You are on page 1of 12

1.

Phân biệt BCTC công ty mẹ - BCTC hợp nhất - BCTC kết hợp
BCTC công ty mẹ BCTC hợp nhất BCTC kết hợp
Phạm vi - Thể hiện tình hình tài chính, kinh - tổng hợp toàn bộ tình hình tài chính,
doanh của riêng công ty mẹ. kinh doanh của toàn bộ tập đoàn, tức
là bao gồm cả công ty mẹ, công ty
con, công ty liên kết, và các đơn vị
liên quan khác.
Bảng CĐKT - Có các đầu tư vào công ty con - Không có tài khoản đầu tư vào công ty
- Không có tài khoản lợi thế thương con.
mại. - Có tài khoản lợi thế thương mại.
- Không có tài khoản lợi ích của cổ - Có tài khoản lợi ích của cổ đông thiểu
đông thiểu số. số (nếu vốn mà công ty mẹ nắm giữ
nhỏ hơn 100%)
BCKQHĐKD - - Phần lãi/lỗ trong công ty liên doanh
BCLCTT - - Chỉ phản ánh các dòng tiền phát sinh
giữa tập đoàn với các đối tượng bên
ngoài tập đoàn, không phản ảnh
luồng tiền nội bộ.
- Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh chỉ
dược lập theo phương pháp gián tiếp
Thời điểm - Ghi nhận theo phương pháp vốn - Ghi nhận tại ngày hợp nhất mà cổ đông
ghi nhận gốc nghĩa là khi chủ sở hữu công ty mẹ sở hữu ở công ty con
VCSH không bỏ thêm vốn hoặc cũng (Phương pháp vốn chủ sở hữu).
không rút vốn.
Mục tiêu sử - -
dụng
Bút toán điều - Đã tính thuế cho lãi của giao - Chưa được bán ra thì chưa có lãi,
chỉnh ảnh dịch nội bộ thuế đã nộp được xem là thuế
hưởng của suất thuế thu nhập hoãn lại
thuế do loại
trừ lợi nhuận
chưa thực
hiện
-

2. IFRS

Tronɡ bối cảnh kế toán được xem như là một nɡôn nɡữ kinh doɑnh toàn cầu thì việc IFRS ra
đời nhằm mang lại sự đồng nhất và minh bạch cho các tiêu chuẩn và thực hành kế toán, bất
kể công ty hoặc quốc gia. Nó được ban hành bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế
(IASB) vào năm 2001 để đưa ra các tiêu chuẩn kế toán toàn cầu, chuẩn mực này giúp các
công ty có thể ghi nhận hiệu quả tài chính của mình và so sánh với các công ty khác trên
phạm vi quốc tế. Một tronɡ các IFRS còn hiệu lực và có tác động rất lớn đến các doanh
nghiệp Việt Nam đó là IFRS 9 – Công cụ tài chính.

a. Khái niệm

IFRS 9 ( Financial Instruments)_ Công cụ tài chính là một trong 16 chuẩn mực được ban
hành bởi Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) từ năm 2001, yêu cầu việc ghi nhận,
đo lường, đánh giá suy giảm giá trị, dừng ghi nhận và kế toán phòng ngừa rủi ro chung. Đặc
biệt, đối với các tổ chức tài chính, họ phải trích lập dự phòng cho các khoản tổn thất trong
tương lai (Mô hình tổn thất tín dụng dự kiến – ECL), thay vì chỉ trích lập dự phòng cho các
tổn thất đã phát sinh. Theo hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS, hiện không có
chuẩn mực nào tương ứng với IFRS 9.

Các thuật ngữ cần chú ý:

- Tổn thất tín dụng dự kiến trong vòng 12 tháng (12-month expected credit losses ): là một
phần của khoản tổn thất tín dụng dự kiến trong suốt thời hạn của công cụ tài chính có thể
phát sinh do mất khả năng thanh toán trong vòng 12 tháng sau ngày báo cáo.
 Ví dụ: Công ty A phải tính toán tổn thất dự kiến từ các khoản nợ mà một khách hàng sẽ
không thể hoàn trả đúng hạn trong 12 tháng tới do các khó khăn tài chính cá nhân và tiến
hành dự trữ một số tiền để đối phó với rủi ro tài chính cho công ty.
-Giá trị được phân bổ của tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính (Amortised cost of a
financial asset or financial liability): là Giá trị của tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính
được xác định bằng cách lấy giá trị ghi nhận ban đầu trừ đi những khoản thanh toán gốc,
cộng hoặc trừ phần phân bổ lũy kế theo phương pháp lãi suất thực đối với bất kỳ khoản
chênh lệch nào giữa giá trị ban đầu và giá trị tại thời điểm đáo hạn, và điều chỉnh cho các
khoản dự phòng tổn thất đối với tài sản tài chính.
-Tài sản phát sinh từ hợp đồng (Contract asset): là Quyền của đơn vị được hưởng khoản thanh
toán từ việc chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng khi quyền đó phụ thuộc vào
các điều kiện không phải yếu tố thời gian.
 Ví dụ: Công ty xây dựng A kí hợp đồng để cung cấp và lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho
một khách hàng. Trong quá trình thi công, công ty sản xuất và sở hữu các bộ phận của hệ
thống này, bao gồm các tấm pin năng lượng mặt trời, hệ thống điều khiển, và thiết bị liên
quan, đó là TSPS từ hợp đồng.
-Tài sản tài chính bị suy giảm giá trị do rủi ro tín dụng ( Credit-impaired financial asset ): là
Một tài sản tài chính bị suy giảm giá trị do rủi ro tín dụng khi tồn tại một hoặc nhiều sự kiện
có tác động bất lợi đến dòng tiền tương lai ước tính của tài sản tài chính đó.
 Ví dụ: Mua một trái phiếu của một công ty A, công ty A sau đó không thể trả lãi hoặc vốn
gốc đúng hạn, dẫn đến giá trị của trái phiếu giảm đi.
-Dừng ghi nhận (Derecognition) là Sự loại bỏ một tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính đã
được ghi nhận trước đó khỏi báo cáo tình hình tài chính của đơn vị.
 Ví dụ: Công ty xây dựng quyết định tạm dừng việc ghi nhận doanh thu từ dự án xây dựng
nhà máy tranh chấp hợp đồng với khách hàng.
-Cổ tức (Dividends) là Việc phân phối lợi nhuận cho các bên nắm giữ các công cụ vốn tương ứng
với việc tỷ lệ nắm giữ của họ trong một giao dịch cụ thể.
- Phương pháp lãi suất thực (Effective interest method) là Phương pháp được sử dụng để tính
toán giá trị được phân bổ của một tài sản tài chính hoặc một khoản nợ phải trả tài chính và để
phân bổ, ghi nhận doanh thu tiền lãi hoặc chi phí lãi vay vào kết quả kinh doanh trong kỳ.
- Lãi suất thực (Effective interest rate) là Lãi suất để chiết khấu chính xác các khoản thanh toán
hoặc nhận về ước tính trong suốt thời hạn dự kiến của tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài
chính về hiện tại bằng đúng giá trị còn lại của tài sản tài chính hoặc giá trị được phân bổ của
nợ phải trả tài chính.
- Tổn thất tín dụng dự kiến/kỳ vọng (Expected credit losses) là Bình quân gia quyền của tổn thất
tín dụng đối với rủi ro mất khả năng thanh toán phát sinh theo tỷ trọng.
 Ví dụ: Ngân hàng cho biết rằng có thể có một số khách hàng sẽ gặp khó khăn tài chính và
không thể trả nợ một cách đầy đủ, điều đó dẫn đến tổn thất tài sản tài chính trong báo cáo
tài chính của ngân hàng.
- Giá trị hợp lý (Fair value) là Giá có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc giá chuyển nhượng
một khoản nợ phải trả trong một giao dịch tự nguyện có tổ chức giữa các bên tham gia thị
trường tại ngày xác định giá trị.
 Ví dụ: Xem xét nhiều yếu tố như khu vực, diện tích, trạng thái của căn hộ, và giá bán của
các căn hộ tương tự trong khu vực để xác định một giá trị phù hợp cho căn hộ của mình
trước khi bán.
- Hợp đồng bảo lãnh tài chính (Financial guarantee contract) là hợp đồng yêu cầu bên phát hành
phải thanh toán một khoản xác định cho người thụ hưởng khi phát sinh tổn thất do một bên đi
vay cụ thể không thanh toán được khoản nợ đến hạn theo các điều khoản thanh toán gốc ban
đầu hoặc đã được sửa đổi của một công cụ nợ.
- Cam kết chắc chắn (Firm commitment) là Một thỏa thuận ràng buộc để trao đổi một lượng xác
định các nguồn lực ở một mức giá xác định vào một thời điểm xác định trong tương lai.
 Ví dụ: Ngân hàng A cam kết rằng họ sẽ cung cấp khoản vay 100,000 USD với lãi suất cố
định 5% hàng năm và thời hạn trả nợ là 5 năm cho khách hàng B.
-Giao dịch dự kiến (Forecast transaction) là Một giao dịch được dự kiến trong tương lai nhưng
không cam kết chắc chắn.
- Giá trị ghi sổ gộp của tài sản tài chính ( Gross carrying amount of a financial asset) là Giá trị
được phân bổ của tài sản tài chính, trước khi điều chỉnh các khoản dự phòng tổn thất.
 Ví dụ: Công ty mua một máy điện lạnh với giá mua là 100.000 USD. Sau một thời gian
sử dụng, máy điện đã trải qua một loạt các nâng cấp và bảo trì. Tuy nhiên, giá trị ghi sổ
của máy vẫn được ghi là 100.000 USD.
-Tỉ số phòng ngừa rủi ro (Hedge ratio) là Mối quan hệ về mặt lượng giữa công cụ phòng ngừa
rủi ro và khoản mục được phòng ngừa rủi ro thể hiện dưới hình thức số tương đối.
-Tổn thất tín dụng dự kiến trong suốt thời hạn (Lifetime expected credit losses) là Các khoản
tổn thất tín dụng dự kiến phát sinh từ tất cả các sự kiện mất khả năng thanh toán có thể xảy ra
trong suốt thời hạn dự kiến của một công cụ tài chính.
 Ví dụ: Với một khoản vay cá nhân dài hạn, ngân hàng có thể xem xét yếu tố như lịch sử
thanh toán, tình hình tài chính hiện tại của người vay, và tình hình kinh tế tổng thể để dựa
trên những thông tin này, họ ước tính tổn thất tín dụng dự kiến cho khoản vay đó trong
suốt thời hạn của hợp đồng.
-Lãi hoặc lỗ điều chỉnh (Modification gain or loss) là Số tiền phát sinh từ việc điều chỉnh giá trị
ghi sổ thuần /gộp của một tài sản tài chính để phản ánh dòng tiền hợp đồng được thương
lượng lại hoặc được sửa đổi.
-Quá hạn (Past due) được định nghĩa là Một tài sản tài chính quá hạn nếu đối tác không thể
thanh toán khi đến hạn theo hợp đồng.
-Tài sản tài chính được khởi tạo hoặc được mua bị tổn thất tín dụng (Purchased or originated
credit-impaired financial asset) là Tài sản tài chính được khởi đầu hoặc được mua bị suy
giảm tín dụng tại thời điểm ghi nhận ban đầu.
 Ví dụ: Ngân hàng mua một tập hợp trái phiếu từ nhiều công ty khác nhau. Một trong số
các công ty đó đột nhiên gặp khó khăn tài chính và không thể trả lãi và vốn gốc đúng hạn.
Khi đó, giá trị của trái phiếu của công ty sẽ bị suy giảm đáng kể.
-Ngày tái phân loại ( Reclassification date) là Ngày đầu tiên của kỳ báo cáo đầu tiên sau khi có
sự thay đổi về mô hình kinh doanh mà một đơn vị cần phải tái phân loại các tài sản tài chính.
 Công ty quyết định chuyển một khoản đầu tư dài hạn từ danh mục "Đầu tư dài hạn" sang
danh mục "Tài sản lưu động" để có thể bán nó trong tương lai, ngày chuyển đổi sẽ được
xác định là "ngày tái phân loại."
-Giao dịch mua hoặc bán thông thường (Regular way purchase or sale) là Giao dịch mua hoặc
bán một tài sản tài chính theo một hợp đồng mà các điều khoản quy định việc chuyển giao tài
sản trong một khoảng thời gian được thiết lập theo quy định chung hoặc dựa trên thông lệ thị
trường có liên quan.
- Chi phí giao dịch (Transaction costs ) là Các khoản chi phí tăng thêm liên quan trực tiếp đến
việc mua, phát hành hoặc thanh lý một tài sản tài chính hoặc một khoản nợ phải trả tài chính.
Chi phí tăng thêm là một chi phí lẽ ra sẽ không phát sinh nếu đơn vị không mua, không phát
hành hoặc không thanh lý công cụ tài chính đó.
b. Nội dung

- Chuẩn mực IFRS 9 đưa ra mô hình tổn thất tín dụng dự kiến (Expected Credit Loss – ECL),
áp dụng cho tất cả các công cụ tài chính liên quan đến rủi ro tín dụng.

- Các ngân hàng sẽ phải ghi nhận, trích lập dự phòng cho các khoản tổn thất tín dụng trong
tương lai theo phương pháp ECL, ngược với thực tiễn hiện hành là chỉ trích lập dự phòng cho
các tổn thất đã phát sinh theo quy định trong chuẩn mực IAS 39.

- Chuẩn mực IFRS 9 còn đề cập đến việc phân loại tài sản chính và nợ phải trả, ghi nhận ban
đầu, đánh giá ban đầu và tiếp theo, chứng khoán phái sinh và chấm dứt ghi nhận. Đối với
những vấn đề không được đề cập trong IFRS 9 thì sẽ áp dụng chuẩn mực IAS 39.
- IFRS 9 quy định cách đơn vị đo lường tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính và một số hợp
đồng mua hoặc bán các khoản mục phi tài chính.

- IFRS 9 yêu cầu đơn vị ghi nhận tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính trong báo cáo
tình hình tài chính của đơn vị khi đơn vị trở thành một bên tham gia các điều khoản hợp đồng
của công cụ.

Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, đơn vị đo lường tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính
theo giá trị hợp lý cộng hoặc trừ, trong trường hợp tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính
không theo giá trị hợp lý thông qua lãi hoặc lỗ, chi phí giao dịch liên quan trực tiếp đến mua
lại hoặc phát hành tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính.

o Định lượng các nguồn biến động trong các khiếm khuyết IFRS 9

Chuẩn mực kế toán Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS 9 làm phát sinh những
khiếm khuyết nhạy cảm với chu kỳ kinh tế. Các quy tắc xung quanh việc di chuyển giai đoạn
và kết hợp thông tin hướng tới tương lai dẫn đến sự biến động trong các khiếm khuyết không
phải lúc nào cũng đơn giản để giải thích. Sự suy giảm biến động và tính chu kỳ được liên kết
với chất lượng thu nhập của một ngân hàng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng biến động thu nhập
thường có tác động tiêu cực đến giá trị công ty và giá cổ phiếu và được coi là đại diện cho rủi
ro kinh doanh. Tác động của biến động suy giảm đối với chất lượng thu nhập, cùng với các
yêu cầu công bố IFRS chi tiết hơn, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các ngân hàng có thể
định lượng, giải thích và quản lý sự biến động suy giảm. Nghiên cứu này khám phá các mối
quan hệ phức tạp giữa các thành phần rủi ro khác nhau dẫn đến biến động suy yếu. Dòng
Taylor là một công cụ hữu ích để phân bổ các thay đổi về suy yếu cho các thành phần rủi ro
khác nhau. Cuối cùng, các chiến lược để quản lý sự biến động suy giảm được khám phá.

o IFRS 9 thay thế Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IAS 39 "Công cụ tài chính: Ghi nhận và Đo
lường" từ ngày 1 tháng 1 năm 2018 và đưa ra thay đổi trong bốn lĩnh vực sau:

- Phân loại và đo lường các tài sản tài chính

- Hạch toán các thay đổi rủi ro tín dụng đối với nợ phải trả tài chính

- Tổn thất tín dụng

- Kế toán phòng ngừa rủi ro


Tuy nhiên, Chuẩn mực mới vẫn giữ một số nguyên tắc nhất định trong IAS 39. Ví dụ, các
yêu cầu về dừng ghi nhận các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính cũng như việc phân
loại và đo lường các khoản nợ phải trả tài chính vẫn được giữ nguyên.

Triển khai IFRS 9 không phải là việc dễ dàng. Việc áp dụng IFRS 9 một cách suôn sẻ và
thành công sẽ phụ thuộc vào từng loại và độ phức tạp của các công cụ tài chính cũng như phụ
thuộc vào những thay đổi ảnh hưởng tới các hệ thống và quy trình hiện hành.

o Dưới đây là một số thách thức gặp phải khi triển khai Chuẩn mực này:

6 thách thức khi áp dụng IFRS 9 đối với ngân hàng và tổ chức tín dụng

Hạn chế của IFRS 9 là không quy định 1 mô hình chuẩn nào cho việc ước tính tổn thất tín
dụng dự kiến, do đó mỗi ngân hàng nói riêng và doanh nghiệp nói chung phải xây dựng một
mô hình kinh doanh và tổn thất tín dụng dự kiến tương đối phức tạp và được xem là thách
thức cho người lập báo cáo tài chính cũng như
kiểm toán viên.

 Cụ thể:
- Chuẩn mực IFRS 9 đưa ra mô hình tổn thất tín dụng dự kiến (Expected Credit Loss –
ECL), áp dụng cho tất cả các công cụ tài chính liên quan đến rủi ro tín dụng:

_Bất kỳ thước đo tổn thất tín dụng dự kiến nào theo IFRS 9 đều sẽ phản ánh giá trị có trọng
số xác suất và không thiên lệch được xác định bằng cách đánh giá phạm vi kết quả có thể xảy
ra cũng như kết hợp với giá trị thời gian của tiền tệ. Ngoài ra, đơn vị nên xem xét thông tin
hợp lý và có tính hỗ trợ về các sự kiện trong quá khứ, điều kiện hiện tại và dự báo hợp lý và
có tính hỗ trợ về điều kiện kinh tế trong tương lai khi đo lường tổn thất tín dụng dự kiến.

_Chuẩn mực xác định tổn thất tín dụng dự kiến là tổn thất tín dụng bình quân có trọng số
với rủi ro mất khả năng thanh toán tương ứng xảy ra là trọng số. Trong khi đơn vị không cần
xem xét mọi tình huống có thể xảy ra, thì phải xem xét rủi ro hoặc xác suất xảy ra tổn thất tín
dụng bằng cách xem xét khả năng xảy ra tổn thất tín dụng và khả năng không xảy ra tổn thất
tín dụng, ngay cả khi xác suất xảy ra tổn thất tín dụng là thấp.

_Chuẩn mực IFRS 9 còn đề cập đến việc phân loại tài sản chính và nợ phải trả. Đối với
những vấn đề không được đề cập trong IFRS 9 thì sẽ áp dụng chuẩn mực IAS 39.

_Đối với tài sản tài chính, việc tái phân loại là bắt buộc giữa FVTPL, FVTOCI và giá trị
được phân bổ, khi và chỉ khi mục tiêu mô hình kinh doanh của đơn vị đối với tài sản tài
chính thay đổi vì thế việc đánh giá mô hình trước đó sẽ không còn được áp dụng.

_Nếu việc tái phân loại là phù hợp, nó phải thực hiện phi hồi tố kể từ ngày tái phân loại
được xác định là ngày đầu tiên của kỳ báo cáo đầu tiên sau khi thay đổi mô hình kinh doanh.
Đơn vị không công bố lại các khoản thu nhập, lỗ hoặc lãi được ghi nhận trước đó.

_IFRS 9 không cho phép tái phân loại:

+ Các khoản đầu tư vốn chủ sở hữu được đo lường theo FVTOCI

+ Khi quyền chọn giá trị hợp lý đã được thực hiện trong mọi trường hợp đối với tài sản tài
chính hoặc nợ phải trả tài chính.

- IFRS 9 quy định cách đơn vị đo lường tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính và một số hợp
đồng mua hoặc bán các khoản mục phi tài chính

* Đo lường ban đầu công cụ tài chính


Tất cả các công cụ tài chính được đo lường ban đầu theo giá trị hợp lý, cộng hoặc trừ chi phí
giao dịch trong trường hợp tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính không ghi nhận theo
giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ.

* Đo lường tiếp tục tài sản tài chính

_IFRS 9 chia tất cả các tài sản tài chính thành hai loại – những tài sản được đo lường theo
giá trị được phân bổ và những tài sản được đo lường theo giá trị hợp lý.

_Khi tài sản được đo lường theo giá trị hợp lý, lãi và lỗ được ghi nhận toàn bộ trong báo
cáo lãi lỗ (giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ, FVTPL) hoặc được ghi nhận trong thu nhập
toàn diện khác (giá trị hợp lý thông qua báo cáo thu nhập toàn diện khác, FVTOCI).

* Đo lường tiếp tục nợ phải trả tài chính

_Hai phương pháp ghi nhận, bao gồm: Giá trị hợp lý ghi nhận thông qua Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh (FVTPL) và Giá trị được phân bổ. Nợ phải trả tài chính nắm giữ cho
mục đích thương mại được đo lường theo FVTPL và tất cả các khoản nợ phải trả tài chính
khác được đo lường theo giá trị được phân bổ trừ khi quyền chọn giá trị hợp lý được áp dụng.

_IFRS 9 yêu cầu lãi và lỗ trên các khoản nợ phải trả tài chính được chỉ định đo lường theo
FVTPL phải được chia ra thành giá trị thay đổi trong giá trị hợp lý phân bổ cho thay đổi do
rủi ro tín dụng của khoản nợ phải trả, được trình bày trong báo cáo thu nhập toàn diện khác
và phần giá trị còn lại được trình bày trong báo cáo lãi lỗ. Hướng dẫn mới cho phép ghi nhận
toàn bộ giá trị thay đổi trong giá trị hợp lý trong báo cáo lãi lỗ chỉ khi việc trình bày các thay
đổi về rủi ro tín dụng của khoản nợ phải trả trong báo cáo thu nhập toàn diện khác tạo ra hoặc
phóng đại sự không nhất quán về kế toán trong báo cáo lãi lỗ. Việc xác định này được thực
hiện khi ghi nhận ban đầu và không được đánh giá lại

- IFRS 9 yêu cầu đơn vị ghi nhận tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính trong báo cáo
tình hình tài chính của đơn vị khi đơn vị trở thành một bên tham gia các điều khoản hợp đồng
của công cụ.

* Dừng ghi nhận tài sản chính

_Tiền đề cơ bản cho mô hình dừng ghi nhận trong IFRS 9 là xác định có hay không tài sản
được xem xét dừng ghi nhận.
_Khi tài sản được xem xét dừng ghi nhận đã được xác định, thì đánh giá tài sản đã được
chuyển nhượng hay chưa, và nếu vậy, việc chuyển nhượng tài sản đó có đủ điều kiện để dừng
ghi nhận hay không.

_Một tài sản được chuyển nhượng nếu đơn vị đã chuyển giao các quyền hợp đồng để nhận
các dòng tiền hoặc đơn vị giữ lại các quyền hợp đồng để nhận các dòng tiền từ tài sản, nhưng
đã có nghĩa vụ hợp đồng để chuyển các dòng tiền đó theo thỏa thuận.

_Khi đơn vị xác định rằng tài sản đã được chuyển nhượng, thì nó sẽ xác định xem đã
chuyển giao đáng kể tất cả các rủi ro và lợi ích của quyền sở hữu tài sản đó hay chưa. Nếu
đáng kể tất cả các rủi ro và lợi ích đã được chuyển giao, thì tài sản sẽ được dừng ghi nhận.
Nếu đáng kể tất cả các rủi ro và lợi ích vẫn được giữ lại, thì việc dừng ghi nhận tài sản sẽ bị
loại trừ.

_Nếu đơn vị không giữ lại hoặc không chuyển giao đáng kể tất cả các rủi ro và lợi ích của
tài sản, thì đơn vị đó phải đánh giá xem nó có từ bỏ quyền kiểm soát tài sản hay không. Nếu
đơn vị không kiểm soát tài sản thì việc dừng ghi nhận là phù hợp; tuy nhiên nếu đơn vị vẫn
giữ quyền kiểm soát tài sản, thì đơn vị đó tiếp tục ghi nhận tài sản cho tới khi còn tiếp tục
tham gia kiểm soát tài sản.

* Dừng ghi nhận nợ phải trả tài chính

Nợ phải trả tài chính nên được loại bỏ khỏi bảng cân đối kế toán khi và chỉ khi nó được xóa
bỏ, nghĩa là khi nghĩa vụ quy định trong hợp đồng được hoàn tất hoặc hủy bỏ hoặc hết hạn.
Trong trường hợp có sự chuyển đổi giữa bên vay hiện tại và bên cho vay các công cụ nợ với
các điều khoản khác nhau đáng kể hoặc đã có sự điều chỉnh đáng kể các điều khoản của
khoản nợ phải trả tài chính hiện tại, thì giao dịch này được hạch toán như xóa bỏ nợ phải trả
tài chính ban đầu và ghi nhận nợ phải trả tài chính mới. Khoản lãi hoặc lỗ từ việc xóa bỏ nợ
phải trả tài chính ban đầu được ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ.

c. Ứng dụng IFRS ở Việt Nam


IFRS 9 giới thiệu khái niệm dự phòng tổn thất dự kiến như một hệ quả của khủng hoảng kinh
tế toàn cầu năm 2007 - 2009, khi phản ứng của các doanh nghiệp trong việc xác định và đo
lường tổn thất đã bộc lộ rõ những hạn chế của hệ thống chuẩn mực cũ. Vietcombank mới đây
đã gây chú ý với thị trường khi công bố tỷ lệ bao phủ nợ xấu nội bảng (LLR) cao kỷ lục
ngành ngân hàng ở mức 424%. Điều này đồng nghĩa, mỗi đồng nợ xấu nội bảng của
Vietcombank được đảm bảo bằng hơn 4 đồng dự phòng.

Với dư nợ tín dụng và tỷ lệ nợ xấu vào cuối năm 2021 là 963.670 tỷ đồng và 0,63%, quy mô
nợ xấu nội bảng và quỹ dự phòng của Vietcombank theo đó ở mức 6.070 tỷ đồng và 25.740
tỷ đồng. Như vậy, trong trường hợp sử dụng toàn bộ quỹ dự phòng để đưa nợ xấu về 0, ngân
hàng vẫn dư ra hàng chục nghìn tỷ đồng.

Trước đó, Vietcombank đã trích hơn 8.000 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro trong 9 tháng
đầu năm, nâng quỹ dự phòng lên hơn 26.400 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ bao phủ 243% .

You might also like