1.2.1 Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm ứng của doanh nghiệp cho người lao động
trong doanh nghiệp và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng đó.
b) Khoản tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng
để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê
duyệt. Người nhận tạm ứng phải là người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Đối với người
nhận tạm ứng thường xuyên (thuộc các bộ phận cung ứng vật tư, quản trị, hành chính) phải được
Giám đốc chỉ định bằng văn bản.
c) Người nhận tạm ứng (có tư cách cá nhân hay tập thể) phải chịu trách nhiệm với doanh nghiệp
về số đã nhận tạm ứng và chỉ được sử dụng tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung công việc
đã được phê duyệt. Nếu số tiền nhận tạm ứng không sử dụng hoặc không sử dụng hết phải nộp
lại quỹ. Người nhận tạm ứng không được chuyển số tiền tạm ứng cho người khác sử dụng.
Khi hoàn thành, kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm
ứng (kèm theo chứng từ gốc) để thanh toán toàn bộ, dứt điểm (theo từng lần, từng khoản) số tạm
ứng đã nhận, số tạm ứng đã sử dụng và khoản chênh lệch giữa số đã nhận tạm ứng với số đã sử
dụng (nếu có). Khoản tạm ứng sử dụng không hết nếu không nộp lại quỹ thì phải tính trừ vào
lương của người nhận tạm ứng. Trường hợp chi quá số nhận tạm ứng thì doanh nghiệp sẽ chi bổ
sung số còn thiếu.
d) Phải thanh toán dứt điểm khoản tạm ứng kỳ trước mới được nhận tạm ứng kỳ sau. Kế toán
phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi cho từng người nhận tạm ứng và ghi chép đầy đủ tình hình
nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng.
1.2.2 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 141
Bên Nợ:
Các khoản tiền, vật tư đã tạm ứng cho người lao động của doanh nghiệp.
Bên Có:
- Các khoản tạm ứng đã được thanh toán;
- Số tiền tạm ứng dùng không hết nhập lại quỹ hoặc tính trừ vào lương;
- Các khoản vật tư sử dụng không hết nhập lại kho.
Số dư bên Nợ:
Số tạm ứng chưa thanh toán.
1.2.4 Chứng từ kế toán
Phiếu chi (mẫu số 02-TT)
Giấy đề nghị tạm ứng (mẫu số 03-TT)
Giấy thanh toán tiền tạm ứng (mẫu số 04-TT)
1.2.4 Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
1.3 Tài khoản 131: Phải thu khách hàng
 1.3.1 Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ
phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ,
các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ. Tài khoản này còn dùng để phản ánh các khoản
phải thu của người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn
thành. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ thu tiền ngay.
b) Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng nội dung
phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng hay không quá 12 tháng kể từ thời điểm
báo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ
kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất
động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính.
c) Bên giao ủy thác xuất khẩu ghi nhận trong tài khoản này đối với các khoản phải thu từ bên
nhận ủy thác xuất khẩu về tiền bán hàng xuất khẩu như các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ
thông thường.
d) Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ
có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác
định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu
không đòi được.
đ) Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo thoả thuận giữa doanh nghiệp
với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng
theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá
hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao.
e) Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu của khách hàng theo từng loại
nguyên tệ. Đối với các khoản phải thu bằng ngoại tệ thì thực hiện theo nguyên tắc:
- Khi phát sinh các khoản nợ phải thu của khách hàng (bên Nợ tài khoản 131), kế toán phải quy
đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá mua của
ngân hàng thương mại nơi chỉ định khách hàng thanh toán). Riêng trường hợp nhận trước của
người mua, khi đủ điều kiện ghi nhận doanh thu thì bên Nợ tài khoản 131 áp dụng tỷ giá ghi sổ
thực tế đích danh đối với số tiền đã nhận trước;
- Khi thu hồi nợ phải thu của khách hàng (bên Có tài khoản 131) kế toán phải quy đổi ra Đồng
Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng khách nợ (Trường hợp khách
nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh được xác định là tỷ giá bình quân gia quyền di
động các giao dịch của khách nợ đó). Riêng trường hợp phát sinh giao dịch nhận trước tiền của
người mua thì bên Có tài khoản 131 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá ghi vào bên Nợ tài
khoản tiền) tại thời điểm nhận trước;
- Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ tại tất cả các
thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh
giá lại khoản phải thu của khách hàng là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi
doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Trường hợp
doanh nghiệp có nhiều khoản phải thu và giao dịch tại nhiều ngân hàng thì được chủ động lựa
chọn tỷ giá mua của một trong những ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có
giao dịch. Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định
(phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng
có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn.
1.3.2 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 131
Bên Nợ:
- Số tiền phải thu của khách hàng phát sinh trong kỳ khi bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư,
TSCĐ, dịch vụ, các khoản đầu tư tài chính ;
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng.
- Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt
Nam).
Bên Có:
- Số tiền khách hàng đã trả nợ;
- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng;
- Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng có khiếu nại;
- Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (có thuế GTGT hoặc không có thuế GTGT);
- Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua.
- Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng
Việt Nam).
Số dư bên Nợ:
Số tiền còn phải thu của khách hàng.
Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu
nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối
kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ
tiêu bên "Tài sản" và bên "Nguồn vốn".
1.3.3 Chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán Các nghiệp vụ phát sinh các khoản phải thu đều được theo dõi qua chứng từ kế
toán gốc
Hóa đơn GTGT (mẫu số 01GTGT-3LL)
Hóa đơn bán hàng thông thường (mẫu số 02GTGT-3LL)
Phiếu thu (có thể có)
Khi phát sinh khoản phải thu, trên chứng từ kế toán gốc sẽ ghi rõ số tiền phải thu. Nếu khách
hàng trả thì sẽ giảm khoản phải thu của khách hàng đó, nhiều doanh nghiệp thường dùng phiếu
thu để ghi nhận nghiệp vụ này.
1.3.4 Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
1.4 Tài khoản 138: Phải thu khác
1.4.1 Nguyên tắc kế toán
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu ngoài phạm vi đã phản ánh ở các tài
khoản phải thu (TK 131, 136) và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu này, gồm những nội
dung chủ yếu sau:
- Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, phải chờ xử lý;
- Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể (trong và ngoài doanh nghiệp)
gây ra như mất mát, hư hỏng vật tư, hàng hóa, tiền vốn,... đã được xử lý bắt bồi thường;
- Các khoản cho bên khác mượn bằng tài sản phi tiền tệ (nếu cho mượn bằng tiền thì phải kế toán
là cho vay trên TK 1283);
- Các khoản đã chi cho hoạt động sự nghiệp, chi dự án, chi đầu tư XDCB, chi phí sản xuất, kinh
doanh nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi;
- Các khoản chi hộ phải thu hồi, như các khoản bên nhận uỷ thác xuất nhập khẩu chi hộ, cho bên
giao uỷ thác xuất khẩu về phí ngân hàng, phí giám định hải quan, phí vận chuyển, bốc vác, các
khoản thuế, ...
- Các khoản phải thu phát sinh khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, như: Chi phí cổ phần
hoá, trợ cấp cho lao động thôi việc, mất việc, hỗ trợ đào tạo lại lao động trong doanh nghiệp cổ
phần hoá,...
- Tiền lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính;
- Các khoản phải thu khác ngoài các khoản trên.
1.4.2 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 138 - Phải thu khác
Bên Nợ:
- Giá trị tài sản thiếu chờ giải quyết;
- Phải thu của cá nhân, tập thể (trong và ngoài doanh nghiệp) đối với tài sản thiếu đã xác định rõ
nguyên nhân và có biên bản xử lý ngay;
- Số tiền phải thu về các khoản phát sinh khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
- Phải thu về tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức, lợi nhuận được chia từ các hoạt động đầu tư tài
chính;
- Các khoản chi hộ bên thứ ba phải thu hồi, các khoản nợ phải thu khác;
- Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt
Nam)
Bên Có:
- Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản
xử lý;
- Kết chuyển các khoản phải thu về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
- Số tiền đã thu được về các khoản nợ phải thu khác.
- Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng
Việt Nam)
Số dư bên Nợ:
Các khoản nợ phải thu khác chưa thu được.
Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số đã thu nhiều hơn số phải thu
(trường hợp cá biệt và trong chi tiết của từng đối tượng cụ thể).
Tài khoản 138 - Phải thu khác, có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý: Phản ánh giá trị tài sản thiếu chưa xác định rõ nguyên
nhân, còn chờ quyết định xử lý.
Về nguyên tắc trong mọi trường hợp phát hiện thiếu tài sản, phải truy tìm nguyên nhân và người
phạm lỗi để có biện pháp xử lý cụ thể. Chỉ hạch toán vào tài khoản 1381 trường hợp chưa xác
định được nguyên nhân về thiếu, mất mát, hư hỏng tài sản của doanh nghiệp phải chờ xử lý.
Trường hợp tài sản thiếu đã xác định được nguyên nhân và đã có biên bản xử lý ngay trong kỳ
thì ghi vào các tài khoản liên quan, không hạch toán qua tài khoản 1381.
- Tài khoản 1385 - Phải thu về cổ phần hóa: Phản ánh số phải thu về cổ phần hóa mà doanh
nghiệp đã chi ra, như: Chi phí cổ phần hoá, trợ cấp cho lao động thôi việc, mất việc, hỗ trợ đào
tạo lại lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá,...
- Tài khoản 1388 - Phải thu khác: Phản ánh các khoản phải thu của doanh nghiệp ngoài phạm vi
các khoản phải thu phản ánh ở các TK 131, 133, 136 và TK 1381, 1385, như: Phải thu các khoản
cổ tức, lợi nhuận, tiền lãi; Phải thu các khoản phải bồi thường do làm mất tiền, tài sản;...
1.4.3 Chứng từ kế toán
Bao gồm các chứng từ kế toán về các khoản phải thu khác: Giấy báo nợ, phiếu chi, bảng lương,

1.4.4 Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN TỔNG HỢP CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP GỖ KAISER

2.1 Khái quát về công ty TNHH Công nghiệp Gỗ Kaiser

2.1.1 Lịch sử hình thành


Công ty TNHH công nghiệp gỗ Kaiser 1 (Việt Nam), được thành lập vào năm 2004. Là công ty
sản xuất đồ nội thất hàng đầu, với 100% vốn đầu tư Đài Loan, chủ yếu sản xuất các mặt hàng nội
thất về phòng ngủ, phòng khách, phòng ăn, quán rượu và các loại mặt hàng khác. Công ty Kaiser
nằm trong khu công nghiệp Mỹ Phước 1, thuộc tỉnh Bình Dương, cách phía Tây Bắc thành phố
Hồ Chí Minh khoảng 60 km. Diện tích nhà xưởng 30 héc ta, với tổng số vốn đầu tư lên đến 100
triệu USD. Trước mắt, công ty có hơn 5000 công nhân với 7 chuyền sản xuất. Sản lượng mỗi
tháng đạt 1000 container hàng hóa, là công ty duy nhất sản xuất mặt hàng trung cấp và cao cấp
tại Việt Nam
Tháng 3 năm 2004   Giai đoạn đầu của dự án bắt đầu Kaiser Tổng công ty  
Tháng 3 năm 2005 Được tổ chức tại Đại học Lâm nghiệp Đông Bắc, tuyển dụng trang
web/Đồng Lâm, Phó Tổng thống Hoa hậu Trần Wenbin đến thăm nhà máy
Tháng 4 năm 2005 Kaiser Tổng công ty bắt đầu giai đoạn hai của dự án  
Tháng 10 năm 2006  Kaiser bắt đầu giai đoạn ba của dự án
Tháng 7 năm 2007   Ký kết với nước ngoài Viện Ngôn ngữ Trung Quốc trong vấn đề đào
tạo Wenzao Đài Loan, vào một buổi tập hàng năm của Trung Quốc
Tháng 8 năm 2007   Mở "quyền bá chủ tình hình" Trò chơi truyền cảm hứng cho nhân viên tinh
thần chiến đấu đội
Tháng 5 năm 2008   Đối với những người bị ảnh hưởng bởi trận động đất Vấn Xuyên tặng
Tháng 4 năm 2010 Yushu đóng góp, tài trợ các sự kiện, gây quỹ cho Hội Chữ thập đỏ Trung
Quốc phối hợp việc sử dụng
6 Tháng 7 năm 2010   Sản xuất vượt quá công ty lưu trữ khoảng 2.000 đơn vị của nhà
hàng Grand Palace trong việc tổ chức "tiệc mừng sản xuất," phần thưởng nhân viên chăm chỉ, và
các đồng nghiệp khuyến khích lên tầm cao mới  
2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Để việc sản xuất đạt hiệu quả cao, công ty Kaiser còn có một tổ chức hệ thống quản lí, bộ phận
phát triển và nghiên cứu, công việc chính của bộ phận là khai phá và nghiên cứu ra những
nguyên liệu , kỹ thuật và máy móc thiết bị tiên tiến mới , hiện tại công ty Kaiser sở hữu nhiều
thiết bị máy móc tiên tiến nhất so với những công ty khác cùng khu vực.
Để công việc quản lí của công ty đạt hiểu quả hơn, bộ phận IT ( quản trị mạng ) đã thiết lập hệ
thống tài nguyên doanh nghiệp và hệ thống văn phòng thông minh. Để việc thu mua, sản xuất,
tồn kho, tài vụ và quản lí nhân lực trong kaiser đều có thể phân tích và tổng hợp một cách có
hiệu quả nhất.
Công ty Kaiser có cả bộ phận thí nghiệm tiên tiến và duy nhất ở Châu Á. Có thể thí nghiệm toàn
diện mọi chi tiết và mặt nội thất, ngoài ra còn có một phòng thí nghiệm hàm lượng nước. Mục
đích của việc thành lập bộ phận thực nghiệm là cung cấp con số thí nghiệm chính xác của các
mặt hàng từ quá trình sản xuất tới khâu đóng gói, đảm bảo chất lượng sản phẩm hoàn toàn phù
hợp với yêu cầu của khách hàng. Để nhằm đáp ứng nhu cầu quản lí chất lượng sản phẩm và nhu
cầu thí nghiệm trong những hoàn cảnh khác nhau của những vùng lãnh thổ khác nhau trên toàn
cầu.
Máy CNC là loại thiết bị tiên tiến mới nó có thể khống chế ,định vị và hoàn thành các mệnh lệnh,
nâng cao hiệu quả và độ chính xác của sản phẩm.
Công ty Kaiser còn nhập về máy cắt tia laze tốc độ cao, tiên tiến và duy nhất tại Châu Á hiện
nay. ứng dụng của máy này là cắt tỉa tinh tế các loại ván mỏng. Mật độ cắt của máy đạt từ 0.6mm
đến 12mm. Cả quá trình cắt hoàn toàn chịu sự điều khiển của máy tính và đồ họa do các kỹ sư
thiết kế. Nâng cao hiệu quả mật độ , ghép được các kiểu dáng hoa văn tinh tế và phức tạp. Đồng
thời cũng làm tăng sức cạnh tranh hàng đầu về hàng nội thất trên toàn thế giới.
Kaiser sử dụng máy ép nhiệt hai tầng để chuyên sản xuất các loại ván mỏng đặc biệt như ván
mỏng nguyệt quế có mắt, ván mỏng hồ đào xương sườn và ván mỏng vân gỗ xoáy, đồng thời sử
dụng màng PE để đảm bảo lưu giữ được tính năng đặc biệt và kết cấu của các loại ván mỏng này.
Nguyên vật liệu trong công ty chủ yếu nhập từ các nước trên thế giới, các loại nguyên liệu gỗ
thường dùng là gỗ cao su, gỗ bạch dương và các loại gỗ cao cấp khác. Để đảm bảo chất lượng gỗ
về độ ẩm nên trước khi đưa vào chế biến các loại gỗ mới nhập về sẽ được đưa đến phòng xấy để
được hong khô, ngoài ra hàng bán thành phẩm cũng được đưa đến phòng xấy để theo dõi và
khống chế độ ẩm. Trong quá trình sản xuất của chuyền sơn vẫn có phòng xấy chuyên dùng để
hong khô sản phẩm ngay sau khi sơn, để sản phẩm ngày càng đạt chất lượng cao.
Nhằm rút ngắn thời gian giao hàng và khống chế hoàn toàn chất lượng sản phẩm. Công ty Kaiser
còn thành lập tổ thành hình. Bộ phận quản lí sắt, ép cong, ghép hoa, bộ phận mút xốp, sa pha v.v.
Công việc bộ phận mút xốp là dựa theo bản vẽ của bộ phận kế hoạch cắt đủ các loại quy cách, đủ
các loại kiểu dáng để đảm bảo tính an toàn sản phẩm khi vận chuyển. Trong quá trình sản xuất từ
khâu nhập liệu, sản xuất, xuất kho đều chịu sự giám sát nghiêm ngặt của một dây chuyền quản lí
chất lượng. Mục tiêu của chúng tôi là khách hàng không phàn nàn, không tổn thất, đồng thời sản
xuất và giao hàng trong khoảng thời gian 30 ngày .
Công ty Kaiser thành lập bộ phận trung tâm nghe nhìn, chuyên tạo dựng các video giảng dạy, sử
dụng hệ thống biên tập và tạo dựng các chương trình giáo dục ,đào tạo có quy mô, để mỗi nhân
viên có thể tiếp thu caùc chương trình đào tạo toàn diện cho việc xúc tiến khảo hạch, để công ty
có thể tiếp tục duy trì và tăng cường công nghệ ưu việt.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty CNHH ngoài NN
2.2 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty TNHH công nghiệp gỗ Kaiser
Số dư đầu tháng 11/2021: 180.000.000đ
Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:
1. Bán 2 chiếc giường ngủ chưa thu tiền khách hàng, giá bán chưa thuế 60.000.000đ, thuế GTGT
là 10%
Nợ TK 131: 66.000.000
Có TK 515: 60.000.000
Có TK 333: 6.000.000
2. Kiểm kê số lượng hàng hóa trong kho phát hiện thiếu 1 chiếc ghế phòng ăn trị giá 2.000.000đ
chưa rõ nguyên nhân
Nợ TK 138: 2.000.000
Có TK 156: 2.000.000
3. Xử lý chiếc ghế bị thiếu trong kho như sau: Bắt thủ kho bồi thường 1.000.000đ, số còn lại tính
vào giá vốn hàng bán
Nợ TK 138_8: 1.000.000
Nợ TK 632: 1.000.000
Có TK 138_1: 2.000.000
4. Thu tiền mặt do thủ kho bồi thường là 1.000.000
Nợ TK 111: 1.000.000
Có TK 138_8: 1.000.000
5. Xuất bán 5 chiếc bàn trang điểm cho bà Lan với giá 50.000.000 (chưa bào gồm thuế GTGT
10%)
Nợ TK 138_6: 55.000.000
Có TK 512: 50.000.000
Có TK 333: 5.000.000
6. Nhận được 10.000.000 từ công ty Long Hải trong đó có 5.000.000 nộp về quỹ đầu tư phát
triển, còn lại chuyển về quỹ dự phòng taì chính
Nợ TK 138_6: 10.000.000
Có TK 414: 5.000.000
Có TK 415: 5.000.000
7. Chuyển 1 chiếc tủ gường cho ông Hùng trị giá 20.000.000đ đã khấu hao 1.000.000đ
Nợ TK 136: 19.000.000
Nợ TK 214: 1.000.000
Có TK 211: 20.000.000
8. Chi trả hộ cho chi nhánh 1 của công ty bằng tiền mặt 5.000.000
Nợ TK 138: 5.000.000
Có TK 111: 5.000.000
9. Chi nhánh 1 nộp tiền mặt 20.000.000đ về số lãi cho họt động sản xuất kinh doanh
Nợ TKK 111: 20.000.000
Có TK 138: 5.000.000
10. Nhận góp vốn bằng tiền mặt 100.000.000đ
Nợ TK 111: 100.000.000
Có TK 131: 100.00.000

You might also like