You are on page 1of 4

Nguyễn Thị Thùy Dung

Câu 1: nêu hiểu biết của bạn về các nội dung cơ bản của tài chính doanh nghiệp. Liên hệ
tại một doanh nghiệp cụ thể ở Việt Nam 2020

Vốn kinh doanh là toàn bộ lượng giá trị cần thiết nhất định để bắt đầu duy trì sự hoạt
động kinh doanh liên tục của các chủ thể kinh doanh

Đặc trưng cơ bản của vốn kinh doanh là:

 Phải được biểu hiện bằng một lượng tài sản cụ thể có thực
 Lượng giá trị của số tài sản này phải đủ lớn để sử dụng cho một hình thức kinh
doanh cụ thể
 Lượng giá trị của tài sản này phải được vận động, quay vòng dưới một hình thức
cụ thể để sinh lời

Phân loại vốn kinh doanh

 Theo hình thái biểu hiện: bao gồm vốn tiền tệ (tiền mặt tại quỹ của DN, tiền gưỉ
của DN tại các TCTD,..) và vốn phi tiền tệ(vật tư, hàng hóa, chứng khoán,..)
 Theo thời hạn và đặc điểm luận chuyển: bao gồm vốn cố định-bộ phận vốn kinh
doanh có thời gian thu hồi và luôn chuyển giá trị trên một năm hay qua nhiều chu
kỳ của Dn và vốn lưu động-bộ phận vốn kinh doanh có thời gian thu hồi và luân
chuyển tròng vòng 1 năm hay 1 chu kỳ của DN

Đầu tư sử dụng vốn: là việc bỏ vốn hay sử dụng vốn dứoi những hình thức cụ thể nhằm
thực hiện những mục tiêu nhất định trong đó mục tiêu bao trùm và xuyên suốt của quá
trình đầu tư vốn là thu lợi nhuận.

Tổ chức chu chuyển vốn kinh doanh

Chu chuyển vốn là quá trình vận động và chuyển hóa của vốn mang tính tuần hoàn từ
hình thái tiền tệ sang hình thái hiện vật và lại quay trở lại hình thái tiền tệ ban đầu

Tổ chức chu chuyển vốn được hiểu là quá trình theo dõi, kiểm soát và thực hiện các biện
pháp các tác động vào quá trình của VKD theo mục tiêu đề ra

Bảo toàn vốn kinh doanh: thứ nhất là để đảm bảo, làm tăng giá trị của vốn và đẩy nhanh
tốc độ chu chuyển vốn cố định như doanh nghiệp cần phải đánh giá và đánh giá lại tài sản
dài hạn, lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp, sử dụng biện pháp nâng cao hiệu
suất,… Thứ hai, để bảo toàn, phát triene và làm tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động như
doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu vốn lưu động trong mỗi kì kinh doanh, tổ chức
khai thác và tìm kiếm nguồn tài trợ VLĐ,..

Nguồn vốn kinh doanh: là toàn bộ các nguồn tài chính mà doanh nghiệp có thể khai
thác, huy động để tạo nên VKD của mình

Phân loại nguồn VKD:

 Căn cứ vào thời hạn sử dụng: nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn
 Căn cứ vào trách nhiệm pháp lý và tính chất sở hữu: bao gồm nguồn vốn chủ sỡ
hữu-nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp được sử dụng lâu dài không
phải cam kết hoàn trả cho chủ đầu tư trong suốt thời gian tồn tại và nợ phải trả -
nguồn vốn mà doanh nghiệp khai thác, huy động ngoài vốn chủ sở hữu nhưng phải
hoàn trả trong một thời hạn nhất định.

Huy động vốn là chủ quan có cân nhắc, tính toán của nhà quản trị tài chính doanh nghiệp
nhằm khai thác các nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động, các dự án của doanh nghiệp. Các
yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn như:

Loại hình doanh nghiệp: Đối với công ty TNHH và công ty hợp danh, ngoài nguồn vốn
chủ sở hữu thì họ có thể vay vốn từ các chủ thể khác nhau, khai thác nguồn vốn trong
thanh toán, nhận vốn góp vốn kinh doanh, phát hành trái phiếu nhưng không được phát
hành cổ phiếu. Đối với công ty cổ phần, ngoài các hình thức huy động vốn kể trên, họ
còn có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Đối với doanh nghiệp tư nhân lại không
được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn.

Diễn biến thị trường tài chính: các diễn biến về cung cầu vốn, lãi suất và tính chất cạnh
tranh của các hình thức huy động vốn trên thị trường tín dụng và thị trường chứng khoán
sẽ là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp chọn lựa phương thức, cơ cấu và qui mô huy
động vốn cho doanh nghiệp. Thông thường, khi lãi suất tín dụng giảm đi, các doanh
nghiệp có xu hướng chọn lựa hình thức vay vốn tín dụng của các ngân hàng để tài trợ
kinh doanh và khi lãi suất gia tăng thì họ lại có xu hướng tìm đến các nguồn tài trợ khác
có chi phí sử dụng rẻ hơn.

Hiện trạng tài chính và các mục tiêu của DN: tình hình tài chính của doanh nghiệp phản
ánh qua các hệ số tài chính như hệ số nợ, khả năng thanh toán,... sẽ là cơ sở quan trọng để
doanh nghiệp chọn lựa và quyết định hình thức, cơ cấu và qui mô huy động vốn

Các yếu tố khác như quan hệ truyền thống giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp vốn,
chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ của nhà nước, tâm lý của nhà quản trị tài chính,...
Chi phí của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về các yếu tố liên
quan và phục vụ cho kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Trong đó
chi phí kinh doanh bao gồm: Chi phí hoạt động kinh doanh (chi phí vật tư, CF khấu hao
TSCĐ, thiết bị máy móc,…) và các chi phí khác (thường là các chi phí phát sinh 1 cách
bất thường và không liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh như CF nhượng bán,
thanh lý tài sản,..)

Thu nhập là toàn bộ lượng giá trị được tạo ra từ các quá trình kinh doanh trong một
khoảng thời gian nhất định để bù đắp các khoản chi phí, tái tạo vốn kinh doanh và góp
phần tạo ra lợi nhuận. T rong đó bao gồm: Doanh thu-kết quả tổng hợp biểu hiện nguồn
tài chính được sản sinh ra từ các hoạt động của DN trong 1 thời kỳ nhất định và thu nhập
khác (các khoản thu từ nhượng bán, thanh lý TSCD, thu từ các khoản nợ khó đòi,..)

Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả hoạt động snả xuất kinh doanh
của DN, được biểu hiện là chênh lệch giữa thu nhập đạt được trong kỳ và chi phí đã bỏ ra
để đạt được thu nhập đó trong một thời kỳ nhất định. Đước cấu thành 2 bộ phận: Lợi
nhuận hoạt động kinh doanh-bộ phận lợi nhuận được tạo ra từ hoạt động kinh doanh được
tính bằng chênh lệch giữa doanh thu trong kỳ và chi phí phải gánh trong cùng kỳ và lợi
nhuận khác-lợi nhuận phát sinh từ hoạt động kinh doanh được tính bằng chênh lệch thu
nhập khác với chi phí khác trong một thời kỳ nhất định.

Ví dụ: công ty cổ phần Chứng khóan VPS

Năm 2020, tổng giá trị tài sản của VPS là 16.052.326.153.716 đồng. Về cơ cấu nguồn
vốn, quy mô quy mô của chủ sở hữu VPS đạt 4.624,4 tỷ đồng trong đó vốn góp của chủ
sở hữu là 3.500 tỷ đồng. Để bảo làm tăng giá trị của vốn, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển
vốn cố địnhvà để bảo toàn, phát triển làm tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động của công
ty VPS đã thực hiện hàng loạt giải pháp điển hình như:phân tích và đánh giá lại tài snả
dài hạn để làm cơ sở xác định hướng quản lý và thu hồi vốn đầu tư kịp thời để tránh được
những rủi ro thất thoát vốn cho tài sản bị mất giá hay lập các quỹ dự phòng-riêng quý
1/2020 VPS đã chi ra 4,877 tỷ đồng cho quỹ dự phòng giảm giá tài sản tài chính.Về huy
động vốn, công ty cổ phần chứng khoán VPS chủ yếu sử dụng hình thức phát hànhtrái
phiếu với khối lượng giao dịch thực hiện trong năm 2020 là 120,2 triệu với tổng giá trị
giao dịch là 14.669,7 tỷ đồng. Ngoài ra VPS còn thực hiện phát hành cổ phiếu với tổng
giá trị đạt khoảng 129,2 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động của VPS trong năm 2020 đạt
3.899,2 tỷ đồng trong đó doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán đạt 639,3 tỷ đồng,
doanh thu hoạt động đầu tư chứng khoán đạt 2.517,7 tỷ đồng, doanh thu hoạt động tư vấn
đạt191,3 tỷ đồng, doanh thu lưu ký chứng khoán đạt 39,4 tỷ đồng và doanh thu khác đạt
512,3 tỷ đồng. Ngoài ra về thu nhập khác VPS đạt109,6 tỷ đồng và chi phí khác ở mức
9,536 tỷ đồng trong năm 2020.Theo đó hầu hết các khoảng hoạt động của công ty Chứng
khoán VPS đều tăng trưởng mạnh và lọt Top 2 thị phần với 11%.

You might also like