You are on page 1of 53

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.


MỤC TIÊU:
- Nhận biết được hoạt động của doanh nghiệp và tài chính.
- Trình bày được các nội dung cơ bản của tài chính doanh nghiệp.
- Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức tài chính doanh nghiệp.
- Phân tích được vai trò của tài chính doanh nghiệp.
- Phân biệt được các lọai hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp.
- Giải thích được bản chất của tài chính doanh nghiệp.
NỘI DUNG:
Các chuyên gia tài chính luôn phải đối mặt với 3 câu hỏi quan trọng:
(1) Trong rất nhiều cơ hội đầu tư thì doanh nghiệp sẽ phải đưa ra quyết định lựa chọn cơ hội đầu tư
nào?
(2) Doanh nghiệp nên dùng những nguồn tài trợ nào để tài trợ cho nhu cầu vốn đã được họach định
đó?
(3) Doanh nghiệp nên thực hiện chính sách cổ tức như thế nào?
Câu hỏi thứ nhất liên quan đến việc chi tiêu tiền, câu hỏi thứ 2 liên quan đến việc huy động vốn và câu
hỏi thứ 3 liên quan đến việc kết hợp 2 quyết định 1 và 2.
1. Tài chính doanh nghiệp.
Hoạt động của doanh nghiệp và tài chính.
Tài chính.
Tài chính là một lĩnh vực bao gồm tất cả những gì có liên quan đến tiền và thị trường. Tuy
nhiên, tài chính cũng là một lĩnh vực có liên quan đến nhân tố con người vì sự thành công của một
công ty dựa trên đóng góp của các thành viên trong thực hiện mục tiêu chung như thế nào.
Hoạt động của công ty.
Chung mục tiêu là gia tăng giá trị của doanh nghiệp trên thị trường, mua giá thấp bán giá cao,
tối đa hóa lợi nhuận.
* Hoạt động của công ty cổ phần.
Công ty cổ phần được sở hữu bởi các cổ đông, đó là những nhà đầu tư góp vốn thông qua việc
nắm giữ các cổ phần giấy chứng nhận góp vốn của công ty này.
Khi một công ty cổ phần được thành lập, đầu tiên cổ phần của nó chỉ được nắm giữ bởi một
nhóm nhỏ các nhà đầu tư (vd: nhà quản lý), gọi là công ty cổ phần nội bộ. Các cổ phần lúc này
chưa được giao dịch, mua bán rộng rãi trong công chúng. Sau đó, khi công ty bắt đầu tăng trưởng
và thêm nhiều cổ phần khác được phát hành thì cổ phần của nó được giao dịch, mua bán rộng rãi
trên thị trường, được gọi là công ty cổ phần đại chúng.
Công ty cổ phần tách biệt giữa quyền quản lý và quyền sở hữu. Cổ đông là người nắm quyền sở
hữu cổ phần, nhưng không hẳn là người trực tiếp quản lý nó mà tham gia bỏ phiếu để lựa chọn một
hội đồng quản trị. Một trong số thành viên hội đồng quản trị có thể kiêm nhiệm chức danh quản lý
cao nhất là tổng giám đốc hoặc hội đồng quản trị có thể lựa chọn một người từ bên ngoài không
phải là cổ đông của công ty. Hội đồng quản trị đại diện cho quyền lợi của các cổ đông và bổ nhiệm
chức danh quản lý cao nhất đồng thời có nhiệm vụ bảo đảm họat động của các nhà quản lý luôn
tuân theo mục tiêu tối đa hóa giá trị lợi ích của các chủ sở hữu.
Công ty cổ phần có trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp của mình, nghĩa là các cổ đông
không chịu trách nhiệm cá nhân trước các nghĩa vụ tài chính của công ty.
Một công ty cổ phần thành lập tại nước nào thì được xem là “cư dân” của nước đó. Khi đã là
“pháp nhân” công ty có thể tiến hành vay nợ hoặc cho vay nợ, công ty cũng có thể tiến hành khiếu
kiện hoặc bị khiếu kiện và phải làm nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.
Công ty cổ phần được phát hành các loại chứng khoán ra thị trường, có thể huy động vốn bằng
cách phát hành cổ phần mới tới các nhà đầu tư và cũng có thể dùng vốn chủ sở hữu của mình để

1
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
mua lại chính cổ phần của mình. Một công ty cổ phần có thể thực hiện định giá mua lại một công ty
khác và sau đó thực hiện sát nhập 2 công ty.
Nội dung tài chính doanh nghiệp.
Nội dung của tài chính doanh nghiệp chủ yếu đề cập đến các quyết định đầu tư, quyết định tài
trợ, quyết định cổ tức và hàng loạt các quyết định kết hợp lẫn nhau nằm lẫn vào hoặc xen kẽ vào
các quyết định đầu tư và quyết định tài trợ. Có thể mô tả nội dung trong học phần tài chính doanh
nghiệp như sau:
- Nhận thức được bản chất của tài chính doanh nghiệp (Chương 1).
- Các nguồn vốn cố định trong doanh nghiệp (Chương 2).
- Vốn lưu động trong doanh nghiệp (Chương 3).
- Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp (Chương 4).
- Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp (Chương 5).
- Kế hoạch hóa tài chính (Chương 6).
- Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp (Chương 7).
- Nguồn tài trợ dài hạn của doanh nghiệp (Chương 8).
- Dự báo các báo cáo tài chính (Chương 9).
Vai trò của tài chính doanh nghiệp.
Nghiên cứu tài chính doanh nghiệp nghĩa là chúng ta phải tìm cách trả lời cho ba câu hỏi:
(1) Doanh nghiệp nên đầu tư như thế nào? Trả lời câu hỏi này nghĩa là bạn đã thực hiện quyết định
đầu tư.
(2) Nguồn tài trợ cho các quyết định đầu tư lấy từ đâu? Trả lời câu hỏi này nghĩa là bạn đã thực
hiện quyết định tài trợ.
(3) Kết hợp hai quyết định trên lại là quyết định về chính sách cổ tức. Ngoài ra sự kết hợp và tương
tác giữa các quyết định tài chính còn thể hiện ở cách thức mà các giám đốc tài chính phân tích
và lập kế họach tài chính.
2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc tổ chức tài chính doanh nghiệp.
Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp.
Theo Luật doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp Việt Nam gồm có:
Công ty TNHH.
a) Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên: là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm
về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết
góp vào doanh nghiệp. Thành viên là tổ chức, cá nhân, số lượng không quá 50. Không được
quyền phát hành cổ phiếu. Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh.
b) Công ty TNHH có một thành viên: Là doanh nghiệp trong đó do một tổ chức làm chủ sở hữu
(gọi tắt là chủ sở hữu công ty), chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài
sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Chủ sở hữu của
công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá
nhân khác, không được quyền phát hành cổ phiếu và có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty cổ phần.
Công ty hợp danh.
Phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp
vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải
chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu
trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Không được
phát hành bất cứ loại chứng khoán nào.
Doanh nghiệp tư nhân.

2
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động
của doanh nghiệp.
* Do mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau nên chúng có nhiều điểm khác nhau về cơ chế quản lý
tài chính, cách huy động vốn và phân phối lợi nhuận do đó việc tổ chức tài chính ở các lọai hình
doanh nghiệp khác nhau cũng khác nhau.
Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của ngành kinh doanh.
Các doanh nghiệp khác nhau về trình độ quản lý và đặc điểm sản xuất kinh doanh thì khác nhau
về:
- Tổ chức vốn sản xuất kinh doanh: quy mô, số lượng vốn, kết cấu bên trong từng loại vốn, tương
quan giữa các loại vốn.
- Kết cấu, chi phí sản xuất.
- Phương pháp phân phối kết quả sản xuất kinh doanh.
- Các hình thức sử dụng kết quả đó.
- Phương hướng tạo nguồn tài chính và đầu tư.
- Thể thức thanh toán, chi trả và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa.
* Cho ví dụ: Các ngành trong nền kinh tế như sản xuất công nông nghiệp, xây lắp, thương mại,
dịch vụ đều có tính chất riêng chi phối đến việc tổ chức tài chính như chi phí và giá thành trong
công nghiệp khác với trong nông nghiệp hay dịch vụ. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước cũng có
những khác biệt tương tự: tổ chức tài chính ngân sách nhà nước, kho bạc khác với hành chính sự
nghiệp…
Môi trường kinh doanh.
Môi trường kinh doanh là nơi phát sinh các hoạt động kinh tế, mỗi thay đổi của nền kinh tế làm
phát sinh hoạt động kinh tế mới đòi hỏi có những thay đổi thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu. Môi
trường kinh doanh bao gồm: nền kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, đặc
điểm sản xuất kinh doanh, giá cả, thuế, thị trường chứng khoán, lạm phát, thuế…

CHƯƠNG 2: VỐN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP


MỤC TIÊU.
- Trình bày được khái niệm tài sản cố định và vốn cố định.
- Phân loại được tài sản cố định theo các tiêu thức phân loại.
- Trình bày được nội dung hao mòn tài sản cố định.
- Giải thích được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.
- Tìm được khấu hao tài sản cố định theo các phương thức đã học.
- Lập được kế hoạch khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) tại doanh nghiệp.
- Làm được các bài tập thực hành về khấu hao TSCĐ.
NỘI DUNG.
1. Tài sản cố định và vốn cố định trong doanh nghiệp.
Tài sản cố định
Khái niệm.
Là những tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp có các đặc điểm sau:
- Thời gian sử dụng, luân chuyển thu hồi vốn trên một năm.
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
- Nguyên giá phải được xác định một cách đáng tin cậy.
Ví dụ: Tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài
chính, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, các tài sản cố định khác…
Phân loại.
Là cách phân chia toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp theo những tiêu chí nhất định để phục vụ
nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.
3
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
a) Theo hình thái biểu hiện.
- TSCĐ hữu hình: là những TSCĐ được biểu hiện bằng hình thái vật chất cụ thể như: nhà xưởng,
máy móc.
- TSCĐ vô hình: là những TSCĐ không được biểu hiện bằng hình thái vật chất cụ thể như: bằng
phát minh, sáng chế, uy tín thương hiệu…
b) Phân loại theo mục đích sử dụng.
- TSCĐ phục vụ cho mục đích kinh doanh (Lợi nhuận).
- TSCĐ phục vụ cho mục đích phúc lợi, an ninh, quốc phòng.
- TSCĐ thuộc diện bảo quản hộ theo quyết định của chính phủ.
c) Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng.
- TSCĐ đang dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- TSCĐ không cần dùng.
- TSCĐ chưa cần dùng.
- TSCĐ chờ thanh lý.
Vốn cố định.
Là giá trị biểu hiện bằng tiền của TSCĐ mà doanh nghiệp dùng trong sản xuất kinh doanh.
Từ những đặc điểm của TSCĐ đã quy định đặc điểm của vốn cố định.
- Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Vốn cố định luân chuyển dần từng bộ phận giá trị vào sản phẩm mới cho đến khi hết thời hạn
sử dụng thì vốn cố định hoàn thành một vòng luân chuyển (vòng tuần hoàn vốn cố định).
2. Khấu hao tài sản cố định.
Hao mòn TSCĐ và khấu hao TSCĐ.
Hao mòn TSCĐ.
Là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất
kinh doanh do bào mòn tự nhiên, tiến bộ kỹ thuật trong quá trình hoạt động của TSCĐ.
Quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn do nhiều nguyên nhân:
- Hao mòn hữu hình: Là sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng do TSCĐ tham gia trực tiếp
hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh.
- Hao mòn vô hình: Là sự giảm dần giá trị của TSCĐ do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật gây ra.
Khấu hao TSCĐ.
Khấu hao là việc phân bổ có hệ thống chi phí của một tài sản trong thời gian sử dụng hữu ích
của chúng. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đó đem lại cho doanh
nghiệp. Số khấu hao từng kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, trừ khi
chúng được hạch toán vào tài sản khác.
Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ.
Phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng.
NG
MK=
T
Trong đó: NG: Nguyên giá TSCĐ.
T: Thời gian trích khấu hao.
MK: Mức khấu hao hàng năm của TSCĐ.
MK
TK = x 100%
NG
Trong đó: TK: Tỷ lệ khấu hao (tỷ lệ phần trăm giữa số khấu hao hàng năm so với nguyên giá
TSCĐ).
Ví dụ: Một công ty mua một thiết bị với chi phí 12.000$ với thời gian trích khấu hao dự kiến là 5
năm. Vậy số khấu hao hàng năm là 12.000/5 = 2.400$.
4
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
* Ưu nhược điểm của phương pháp:
- Ưu: Phương pháp này đơn giản, tính chính xác cao.
- Nhược: Khối lượng tính toán nhiều trong điều kiện hiện nay có thể khắc phục được.
Phương pháp tính khấu hao theo số dư giảm dần có hiệu chỉnh.
(Theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC)
Cho phép doanh nghiệp khấu hao nhanh với một tỷ lệ khấu hao nhanh hàng năm lớn hơn
phương pháp khấu hao đường thẳng trong năm thứ nhất đời sống kinh tế của tài sản. Trong những
năm tiếp theo, giá trị sổ sách hoặc giá trị còn lại của tài sản sẽ được nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh
này. Số khấu hao sẽ được tính bằng cách lấy giá trị còn lại của tài sản hay số còn phải khấu hao
nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh này.
MK = Giá trị còn lại của TSCĐ x TK nhanh
Trong đó: TK nhanh: tỷ lệ khấu hao nhanh.
Với: TK nhanh = TK x hệ số điều chỉnh.
Hệ số điều chỉnh được xác định như sau:
Thời gian sử dụng Hệ số điều chỉnh
Tsd <= 4 năm 1,5
4< Tsd <= 6 năm 2
Trên 6 năm 2,5
Ví dụ: Cách tính khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần đối với TSCĐ có nguyên giá ban đầu
12.000$ , thời gian trích khấu hao dự kiến là 5 năm.

Năm Giá trị còn lại của TS Tỷ lệ khấu hao Số khấu hao hàng năm
1 12.000 1/5x2 = 40% 4.800
2 7.200 40% 2.880
3 4.320 40% 1.728
4 2.592 40% 1.296
5 1.296 40% 1.296
- Phương pháp này chỉ áp dụng với TSCĐ mới chưa qua sử dụng.
- TSCĐ là máy móc, thiết bị đo lường thí nghiệm.
- Được áp dụng đối với những đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ đòi hỏi phải
thay đổi, phát triển nhanh.
Phương pháp tính khấu hao theo tổng số năm
Trong phương pháp khấu hao nhanh theo tổng số năm thì khấu hao hàng năm được tính bằng
cách nhân nguyên giá ban đầu của TS với một tỷ lệ khấu hao giảm dần. Ví dụ: Một TS có đời sống
kinh tế là 5 năm thì tổng số năm sẽ là 1+2+3+4+5 = 15.
Tỷ lệ khấu hao nhanh là một phân số với mẫu số cố định là tổng số năm tính được, tử số thay
đổi theo từng năm với con số lớn nhất (số năm khấu hao còn lại) là 5 ở năm thứ nhất, là 4 ở năm
thứ 2 và cứ tiếp tục như vậy cho đến năm cuối là 1.
Ví dụ: Giả định rằng doanh nghiệp quyết định khấu hao nhanh nên sử dụng phương pháp khấu
hao theo tổng số năm với TS có nguyên giá ban đầu là 12.000$, thời gian trích khấu hao dự kiến là
5 năm từ ví dụ trên.
Năm Nguyên giá ban đầu Tỷ lệ khấu hao Số khấu hao hàng năm
1 12.000 5/15 3.996
2 12.000 4/15 3.204
3 12.000 3/15 2.400
4 12.000 2/15 1.596
5 12.000 1/15 804
5
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng

Phương pháp khấu hao theo sản lượng.


Theo phương pháp này, căn cứ vào hồ sơ kỹ thuật của TSCĐ, xác định số lượng, khối lượng
sản xuất theo công suất thiết kế (sản lượng theo công suất thiết kế) để xác định mức khấu hao.
- Xác định mức khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm theo công thức:

Giá trị phải khấu hao


MK bình quân/sản phẩm =
Số lượng sản phẩm theo công suất thiết kế
- Xác định mức khấu hao hàng tháng của TSCĐ.
MK (tháng) = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng x MK bình quân sản phẩm.
- Xác định mức khấu hao hàng năm của TSCĐ.
MK = Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm x MK bình quân sản phẩm
Ví dụ: Công ty A mua máy ủi đất mới 100% với nguyên giá 450.000.000 VNĐ, công suất thiết kế
của máy là 30m3/h. Số lượng theo công suất thiết kế máy ủi là 2.400.000 m3, khối lượng sản phẩm
đạt được trong năm thứ nhất của máy ủi như sau:
Tháng Khối lượng sản phẩm Tháng Khối lượng sản phẩm
hòan thành hoàn thành.
1 14.000 7 15.000
2 15.000 8 14.000
3 18.000 9 16.000
4 16.000 10 16.000
5 15.000 11 18.000
6 14.000 12 18.000
Tính MK, MK (tháng) của doanh nghiệp trên.
MK bình quân một m3 đất để ủi:
MK bình quân/m3 450.000.000/2.400.000 = 187,5 VNĐ/ m3
Mức khấu hao hàng tháng và mức khấu hao năm thứ nhất của máy ủi.

Tháng MK tháng (VNĐ) Tháng MK tháng (VNĐ)


1 14.000x187,5 = 2.625.000 7 2.812.500
2 2.812.500 8 2.625.000
3 3.375.000 9 3.000.000
4 3.000.000 10 3.000.000
5 2.812.500 11 3.375.000
6 2.625.000 12 3.375.000
Cộng MK = 35.437.500

Phạm vi khấu hao.


* Các tài sản cố định sau cần phải tính khấu hao là:
- Các TSCĐ có liên quan đến hoạt động kinh doanh.
- Các TSCĐ ngừng hoạt động để sửa chữa lớn vẫn phải trích khấu hao TSCĐ.
* Các TSCĐ sau đây không phải trích khấu hao TSCĐ:
- Các TSCĐ phúc lợi (câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn tập thể).
- Những TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng
- Các TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
6
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
- Các TSCĐ thuê vận hành
- Các TSCĐ chưa khấu hao hết đã hư hỏng
Việc tính khấu hao TSCĐ theo từng tháng được áp dụng theo nguyên tắc tính tròn tháng, tức là
TSCĐ tăng lên hoặc giảm đi trong tháng này thì tháng sau mới trích hoặc thôi trích khấu hao. Bởi
vậy, nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao ở đầu tháng này chính là nguyên giá TSCĐ cần tính khấu
hao ở đầu tháng trước cộng với nguyên giá TSCĐ tăng lên trong tháng và trừ đi nguyên giá TSCĐ
giảm đi trong tháng trước. Ta có thể viết công thức tính số khấu hao của từng tháng như sau:
Số khấu hao TSCĐ tháng này = Số khấu hao TSCĐ tháng trước + Số khấu hao tăng thêm
trong tháng - Số khấu hao giảm đi trong tháng
Chế độ tính khấu hao và lập kế hoạch khấu hao TSCĐ.
2.4.1. Chế độ tính khấu hao.
(TheoQuyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12 /2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
a) Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định.
- Mọi tài sản cố định của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích
khấu hao.
- Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những tài sản cố định đã khấu hao
hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
- Những tài sản cố định không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu
hao, bao gồm: Tài sản thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ; Tài sản
phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà
ăn,... được đầu tư bằng quỹ phúc lợi; Tài sản phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội như đê đập, cầu
cống, đường xá,... mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý; Tài sản cố định khác không tham
gia vào hoạt động kinh doanh.
- Doanh nghiệp cho thuê tài sản cố định hoạt động phải trích khấu hao đối với tài sản cố định
cho thuê.
- Doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định tài chính phải trích khấu hao tài sản cố định thuê tài
chính như tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành.
- Quyền sử dụng đất lâu dài là tài sản cố định vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận là tài sản
cố định vô hình theo nguyên giá nhưng không được trích khấu hao.
b) Xác định thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình.
- Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình nhưng tối đa không quá 20
năm. Riêng thời gian sử dụng của quyền sử dụng đất có thời hạn là thời hạn được phép sử dụng đất
theo quy định.
- Đối với dự án đầu tư theo hình thức B.O.T, thời gian sử dụng tài sản cố định được xác định từ
thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng đến khi kết thúc dự án.
- Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh (B.C.C) có bên nước ngoài tham gia Hợp đồng, sau khi
kết thúc thời hạn của hợp đồng bên nước ngoài thực hiện chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà
nước Việt Nam, thì thời gian sử dụng tài sản cố định của tài sản cố định chuyển giao được xác định
từ thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng đến khi kết thúc dự án.
2.4.2. Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ.
* Bước 1: Xác định nguyên giá TSCĐ đầu kỳ phải tính khấu hao (NGđ)
Trong tổng số nguyên giá TSCĐ có đến đầu kỳ kế hoạch có thể có một số TSCĐ không thuộc
phạm vi khấu hao. Các TS này phải loại trừ khi tính nguyên giá đầu kỳ khấu hao.
Vì lập kế hoạch khấu hao TSCĐ thường được tiến hành từ đầu quý 4 năm trước nên việc xác
định nguyên giá đầu kỳ cần khấu hao được xác định dựa vào tài liệu thực tế đến 30/09 năm báo cáo
và dự kiến tình hình tăng giảm TS qúy 4 năm báo cáo để xác định.

NGđ = NG TSCĐ cần KH thực tế + NGTSCĐ tăng cần KH - NGTSCĐ giảm cần thôi tính KH
Đến 30/09 năm báo cáo qúy 4 năm báo cáo qúy 4 năm báo cáo
7
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng

* Bước 2: Xác định nguyên giá tăng bình quân (NGt), nguyên giá giảm bình quân (NGg) của
TSCĐ cần tính hoặc thôi tính khấu hao năm kế hoạch.
∑(NGti x tsdi)
NGt =
360
∑[NGgi x (360-tsdi)]
NGg =
360
Trong đó: NGti và NGgi là nguyên giá TSCĐ thứ i tăng giảm cần tính hoặc thôi tính khấu hao.
tsdi là số ngày sử dụng của TSCĐ thứ i trong năm (năm kế hoạch lấy tròn 360 ngày).
(360-tsdi) số ngày thôi sử dụng của TSCĐ i trong năm kế hoạch.
* Bước 3: Xác định nguyên giá tăng bình quân TSCĐ phải tính khấu hao trong kỳ (NG).
NG = NGđ + NGt – NGg
* Bước 4: Xác định số tiền khấu hao bình quân năm kế hoạch.
MK = NG x TK
* Bước 5: Phản ánh những tính toán vào bảng kế hoạch khấu hao TSCĐ.
Ví dụ: Tại một DN nhà nước X có tài liệu liên quan như sau.
I. Tài liệu năm báo cáo:
1. Tổng giá trị TSCĐ đến 30/09: 12.000.000.000 VNĐ.
Trong đó: Giá trị quyền sử dụng đất lâu dài: 1.000.000.000 VNĐ.
Giá trị TSCĐ không cần khấu hao: 500.000.000 VNĐ.
2. Dự kiến trong Quý 4 năm báo cáo:
Tháng 11 mua TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh với nguyên giá 500.000.000 VNĐ.
Tháng 12 thanh lý một số TSCĐ ở phân xưởng sản xuất chính nguyên giá: 455.000.000 VNĐ đã
khấu hao 450.000.000 VNĐ.
II. Tài liệu năm kế hoạch.
Căn cứ vào tình hình mua sắm, xây dựng, thanh lý dự kiến có tình hình sau:
- Ngày 19/02, đưa một dây chuyền công nghệ mới vào hoạt động nguyên giá 120.000.000, TSCĐ
này mua bằng nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp.
- Ngày 01/03, thanh lý một nhà làm việc nguyên giá 600.000.000 đã khấu hao đủ, giá trị thanh lý
ước tính 2.500.000.
- Ngày 01/05, xây dựng xong đưa vào bàn giao sử dụng một phân xưởng sản xuất, giá dự toán
được duyệt 720.000.000, công trình được mua sắm bằng nguồn vốn ngân sách cấp.
- Ngày 01/07, thanh lý một ô tô vận tải ở bộ phận bán hàng, nguyên giá 400.000.000 đã khấu hao
đủ.
- Ngày 01/11, mua một thiết bị quản lý dùng cho văn phòng doanh nghiệp nguyên giá
180.000.000, TSCĐ này mua sắm bằng vốn vay dài hạn ngân hàng.
- Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân: 10%.
Tính và lập kế hoạch khấu hao TSCĐ (ghi cột chỉ tiêu kế hoạch)
Bài giải: (Đơn vị: Triệu đồng)
* Bước 1: Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ:
NG = 12.000 + 500 – 455 = 12.045
Trong đó: NGđ = 12.045 – 1.500 = 10.545
* Bước 2: Nguyên giá TSCĐ tăng trong năm kế họach: NGt = 120+720+180 = 1.020
Trong đó: 120 x 312 + 720 x 240 + 180 x 60
NGt = = 614
360
Nguyên giá TSCĐ giảm trong năm kế hoạch: NGg = 600 + 400 = 1.000
8
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
600 x 300 + 400 x 180
NGg = = 700
360
* Bước 3: Nguyên giá TSCĐ có đến cuối năm kế hoạch là:
NG = 12.045 + 1.020 – 1.000 = 12.065
Nguyên giá TSCĐ có đến cuối năm cần tính khấu hao:
NGc = 10.545 + 1.020 – 1.000 = 10.565
NG = NGđ + NGt – NGg = 10.545 + 614 – 700 = 10.459
* Bước 4: Số tiền khấu hao bình quân phải tính năm kế hoạch: 10.459 x 10% = 1.045,9
Trong đó: 180 x 60
MK phải trả nợ vay = x 10% = 3
360
MK để lại doanh nghiệp = 1.045,9 – 3 = 1.042,9
* Bước 5: Lập bảng kế hoạch khấu hao TSCĐ.

BẢNG KẾ HOẠCH KHẤU HAO TSCĐ


STT CHỈ TIÊU NĂM BÁO NĂM KẾ HOẠCH
CÁO
1 Tổng giá trị TSCĐ đầu năm 12.045
Trong đó: a) Cần khấu hao (NGđ) 10.545
2 Tổng giá trị TSCĐ tăng trong năm 1.020
Trong đó:
a) Tăng cần khấu hao 1.020
b) Tăng bình quân cần khấu hao (NGt) 614
3 Tổng giá trị TSCĐ giảm trong năm 1.000
Trong đó:
a) Giảm cần thôi khấu hao 1.000
b) Giảm bình quân cần thôi khấu hao 700
(NGg)
4 Tổng giá trị TSCĐ có đến cuối năm 12.045
(4) = (1) + (2) – (3)
a) Cần tính khấu hao: NGc = 1a + 2a – 3a 10.565
b) Bình quân cần tính khấu hao
NG = 1a + 2b – 3b 10.459
Trong đó:
- TSCĐ thuộc ngân sách cấp 10.429
- TSCĐ thuộc vốn tự có -
- TSCĐ thuộc vốn vay dài dạn 30
5 Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân 10%
6 Tổng số tiền khấu hao (MK) 1045,9
7 Giá trị TSCĐ thải loại và nhượng bán 1.000
8 Giá trị thanh lý và nhượng bán TSCĐ 2,5
Ý nghĩa của việc lập kế hoạch khấu hao TSCĐ.
- Xác định số tiền khấu hao hàng năm được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh giúp doanh
nghiệp quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
- Giúp doanh nghiệp biết được số vốn cố định giảm trong năm kế hoạch. Từ đó, xác định nguồn
tài chính bù đắp cho số vốn đã giảm nhằm tái sản xuất giản đơn ra TSCĐ khi nó bị hư hỏng.

9
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
- Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ chính xác góp phần lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh
được chính xác, từ đó lập kế hoạch lợi nhuận chính xác.
3. Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Bảo toàn vốn cố định.
Sự cần thiết phải bảo toàn vốn cố định.
- Do vốn cố định thường chiếm tỷ trọng lớn, quyết định đến khả năng tăng trưởng kinh tế, cạnh
tranh của doanh nghiệp.
- Do vòng quay của vốn dài nên rủi ro lớn do những nguyên nhân chủ quan, khách quan gây nên.
- Vốn cố định được bù đắp từng phần nên dễ bị thất thoát vốn.
Bảo toàn vốn cố định là phải thu hồi đủ giá trị thực của TSCĐ để tái đầu tư được năng lực sử
dụng (giá trị sử dụng) ban đầu của TSCĐ theo thời giá hiện tại (bảo toàn vốn giản đơn) hoặc có thể
mua được TSCĐ có giá trị lớn hơn TSCĐ ban đầu (bảo toàn mở rộng).
Phương pháp xác định số vốn cố định phải bảo toàn theo công thức:

VCĐ phải bảo = VCĐ được giao đầu kỳ - số khấu hao trích x hệ số điều ± VCĐ tăng giảm
toàn theo CT (phải bảo toàn đến cuối kỳ) trong kỳ chỉnh giá TSCĐ trong kỳ

Trong đó:
- Số vốn được giao đầu kỳ là số vốn cố định giao lần đầu (không gồm số dư khấu hao để lại DN)
hoặc số vốn đã được điều chỉnh theo hệ số phải bảo toàn đến đầu kỳ.
- Khấu hao TSCĐ chỉ tính khấu hao cho những TSCĐ có đến đầu năm.
- Hệ số điều chỉnh do nhà nước công bố.
- VCĐ tăng giảm trong kỳ được xác định trong từng trường hợp cụ thể trên cơ sở TSCĐ tăng giảm
trong kỳ.
Biện pháp bảo tòan VCĐ.
a) Đánh giá và đánh giá lại TSCĐ.
- Đánh giá TSCĐ: là xác định lại giá trị của TSCĐ tại một thời điểm nhất định.
- Giá đánh lại của TSCĐ là giá của TS tại thời điểm kiêm kê đánh giá.
Giá trị đánh giá lại = Giá trị còn lại x chỉ số đánh giá lại.
Chỉ số đánh giá lại = NGt / Ngo
Trong đó: NGt: Giá trị hiện tại của TSCĐ tại thời điểm đánh giá.
NGo: Nguyên giá ban đầu.
b) Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao thích hợp.
c) Thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ.
Duy trì năng lực hoạt động bình thường của TSCĐ trong quá trình sử dụng.
d) Tổ chức quản lý và sử dụng qũy khấu hao nhằm tái đầu tư ra TSCĐ.
Theo chế độ hiện hành các DN được sử dụng toàn bộ khấu hao lũy kế để tái đầu tư, thay thế,
đổi mới TSCĐ. Khi chưa có nhu cầu đầu tư, tái tạo lại TSCĐ, DN có quyền sử dụng linh hoạt số
khấu hao lũy kế để phục vụ nhu cầu kinh doanh của mình.
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Tỷ số này nói lên 1$ TSCĐ sẽ tạo được bao nhiêu $ doanh thu. Qua đó đánh giá hiệu quả sử
dụng TSCĐ tại công ty.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =Doanh thu thuần / TSCĐ.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định.
Phản ánh 1$ VCĐ bình quân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thu được bao nhiêu $
doanh thu thuần.
Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thu thuần / VCĐ
Trong đó: VCĐ: VCĐ bình quân, VCĐ = NG – khấu hao lũy kế.
10
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
Vđ + Vc
VCĐ =
2
Hiệu quả sử dụng VCĐ
Phản ánh cứ một đồng VCĐ bình quân tham gia vào sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu
$ lợi nhuận.
Hqv = Lợi nhuận thực hiện / VCĐ
Hệ số hao mòn.
Thể hiện mức độ hao mòn của TSCĐ tại thời điểm đánh giá so với thời điểm đầu tư ban đầu.
Hệ số này càng cao chứng tỏ TS của DN đã cũ kỹ, lạc hậu. DN đã không chú trọng nâng cao chất
lượng TSCĐ.
Hhm = Khấu hao lũy kế / ∑Nguyên giá
Hhm > 1: chứng tỏ TSCĐ của DN đã cũ và lạc hậu.
Hhm<1: chứng tỏ TSCĐ của DN còn mới, hiện đại.

CHƯƠNG 3: VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP.


MỤC TIÊU.
- Trình bày được vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến vốn lưu động.
- Liệt kê được các nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
- Phân loại được vốn lưu động theo các tiêu thức phân loại.
- Giải thích được các mô hình tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp.
- Giải thích được hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Tính được vốn lưu động theo các phương pháp đã học.
- Lập được kế hoạch nhu cầu vốn lưu động tại doanh nghiệp.
- Làm được bài tập thực hành về nhu cầu vốn lưu động.
NỘI DUNG.
1. Vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng kết cấu vốn lưu động trong doanh nghiệp.
Vốn lưu động của doanh nghiệp.
Vốn lưu động là toàn bộ biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động của doanh nghiệp. TSLĐ thể
hiện ở các khoản mục như tiền, chứng khoán thị trường, các khoản phải thu, hàng tồn kho. Tài sản
lưu động của doanh nghiệp thường gồm 2 bộ phận: Tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu
động trong lưu thông.
- Tài sản lưu động trong sản xuất là những vật tư dự trữ như nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu …
và sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất.
- Tài sản lưu động trong lưu thông bao gồm: Sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng
tiền, vốn trong thanh toán, các khoản phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước …
Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng.
Kết cấu vốn lưu động.
Là tỷ trọng của từng bộ phận VLĐ trên tổng số VLĐ của DN. Việc nghiên cứu kết cấu VLĐ
giúp ta thấy được tình hình phân bổ VLĐ và tỷ trọng của mỗi loại vốn chiếm trong các giai đoạn
luân chuyển, từ đó xác định trọng điểm quản lý VLĐ, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu của VLĐ.
a) Nhân tố về mặt sản xuất.
Gồm các nhân tố quy mô sản xuất, tính chất sản xuất, trình độ sản xuất, quy trình công nghệ, độ
phức tạp của các sản phẩm khác nhau thì tỷ trọng VLĐ ở khâu dự trữ, sản xuất, lưu thông cũng
khác nhau.

11
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
b) Nhân tố về cung ứng tiêu thụ.
Trong sản xuất kinh doanh, các DN thường cần rất nhiều vật tư, hàng hóa và do nhiều đơn vị
cung cấp khác nhau. Nếu đơn vị cung ứng hàng hóa càng gần, càng nhiều thì vốn dự trữ càng ít.
Trong điều kiện tiêu thụ sản phẩm cũng có ảnh hưởng nhất định đến kết cấu VLĐ. Khối lượng
tiêu thụ sản phẩm mỗi lần nhiều hay ít, khỏang cách giữa DN với đơn vị mua hàng dài hay ngắn
đều trực tiếp ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ.
c) Nhân tố về mặt thanh toán.
Thể thức về mặt thanh toán khác nhau thì vốn chiếm dụng trong quá trình thanh toán cũng khác
nhau. Do đó nó ảnh hưởng đến việc tăng giảm VLĐ chiếm dụng ở khâu này.
2. Nhu cầu vốn lưu động và các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh
nghiệp.
Sự cần thiết phải xác định nhu cầu VLĐ.
Nhu cầu VLĐ của DN là số VLĐ thường xuyên, cần thiết, tối thiểu nhằm đảm bảo cho quá
trình sản xuất kinh doanh của DN được tiến hành bình thường, liên tục và có hiệu quả. Xác định
đúng nhu cầu VLĐ thường xuyên có ý nghĩa:
- Xác định được VLĐ hợp lý sẽ tránh được ứ đọng vốn, là cơ sở để DN sử dụng vốn hợp lý, tiết
kiệm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.
- Đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của DN được bình thường, liên tục.
- Không gây sự căng thẳng giả tạo về nhu cầu vốn kinh doanh của DN.
- Định mức VLĐ là căn cứ để đánh giá kết quả công tác quản lý vốn của DN, nhằm củng cố chế
độ hạch toán kinh tế.
- Là căn cứ quan trọng cho việc xác định các nguồn tài trợ nhu cầu VLĐ của DN. Định mức vốn
là căn cứ xác định mối quan hệ thanh toán giữa DN với DN khác và với ngân hàng.
Các nguyên tắc xác định nhu cầu VLĐ.
- Phải xuất phát từ tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của DN, định mức vốn phải đảm bảo
cho sản xuất kinh doanh của DN một cách hợp lý, tránh tình trạng ứ đọng vốn hoặc thiếu vốn
gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của DN.
- Định mức vốn phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm.
- Đảm bảo cân đối với các bộ phận kế hoạch DN (vì VLĐ là một bộ phận cấu thành nguồn tài
chính của DN)
- Đảm bảo tính dân chủ, tập trung.
Các phương pháp xác định nhu cầu VLĐ và lập kế hoạch VLĐ.
Phương pháp trực tiếp.
a) Bước 1: Xác định nhu cầu VLĐ trong khâu dự trữ.
Nhu cầu VLĐ trong khâu dự trữ là nhu cầu VLĐ để mua sắm các loại nguyên vật liệu, nhiên
liệu, phụ tùng thay thế và công cụ dụng cụ đáp ứng nhu cầu dự trữ, sản xuất.
ND = Fn x Ndt
Trong đó: ND: nhu cầu vốn dự trữ của 1 loại nguyên vật liệu nào đó.
Fn: Mức tiêu hao bình quân một ngày của một loại nguyên vật liệu đó.
Ndt: Số ngày dự trữ hợp lý của nguyên vật liệu đó.
Với: Fn = Tổng mức tiêu hao nguyên vật liệu đó trong năm kế hoạch / 360
b) Bước 2: Xác định nhu cầu VLĐ trong khâu sản xuất.
Nhu cầu VLĐ trong khâu sản xuất là nhu cầu vốn cho sản phẩm dở dang, bán thành phẩm tự
chế và vốn chi phí chờ phân bổ
+ Nhu cầu vốn sản phẩm dở dang.
Ndd = Pn x CK x H
Trong đó: Ndd: nhu cầu vốn sản phẩm dở dang năm kế hoạch.
Pn: mức chi phí sản xuất bình quân một ngày.
Pn = Tổng chi phí sản xuất năm kế hoạch của DN / 360
12
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
CK: chu kỳ sản xuất sản phẩm (khoảng thời gian từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản
xuất đến lúc tạo ra sản phẩm)
H: Hệ số chế tạo sản phẩm (phản ảnh tình hình bỏ chi phí sản xuất vào từng loại sản
phẩm như thế nào)
+ Nhu cầu VLĐ chi phí trả trước (chi phí chờ kết chuyển, chi phí chờ phân bổ).
Chi phí đã phát sinh trả trước bao gồm: chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí sản xuất thử sản
phẩm mới, chi phí cho các công trình tạm… đã chỉ ở kỳ này hoặc kỳ trước nhưng được phân bổ vào
giá thành sản phẩm của kỳ này hoặc những kỳ sau.
Ntt = Sd + St – Sg
Trong đó: Ntt: Nhu cầu vốn chi phí trả trước.
Sd: Chi phí trả trước kết dư đầu kỳ.
St: Chi phí trả trước tăng trong kỳ.
Sg: Chi phí trả trước giảm trong kỳ.
c) Bước 3: Xác định nhu cầu vốn trong khâu lưu thông.
Nhu cầu VLĐ trong khâu lưu thông là số vốn hình thành lượng sản phẩm chờ tiêu thụ, vốn
trong thanh toán và các khoản tiền.
Ntp = Zn x NLC
Trong đó: Ntp: Nhu cầu vốn thành phẩm.
Zn: Giá thành sản xuất bình quân một ngày năm kế hoạch.
Zn = Tổng giá thành sản phẩm sản xuất bình quân năm kế hoạch / 360
NLC: Số ngày luân chuyển vốn thành phẩm (gồm: số ngày dự trữ thành phẩm trong kho,
số ngày xuất vận, số ngày thanh toán)
d) Bước 4: Lập kế hoạch VLĐ.
+ Xác định số VLĐ thực có đầu năm kế hoạch (cuối năm báo cáo)
Số VLĐ thực có đến đầu năm kế hoạch (Vtc) = VLĐ thực có đến cuối quý 3 năm báo cáo +
VLĐ dự kiến tăng trong quý 4 năm báo cáo – VLĐ dự kiến giảm trong qúy 4 năm báo cáo
+ Xác định nhu cầu VLĐ trong năm kế hoạch.
Vnc = ND + Ndd + Ntt + Ntp
+ Xác định số VLĐ thừa thiếu trong năm kế hoạch.
Vtt = Vtc + Vt – Vg – Vnc
Trong đó: Vtt: Số VLĐ thừa thiếu trong năm kế hoạch
Vtc: Số VLĐ thực có đầu năm kế hoạch.
Vt, Vg: Số VLĐ dự kiến tăng, giảm trong năm kế hoạch.
Vnc: Nhu cầu VLĐ trong năm kế hoạch.
+ Sau khi xác định được số VLĐ thừa thiếu DN phải lập kế hoạch sử dụng số vốn thừa thiếu hoặc
lập kế hoạch bổ sung số vốn thiếu nhằm đảm bảo VLĐ cho hoạt động SXKD.
Phương pháp gián tiếp.
Dựa vào kết quả thống kê kinh nghiệm về VLĐ bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ SX KD năm
kế hoạch và khả năng tăng tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch để xác định nhu cầu VLĐ của
DN trong năm kế hoạch. Phương pháp này căn cứ vào số dư bình quân VLĐ và doanh thu tiêu thụ
kỳ báo cáo đồng thời xem xét tình hình thay đổi quy mô SX KD năm kế hoạch để xác định nhu cầu
VLĐ cho từng khâu dự trữ, sản xuất, lưu thông năm kế hoạch.
F1
Vnc = VLD0 x x (1 + t%) F0
Trong đó: Vnc: Nhu cầu VLĐ trong năm kế hoạch
F1, F0: Tổng mức VLĐ năm kế hoạch và năm báo cáo.
VLD0: Số dư bình quân VLĐ năm báo cáo.
t: tỷ lệ giảm hoặc tăng số ngày luân chuyển VLĐ năm kế hoạch so với năm báo cáo.

13
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
t = [(K1 – K0) /K0] x 100%
K1, K0: Kỳ luân chuyển vốn năm kế hoạch và năm báo cáo.
Ngoài ra, trên thực tế, để ước đoán nhanh nhu cầu VLĐ năm kế hoạch, các DN thường sử dụng
phương pháp tính toán căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn và số vòng quay VLĐ dự tính năm kế
hoạch như sau:
Vnc = Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch / Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch.
Phương pháp gián tiếp có ưu điểm đơn giản, giúp DN tính nhanh nhu cầu VLĐ năm kế hoạch
để xác định nguồn tài trợ phù hợp.
Xác định các nguồn VLĐ.
Căn cứ vào vai trò của VLĐ.
a) VLĐ trong khâu dự trữ, sản xuất: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, vốn
phụ tùng thay thế, vốn vật liệu đóng gói, công cụ lao động đáp ứng nhu cầu dự trữ, sản xuất.
b) VLĐ trong quá trình sản xuất.
- VLĐ đang chế tạo (bán thành phẩm) là giá trị khối lượng sản phẩm đang còn trong quá trình
chế tạo, đang nằm trên dây chuyền công nghệ, đã kết thúc một vài chu trình chế biến nhưng còn
phải chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm.
- Vốn chi phí trả trước: là những chi phí thực tế đã chi ra trong kỳ, nhưng chi phí này tương đối
lớn nên phải phân bổ dần vào giá thành sản phẩm nhằm đảm bảo cho giá thành ổn định như chi
phí sửa chữa lớn, nghiên cứu chế biến thử sản phẩm, tiền lương công nhân viên nghỉ phép, công
cụ xuất dùng…
c) VLĐ trong quá trình lưu thông.
Qua cách phân loại này giúp ta biết được kết cấu VLĐ, từ đó có biện pháp quản lý vốn chặt
ché và sử dụng vốn có hiệu quả.
Căn cứ theo hình thái biểu hiện.
- Vốn vật tư, hàng hóa: gồm vật liệu, sản phẩm dở dang, hàng hóa… Đối với loại vốn này chỉ cần
xác định vốn dự trữ hợp lý để từ đó xác định nhu cầu VLĐ đảm bảo cho quá trình sản xuất và
tiêu thụ được liên tục.
- Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán: Gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản nợ phải
thu, những khỏan vốn này dễ xảy ra thất thoát và bị chiếm dụng vốn nên cần quản lý chặt chẽ.
- Vốn trả trước ngắn hạn: chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, chi
phí về công cụ, dụng cụ.
Cách phân loại này giúp DN có cơ sở xác định nhu cầu VLĐ được đứng đắn.

Căn cứ nguồn hình thành.


a) VLĐ hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Là số vốn thuộc quyền sở hữu của DN, DN có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối, định
đoạt. Tùy theo loại hình DN mà nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm:
- Vốn ngân sách cấp hoặc nguồn vốn do ngân sách cấp.
- Vốn cổ phần, liên doanh.
- Vốn tự bổ sung từ kết quả kinh doanh.
b) Nguồn vốn vay.
Là số VLĐ DN có trách nhiệm hoàn trả trong một thời gian nhất định bao gồm: vốn vay ngắn
hạn và các khỏan nợ hợp pháp như: nợ thuế, nợ cán bộ CNV, nợ nhà cung cấp,
- Nguồn vốn đi vay: Là các khoản VLĐ được hình thành từ vốn vay ngân hàng hoặc các tổ chức
tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu.
- Nguồn vốn trong thanh toán: Là các khoản nợ của khách hàng mà DN chưa thanh toán.
Qua cách phân loại này, giúp DN lựa chọn được đối tượng huy động vốn tối ưu để có được số
vốn ổn định đáp ứng cho nhu cầu SXKD.
Căn cứ vào khả năng chuyển hóa thành tiền.
14
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
- Vốn bằng tiền.
- Vốn bằng các khoản phải thu.
- Hàng tồn kho.
- Vốn TSLĐ khác như tạm ứng, chi phí trả trước, thế chấp, ký cược, ký qũy ngắn hạn…
3. Nguồn tài trợ ngắn hạn của DN.
Các nguồn tài trợ ngắn hạn.
- Nợ phải trả có tính chất chu kỳ.
- Tín dụng nhà cung cấp.
- Vay ngắn hạn.
- Hối phiếu.
- Bán nợ.
- Tài trợ khác.
Tổ chức đảm bảo nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết.
Nhiều khoản vay ngắn hạn không được bảo đảm nhưng trong tài trợ ngắn hạn đôi khi cần phải
bảo đảm bằng các loại TS có thế chấp, tài trợ bằng các khoản phải thu, hàng tồn kho

4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ.


Tốc độ luân chuyển VLĐ.
a) Số vòng luân chuyển VLĐ (L)
Phản ánh trong thời kỳ nhất định VLĐ thực hiện bao nhiêu lần luân chuyển.
M
L=
Vbq (Vđm)
Trong đó: M: tổng mức luân chuyển vốn (doanh thu thuần).
Vbq: tổng VLĐ dùng bình quân trong kỳ (số dư bình quân về VLĐ).
Vđm: Số VLĐ định mức kỳ kế hoạch (Nếu tính số vòng luân chuyển VLĐ cho năm kế
hoạch thì dùng Vđm
Vbq = (Vđ + Vc)/2
Vđ, Vc: VLĐ đầu và cuối kỳ.
b) Kỳ luân chuyển bình quân (K)
Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để thực hiện một vòng tuần hoàn của VLĐ.

n Vbq x n
K= =
L M
n: số ngày trong kỳ (30, 90, 360)
Trong DN, ngoài việc xác định hiệu suất VLĐ, trong quá trình SX KD còn có thể xác định hiệu
suất luân chuyển VLĐ qua từng khâu.
* Khâu dự trữ: Vdt x n
Kdt =
Mdt
* Khâu sản xuất: Vsx x n
Ksx =
Msx
* Khâu lưu thông: Vtp x n
Ktp =
Mtp
- Mdt: Mức luân chuyển của vốn dự trữ (lấy tổng phí tổn tiêu hao về nguyên vật liệu chính trong
kỳ).
15
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
- Msx: Mức luân chuyển vốn sản xuất (thường lấy chi tiêu tổng giá thành sản xuất trong kỳ).
- Mtp: Mức luân chuyển của vốn lưu thông (thường lấy chỉ tiêu tổng giá thành sản phẩm tiêu thụ
trong kỳ).
Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển.
Nếu DN tăng được tốc độ luân chuyển VLĐ thì sẽ tiết kiệm được tương đối hoặc tuyệt đối VLĐ.
a) Tiết kiệm tuyệt đối VLĐ: là tăng tốc độ luân chuyển VLĐ sẽ tiết kiệm được một lượng VLĐ để
có thể rút ra ngoài luân chuyển dùng vào việc khác mặc dù quy mô kinh doanh không đổi.
VTK = (M / LK) – (M / Lo)
Trong đó: VTK: Mức VLĐ tiết kiệm tuyệt đối.
LK, Lo: Số lần luân chuyển VLĐ trong năm kế hoạch và trong năm báo cáo.
b) Tiết kiệm tương đối VLĐ: là tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên DN có thể mở rộng kinh doanh
mà không cần tăng thêm vốn hoặc chỉ tăng thêm ít vốn so với trước. Số VLĐ tiết kiệm tương
đối chính là số VLĐ không cần đầu tư thêm.
VTK = (MK / LK) – (MK / LO)
Trong đó: VTK: Mức VLĐ tiết kiệm tương đối.
MK: Tổng mức luân chuyển năm kế hoạch.
LK, Lo: Số lần luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, năm báo cáo.
Hàm lượng VLĐ.
Phản ánh một vòng luân chuyển DN phải dùng hết mấy vòng VLĐ.
Hv = Vbq / M
Mức doanh lợi VLĐ.
Phản ánh cứ một đồng VLĐ bình quân được sử dụng trong kỳ đem lại mấy đồng lợi nhuận.
dV = LN / VLĐ

CHƯƠNG IV: CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA
DOANH NGHIỆP.
MỤC TIÊU.
- Trình bày được khái niệm chi phí SX KD, giá thành sản phẩm.
- Giải thích được các loại thuế chủ yếu trong DN.
- Tính được thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế thu
nhập DN, thuế sử dụng đất nông nghiệp và các loại thuế khác.
- Lập được kế hoạch giá thành.
- Làm được bài tập tính các loại thuế chủ yếu cho DN.
- Làm được các BT tính giá thành.
NỘI DUNG.
1. Chi phí sản xuât kinh doanh của DN.
Khái niệm chi phí kinh doanh.
Quá trình hoạt động SXKD của một DN gồm các quá trình dự trữ, sản xuất, tiêu thụ. Trong quá
trình đó, DN phải bỏ ra những chi phí nhất định gồm nhiều yếu tố chi phí khác nhau, nhưng không
ngoài chi phí lao động sống và lao động vật hóa bằng tiền mà DN bỏ ra trong quá trình hoạt động
kinh doanh trong một kỳ nhất định.
Nội dung chi phí kinh doanh của DN.
- Biểu diễn bằng công thức: C + V + m
Với: C, V: hao phí lao động vật hóa và hao phí lao động sống.
m: Giá trị mới sáng tạo ra như BHXH, BHYT, KPCĐ… các loại thuế có tính chất chi phí
gồm: thuế môn bài, thuế tài nguyên, thuế nhà đất, chi phí lãi vay…
- Các chi phí phải được tính toán bằng tiền và đo lường trong một khoảng thời gian xác định có
thể là tháng, qúy, năm hoặc kỳ kế toán tạm thời.
16
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
- Độ lớn của chi phí phụ thuộc vào hai yếu tố:
+ Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong một thời kỳ nhất định
+ Giá cả TLSX đã tiêu hao và tiền lương đã hao phí.
2. Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của DN.
Phân loại chi phí SXKD.
Căn cứ vào nội dung chi phí: 5 loại.
- Chi phí nguyên vật liệu (chi phí vật tư).
- Chi phí khấu hao TSCĐ.
- Chi phí nhân công gồm:
+ chi phí tiền lương, phụ cấp có tính chất tiền lương…
+ BHYT, BHXH, KPCĐ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài là các khoản chi mà DN thuê, mua từ bên ngoài như chi phí sửa
chữa TSCĐ bên ngoài, chi phí tiền điện nước, tiền hoa hồng đại lý, môi giới, tiền ủy thác xuất
nhập khẩu, thuê kiểm toán và tư vấn các dịch vụ khác.
- Chi phí khác bằng tiền là các khoản chi phí ngòai các chi phí đã quy định ở trên như: thuế môn
bài, thuế sử dụng đất, tiền thuê sử dụng đất, thuế tài nguyên, chi tiếp tân, quảng cáo, tiếp thị, chi
phí hội nghị, chi trả lãi vay…
Đặc điểm của cách phân loại này là chỉ dựa vào nguồn gốc phát sinh chi phí chưa thể biết được
chi phí đó dùng vào đâu. Hơn nữa, những yếu tố chi phí về đối tượng lao động chỉ tính đến đối
tượng mua ngoài. Qua cách phân loại này, xác định trọng điểm quản lý và xác định mối quan hệ
với các bộ phận kế hoạch khác (kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch khấu hao, kế hoạch giá
thành).
Căn cứ vào công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh chi phí: 5 loại.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực dùng trực tiếp cho sản
xuất sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Các khoản phải trả cho công nhân sản xuất sản phẩm (tiền lương,
tiền công, BHXH, BHYT, KPCĐ… tiền ăn ca) của công nhân sản xuất sản phẩm.
- Chi phí sản xuất chung: Gồm các khoản chi phí theo yếu tố phát sinh tại các phân xưởng sản
xuất (chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu dụng cụ ở phân xưởng sản xuất, chi phí
khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phát sinh tại phân xưởng).
- Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí liên quan đến tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ gồm
+ Chi phí trực tiếp tiêu thụ sản phẩm
+ Chi phí tiếp thị là chi phí điều tra, nghiên cứu thị trường, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chi
phí bảo hành sản phẩm.
- Chi phí quản lý DN gồm:
+ Chi phí quản lý kinh doanh.
+ Chi phí quản lý hành chính.
+ Chi phí chung khác: liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN như tiền lương và
các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương, chi ăn giữa ca, chi phí vật liệu, khấu hao TSCĐ
phục vụ bộ máy quản lý và điều hành DN, các khoản thuế, phí, lệ phí và các chi phí khác bằng
tiền phát sinh ở DN như chi phí tiếp tân, giao dịch, trợ cấp thôi việc, chi nghiên cứu khoa học,
đổi mới công nghệ, chi sáng kiến, tiền thưởng tăng năng suất lao động, dự phòng phải thu khó
đòi, chi bảo vệ môi trường và các khoản chi phí khác.
Lưu ý: 3 khoản mục đầu là tổng chi phí sản xuất sản phẩm hay dịch vụ.
Qua cách phân loại này giúp DN tính được các loại giá thành sản phẩm, phân tích được nguyên
nhân tăng giảm giá thành để khai thác khả năng tiềm tàng trong nội bộ DN nhằm hạ thấp giá
thành sản phẩm.
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động trong DN: gồm 2 loại.

17
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
- Chi phí hoạt động kinh doanh gồm tất cả chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh của DN
(chi phí vật tư, chi phí vận chuyển, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí
khác bằng tiền, chi phí tài chính…)
- Chi phí khác là những chi phí của các hoạt động ngoài các hoạt động SXKD tạo ra doanh thu
của DN như các khoản lỗ bất thường, chi phí bị bỏ sót…
Căn cứ vào quan hệ tính chi phí vào giá thành sản phẩm, chi phí SXKD: chia thành 2 loại.
- Chi phí trực tiếp: chi phí có quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm gồm chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí gián tiếp là những chi phí không liên quan trực tiếp đến việc chế tạo sản phẩm mà có
quan hệ với hoạt động sản xuất chung của phân xưởng, của DN nên được tính vào giá thành sản
phẩm một cách gián tiếp, phải phân bổ theo những tiêu chuẩn thích hợp gồm: chi phí sản xuất
chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN.
Căn cứ vào mức độ phụ thuộc của chi phí vào sản lượng và doanh thu: 3 loại
- Chi phí cố định (Định phí): những chi phí không bị biến đổi hoặc ít bị biến đổi theo sự biến đổi
của sản lượng, doanh thu gồm chi phí khấu hao, tiền thuê đất, chi phí quản lý, lãi vay, thuế, thuế
môn bài, thuê tài chính, phí bảo hiểm.
- Chi phí biến đổi (Biến phí): là chi phí thay đổi theo sự thay đổi của sản lượng, doanh thu như
chi phí vật tư, chi phí nhân công…
- Bán biến phí: Là chi phí gia tăng từng bước khi sản lượng doanh thu gia tăng. Ví dụ: lương của
ban điều hành
Giá thành sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm.
a) Khái niệm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của tòan bộ hao phí về lao động sống và
lao động vật hóa để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
b) Phân loại giá thành sản phẩm.
- Căn cứ vào phạm vi tính tóan và nơi phát sinh chi phí: gồm 2 loại.
+ Giá thành sản xuất (Zsx): toàn bộ chi phí bỏ ra để hoàn thành sản xuất sản phẩm hay dịch vụ
gồm chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
+ Giá thành tiêu thụ (Ztt): hay giá thành toàn bộ gồm toàn bộ chi phí mà DN đã bỏ ra để hòan
thành sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Ztt = Zsx + Chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN
- Căn cứ vào cơ sở số liệu để tính, giá thành được chia làm 3 loại:
+ Giá thành kế hoạch (ZKH): Được tính khi bắt đầu SXKD của kỳ kế hoạch, được xây dựng trên
cơ sở định mức kinh tế, kỹ thuật trung bình tiên tiến và dự toán chi phí sản xuất của kỳ kế
hoạch.
+ Giá thành định mức (Zđm): được tính trước khi tiến hành SXKD và xây dựng trên cơ sở định
mức tại thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức luôn thay đổi cho phù hợp
với quá trình thực hiện kế hoạch.
+ Giá thành thực tế (Zt): là chi phí thực tế phát sinh mà DN bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ nhất định.
Hạ giá thành sản phẩm.
a) Ý nghĩa hạ giá thành sản phẩm.
- Hạ giá thành trong cả nước là nguồn vốn quan trọng để tái đầu tư xã hội. Trong điều kiện giá cả
ổn định, giá thành sản phẩm càng hạ thì tích lũy tiền tệ càng tăng, do đó nguồn vốn để mở rộng
tái sản xuất càng nhiều.
- Hạ giá thành sản phẩm làm lợi nhuận của DN tăng, tạo điều kiện mở rộng sản xuất và nâng cao
đời sống người lao động.
- Làm giảm VLĐ chiếm dùng, tiết kiệm VCĐ, VLĐ trong một đơn vị sản phẩm.
- Là căn cứ để DN hạ giá thành sản phẩm, tạo ưu thế để DN cạnh tranh trên thị trường.
18
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
b) Biện pháp hạ thấp giá thành sản phẩm.
- Nâng cao năng suất lao động.
- Tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao (tăng cường đổi mới trang thiết bị và nâng cao trình độ
chuyên môn của CB CNV.
- Tận dụng công suất máy móc thiết bị.
- Giảm bớt chi phí thiệt hại trong sản xuất.
- Tiết kiệm chi phí quản lý hành chính.
Lập kế hoạch giá thành sản phẩm và dịch vụ trong DN.
Xác định giá thành sản xuất.
a) Phương pháp giản đơn.: Bằng việc xác định 3 khoản mục giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm
như sau:
- Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí NVL trực tiếp = Định mức tiêu hao x Đơn giá NVL
cho mỗi đơn vị SP NVL cho 1 đơn vị SP

Giá NVL = Giá hóa đơn + Chi phí thu mua – Chiết khấu thương mại, giảm giá.
- Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công = Định mức giờ công x Đơn giá một
trực tiếp mỗi đv SP cho 1 đơn vị SP giờ công
+ Chi phí tiền ăn ca chỉ tối đa bằng lương cơ bản một tháng (450.000 VNĐ/tháng). Nếu đơn vị chi
vượt phải trừ vào lợi nhuận sau thuế.
+ BHYT, BHXH, KPCĐ tính theo chế độ hiện hành 19% lương vào chi phí.
- Khoản mục chi phí SX chung:
Được tập hợp chung cho từng phân xưởng sau đó căn cứ vào tiêu chuẩn thích hợp để phân bổ
cho mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất trong kỳ theo tiêu chuẩn thích hợp như tiền lương, giờ công, giờ
máy chạy theo công thức:
Chi phí SXC phân bổ cho = Chi phí SXC / Tổng tiêu chuẩn x Tiêu chuẩn phân
sản phẩm A phân bổ của sản phẩm A
* Sau khi xác định từng khoản mục, tổng hợp lại ta được tổng giá thành sản xuất của sản phẩm.
Tổng giá thành = Chi phí NVL + Chi phí nhân công + Chi phí SXC
sản xuất trực tiếp trực tiếp
* Đem giá thành sản xuất của mỗi đơn vị SP nhân với SP hàng hóa kế hoạch ta có kế hoạch giá
thành SX của SP, hàng hóa.
* Lập bảng giá thành theo khoản mục chi phí như sau.
KHOẢN MỤC SẢN PHẨM A SẢN PHẨM B
Chi phí NVL trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí SXC
Trong đó: Chi phí khấu hao
GIÁ THÀNH SẢN XUẤT

b) Phương pháp hệ số.


Trường hợp một quy trình công nghệ, cùng sử dụng một loại NVL nhưng thu được nhiều loại SP
khác nhau, trình tự giá thành được áp dụng theo phương pháp hệ số. Các bước thực hiện như sau:
- Xác định hệ số giá thành cho từng sản phẩm thông thường do bộ phận kỹ thuật xác định.
- Quy đổi sản lượng sản xuất của mỗi loại theo hệ số giá thành làm tiêu chuẩn phân bổ.
- Tính tổng sản lượng quy đổi:

19
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
n
Tổng sản lượng quy đổi = ∑(sản lượng sản xuất x Zi)
i=1
- Tính hệ số phân bổ giá thành cho từng loại SP.
HZ = Số lượng quy đổi của SP thứ i / Tổng sản lượng quy đổi.

Với: Số lượng quy đổi của SP thứ i = Sản lượng SX SP i x Zi


- Tính Zsx của từng loại SP.
Zsx của loại SP thứ i = Tổng Zsx trong kỳ x HZ phân bổ giá thành của SP i
Ví dụ: Một DN sản xuất trên cùng một quy trình công nghệ đồng thời thu được 3 SP A, B, C
với số liệu của năm kế hoạch như sau:
1) Kế hoạch SX:
+ SP A: 15.000 tấn.
+ SP B: 20.000 tấn.
+ SP C: 10.000 tấn.
2) Dự toán chi phí SX như sau:
a) Chi phí vật tư tiêu hao.
Khoản mục Đơn giá (Nghìn đồng) Tổng mức tiêu hao vật tư
NVL chính 3.200,0 40.000 tấn
Năng lượng 0,7 1.000.000 kg
Vật tư đóng gói 2,0 150.000 kg

b) Đơn giá tiền lương trả cho 1 tấn SP.


SP A: 1.000.000 VNĐ.
SP B: 1.500.000 VNĐ.
SP C: 900.000 VNĐ.
BHYT, BHXH, BHCĐ trích theo quy định hiện hành.
Dự toán chi phí SXC: 6.740.000.000 VNĐ
Hệ số giá thành SX tính cho giá thành SP A, B, C lần lượt là 1; 1,2; 0,9
3) Dự toán CP quản lý DN là: 52.800 triệu đồng và chi phí bán hàng là 30.500 triệu đồng. Các chi
phí này phân bổ theo số lượng SP trong kỳ
Biết: không có HTK đầu kỳ.
Yêu cầu: Tính giá thành SX cho mỗi tấn SP A, B, C.
Bài giải.
A> Phương pháp giản đơn.
- Chi phí NVL trực tiếp (đơn vị tính: triệu đồng)
3.200 x 40 + 0,7 x 1.000 + 2 x 150 = 129.000
- Chi phí nhân công trực tiếp. 64.260 trong đó:
+ Tiền lương: 1.000 x 15 +1.500 x 20 + 900 x 10 = 54.000
+ BHXH, BHYT, KPCĐ: 54.000 x 19% = 10.260
- Chi phí SXC: 6.740
Tổng giá thành của SP SX trong năm: 129.000 + 64.260 + 6.740 = 200.000
B> Phương pháp hệ số.
Tổng tiêu chuẩn phân bổ: 15.000 x 1 + 20.000 x 1,2 + 10.000 x 0,9 = 48.000
Zsx 1 tấn SP tiêu chuẩn: 200.000 / 48.000 = 4,167 tấn.
Hệ số phân bổ giá thành cho từng loại SP:
HZA = 15.000 / 48.000 = 0,3125 HZB = 24.000 / 48.000 = 0,5 HZC = 9.000 /48.000 = 0,1875
Giá thành SX của từng loại SP.

20
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
ZsxA = 200.000 x 0,3125 = 62.500
ZsxB = 200.000 x 0,5 = 100.000
ZsxC = 200.000 x 0,1875 = 37.500
Giá thành SX cho mỗi tấn SP:
Z1 tấn SP A = 62.500 / 15.000 = 4,167
Z1 tấn SP B = 100.000 / 20.000 = 5
Z 1tấn SP C = 37.500 / 10.000 = 3,75
2.3.2. Tính giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ).
a) Tính giá thành SX của SP tiêu thụ (hay giá vốn hàng bán).
Giá vốn hàng bán = Qtt x Zsx đơn vị SP
Nếu giá thành xuất kho theo PP bình quân gia quyền.
Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ
Đơn giá BQ =
Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ
b) Xác định chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN tính cho SP tiêu thụ.
Được tập hợp phân bổ cho SP tiêu thụ tương tự như chi phí SXC.
Ztb = Zsx + chi phí bán hàng + chi phí QLDN
Ví dụ: tiếp theo Vd trên.
Nếu hệ số tiêu thụ SPA là 1; SPB là 0,9; SPC là 0,8. Tính giá thành tiêu thụ cho mỗi SP A, B, C.
Bài giải.
- Tổng sản lượng quy đổi: 15.000 x 1 + 20.000 x 0,9 + 10.000 x 0,8 = 41.000 (tấn)
- Hệ số phân bổ giá thành cho từng loại SP
HA = 15.000 / 41.000 = 0,37 HB = 18.000 / 41.000 = 0,44 HC = 8.000 / 41.000 = 0,19
- Chi phí bán hàng và QLDN phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm từng loại.
SPA: 83.300 x 0,37 / 15.000 = 2,055
SPB: 83.300 x 0,44 / 18.000 = 2,036
SPC: 83.300 x 0,19 / 8.000 = 1,978
ZtpA = 4,167 + 2,055 = 6,222
ZtpB = 5 + 2,036 = 7,036
ZtpC = 3,75 + 1,978 = 5,7283
3. Các loại thuế chủ yếu đối với hoạt động SXKD của DN.
Thuế GTGT.
Khái niệm.
Là loại thuế gián thu, tiền thuế được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh
trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Gọi thuế GTGT vì thuế này chỉ tính trên giá trị
tăng thêm qua mỗi khâu của quá trình kinh doanh, tổng số thuế thu được qua mỗi khâu bằng số thuế
tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
Thuế GTGT do nhà kinh doanh nộp hộ cho người tiêu dùng qua việc tính gộp thuế vào giá bán
mà người tiêu dùng phải thanh toán. Đây là loại thuế gián thu.
Đối tượng chịu thuế.
Là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất (tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng ở VN) trừ một số
mặt hàng không thuộc đối tượng chịu thuế theo luật VN.
- Sản phẩm nghề muối.
- Sản phẩm ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng chưa qua chế biến
- Máy móc thiết bị chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được.
- Chuyển quyền sử dụng đất.
Đối tượng nộp thuế.
Các đối tượng cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa thuộc diện chịu thuế GTGT, các tổ chức
cá nhân kinh doanh hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế GTGT.
21
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
Cách tính thuế GTGT.
a) Giá tính thuế: Là giá bán chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn của người bán hàng.
- Hàng nhập khẩu: Giá tính thuế là giá nhập tại cửa khẩu + thuế nhập khẩu (nếu có) + thuế
tiêu thụ đặc biệt (nếu có).
- Hàng trao đổi không tương tự: giá tính thuế là giá trị hợp lý của hàng nhận về sau khi điều
chỉnh thu thêm hay trả thêm.
- Hàng khuyến mãi, quảng cáo thương mại: không tính thuế GTGT.
- Hàng hóa đặc thù như tem, vé tàu: giá tính thuế là giá chưa có thuế GTGT tính theo CT:
Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán / 1 + % thuế suất.
* Thuế suất: Theo luật hiện hành bao gồm 3 mức thuế suất:
+ 0% đối với hàng hóa xuất khẩu.
+ 5% đối với hàng hóa thiết yếu.
+ 10% đối với hàng hóa xa xỉ.
b) Phương pháp tính thuế.
* Phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT.
Thuế GTGT = Giá thanh toán của – Giá thanh toán của DV HH x Thuế suất thuế GTGT
phải nộp DV HH bán ra mua vào tương ứng tương ứng

* Phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ.


Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra phải nộp – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Thuế GTGT đầu ra = Số lượng HH x giá tính thuế x % thuế suất
phải nộp tiêu thụ đầu ra
Thuế GTGT đầu vào được xác định trên căn cứ sau:
- Căn cứ vào GTGT khi mua hàng (Liên 2 giao cho khách hàng)
- Hóa đơn đặc thù khi mua hàng.
- Chứng từ nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu.
@Chú ý:
+ Nếu hóa đơn GTGT ghi giá thanh toán không ghi rõ thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra thì bên
bán phải tính thuế trên giá thanh toán và bên mua không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
+ Nếu DN vừa SX mặt hàng vừa thuộc diện chịu thuế GTGT vừa SX mặt hàng không thuộc
diện chịu thuế GTGT mà không hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì thuế
GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ doanh số bán ra của mỗi loại (Vd: DN vừa SX KD súng
đạn vừa SXKD pháo hoa).
Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Khái niệm.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, áp dụng cho DN sản xuất hoặc tiêu thụ các mặt hàng
chưa thực sự thiết yếu đối với đời sống của nhân dân như bia, rượu, thuốc lá, ô tô, kinh doanh vũ
trường, mát xa…
Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
BIỂU THUẾ SUẤT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
STT Hàng hóa, dịch vụ Thuế suất (%)
I Hàng hóa
1 1. Thuốc lá điếu, xì gà.
a) Xì gà.
b) Thuốc lá điếu

- Mỗi mặt hàng chịu thuế TTĐB chỉ chịu thuế TTĐB 1 lần ở nơi SX.
- SXHH nếu thuộc diện chịu thuế TTĐB, nếu xuất khẩu thì không phải nộp thuế TTĐB.

22
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
- Mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB, vẫn phải chịu thuế GTGT và được trừ thuế TTĐB đã
nộp ở những khâu trước (khi mua NVL).
Phương pháp tính thuế TTĐB.

Thuế TTĐB = Sản lượng HH x Đơn giá x Thuế - Thuế TTĐB đã nộp ở
phải nộp tiêu thụ tính thuế suất khâu trước tương ứng

- Đối với hàng nhập phải chịu thuế TTĐB thì giá tính thuế TTĐB bao gồm cả thuế nhập
khẩu.
- Đối với bia hộp, lon, nếu bán theo giá có cả vỏ hộp.
Giá tính Giá bán (chưa có thuế GTGT) – giá trị vỏ chai, vỏ lon
thuế TTĐB =
1 + % thuế suất thuế TTĐB
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
3.2.1. Khái niệm.
Là loại thuế gián thu, được đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam
3.1.2. Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu.
Tất cả hàng hóa được phép xuất nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam, kể cả hàng hóa
trong nước đưa vào khu chế xuất, hàng từ khu chế xuất đưa vào trong nước.
Một số hàng hóa sau không chịu thuế xuất nhập khẩu.
- Hàng vận chuyển quá cảnh mượn đường qua biên giới VN.
- Hàng từ nước ngoài nhập vào khu chế xuất hoặc hàng giữa các khu chế xuất trong nước.
- Hàng viện trợ nhân đạo..
3.1.3. Phương pháp tính thuế.
Thuế XNK phải nộp = Số lượng từng x Đơn giá x % thuế suất
trong kỳ mặt hàng XNK tính thuế
- Đối với hàng xuất khẩu, giá bán tại cửa khẩu xuất (giá FOB) là giá chưa bao gồm cước vận
chuyển và phí bảo hiểm quốc tế.
- Đối với hàng nhập khẩu giá mua tại cửa khẩu (giá CIF) là giá đã kể cả phí bảo hiểm và cước
phí vận chuyển theo hợp đồng.
Giá mua CIF = Giá FOB + Phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế.
Thuế tài nguyên.
Khái niệm.
Thuế tài nguyên là các loại thuế áp dụng cho các DN có khai thác tài nguyên thiên nhiên được
khai thác ở nước ta như sản phẩm rừng tự nhiên , nước dùng cho sản xuất thủy điện, than, khoáng
sản, kim loại màu, dầu mỏ, khí đốt, hải sản…
Đối tượng tính thuế.
Các loại tài nguyên thiên nhiên được khai thác ở nước ta như sản phẩm rừng tự nhiên, nước
dùng cho sản xuất thủy điện, than, khoáng sản, KL màu, dầu mỏ, khí đốt…
Phương pháp tính thuế.
Thuế TN phải nộp = Sản lượng khai thác x Đơn giá tính thuế x Thuế suất
Thuế thu nhập DN.
Khái niệm.
Thuế TNDN là loại thuế trực thu, tiền thuế được tính trên thu nhập chịu thuế hàng năm của DN
(hay lợi nhuận chịu thuế cả năm của DN).
Đối tượng chịu thuế.
Các tổ chức, cá nhân trong nước, công ty nước ngoài và các cá nhân nước ngoài kinh doanh tại
VN có lợi nhuận.
Thuế TNDN được xác định theo năm tài chính.
23
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
Phương pháp tính thuế.
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thuế cả năm x Thuế suất thuế TNDN
Trong đó: Thu nhập chịu thuế cả năm = Thu nhập từ hoạt động kinh doanh + Thu nhập khác
Hay: Thu nhập chịuDoanh thu chịu – Chi phí hợp lý, hợp lệ liên quan + Thu nhập khác
thuế cả năm = TNDN cả năm đến doanh thu chịu thuế cả năm chịu thuế cả năm

- Doanh thu chịu thuế TNDN là toàn bộ tiền thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ, thu từ hoạt
động tài chính, kể cả các khoản phụ thu, phụ trợ mà DN hưởng không phân biệt đã thu hay
chưa thu được tiền trong kỳ.
- Nếu DN áp dụng PP tính thuế GTGT khấu trừ thì doanh thu chịu thuế không gồm thuế
GTGT, áp dụng PP tính thuế GTGT trực tiếp thì doanh thu là giá thanh toán.
- Thu nhập khác chịu thuế là chênh lệch thu chi của họat động khác như thanh lý, mua bán
TSCĐ.
Thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế nhà đất.
Khái niệm.
- Thuế SD ĐNN là loại thuế đất dùng vào SX nông nghiệp bao gồm đất trồng trọt, đất dùng
nuôi trồng thủy sản, đất trồng rừng, đất canh tác…
- Thuế nhà đất là thuế thu đối với nhà, đất ở và đất công trình.
Phương pháp tính thuế.
Thuế SD đất phải nộp = Diện tích đất SD x Thuế suất
Thuế nhà đất phải nộp = Diện tích đất phải nộp thuế x Thuế suất
Các khoản phí và lệ phí khác.
Khái niệm.
a) Phí là một khoản thu mang tính chất bù đắp hay là một khoản nộp có tính chất bắt buộc đối
với các thể nhân, pháp nhân do được hưởng một lợi ích hay sử dụng một dịch vụ (công cộng) nào
đó do nhà nước cung cấp. Nó có tính chất hoàn trả trực tiếp. Phí mang tính quyền lực của nhà nước
và do các cơ quan hành pháp ban hành, hoặc do tập quán có tính chất truyền thống hoặc quy ước
địa phương như: quỹ bảo hiểm trật tự, vệ sinh…
b) Lệ phí: Khoản thu của NSNN, vừa mang tính chất phục vụ cho người nộp lệ phí về việc thực
hiện một số thủ tục hành chính, vừa mang tính chất động viên đóng góp cho NSNN, chẳng hạn
như: lệ phí trước bạ, lệ phí chứng thư.
Phân loại phí, lệ phí.
Đứng trên phương diện NSNN, phí – lệ phí được chia thành 2 loại:
- Phí, lệ phí thuộc NSNN.
- Phí ngoài NSNN gồm 3 loại.
+ Phí thuộc các quỹ ngoài NSNN: Các qũy ngoài NSNN như: qũy BHXH, quỹ hưu trí, quỹ bảo vệ
môi trường, qũy quốc gia giải quyết việc làm, qũy hỗ trợ xuất khẩu… Các qũy này được lập hoàn
toàn độc lập với hệ thống NSNN không chịu sự quản lý nhà nước có thẩm quyền được phân cấp
quản lý.
+ Phí thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị, xã hội, Đảng phí, Công Đoàn phí, Đoàn phí…
+ Phí thuộc khu vực tư: Trong nền kinh tế thị trường hàng hóa, dịch vụ công cộng không chỉ khu
vực nhà nước cung cấp mà khu vực tư nhân vẫn được phép thực hiện trên một số lĩnh vực và được
quyền thu phí theo quy định của pháp luật: phí tư vấn, phí thiết kế, phí vệ sinh, học phí, viện phí…

CHƯƠNG 5: DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP.


MỤC TIÊU.
- Nhận biết về tiêu thụ sản phẩm của DN.
- Trình bày được khái niệm về lợi nhuận của DN.
24
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
- Xác định được nội dung lợi nhuận của DN.
- Theo dõi được các loại quỹ trong DN.
- Xác định và vẽ được đồ thị điểm hòa vốn.
- Giải thích được nội dung doanh thu tiêu thụ sản phẩm và các chỉ tiêu về lợi nhuận của DN.
- Tính được doanh thu tiêu thụ SP và lợi nhuận của DN.
- Lập được kế hoạch doanh thu tiêu thụ SP và kế hoạch LN của DN.
- Làm được các BT thực hành về tính doanh thu và LN cho DN.
- Làm được các BTTH về lập kế hoạch doanh thu và LN cho DN.
- Làm được các BT về xác định và phân tích điểm hòa vốn.
- Làm được các BT xác định đòn bẫy kinh doanh.
NỘI DUNG.
1. Tiêu thụ SP và doanh thu tiêu thụ SP.
Tiêu thụ SP của DN.
Khái niệm.
Tiêu thụ là quá trình đưa các loại hàng hóa, sản phẩm vào lưu thông để thực hiện giá trị của nó
thông qua phương thức bán hàng. Qua đây, quá trình tiêu thụ là quá trình chuyển SP, HH từ hình
thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc vòng chu chuyển vốn của DN.
Ý nghĩa.
Thực chất của quá trình tiêu thụ SP là quá trình tìm kiếm doanh thu để bù đắp chi phí và tạo ra
lợi nhuận của DN. Nó góp phần thực hiện tái SX của DN và đẩy mạnh thực hiện vòng quay VLĐ
để thực hiện tiết kiệm vốn. Thông qua quá trình thặng dư của tiêu thụ góp phần phát triển SX, tăng
cường lượng vốn cho SX, bổ sung vốn khen thưởng và phúc lợi của DN.
Doanh thu tiêu thụ SP hàng hóa, DV.
Khái niệm.
Kết thúc quá trình tiêu thụ DN có doanh thu bán hàng. Doanh thu hay còn gọi là thu nhập của
DN đó là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao vụ và dịch vụ của DN.
Nội dung của doanh thu: Gồm 2 bộ phận.
a) Doanh thu bán hàng (thu nhập bán hàng) : doanh thu về bán sản phẩm hàng hóa thuộc những
hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về cung cấp lao vụ và dịch vụ cho khách hàng
theo chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
b) Doanh thu từ các hoạt động khác : bao gồm :
+ Doanh thu do liên doanh liên kết mang lại.
+ Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như : thu về tiền gửi ngân hàng, lãi
về tiền cho vay các đơn vị và các tổ chức khác.
+ Thu nhập từ đầu tư cổ phiếu, trái phiếu.
+ Thu nhập bất thường như thu tiền phát, tiền bồi thường, nợ khó đòi đã chuyển vào thiệt hại.
+ Thu nhập từ các hoạt động khác : thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, giá trị các vật tư, tài
sản thừa trong sản xuất, thu từ bán bản quyền phát minh sáng chế, tiêu thụ những sản phẩm chế
biến từ phế liệu, phế phẩm.
Ý nghĩa của chỉ tiêu doanh thu.
- Doanh thu bán hàng phản ánh quy mô của quá trình sản xuất, phản ánh trình độ tổ chức chỉ
đạo sản xuất kinh doanh của DN. Có được doanh thu chứng toả DN đã sản xuất sản phẩm được
người tiêu dùng chấp nhận về mặt khối lượng, giá trị sử dụng, chất lượng và giá cả phù hợp với thị
hiếu của người tiêu dùng.
- Doanh thu bán hàng còn là nguồn vốn để DN trang trải các khoản chi phí trong quá trình sản
xuất kinh doanh, trả lương, trả thưởng, trích BHXH, nộp các thuế theo luật định.
- Thực hiện được doanh thu bán hàng là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển
vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất sau.
Những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng.
25
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
- Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hoặc lao vụ, dịch vụ cung ứng.
- Kết cấu mặt hàng, mẫu mã càng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì doanh thu càng cao.
- Chất lượng sản phẩm : sản phẩm có chất lượng cao giá bán sẽ cao. Nâng cao chất lượng sản
phẩm và chất lượng cung cấp dịch vụ sẽ tăng thêm giá trị sản phẩm và giá trị dịch vụ tạo điều kiện
tiêu thụ được dễ dàng, nhanh chóng thu được tiền bán hàng, và tăng doanh thu bán hàng.
- Giá bán sản phẩm : DN khi định giá bán sản phẩm hoặc giá cung ứng dịch vụ phải cân nhắc
sao cho giá bán phải bù được phần tư liệu vật chất tiêu hao, đủ trả lương cho người lao động và có
lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư. Thông thường chỉ những sản phẩm, những công trình có tính
chất chiến lược đối với nền kinh tế quốc dân thì nhà nước mới định giá, còn lại do quan hệ cung
cầu trên thị trường quyết định.

2. Điểm hòa vốn và đòn bẫy kinh doanh.


Điểm hòa vốn.
Phân tích hòa vốn.
a) Khái niệm: Phân tích hòa vốn là phương pháp sử dụng để nghiên cứu mối liên hệ giữa doanh
thu, chi phí hoạt động cố định, chi phí hoạt động biến đổi và EBIT tại nhiều mức sản lượng khác
nhau.
b) Phương pháp phân tích hòa vốn.
Phân tích hòa vốn có thể được triển khai bằng đồ thị, bằng phép tính đại số, hay kết hợp cả hai.
* Phân tích hòa vốn theo biểu đồ.
Các chi phí, doanh thu được chấm trên trục tung và sản lượng nằm trên trục hoành.
Hàm số tổng doanh thu S tiêu biểu cho tổng doanh thu tiêu biểu DN thực hiện ở mỗi mức sản
lượng. Tổng chi phí được tính bằng tổng chi phí của định phí F, độc lập với mức sản lượng và các
biến phí gia tăng theo một tỷ lệ không đổi V mỗi đơn vị SP
Điểm hòa vốn xảy ra ở điểm Qo như trong hình 1, nơi mà đường biểu diễn của hàm số tổng
doanh thu và chi phí cắt nhau. Nếu mức sản lượng của một DN thấp hơn điểm hòa vốn, tức là
S<TC, DN chịu lỗ hoạt động, được xác định tại điểm EBIT âm. Nếu mức sản lượng của DN cao
hơn mức hòa vốn, tức S>TC, DN thực hiện được EBIT, được xác định tại điểm EBIT dương.

Doanh thu (Chi phí)

EBIT dương
Điểm hòa vốn TC

EBIT âm

0 Q0 Sản lượng (Q)


Việc xác định điểm hòa vốn của DN trên đồ thị bao gồm 3 bước.
- Vẽ một đường thẳng qua gốc O với một hệ số góc P để biểu diễn hàm số S.
- Vẽ một đường thẳng cắt trục tung ở F và có hệ số góc V biểu diễn hàm số TC.
- Xác định điểm mà 2 đường thẳng S và TC cắt nhau, từ đó vẽ một đường thẳng vuông góc
xuống trục hoành và ghi kết quả Q0.

26
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
* Phân tích hòa vốn bằng các phép tính đại số.
Theo phương pháp đại số, cần cho các hàm số tổng doanh thu và tổng chi phí bằng nhau và giải
phương trình để tìm sản lượng hòa vốn.
Tổng doanh thu bằng giá bán mỗi đơn vị nhân với sản lượng: S = PxQ.
Tổng chi phí hoạt động bằng tổng định phí cộng biến phí: TC = F + (VxQ)
Cho tổng doanh thu và chi phí bằng nhau, thay thế Q = Q0 ta có:
S = TC
Px Q0 = F + VxQ0
F
Q0 =
P–V
Chênh lệch giữa giá bán mỗi đơn vị và biến phí mỗi đơn vị P-V đôi khi được gọi là lãi gộp một
đơn vị. Nó đo lường mỗi đơn vị sản lượng đóng góp bao nhiêu để bù đắp cho các định phí chi ra.
Vì vậy, ta có thể nói rằng sản lượng hòa vốn được tính bằng cách lấy định phí chia cho lãi gộp mỗi
đơn vị.
Định phí
S0 =
Tổng biến phí trong kỳ
1–
Tổng doanh số trong kỳ
Đôi khi các giám đốc tài chính quan tâm đến việc hoạch định mức sản lượng mà ở mức này
DN sẽ đạt được LN mục tiêu. Có thể sử dụng một phương trình tương tự để tính sản lượng mục
tiêu.
Định phí + Lợi nhuận mục tiêu
Sản lượng mục tiêu =
Lãi gộp
c) Một vài hạn chế của phân tích hòa vốn.
Phân tích hòa vốn trên đây trình bày vẫn tồn tại một số hạn chế. Các hạn chế này bắt nguồn từ
các giả thiết được lập trong khi xây dựng mô hình và triển khai các dữ kiện có liên quan.
* Giá bán và biến phí một đơn vị không đổi.
Ta nhớ rằng trong mô hình phân tích hòa vốn bằng đồ thị, giả định giá bán và biến phí mỗi đơn
vị không đổi cho ta liên hệ tuyến tính của các hàm số tổng doanh thu và chi phí. Trên thực tế, các
hàm số này là phi tuyến tính làm DN có thể có nhiều điểm hòa vốn.
* Thành phần của các chi phí hoạt động: Một giả định khác của phân tích hòa vốn là các chi phí có
thể được phân loại thành cố định và biến đổi. Thực ra, các định phí và biến phí tùy thuộc vào các
giai đoạn thời gian liên quan và phạm vi sản lượng đang xem xét. Về lâu dài tất cả các chi phí đều
là biến phí. Ngoài ra, còn có các chi phí một phần là cố định, một phần là biến đổi còn các chi phí
thay đổi từng bước khi sản lượng tăng (tức bán biến phí) và chỉ giữ nguyên không đổi ở phạm vi
tương đối hẹp.
* Tính không chắc chắn: Ta biết giá bán và biến phí ở mỗi đơn vị cũng như định mức ở mỗi mức
sản lượng, các thông số này lệ thuộc vào tính không chắc chắn. Vậy sự hữu dụng về kết quả của
phân tích hòa vốn tùy thuộc tính chính xác của việc ước tính các thông số này.
* Trục thời gian hoạch định ngắn hạn: Phân tích hòa vốn được thực hiện trong một kỳ kế hoạch một
năm hay ít hơn. Tuy nhiên, chỉ có thể nhận ra lợi ích của một vài chi phí ở các kỳ tiếp theo. Để
phân tích hòa vốn trở thành một công cụ đáng tin cậy cho việc lập quyết định, các chi phí hoạt động
của DN phải tương hợp với các doanh thu là kết quả của các chi phí này cho thời kỳ kế hoạch đang
xem xét.
Đòn bẫy kinh doanh.
Rủi ro kinh doanh.
27
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
Rủi ro kinh doanh là tính khả biến hay tính không chắc chắn trong EBIT của 1 DN. RRKD do
nhiều yếu tố gây ra, bao gồm tính khả biến của doanh thu và việc sử dụng ĐBKD.
RRKD bao gồm các yếu tố của RR hệ thống lẫn không hệ thống. VD: tính khả biến do hành vi
chu kỳ kinh doanh là có hệ thống. Tính khả biến do quyết định quản trị đặc thù như đa dạng hóa
các mặt hàng là không hệ thống.
Đòn bẫy kinh doanh.
Trong tài chính, đòn bẫy được định nghĩa là việc DN sử dụng các TS và nợ có CP hoạt động cố
định và CP tài chính cố định trong nỗ lực gia tăng LN tiềm năng cho các cổ đông. Cụ thể đòn bẫy
kinh doanh liên quan đến việc sử dụng TS có định phí.
Tuy nhiên, đòn bẫy là một con dao 2 lưỡi vì nó cũng làm tăng tính khả biến hay RR trong lợi
nhuận của cổ đông. VD nếu một DN đạt được EBIT ít hơn định phí của TS và nợ thì việc sử dụng
đòn bẫy có thể làm giảm LN cho các cổ đông.
ĐBKD dùng các chi phí hoạt động cố định làm điểm tựa. Khi một DN dùng các CP hoạt động
cố định, một thay đổi trong doanh thu cũng được phóng đại thành một thay đổi tương đối lớn hơn
trong lãi trước thuế và lãi vay (EBIT). Tác động số nhân này của việc sử dụng các CP hoạt động cố
định được gọi là độ nghiêng ĐBKD.
Vậy độ nghiêng ĐBKD (DOL) của 1 DN được định nghĩa là tác động số nhân của việc sử dụng
CP hoạt động cố định. Cụ thể hơn, DOL có thể được tính như phần trăm thay đổi trong lãi trước
thuế và lãi vay (EBIT) do 1 phần trăm thay đổi cho sẵn trong doanh thu (sản lượng).

Phần trăm thay đổi trong EBIT


DOL tại X =
Phần trăm thay đổi trong doanh thu
Ta có thể viết lại phương trình này như sau:
ΔEBIT/EBIT
DOL taị X =
Δdoanh thu/doanh thu
Với ΔEBIT và Δdoanh thu là thay đổi trong EBIT và doanh thu.
* Một số CT khác dùng để tính DOL:
Doanh thu – Biến phí
DOL =
EBIT
Qx (P-V)
DOL tại X =
Qx (P-V) – F
Đối với DN kinh doanh nhiều loại SP, DOL được tính bằng cách:
EBIT + F
DOL tại X =
EBIT
* Độ nghiêng ĐBKD sẽ tiến đến cực đại khi DN tiến gần đến hoạt động ở mức sản lượng hòa vốn.
3. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận trong DN.
3.1. Khái niệm.
Lợi nhuận của DN là số chênh lệch của doanh thu với giá trị vốn của hàng bán, chi phí lưu
thông, chi phí quản lý. Nói cách khác, LN là số chênh lệch giữa doanh thu và giá thành toàn bộ SP
tiêu thụ trong kỳ.
3.2. Nội dung.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, DN thường đầu tư vốn vào nhiều lĩnh vực khác nhau,
nên lợi nhuận cũng được tạo ra từ nhiều hoạt động khác nhau :
28
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
- Lợi nhuận về nghiệp vụ sản xuất kinh doanh : là lợi nhuận có được từ hoạt động sản xuất kinh
doanh theo đúng chức năng của DN.
- Lợi nhuận về nghiệp vụ hoạt động liên doanh liên kết.
- Lợi nhuận về hoạt động tài chính : thu lãi tiền gửi, thu lãi bán ngoại tệ, thu cho thuê TSCĐ,
thu đầu tư trái phiếu, cổ phiếu.
- Lợi nhuận khác : lợi nhuận thu được từ các hoạt động bất thường như thu tiền phạt, tiền bồi
thường do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu được các khoản nợ khó đòi mà trước đây đã chuyển
vào thiệt hại, những khoản lợi nhuận bị ghi sót những năm trước nay mới phát hiện.
* Ý nghĩa của chỉ tiêu LN:
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động
sản xuất kinh doanh của DN.
- Lợi nhuận là nguồn vốn cơ bản để tái đầu tư trong phạm vi DN và trong nền kinh tế quốc dân.
- Lợi nhuận là đòn bẩy tài chính hữu hiệu thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
3.3. Các chỉ tiêu về lợi nhuận.
Tổng số lợi nhuận không dùng để so sánh thành tích giữa các DN với nhau, mà còn phải tính
đến quy mô của DN về vốn, về chi phí, về doanh thu v.v...Cho nên để đánh giá chất lượng công
tác của DN người ta còn dùng chỉ tiêu lợi nhuận tương đối tức là tỷ suất lợi nhuận. Các loại tỷ suất
lợi nhuận :
3.3.1. Tỷ suất lợi nhuận giá thành.

- P/Z : tỷ suất lợi nhuận giá thành.


- P : lợi nhuận tiêu thụ.
- Ztt : giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ.
Chỉ tiêu này phản ánh sự ảnh hưởng của chỉ tiêu giá thành đến kết quả hoạt động của DN.
3.3.2. Tỷ suất lợi nhuận vốn sản xuất kinh doanh.

- P/V : tỷ suất lợi nhuận vốn sản xuất kinh doanh.


- Vốn sản xuất kinh doanh bình quân trong kỳ bao gồm VCĐ + VLĐ.
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của DN.

3.3.3. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng.

- P/dt : tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận đạt được trên cơ
sở kết quả kinh doanh của DN. Ngoài ra do yêu cầu quản lý người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu
tỷ suất lợi nhuận khác như tỷ suất lợi nhuận chi phí bán hàng, tỷ suất lợi nhuận giá vốn hàng
hóav.v...
3.4. Kế hoạch hóa lợi nhuận.
Hiện nay phương pháp phổ biến thường dùng để tính lợi nhuận là phương pháp trực tiếp. Công
thức tính như sau : P = DT - Ztt – Thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp. Trong đó :
P : lợi nhuận tiêu thụ hay còn gọi là lợi nhuận trước thuế thu nhập DN (lợi nhuận chịu thuế).
DT : doanh thu bán hàng kỳ kế hoạch.
Ztt : giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. Trong đó : Ztt = Zsx + Pl + PQ
29
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
Zsx : giá thành sản xuất sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ.
Pl : chi phí lưu thông (chi phí bán hàng).
PQ : chi phí quản lý.
* Giá thành sản xuất sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ : Zsx = (Sđ x Zsx đơn vị SP năm
BC) + (Sx - Sc) x ZSX đơn vị SP năm KH
Hoặc : ZSX = (Sđ x ZSX đơn vị SP năm BC) + (ST - Sđ) x ZSX đơn vị SP năm KH
- Thuế GTGT phải nộp = DT chịu thuế x Tỷ lệ GTGT x Thuế suất thuế GTGT.
- Thuế thu nhập DN phải nộp = Lợi nhuận chịu thuế (lợi nhuận tiêu thụ) x thuế suất thuế
TNDN
- Lợi nhuận còn lại = Lợi nhuận tiêu thụ - Thuế TNDN
3.5. Phân phối lợi nhuận của DN.
Chính sách phân phối lợi nhuận có ý nghĩa rất lớn đối với DN. Mỗi DN có những chính sách
riêng nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình. Sự thay đổi trong chính sách phân phối
lợi nhuận sẽ ảnh hưởng đến sự biến động giá cả của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, ảnh
hưởng đến thu nhập của các cổ đông.
3.5.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phân phối lợi nhuận.
- Các quy định về mặt pháp lý của nhà nước.
- Khả năng thanh toán ngay cân đối với các khoản dự kiến đầu tư và chi trả lợi nhuận cho các
cổ đông.
- Các dự tính tăng trưởng vốn, tài sản của DN.
- Nhu cầu trả các khoản nợ đến hạn của DN.
- Xem xét đến khả năng thâm nhập thị trường vốn.
- Khi phân phối phải đảm bảo quyền kiểm soát của công ty.
- Xem xét đến nguồn thu nhập của các cổ đông với việc đóng thuế thu nhập cá nhân.
Hiện nay các DN sử dụng một số chính sách phân phối lợi nhuận như sau :
* Xác định tỷ lệ phân phối lợi nhuận : đối với DN có mức lợi nhuận ổn định thì xác định một tỷ
lệ phân phối ổn định dựa vào điều lệ hoạt động và khả năng tái đầu tư của DN.
* Đối với DN có mức lợi nhuận không ổn định có hai cách xử lý :
+ Tiền lời được chia phải có tốc độ tăng thấp hơn so với tốc độ tăng của lợi nhuận.
+ Tiền lời được chia phải có tốc độ giảm thấp hơn so với tốc độ giảm của lợi nhuận.
3.5.2. Các hình thức chi trả lợi nhuận.
- Trả bằng tiền mặt.
- Trả bằng cổ phiếu : DN sẽ trả lợi nhuận cho cổ đông dưới hình thức cổ phiếu mới phát hành.
Hình thức này được xem như một cách để huy động tăng vốn của DN.
- Trả bằng tài sản : DN sẽ trả cho cổ đông lợi nhuận bằng tài sản của công ty dưới hình thức là
sản phẩm hay các tài sản khác hiện có của công ty (hình thức này ít khi sử dụng).
3.5.3. Các loại hình DN thực hiện phân phối lợi nhuận.
a) Đối với DN nhà nước.
Sơ đồ phân phối lợi nhuận

30
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng

Phần lợi tức còn lại trích lập các quỹ của DN theo quy định của thông tư 70 TC/TCDN ngày
5/11/96 theo các tỷ lệ như sau :
- Quỹ đầu tư phát triển : trích từ 50% trở lên, không hạn chế mức tối đa.
- Quỹ dự phòng tài chính : trích 10%, Số dư của quỹ này không vượt quá 25% vốn điều lệ của
Doanh nghiệp.
- Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm trích 5%, số dư của quỹ này không vượt quá 6 tháng
lương thực hiện của Doanh nghiệp.
- Số lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ nói trên được trích lập quỹ khen thưởng và phúc
lợi theo quy định như sau :
* Được trích vào 2 quỹ này tối đa bằng 3 tháng lương thực hiện nếu tỷ suất lợi nhuận thực hiện
trên vốn Nhà nước năm nay không thấp hơn năm trước.
* Trường hợp tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn Nhà nước năm nay thấp hơn năm trước thì
chỉ được trích vào 2 quỹ này tối đa bằng 2 tháng lương thực hiện.
Tỷ lệ trích vào mỗi quỹ do hội đồng quản trị hoặc giám đốc quyết định sau khi tham khảo ý
kiến của công đoàn DN. Trường hợp số dư các quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng mất việc làm
đã đạt mức khống chế, quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng đã trích đủ theo mức quy định thì chuyển
số lợi tức còn lại vào quỹ đầu tư phát triển.
b) Đối với các DN khác : về cơ bản cơ cấu phân phối gần giống như đối với DN nhà nước.
- Đối với DN tư nhân : sau khi nộp thuế cho nhà nước, khấu trừ các khoản chi phí bất hợp lệ,
phần còn lại sẽ do chủ DN quyết định.
- Đối với công ty cổ phần hoặc công ty liên doanh : lợi nhuận sau khi nộp thuế thu nhập DN,
trừ các khoản chi phí bất hợp lệ, phần còn lại trích ra một phần để lập quỹ dự trữ nhằm tài trợ cho
nhu cầu tăng vốn hoặc đề phòng sự biến động của chỉ tiêu lợi nhuận trong kỳ tới. Số còn lại dùng
để phân phối lợi tức cho cổ đông (chia cổ tức). Cổ tức cao là điều mà các nhà đầu tư mong đợi, tuy
nhiên nếu cổ tức cao có nghĩa lợi nhuận dự trữ sẽ thấp, do đó tốc độ tăng trưởng của DN sẽ thấp và
làm cho giá cổ phiếu và lợi nhuận đạt được trong tương lai thấp. Vì vậy trong quá trình phân phối
lợi nhuận phải xác lập tỷ lệ phân phối lợi nhuận hợp lý nhằm không ngừng nâng cao giá trị của
31
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
DN. Tỷ lệ trích lập các quỹ sẽ do hội đồng quản trị quyết định dựa trên điều lệ hoạt động của công
ty.
3.6. Biện pháp tăng lợi nhuận.
Việc tăng thêm lợi nhuận có ý nghĩa rất lớn đối với DN và nhà nước, vì vậy các DN thường
xuyên tìm mọi biện pháp khai thác hết khả năng tiềm tàng trong DN nhằm đạt mức lợi nhuận hợp
lý và cao nhất. Phương hướng chủ yếu :
3.6.1. Tăng doanh thu: Biện pháp cụ thể là tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, nâng
cao chất lượng sản phẩm, kiểu dáng và bao bì sản phẩm thích hợp thị hiếu người tiêu dùng, tăng
cường công tác tiếp thị, quảng cáo cho sản phẩm của DN, thay đổi kết cấu mặt hàng hoặc giá cả
sản phẩm.
3.6.2. Hạ thấp giá thành sản phẩm hoặc giá vốn hàng bán: Biện pháp cụ thể là nâng cao năng suất
lao động, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, tận dụng công suất máy móc thiết bị, giảm các khoản
chi phí thiệt hại cho sản xuất, tiết kiệm chi phí quản lý.
3.6.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh: cụ thể là nâng cao hiệu quả sử dụng
TSCĐ và hiệu suất luân chuyển vốn lưu động.
- Sử dụng có hiệu quả TSCĐ làm năng suất lao động được nâng cao, số lượng sản phẩm sản
xuất được nhiều, giảm bớt được tiền khấu hao trên một đơn vị SP, dẫn đến giá thành hạ và lợi
nhuận sẽ tăng.
- Nâng cao hiệu suất luân chuyển vốn lưu động có thể thúc đẩy sản xuất và cung tiêu hợp lý,
rút ngắn quá trình sản xuất và tiêu thụ, DN thực hiện được thu nhập bán hàng nhanh, đồng thời tiết
kiệm được phí tổn bảo quản, giảm bớt được tổn thất và giảm bớt lãi vay ngân hàng.
3.7. Các loại quỹ của doanh nghiệp.
3.7.1. Qũy đầu tư phát triển.
Được trích lập từ lợi nhuận sau thuế TNDN và được sử dụng vào việc đầu tư mở rộng quy mô sản
xuất, kinh doanh hoặc đầu tư chiều sâu của DN.
3.7.2. Qũy dự phòng tài chính.
Qũy dự phòng tài chính dùng để phản ánh số hiện có và tình hình trích lập, sử dụng Qũy dự phòng
tài chính của DN. Qũy dự phòng tài chính được trích từ LN sau thuế TNDN.
3.7.3. Lợi nhuận chưa phân phối.
Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh (lãi, lỗ) sau thuế TNDN và tình hình phân chia LN hoặc xử
lý lỗ của DN.
3.7.4. Qũy khen thưởng, phúc lợi.
Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được trích từ lợi nhuận sau thuế TNDN của doanh nghiệp để dùng
cho công tác khen thưởng, khuyến khích lợi ích vật chất, phục vụ nhu cầu phúc lợi công cộng, cải
thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
3.7.5. Nguồn vốn đầu tư, xây dựng cơ bản.
Nguồn vốn đầu tư XDCB của doanh nghiệp được hình thành do Ngân sách cấp hoặc đơn vị cấp
trên cấp.
Vốn đầu tư XDCB của đơn vị được dùng cho việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở trộng cơ sở sản
xuất, kinh doanh và mua sắm TSCĐ để đổi mới công nghệ. Công tác đầu tư XDCB ở doanh nghiệp
phải chấp hành và tôn trọng quy định về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản hiện hành.
Mỗi khi công tác xây dựng và mua sắm TSCĐ hoàn thành, tài sản được bàn giao đưa vào sử dụng
cho sản xuất, kinh doanh, kế toán phải tiến hành các thủ tục quyết toán vốn đầu tư của từng công
trình, hạng mục công trình. Khi quyết toán vốn đầu tư được duyệt, kế toán phải ghi giảm nguồn vốn
đầu tư XDCB, ghi tăng nguồn vốn kinh doanh.

CHƯƠNG 6: KẾ HOẠCH HÓA TÀI CHÍNH.


MỤC TIÊU.
- Hệ thống được các kế hoạch tài chính của DN.
32
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
- Liệt kê được các kế hoạch tài chính cần lập trong năm.
- Giải thích và tính được các hệ số tài chính trong DN.
- Đánh giá được tình hình tài chính của DN.
- Làm các BTTH lập bảng cân đối TS theo các chỉ tiêu tài chính đặc trưng.
- Lập được các kế hoạch tài chính DN.
NỘI DUNG.
1. Phân tích tài chính, tiền đề của kế hoạch tài chính.
Các nhà phân tích tài chính tính toán một vài chỉ số TC chủ yếu để đo lường thành quả của công ty.
Phân tích các hệ số tài chính của DN.
Hầu hết các chỉ số TC đều có những cái tên mô tả cho người sử dụng nhận biết làm thế nào để tính
toán các tỷ số ấy hoặc làm thế nào để có thể hiểu được giá trị của nó.
Các loại tỷ số TC quan trọng nhất là:
- Hệ số khả năng thanh toán của DN.
- Hệ số về hoạt động.
- Hệ số về đòn bẫy.
- Hệ số sinh lời.
- Hệ số giá trị thị trường.
Hệ số khả năng thanh toán của DN.
a) Tỷ số thanh toán hiện hành: Cho thấy DN có bao nhiêu TS có thể chuyển đổi thành tiền mặt để
đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này đo lường khả năng trả nợ của DN.
Tài sản lưu động
Tỷ số thanh toán hiện hành (Rc) =
Nợ ngắn hạn
TSLĐ bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư TC ngắn hạn bao gồm: CK thị trường, các khoản
phải thu, hàng tồn kho và TSLĐ khác.
Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm gồm vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn phải trả và
các khoản phải trả khác.
Tỷ số này chấp nhận được hay không tùy thuộc vào so sánh với các công ty cạnh tranh hoặc so
sánh với các năm trước để thấy rõ tiến bộ hay giảm sút.
Nếu tỷ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và là dấu hiệu báo trước
những khó khăn TC sẽ xảy ra. Nếu tỷ số thanh toán hịên hành cao nghĩa là DN luôn sẵn sàng thanh
toán các khoản nợ. Nhưng nếu tỷ lệ thanh toán hiện hành quá cao làm giảm hiệu quả hoạt động vì
DN đầu tư quá nhiều vào TSLĐ hay nói cách khác việc quản lý TSLĐ không hiệu quả.
b) Tỷ số thanh tóan nhanh: Cho thấy khả năng thanh toán thực sự của DN, được tính tóan dựa trên
TSLĐ có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng được gọi là TS có tính thanh khoản
bao gồm tất cả TSLĐ trừ hàng tồn kho.

TSLĐ – hàng tồn kho


Tỷ số thanh toán nhanh (Rq) =
Nợ ngắn hạn
Hệ số hoạt động.
Đo lường hoạt động kinh doanh của một công ty.
a) Số vòng quay khoản phải thu.
Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ, các KPT quay được một vòng.
Doanh thu thuần
Vòng quay các KPT =
Các khoản phải thu
Các khỏan phải thu là những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền về do công ty thực hiện chính sách
bán chịu và các khỏan tạm ứng chưa thanh toán, khoản trả trước cho người bán.
33
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
Tỷ số này có thể biểu hiện ở trạng thái khác đó là kỳ thu tiền bình quân tức là số ngày mà DN thu
hồi được nợ.
Các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu bình quân một ngày
Số vòng quay các KPT hay kỳ thu tiền bình quân của DN cao hay thấp tùy thuộc vào chính sách
bán chịu của DN. Nếu vòng quay thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn bị chiếm dụng nhiều.
Nhưng nếu số vòng quay cao thì sẽ giảm sức cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu.
b) Sô vòng quay hàng tồn kho.
Là tiêu chuẩn đánh giá DN sử dụng HTK của mình hiệu quả như thế nào.
Doanh thu thuần
Vòng quay HTK =
Hàng tồn kho
Số vòng luân chuyển HTK cao hay thấp phụ thuộc vào đặc điểm của ngành kinh doanh. Nếu DN
sản xuất rượu vang với vòng luân chuyển quá ngắn thì rượu chưa thích hợp để uống. Còn nếu DN
kinh doanh rau quả tươi vòng quay HTK quá cao thì rõ ràng hàng hóa chưa kịp bán đã hư hỏng.
c) Hiệu suất sử dụng TSCĐ.
Cho ta biết 1$ TSCĐ tạo được bao nhiêu doanh thu.
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Tài sản cố định
Muốn đánh giá việc sử dụng TSCĐ có hiệu quả hay không phải so sánh chỉ tiêu này với DN khác
cùng ngành hoặc so sánh với các thời kỳ trước.
d) Hiệu suất sử dụng toàn bô TS.
Đo lường 1$ TS tham gia vào quá trình SXKD tạo ra được bao nhiêu $ doanh thu.
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng toàn bộ TS =
Toàn bộ TS
Nếu chỉ số này cao cho thấy DN đang hoạt động gần hết công suất và khó có thể mở rộng nếu
không đầu tư thêm vốn
e) Hiệu suất sử dụng VCP.
Là chỉ tiêu rất hữu ích trong việc phân tích khía cạnh tài chính của DN, đo lường mối quan hệ giữa
doanh thu và VCP.

Doanh thu thuần


Hiệu suất sử dụng VCP =
Vốn cổ phần
Hệ số đòn bẫy tài chính.
Đánh giá mức độ mà một DN tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay.
a) Tỷ số nợ trên TS: Cho thấy bao nhiêu phần trăm TS của DN được tài trợ bằng vốn vay.
Tổng nợ
Tỷ số nợ =
Tổng tài sản
Tổng nợ bao gồm toàn bộ khỏan nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báo cáo TC gồm: các
khoản phải trả, vay ngắn hạn, nợ dài hạn do đi vay hay phát hành trái phiếu dài hạn.
b) Tỷ số nợ trên VCP.
Tổng nợ
Tỷ số nợ trên VCP =
34
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
Vốn cổ phần
c) Tỷ số tổng TS trên VCP.
Cho thấy tổng TS của công ty gấp mấy lần khỏan nợ dài hạn là VCP.
Toàn bộ tài sản
Tỷ số tổng TS trên VCP =
Vốn cổ phần
d) Khả năng thanh toán lãi vay.
Lãi vay hàng năm là chi phí tài chính cố định và chúng ta muốn biết DN sẵn sàng chi trả đến mức
nào. Tỷ số này đo lường mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay
hàng năm như thế nào.
Lãi trước thuế và lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay =
Lãi vay
Phần tử số phản ánh số tiền mà DN sử dụng để trả lãi vay trong năm. Phần mẫu số là lãi vay bao
gồm cả lãi cho các khoản vay ngắn hạn và dài hạn kể cả lãi do phát hành trái phiếu.
1.3.4. Tỷ số sinh lời.
Đo lường thu nhập của doanh thu với các nhân tố khác như doanh thu, lợi nhuận, tổng TS, vốn cổ
phần.
a) Tỷ số sinh lợi trên doanh thu.
Nói lên 1$ doanh thu tạo ra được bao nhiêu $ LN.
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu =
Doanh thu thuần
b) Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA).
Đo lường khả năng sinh lời trên 1$ vốn đầu tư vào DN.
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất sinh lợi trên tổng TS = x 100
Toàn bộ tài sản
c) Tỷ suất sinh lợi trên VCP (ROE).
Đây là chỉ số được nhà đầu tư quan tâm nhất vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của 1$ vốn bỏ ra đầu
tư vào DN.

Lợi nhuận ròng


Tỷ suất sinh lợi trên VCP = x 100
Vốn cổ phẩn
1.3.5. Tỷ số giá thi trường.
Các NĐT cổ phần đặc biệt quan tâm đến vài giá trị mà có ảnh hưởng mạnh đến giá trị thị trường
của CP như:
a) Thu nhập mỗi cổ phần (EPS): Là yếu tố quan trọng nhất quyết định giá trị mỗi CP, vì nó đo
lường mức thu nhập chứa đựng trong mỗi CP hay nói cách khác nó thể hiện thu nhập mà NĐT
có được do mua CP.
Thu nhập ròng của cổ đông thường
Thu nhâp mỗi CP =
Số lượng CP thường
b) Tỷ lệ chi trả cổ tức.
Cổ tức mỗi CP
Tỷ lệ chi trả cổ tức =
Thu nhập mỗi CP
35
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
Trong đó:
Tổng cổ tức
Cổ tức mỗi CP =
Số lượng CP thường
Chỉ tiêu chi trả cố tức nói lên DN chi trả phần lớn thu nhập cho cổ đông hay giữ lại để tái đầu tư.
Đây là một nhân tố quyết định đến giá trị thị trường của cổ phần.
Từ đó ta tính được: Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại = 1 – tỷ lệ chi trả cổ tức.
c) Tỷ số giá thị trường trên thu nhập (P/E).
Giá trị thị trường mỗi cổ phần
Tỷ số giá thị trường trên thu nhập =
Thu nhập mỗi cổ phần
Đây cũng là chỉ tiêu mà NĐT quan tâm vì nó thể hiện giá cổ phần đắt hay rẻ so với thu nhập.
d) Tỷ suất cổ tức.
Cổ tức mỗi cổ phần
Tỷ suất cổ tức =
Giá trị thị trường mỗi cổ phần
Cho biết cổ tức của DN chiếm tỷ trọng bao nhiêu so với giá trị thị trường của cổ phần.
Thu nhập của NĐT gồm 2 phần: cổ tức và chênh lệch giá do chuyển nhượng cổ phần. Nếu tỷ suất
của một CP thấp điều đó chưa hẳn là xấu vì NĐT có thể chấp nhận tỷ lệ chi trả cổ tức thấp để dành
phần lớn LN tái đầu tư.
Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.
Báo cáo dòng tiền cho thấy tóm lược dòng tiền trong một thời kỳ. Báo cáo dòng tiền còn được gọi
là báo cáo nguồn và sử dụng nguồn, thể hiện một cái nhìn về dòng tiền hoạt động, dòng tiền đầu tư,
dòng tiền tài trợ. Những dòng tiền này nhất quán với những thay đổi trong tiền mặt và chứng khoán
thị trường trong suốt một thời kỳ.
Dòng tiền của DN được hình thành từ 3 hoạt động.
Hoạt động kinh doanh – Dòng tiền hoạt động.
Hoạt động đầu tư – Dòng tiền đầu tư.
Hoạt động tài trợ - Dòng tiền tài trợ.
1.2.1.. Dòng tiền hoạt động: Là dòng tiền vào và ra có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất và tiêu
thụ hàng hóa hoặc dịch vụ. Những dòng tiền này được thu thập từ báo cáo thu nhập hoặc trên các
giao dịch hiện tại trên tài khoản kế toán phát sinh trong một thời kỳ. Mặc dù việc vay nợ thuộc
dòng tiền tài trợ nhưng chi phí chi trả lãi vay lại thuộc dòng tiền hoạt động. Sở dĩ như thế là do chi
phí chi trả lãi vay được xem như chi phí để duy trì hoạt động kinh doanh của DN và được hạch toán
vào chi phí trước khi tính thuế TNDN. Lưu ý trong chuẩn mực kế toán VN, các dòng tiền liên quan
đến hoạt động mua bán chứng khoán vì mục đích thương mại được phân loại từ hoạt động kinh
doanh.
Nội dung phân định dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.
Dòng chi Dòng thu
- Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. - Tiền cung cấp từ hoạt động bán hàng và cung
cấp dịch vụ.
- Tiền chi trả cho người lao động về tiền lương, tiền - Tiền thu được từ doanh thu khác (tiền bản
thưởng, trả hộ người lao động về bảo hiểm, trợ cấp... quyền, phí, hoa hồng và các khoản khác trừ các
- Tiền chi trả lãi vay. khỏan thu được được xác định là luồng tiền từ
họat động đầu tư và tài trợ).
- Tiền chi nộp thuế TNDN. - Tiền thu do được hoàn thuế.
- Tiền chi trả công ty bảo hiểm về phí bảo hiểm, tiền
bồi thường và các khoản tiền khác theo hợp đồng
bảo hiểm.
36
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
- Tiền chi trả do bị phạt, bị bồi thường do DN vi - Tiền thu do được khách hàng vi phạm hợp đồng
phạm hợp đồng kinh tế. kinh tế bồi thường.
1.2.2. Dòng tiền đầu tư.
Là dòng tiền gắn với việc mua bán TSCĐ và các khoản tham gia đầu tư của DN. Thuật ngữ tham
gia đầu tư chỉ hàm ý đầu tư góp vốn và thu hồi vốn góp, tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận
nhận được. Vậy, các khoản thu nhập (hoặc chi ra) từ việc bán các công cụ nợ hoặc cổ phiếu vì mục
đích thương mại không được xem là dòng tiền đầu tư.
Dòng chi Dòng thu
- Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các TS - Tiền thu từ việc thanh lý, nhường bán TSCĐ và
dài hạn khác, bao gồm cả những khỏan tiền chỉ TS dài hạn khác.
liên quan đến chi phí triển khai đã được vốn hóa là
TSCĐ vô hình.
- Tiền chi cho vay đối với bên khác, trừ tiền chi - Tiền thu hồi cho vay đối với bên khác, trừ tiền thu
cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ hồi cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và các
chức tài chính. tổ chức tài chính.
- Tiền chi mua các công cụ nợ của các đơn vị - Tiền thu do bán lại các công cụ nợ của các đơn vị
khác, trừ tiền chi mua các công cụ nợ được coi là khác, trừ trường hợp thu tiền từ bán các công cụ nợ
các khoản tương đương tiền và mua các công cụ được coi là các khoản tương đương tiền và bán các
nợ dùng cho mục đích thương mại. công cụ nợ dùng cho mục đích thương mại.
- Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ - Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ
trường hợp tiền chi mua cổ phiếu vì mục đích trường hợp tiền thu từ bán lại cổ phiếu đã mua vì
thương mại. mục đích thương mại.
- Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận nhận
được.
1.2.3. Dòng tiền tài trợ.
Là kết quả từ các quyết định tài trợ bằng vốn vay và vốn cổ phần trong các quyết định tài trợ
của DN mà chúng ta đã nghiên cứu. Cụ thể các hoạt động này liên quan đến dòng tiền từ việc vay nợ và
hoàn trả khoản vay (hoặc là trên các khoản nợ ngắn hạn hoặc là trên các khoản nợ dài hạn) và chúng
tạo ra những thay đổi tương ứng trong dòng tiền thu vào và chi ra. Tương tự, việc bán cổ phiếu sẽ tạo
ra dòng tiền thu vào và thanh toán cổ tức cũng như mua cổ phiếu tạo ra dòng tiền chi ra.
Dòng chi. Dòng thu.
- Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại - Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp
cổ phiếu của chính DN đã phát hành. chủ sở hữu.
- Tiền chi trả các khoản nợ gốc đã vay. - Tiền thu từ các khoản đi vay ngắn hạn, dài hạn
- Tiền chi trả nợ thuê tài chính.
- Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu.
Tổng hợp lại, dòng tiền hoạt động, dòng tiền đầu tư, dòng tiền tài trợ trong một thời kỳ nào đó sẽ
tác động đến số dư tiền mặt, chứng khoán thị trường của DN.
2. Kế hoạch tài chính.
Tầm quan trọng và nội dung kế hoạch tài chính.
Tầm quan trọng của kế hoạch tài chính.
Các giám đốc tài chính luôn quan tâm đến hiệu ứng tổng thể của quyết định đầu tư và quyết định tài
trợ. Tiến trình này gọi là “lập kế hoạch tài chính” và kết quả cuối cùng là bản “kế hoạch tài chính”.
Lập kế hoạch tài chính rất cần thiết bởi vì các quyết định đầu tư, tài trợ và cổ tức luôn tương tác lẫn
nhau và không nên được xem xét riêng lẻ. Nói một cách khác, tổng hợp chung cả hai quyết định
này có kết quả có thể nhiều hơn hoặc ít hơn cả hai phần cộng lại.
Kế hoạch cũng giúp các giám đốc tài chính tránh được các bất ngờ và sẽ chủ động phản ứng như
thế nào khi những sự kiện bất ngờ không thể tránh được xảy ra.

37
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
Kế hoạch tài chính giúp thiết lập những mục tiêu nhất quán để khuyến khích các giám đốc và cung
cấp những tiêu chuẩn cho việc đo lường thành quả hoạt động.
Nội dung kế hoạch tài chính.
a) Kế hoạch tài chính là một quá trình gồm:
- Phân tích các giải pháp đầu tư, tài trợ và cổ tức mà DN có thể lựa chọn.
- Dự kiến các kết quả tương lai của các quyết định hiện tại để tránh các bất ngờ và hiểu được
mối liên hệ giữa các quyết định hiện tại và tương lai.
- Quyết định nên chọn giải pháp nào (Những quyết định này được thể hiện trong kế hoạch tài
chính cuối cùng)
- Đo lường thành quả đạt được sau này so với các mục tiêu đề ra trong kế hoạch tài chính.
Dĩ nhiên, có nhiều loại kế hoạch. Kế hoạch tài chính ngắn hạn thường không quá 12 tháng sắp tới,
DN luôn mong muốn đoán chắc rằng mình có đủ tiền mặt để thanh toán hóa đơn, các khoản vay và
cho vay ngắn hạn được dàn xếp theo cách có lợi cho mình. Loại thứ hai là kế hoạch tài chính dài
hạn, thường là 5 năm, mặc dù có nhiều DN lập kế hoạch xa hơn 10 năm hay hơn nữa.
b) Những nội dung của một kế hoạch tài chính hoàn tất:
Một kế hoạch tài chính hoàn tất cho một DN lớn là một tài liệu khổng lồ. Một kế hoạch của một
DN nhỏ hơn có thể cùng các thành phẩm nhưng ít chi tiết hơn và ít tài liệu hơn. Đối với các DN
nhỏ nhất, mới thành lập, kế hoạch tài chính có thể hoàn toàn nằm trong đầu giám đốc tài chính. Tuy
nhiên, các thành phần căn bản của các kế hoạch đều giống nhau, dù tầm cỡ các DN lớn nhỏ thế nào.
Kế hoạch tài chính sẽ dự báo các bảng kế toán, bảng báo cáo thu nhập và các báo cáo nguồn và sử
dụng nguồn. Bởi vì các tài liệu này thể hiện các mục tiêu tài chính của DN nên chúng có thể là
những dự báo hơi không được chính xác cho lắm. Các con số về lợi nhuận trong kế hoạch có thể
nằm đâu đó giữa một dự báo trung thực và con số lợi nhuận mà cấp điều hành hy vọng đạt được.
Kế hoạch tài chính cũng sẽ trình bày chi tiêu vốn dự kiến, thường chia ra thành từng loại. VD: đầu
tư thay thế, đầu tư mở rộng, đầu tư cho sản phẩm mới, cho các chỉ tiêu bắt buộc khác và theo bộ
phận hay ngành kinh doanh. Sẽ có một phần trình bày lý do tại sao những chi tiêu vốn này lại cần
cho đầu tư và trình bày các chiến lược kinh doanh sẽ được sử dụng để đạt được những mục tiêu tài
chính này. Phần trình bày này cũng đề cập những lĩnh vực như nỗ lực nghiên cứu và phát triển, các
bước cải thiện năng suất và thiết kế và tiếp thị sản phẩm mới, chiến lược định giá…
Phần trình bày này ghi lại kết quả cuối cùng của các cuộc thảo luận và thương lượng của các giám
đốc kinh doanh, ban chuyên viên và cấp điều hành cao nhất, nhằm bảo đảm tất cả mọi người có liên
quan đến việc lập kế hoạch đều hiểu được cần làm gì.
Trình tự và căn cứ lập kế hoạch tài chính.
Các yêu cầu để lập kế hoạch có hiệu quả tùy theo mục đích của kế hoạch và kết quả cuối cùng
mong muốn. Có 3 điểm đáng được nhấn mạnh:
Dự báo.
DN sẽ không bao giờ có được các dự báo hoàn tòan chính xác, vì nếu có thì việc lập kế hoạch sẽ
không cần thiết đến như vậy. Vấn đề là DN cần phải dự báo một cách tốt nhất có thể được.
Không nên xem nhẹ tầm quan trọng của việc dự báo xuống thành một công việc máy móc. VD: thu
nhập thường đi theo một hướng ngẫu nhiên, vì vậy suy diễn một cách đơn giản từ tăng trưởng thu
nhập trong quá trình này sẽ không đạt hiệu quả.
Để bổ sung các phán đoán của mình, các nhà dự báo dựa trên nhiều nguồn dữ liệu và phương pháp
dự báo khác nhau. VD: dự báo môi trường kinh tế và công nghiệp có thể bao gồm việc sử dụng các
mô hình thống kê và kinh tế. Dự báo nhu cầu sẽ phản ánh một phần các dự báo này về môi trường
kinh tế. Nhưng các dự báo này lại có thể dựa trên các mô hình chính thức mà các chuyên gia tiếp
thị đã triển khai để dự báo hành vi của người mua hay dựa trên các cuộc điều tra về người tiêu dùng
mới đây mà DN có được.
Bởi vì thông tin và nhân sự chuyên môn nằm rải rác trong DN, lập kế hoạch TC hiệu quả đòi hỏi
những thủ tục hành chính để đảm bảo không bỏ qua thông tin này. Cũng vậy, đôi khi cần trợ giúp
38
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
bên ngoài. Có một ngành hoạt động đang rất phát đạt, đó là các DN chuyên chuẩn bị các dự báo
kinh tế vĩ mô và công nghiệp cho các DN sử dụng.
Các DN thường thích thực hiện việc lập kế hoạch riêng lẻ một mình và bỏ qua sự kiện là các đối
thủ cạnh tranh cũng đang triển khai kế hoạch của họ. VD: khả năng của bạn có thể thực hiện một kế
hoạch tăng trưởng tiến công và gia tăng thị phần tùy thuộc vào điều mà đối thủ cạnh tranh mình có
thể làm. Có thể tổng quát hóa như sau: Khi tập hợp các dự báo các DN, đừng chấp nhận giá trị bề
mặt của nó, hãy thăm dò phía sau những dự báo này và cố gắng nhận diện những dự báo này dựa
trên mô hình kinh tế nào?
Tìm kiếm kế hoạch tài chính tối ưu.
Các giám đốc TC sẽ phán đoán xem kế hoạch nào là tốt nhất.
Kế hoạch tài chính phải linh hoạt.
Các kế hoạch dài hạn có một nhược điểm là thường trở nên lỗi thời như ngay khi vừa được lập ra.
Di nhiên, bạn luôn có thể bắt đầu trở lại quy trình lập kế hoạch từ đầu, nhưng có thể có ích nếu bạn
tiên liệu trước cách điều chỉnh các dự báo của bạn khi có những biến cố bất ngờ xảy ra.
Kế hoạch lưu chuyển tiền tệ.
Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo quy định của chế độ kế toán áp dụng cho các
doanh nghiệp Việt Nam
16/05/2007 - Views: 100460
Mặc dù báo cáo lưu chuyển tiền tệ có tác dụng quan trọng trong việc phân tích, đánh giá, dự báo
khả năng tạo ra tiền, khả năng đầu tư, khả năng thanh toán,… nhằm giúp các nhà quản lý, các nhà
đầu tư và những ai có nhu cầu sử dụng thông tin có những hiểu biết nhất định đối với hoạt động của
doanh nghiệp nhưng nhận thức về tầm quan trọng cũng như lượng thông tin được chuyển tải từ các
báo cáo này vẫn còn thực sự chưa rõ ràng thậm chí còn rất mơ hồ đối với nhiều người, ngay cả với
những người làm công tác kế toán.

Bài viết này nhằm giải quyết một trong những thách thức đối với người đọc và người lập báo cáo
lưu chuyển tiền tệ, đó là việc nhận diện các chỉ tiêu và phương pháp lập các chỉ tiêu của báo cáo
lưu chuyển tiền tệ theo quy định của chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Như chúng ta đều biết, để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì doanh nghiệp có thể lập theo một hoặc
cả hai phương pháp: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Tương ứng với mỗi phương
pháp có mẫu báo cáo riêng, nhưng mẫu báo cáo của hai phương pháp chỉ khác nhau ở phần lưu
chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh.

Sau đây lần lượt đi vào tìm hiểu báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo từng phương pháp.

- Theo phương pháp trực tiếp: Đặc điểm của phương pháp này là các chỉ tiêu được xác lập theo các
dòng tiền vào hoặc ra liên quan trực tiếp đến các nghiệp vụ chủ yếu, thường xuyên phát sinh trong
các loại hoạt động của doanh nghiệp. Tần số phát sinh và độ lớn của loại nghiệp vụ kinh tế ảnh
hưởng trực tiếp đến lưu chuyển tiền trong kỳ kế toán của doanh nghiệp.

+ Đối với hoạt động kinh doanh thì dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến hoạt động bán hàng,
cung cấp dịch vụ và việc thanh toán các khoản nợ phải trả liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh. Do vậy các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh thường bao gồm: tiền thu
từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác, tiền đã trả nợ cho người cung cấp hàng hóa, dịch
vụ, tiền trả cho người lao động, tiền đã nộp thuế….

+ Đối với hoạt động đầu tư thì dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến việc mua sắm, thanh lý,
nhượng bán TSCĐ; xây dựng cơ bản, hoạt động cho vay, mua bán các công cụ nợ của đơn vị khác,
39
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
hoạt động đầu tư vào các đơn vị khác. Do vậy, các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu
tư thường bao gồm: thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu nợ cho vay, thu hồi các khoản vốn đầu
tư vào đơn vị khác, chi mua sắm TSCĐ, xây dựng cơ bản, chi cho vay, chi đầu tư vào các đơn vị
khác.

+ Đối với hoạt động tài chính thì dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến các nghiệp vụ nhận vốn,
rút vốn từ các chủ sỡ hữu và các nghiệp vụ đi vay, trả nợ vay. Do vậy các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển
tiền từ hoạt động tài chính thường bao gồm: tiền thu do chủ sở hữu góp vốn, tiền chi trả vốn góp
cho chủ sở hữu, tiền vay nhận được, tiền trả nợ vay…

Ngoài ra nếu doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ trong giao dịch thì khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái
do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tiền và tương tiền bằng ngoại tệ khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
cũng là một chỉ tiêu nằm trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Có thể mô tả dòng tiền
vào, ra từ các hoạt động khác nhau qua sơ đồ tài khoản tổng quát như sau:

Qua sơ đồ trên có thể thấy rằng dòng tiền vào hoặc ra đồng thời liên quan đến cả 3 hoạt động: hoạt
động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. Nên để phân tích dòng tiền vào, ra gắn với
từng hoạt động cần thiết phải phân loại nội dung của từng khoản thu, chi theo từng loại hoạt động.
Đây chính là đặc điểm của phương pháp lập báo cáo theo phương pháp trực tiếp mà chúng ta đang
đề cập. Theo chúng tôi, để thuận lợi và dễ dàng khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương
pháp trực tiếp, cần phân loại nội dung các dòng tiền vào, ra theo các bước:

Bước 1: Phân loại dòng tiền vào, ra gắn với các nhóm tài khoản theo sơ đồ trên.

Bước 2: Từ Bước 1 xác định dòng tiền vào, ra liên quan đến hoạt động tài chính – Đây là hoạt động
có tần suất về nghiệp vụ liên quan đến tiền không nhiều và rất dễ nhận diện.

Bước 3: Nhận diện và xác định dòng tiền vào, ra liên quan đến hoạt động đầu tư – Các nghiệp vụ
liên quan đến tiền của hoạt động đầu tư cũng có tần suất thấp, dễ nhận diện do tính đặc thù của nó.

Bước 4: Sau khi loại trừ dòng tiền vào ra của 2 hoạt động nêu trên, sẽ xác định nhanh chóng dòng
tiền vào, ra của hoạt động kinh doanh.

Một vấn đề cần lưu ý đối với các doanh nghiệp nhỏ có khối lượng nghiệp vụ liên quan đến tiền phát
sinh không nhiều thì dựa vào cách xác định như trên để thực hiện một lần vào cuối tháng; Đối với
những doanh nghiệp lớn có khối lượng nghiệp vụ liên quan đến tiền phát sinh nhiều thì định kỳ 10
ngày nên dựa vào cách xác định như trên để thực hiện một lần, sau đó đến cuối tháng sẽ cộng dồn
để xác định lưu chuyển tiền cho tháng (quý, năm).

- Theo phương pháp gián tiếp: báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp theo quy định
hiện nay chỉ thực sự gián tiếp ở phần lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, còn 2 phần, lưu
chuyển tiền từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính được xác định theo
phương pháp trực tiếp – Việc xác lập như vậy cũng tỏ ra phù hợp bởi mục tiêu của phương pháp
này là xác lập mối liên hệ giữa lợi nhuận với lưu chuyển tiền để giúp người nhận thông tin thấy
rằng không phải doanh nghiệp có lãi là có tiền nhiều, doanh nghiệp bị lỗ thì có tiền ít hoặc không
có tiền. Vấn đề là tiền nằm ở đâu, ở đâu ra và dùng cho mục đích gì, mà đã đặt trong mối liên hệ
với lợi nhuận thì hầu hết lợi nhuận lại được tạo ra từ hoạt động kinh doanh.

Các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp gián tiếp có thể nhận
40
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
diện dễ dàng qua công thức sau:

Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu - Chi phí tạo ra doanh thu

= (Tiền + Nợ phải thu) - (Tiền + Hàng tồn kho + Chi phí trả trước phân bổ + Nợ phải trả + Khấu
hao + Dự phòng + Chi phí lãi vay).

= Tiền (lưu chuyển) + Nợ phải thu – Hàng tồn kho – Chi phí trả trước phân bổ - Nợ phải trả – Khấu
hao – Dự phòng – Chi phí lãi vay.

® Lưu chuyển tiền = Lợi nhuận trước thuế + Khấu hao + Dự phòng + Chí phí lãi vay + Hàng tồn
kho – Nợ phải thu + Nợ phải trả + Chi phí trả trước phân bổ.

Qua công thức này thấy rằng, lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh nếu được xác định bắt đầu
từ lợi nhuận trước thuế thì các chỉ tiêu điều chỉnh bao gồm: Khấu hao (điều chỉnh tăng), Dự phòng
(điều chỉnh tăng), Chi phí lãi vay (điều chỉnh tăng), con các chỉ tiêu: Hàng tồn kho, Nợ phải thu,
Nợ phải trả và Chi phí trả trước thì việc điều chỉnh tăng, giảm phụ thuộc vào số dư cuối kỳ và số dư
đầu kỳ của các tài khoản nằm trong các chỉ tiêu này:

+ Đối với hàng tồn kho:

° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK > 0: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có một bộphận tiền
được chuyển thành hàng tồn kho).

° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK < 0: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ có một bộphận hàng tồn
kho được chuyển thành tiền).

+ Đối với Nợ phải thu:

° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK > 0: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có một bộphận tiền
được chuyển thành nợ phải thu).

° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK < 0: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ có một bộphận nợ phải
thu được chuyển thành tiền).

+ Đối với Chi phí trả trước:

° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK > 0: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có một bộ phận tiền
được chuyển thành chi phí trả trước).

° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK < 0: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ có một bộ phận chi phí
trả trước đã chuyển hóa thành tiền).

+ Đối với Nợ phải trả:

°Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK > 0: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ có một bộphận nợ phải
trả được chuyển thành tiền).

° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK < 0: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có một bộphận tiền
41
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
được dùng để thanh toán nợ phải trả).

Qua lý giải trên có thể thấy rằng, lưu chuyển tiền nghịch biến với sự biến động của hàng tồn kho,
nợ phải thu, chi phí trả trước và đồng biến với sự biến động của nợ phải trả.

Ngoài ra do chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế bao gồm cả lợi nhuận của hoạt động đầu tư và lãi, lỗ
chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện nên các chỉ tiêu này cũng được dùng để điều chỉnh khi
xác định lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc nếu lãi thì điều chỉnh giảm,
ngược lại lỗ thì điều chỉnh tăng. Đồng thời lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh còn liên quan
đến một số nghiệp vụ khác không ảnh hưởng đến sự biến động của lợi nhuận trong mối quan hệ với
lưu chuyền tiền nên cần được xác định thành các chỉ tiêu thu, chi khác nằm trong lưu chuyển tiền từ
hoạt động kinh doanh.

Từ việc nhận diện các chỉ tiêu và lý giải cơ sở xác định từng chỉ tiêu như nói trên cho thấy rằng
việc hiểu và lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ thật ra không quá khó như nhiều người lầm tưởng, thậm
chí có thể nói là khá đơn giản. Hơn nữa do hai phương pháp trực tiếp và gián tiếp chỉ khác nhau ở
phần lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh nên nếu doanh nghiệp cùng một lúc lập theo cả hai
phương pháp thì việc xác định lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh càng có điều kiện để đối
chiếu, tạo ra được cân đối đúng đắn.

Vấn đề cần được đặt ra hiện nay là tự thân báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như sự kết hợp báo cáo
lưu chuyển tiền tệ với các báo cáo tài chính khác sẽ cung cấp cho người nhận thông tin các chỉ tiêu
phân tích gì để nó có thể chứng tỏ và phát huy được tính hữu dụng của mình trong thực tiễn quản lý
hoạt động sản xuất kinh doanh. Chúng tôi sẽ nghiên cứu và đề cập vấn đề này trong các số báo tiếp
theo.

CHƯƠNG 7: ĐẦU TƯ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP.


MỤC TIÊU.
- Trình bày được khái niệm đầu tư dài hạn.
- Liệt kê được các loại đầu tư dài hạn.
- Nhận biết được các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư dài hạn.
- Xác định được các trình tự đầu tư dài hạn.
- Xác định được chi phí và thu nhập của dự án đầu tư.
- Giải thích được phương pháp đánh giá dự án đầu tư.
- Tính được giá trị hiện tại và giá trị tương lai của tiền đối với một dự án đầu tư dài hạn của
DN.
- Lựa chọn được các dự án đầu tư tối ưu nhất theo các phương pháp đánh giá.
- Lập được kế hoạch đầu tư và huy động vốn đầu tư dài hạn cho DN.
NỘI DUNG.
1. Khái niệm hoạch định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.
Đầu tư là sự hy sinh giá trị chắc chắn ở thời điểm hiện tại để đổi lấy khả năng không chắc chắn
giá trị trong tương lai.
42
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
Hoạch định ngân sách vốn là quá trình hoạch định đầu tư mà dòng tiền phát sinh trên một năm.
Chi tiêu vốn là chi phí tiền mặt dự kiến tạo ra một dòng các lợi ích tiền mặt trong tương lai kéo dài
hơn một năm.
2. Các loại đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.
Các dự án đầu tư có nhiều mục đích khác nhau. Những dự án này có thể xếp thành nhóm: các
dự án mở rộng, các dự án thay thế từ các cơ hội tiết giảm chi phí và các dự án nhằm đáp ứng các
yêu cầu pháp lý và các tiêu chuẩn sức khỏe an toàn.
2.1. Các dự án đầu tư mở rộng.
Giả dụ một DN sản xuất sản phẩm đặc thù có mức cầu dự kiến gia tăng trong các năm sắp đến.
Nếu các cơ sở sản xuất hiện nay của DN không đủ đáp ứng mức cầu này, nên triển khai các đề xuất
nhằm tăng năng suất của DN.
2.2. Các dự án thay thế.
Nếu các sản phẩm trở nên lỗi thời theo thời gian, thì nhà máy, tài sản, thiết bị và các quy trình
sản xuất cũng vậy. Việc sử dụng thường xuyên làm hoạt động lâu năm của các nhà máy trở nên tốn
kém hơn do chi phí bảo trì cao hơn và thời gian ngừng việc nhiều hơn. Hơn nữa, việc triển khai các
công nghệ mới làm các thiết bị hiện hữu trở nên lỗi thời về mặt kinh tế. Các yếu tố này tạo cơ hội
cho các đầu tư tiết giảm chi phí, bao gồm việc thay thế các máy móc thiết bị cũ kỹ, lỗi thời bằng
các máy móc lớn hơn, có năng suất cao hơn.
2.3. Các dự án phát sinh đáp ứng yêu cầu pháp lý, các tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn.
Các dự án này gồm các đề xuất đầu tư cho những thiết bị kiểm soát ô nhiễm, thông gió và
phòng cháy. Khi phân tích, tốt nhất là các nhóm dự án này nên được xem như các dự án phụ thuộc.
3. Các bước chính trong quá trình hoạch định ngân sách vốn cho đầu tư dài hạn của DN.
Bốn bước chính trong quá trình hoạch định ngân sách vốn.
(1) Các đề xuất về dự án đầu tư.
(2) Dự đoán dòng tiền.
(3) Thẩm định các khả năng lựa chọn, lựa chọn các mức chi phí sử dụng vốn để chiết khấu dòng
tiền và chọn các dự án để thực hiện.
(4) Xem xét thành quả một dự án sau khi được thực hiện và đánh giá phân tích kết quả của dự án đã
được thực hiện.
4. Tiếp cận các khái niệm quan trọng trong hoạch định ngân sách vốn.
4.1. Đầu tư thuần.
* Định nghĩa:
Là chi tiêu tiền mặt thuần ban đầu của dự án.
Các bước sau đây được dung để tính đầu tư thuần.
+ Bước 1: Chi phí dự án mới cộng với chi phí chuyên chở và lắp đặt đi kèm với việc mua tài sản và
đưa tài sản vào sử dụng.
CỘNG VỚI
+ Bước 2: Bất cứ gia tăng nào trong vốn luân chuyển ban đầu do đầu tư mới đòi hỏi.
TRỪ ĐI
+ Bước 3: Thu nhập thuần từ việc bán các TS hiện có trong trường hợp đầu tư là một quyết định
thay thế.
CỘNG VỚI HAY TRỪ ĐI
+ Bước 4: Thuế phát sinh do việc bán các TS hiện có hoặc mua TS mới.
BẰNG
ĐẦU TƯ THUẦN.
4.2. Dòng tiền hoạt động thuần.
Các dự án đầu tư vốn sẽ phát sinh dòng tiền sau thuế sau khi đầu tư thuần ban đầu đã được thực
hiện. Tiến trình đánh giá dòng tiền tăng thêm của một dự án là phần quan trọng của quá trình hoạch
định ngân sách vốn.
43
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
5. Các tiêu chuẩn hoạch định ngân sách vốn đầu tư.
Làm thế nào để biết được liệu mình có nên đầu tư hay không? Phần này sẽ giới thiệu những
phương pháp để thẩm định dòng tiền của dự án. Có 4 tiêu chuẩn phổ biến thường được sử dụng
trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư.
(1) Tiêu chuẩn hiện giá thuần (NPV).
(2) Tiêu chuẩn tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR).
(3) Tiêu chuẩn chỉ số sinh lợi (PI).
(4) Tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn (PP).
5.1. Tiêu chuẩn hiện giá thuần.
Hiện giá thuần của dự án (NPV) là giá trị của dòng tiền dự kiến trong tương lai được quy về
hiện giá trừ đi vốn đầu tư dự kiến ban đầu của dự án.
NPV = Giá trị hiện tại của dòng tiền dự kiến trong tương lai – Đầu tư ban đầu.
Dòng tiền của một dự án đầu tư.
Năm
0 1 2 ……….. n
CF -I CF1 CF2 CFn
Bảng trên bao gồm dòng tiền (CF) của dự án đầu tư phát sinh theo thời gian. Trong đó:
+ I: Đầu tư ban đầu.
+ CFt: Dòng tiền ở thời kỳ t.
+ n: Đời sống kinh tế của dự án.
+ r: Lãi suất chiết khấu của dự án thì
CF1 CF2 CFn
NPV = -I + + + …. +
(1 + r) (1 + r) 2 (1 + r)n
Khi NPV bằng 0 dự án đã được bù đắp về giá trị tiền tệ theo thời gian và cả rủi ro, ngoài ra chúng
không nhận được thêm gì nữa.
Khi r tăng lên, NPV dự án giảm.
Ứng dụng của tiêu chuẩn NPV trong thẩm định dự án.
- Quyết định chấp nhận hay loại bỏ dự án. Khi một dự án đầu tư là độc lập về mặt kinh tế với các
dự án khác, việc chấp nhận hay từ bỏ phụ thuộc vào NPV âm tính hay dương tính.
+ NPV > 0: chấp nhận dự án.
+ NPV âm: loại bỏ dự án.
+ NPV = 0: Tùy quan điểm của nhà đầu tư.
- Chọn lựa giữa các dự án loại trừ lẫn nhau: Việc chấp nhận một trong những dự án này đòi hỏi
phải từ bỏ dự án còn lại. Khi áp dụng tiêu chuẩn NPV đối với các dự án loại trừ lẫn nhau, chọn
dự án có NPV cao nhất và phải lớn hơn 0.
5.2. Tiêu chuẩn tỷ suất thu nhập nội bộ. (IRR).
- Tỷ suất thu nhập nội bộ đo lường tỷ suất sinh lời mà bản thân dự án tạo ra.
- Xét về khía cạnh kỹ thuật, IRR của một dự án là lãi suất chiết khấu mà tại đó NPV của dự án
bằng 0.
- IRR là tỷ suất sinh lời của một dự án thu được. Điều này có nghĩa một dự án với IRR xác định
sẽ tạo ra dòng tiền chỉ đủ để trả nợ các khoản vay bằng với đầu tư ban đầu của dự án cộng với
mức lãi suất tiền vay.
Ứng dụng của của tiêu chuẩn IRR trong thẩm định dự án.
Trong trường hợp các dự án là độc lập lẫn nhau, dự án nào có
+ IRR > r: chấp nhận dự án.
+ IRR < r: loại bỏ dự án.
Trường hợp các dự án là loại trừ lẫn nhau nhà đầu tư sẽ chọn dự án nào có IRR lớn nhất miến
IRR của dự án đó lớn hơn r.
44
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
5.3. Tiêu chuẩn chỉ số sinh lợi (PI).
Chỉ số sinh lợi được định nghĩa như là giá trị hiện tại của dòng tiền của dự án đầu tư so với đầu
tư ban đầu.
PI = PV/I
Trong đó:
+ PV: giá trị hiện tại của dòng tiền.
+ I: đầu tư ban đầu.
Chỉ số này được hiểu như là việc đầu tư sẽ thu hồi lại đầu tư ban đầu cộng thêm với NPV tương
đương hay không thu hồi được vốn đầu tư ban đầu mà còn bị lỗ vốn.
5.4. Ứng dụng của tiêu chuẩn chỉ số sinh lợi trong thẩm định dự án đầu tư.
Trường hợp các dự án độc lập lẫn nhau. Dự án nào có:
+ PI > 1: Chấp nhận dự án.
+ PI < 1: Loại bỏ dự án.
Trường hợp các dự án loại trừ lẫn nhau, dự án nào có PI lớn nhất và lớn hơn 1 sẽ được chọn.
6. Tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn. (PP).
Thời gian thu hồi vốn của dự án là khoảng thời gian thu hồi lại vốn đầu tư ban đầu. Một dự án
có 1 triệu đô la đầu tư ban đầu và dòng tiền phát sinh một năm 250.000 đô la, có thời gian thu hồi
vốn là 4 năm. Xét theo tiêu chuẩn đánh giá thời gian thu hồi vốn, thời gian thu hồi vốn càng ngắn
dự án đầu tư càng tốt.
Trong thực tế, tiêu chuẩn này được tiến hành như sau: Trước hết, phải thiết lập trước thời gian
thu hồi vốn tối đa có thể chấp nhận được (thời gian thu hồi vốn chuẩn). Dự án nào mà thời gian thu
hồi vốn dài hơn thời gian thu hồi vốn chuẩn thì sẽ bị từ chối, và thời gian thu hồi vốn ngắn hơn thì
sẽ được chấp nhận.
** Tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn có chiết khấu. (DPP).
Một khiếm khuyết của tiêu chuẩn PP đó là bỏ qua tính chất giá trị tiền tệ theo thời gian và tiêu
chuẩn DPP sẽ khắc phục được nhược điểm này. Phương pháp thời gian thu hồi vốn có chiết khấu là
khoảng thời gian cần thiết để tổng hiện giá của các dòng thu nhập trong tương lai của dự án vừa đủ
để bù đắp số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.
Giả định rằng một dự án đầu tư đòi hỏi 12,5% lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư bỏ ra. Dự án có số
vốn đầu tư ban đầu là 300$ và mỗi năm tạo ra dòng tiền dương là 100$ trong 5 năm. Áp dụng
phương pháp thời gian thu hồi vốn có chiết khấu, ta sẽ chiết khấu dòng tiền mỗi năm với mức chiết
khấu là 12,5% và tính giá trị hiện tại lũy kế của dòng tiền này.
Bảng sau so sánh kết quả tính toán của cả hai dòng tiền có chiết khấu và không có chiết khấu.
Dòng tiền Dòng tiền lũy kế
Năm Không chiết Chiết khấu Không chiết Chiết khấu
khấu khấu
1 100$ 89$ 100$ 89$
2 100$ 79$ 200$ 168$
3 100$ 70$ 300$ 238$
4 100$ 62$ 400$ 300$
5 100$ 55$ 500$ 355$
Nhìn vào kết quả có thể thấy tiêu chuẩn PP cho thời gian thu hồi vốn là 3 năm trong khi đó tiêu
chuẩn DPP cho thời gian thu hồi vốn là 4 năm.
Tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn có chiết khấu cho chúng ta thấy sẽ cần khoảng thời gian là 4
năm để thu hồi vốn đầu tư đã tính đến cơ hội phí của việc sử dụng vốn đầu tư, khoảng sinh lợi mà
vốn này có thể kiếm được từ những dự án khác.

CHƯƠNG 8: NGUỒN TÀI TRỢ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP

45
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
MỤC TIÊU
- Liệt kê được các nguồn tài trợ bên trong của doanh nghiệp
- Xác định được nội dung của các nguồn tài trợ dài hạn như: cổ phiếu thường; cổ phiếu ưu đãi;
Vay dài hạn; Thuê tài chính và Trái phiếu
- Vận dụng tính toán, đề xuất với lãnh đạo doanh nghiệp về huy động nguồn tài trợ dài hạn cho
doanh nghiệp
- Làm được các bài tập thực hành về xác định nguồn tài trợ dài hạn của doanh nghiệp
- Nghiêm túc khi nghiên cứu
- Cẩn thận, chính xác trong luyện tập
- Tuân thủ theo đúng chế độ tài chính
NỘI DUNG
1. Cổ phiếu thường
Là loại chứng khoán đại diện cho phần sở hữu của cổ đông trong một công ty hay tập đoàn, cho
phép cổ đông có quyền bỏ phiếu và được chia lợi nhận từ kết quả hoạt động kinh doanh thông qua cổ
tức và/hoặc phần giá trị tài sản tăng thêm của công ty theo giá thị trường. Về mặt thanh khoản, cổ đông
nắm giữ cổ phiếu thường sẽ có các quyền lợi đối với tài sản của công ty sau khi quyền lợi của người
nắm giữ trái phiếu công ty, những người nắm giữ các tài khoản nợ khác và người nắm giữ cổ phiếu ưu
đãi đã được hoàn thành.
Thông thường, các cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường có 1 quyền bỏ phiếu/cổ phiếu để bầu ra
ban Giám đốc (mặc dù số phiếu bầu luôn luôn không tương ứng về số lượng với số cổ phiếu được sở
hữu).
Ban Giám đốc là một nhóm các thành viên đại diện cho những người sở hữu công ty và đưa ra
các quyết định chính cho hoạt động của công ty. Những cổ đông thường cũng có quyền bỏ phiếu liên
quan đến các vấn đề khác của công ty như tách cổ phiếu và xây dựng mục tiêu cho công ty. Ngoài
quyền bỏ phiếu, các cổ đông thường còn có quyền "ưu tiên mua trước". Quyền ưu tiên mua trước cho
phép các cổ đông thường duy trì tỷ lệ cổ phần của mình (bằng cách mua thêm cổ phiếu) trong trường
hợp công ty phát hành thêm cổ phiếu. Điều này có nghĩa rằng các cổ đông thường với quyền ưu tiên
mua trước có quyền nhưng không bị bắt buộc phải mua số cổ phiếu mới được phát hành thêm để duy
trì tỷ lệ cổ phần như cũ trong công ty.
2. Cổ phiếu ưu đãi.
Cổ phiếu ưu đãi cho phép cổ đông nắm giữ nó được trả cổ tức trước cổ đông nắm giữ cổ phiếu
thường xét về tính thanh khoản. Cũng giống như cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi địa diện cho phần
vốn sở hữu của 1 cá nhân trong công ty, mặc dù cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi không có quyền biểu
quyết giống như cổ đông thường. Không giống như cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi trả 1 lượng cổ tức
nhất định cho cổ đông nắm giữ và không hề thay đổi ngay cả khi công ty không có đủ năng lực tài
chính để trả trong trường hợp làm ăn thua lỗ. Lợi ích lớn nhất khi sở hữu cổ phiếu ưu đãi là nhà đầu tư
có khả năng thu hồi phần tài sản của công ty lớn hơn cổ đông thường. Cổ đông nắm cổ phiếu ưu đãi
luôn được nhận cổ tức đầu tiên, và khi công ty bị phá sản thì họ cũng là những người được công ty trả
trước sau đó mới đến cổ đông thường. Nhìn chung, có 2 loại cổ phiếu ưu đãi khác nhau, đó là cổ phiếu
ưu đãi tích luỹ, cổ phiếu ưu đãi không tích luỹ, cổ phiếu ưu đãi tham gia và cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi.
Nhìn chung cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi có lợi là thu nhập cổ tức ổn định và trong bất cứ trường
hợp nào cũng được trả cổ tức, nhưng cũng có nhược điểm ở chỗ khi công ty làm ăn phát đạt thì số cổ
tức họ nhận được vẫn không hề tăng lên.
3. Thuê tài chính.
Nó có lịch sử khá lâu đời, song chỉ phát triển mạnh ở những nước có nền kinh tế phát triển. Đây
là một hình tức tín dụng trung và dài hạn đặc biệt rất thông dụng trong việc tài trợ các doanh nhiệp. Ở
nước ta hình thức tín dụng này mới hình thành và phát triển. Quan hệ tín dụng thuê mua được thực hiện
trên cơ sở thỏa thuận giữa người đi thuê tài sản và người cho thuê. Thỏa thuận thuê mua là một hợp
đồng giữa hai hay nhiều bên, liên quan đến một hay nhiều tài sản. Ngườicho thuê sẽ chuyển giao tài
46
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
sản cho người đi thuê trong một khoảng thời gian nhất định. Đổi lại người đi thuê phải trả một số tiền
cho chủ tài sản tương ứng với quyền sử dụng. Có hai phương thức giao dịch chủ yếu là phương thức
thuê vận hành (operating lease) và phương thức thuê tài chính (capital lease).
- Thuê vận hành (operating lease): Theo Điều 2 Quy chế tạm thời về hoạt động cho thuê vận
hành của các công ty cho thuê tài chính ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Thống đốc NHNN, cho thuê
vận hành (cho thuê hoạt động) là hình thức cho thuê tài sản, theo đó Bên thuê sử dụng tài sản cho thuê
của Bên cho thuê trong một thời gian nhất định và sẽ trả lại tài sản đó cho Bên cho thuê khi kết thúc
thời hạn thuê tài sản. Bên cho thuê giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê và nhận tiền cho thuê theo hợp
đồng cho thuê.
- Thuê tài chính (capital lease): Theo Điều 1 Khoản 1 Nghị định số 16/2001/NĐ-CP quy định:
Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc thiết
bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê. Bên cho thuê cam kết
mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và
nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền trong
suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận. Khi kết thúc thời hạn thuê bên thuê được quyền lựa chọn
mua lại tài sản hoặc tiếp tục thuê.

 So sánh thuê vận hành và thuê tài chính


Tiêu thức Thuê vận hành Thuê tài chính
1. Quyền sở hữu Tách biệt quyền sở hữu và quyền sử Giống như thuê vận hành.
dụng.
2. Thời hạn thuê Rất ngắn so với thời gian sử dụng Thường dài hơn 60% thời gian
của tài sản thuê. sử dụng của tài sản thuê.
3. Quyền huỷ Được huỷ ngang hợp đồng thuê. Không được quyền huỷ ngang
ngang hợp đồng hợp đồng.
4. Rủi ro Người cho thuê chịu mọi rủi ro, thiệt Người thuê chịu mọi rủi ro, thiệt
hại về tài sản cho thuê. hại về tài sản được thuê.
5. Chi phí Người cho thuê chịu mọi chi phí Người thuê chịu mọi chi phí vận
vận hành, bảo trì, dịch vụ, phí bảo hành, bảo trì, dịch vụ, phí bảo
hiểm. hiểm.

6. ưu đãi về thuế Người cho thuê hưởng và khấu trừ Người thuê hưởng và khấu trừ
vào tiền thuê. vào tiền thuê.
7. Tiền bồi thường Người cho thuê hưởng. Người cho thuê hưởng.
về BH
8. Cung ứng tài Tài sản thuê do người cho thuê cung Tài sản cho thuê thường do
sản thuê cấp. người thuê đặt hàng, giao nhận và
sử dụng.
9. Tiền bán TS Tiền thu được do bán tài sản thuê Tiền bán tài sản lớn hơn so với
thuộc về người cho thuê. giá qui định của người cho thuê thì
người thuê hưởng.
47
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
10. Các loại tài sản Máy photocopy, vi tính, thiết bị gia Bất động sản, tàu biển, máy bay,
thường thuê dụng, thiết bị văn phòng,… thiết bị văn phòng,…
4.Trái phiếu.
4.1. Khái niệm.
Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái
phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một
lợi tức quy định. Người phát hành có thể là doanh nghiệp (trái phiếu trong trường hợp này được gọi là
trái phiếu doanh nghiệp), một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước (trong trường hợp này gọi là
trái phiếu kho bạc), chính quyền (trong trường hợp này gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ).
Người mua trái phiếu, hay trái chủ, có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc chính phủ. Tên của trái
chủ có thể được ghi trên trái phiếu (trường hợp này gọi là trái phiếu ghi danh) hoặc không được ghi
(trái phiếu vô danh)
Trái chủ là người cho nhà phát hành vay và họ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả sử
dụng vốn vay của người vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán theo các cam kết nợ được xác
định trong hợp đồng vay.
4.2. Đặc trưng.
Mệnh giá trái phiếu: hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu là giá trị ghi trên trái phiếu.
Giá trị này được coi là số vốn gốc. Mệnh giá trái phiếu là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay mà
người phát hành phải trả. Mệnh giá cũng thể hiện số tiền người phát hành phải hoàn trả khi trái phiếu
đến hạn.
Lãi suất danh nghĩa: Lãi suất trái phiếu thường được ghi trên trái phiếu hoặc người phát hành
công bố được gọi là lãi suất danh nghĩa. Lãi suất này được xác định theo tỷ lệ phần trăm so với mệnh
giá trái phiếu và cũng là căn cứ để xác định lợi tức trái phiếu.
Thời hạn của trái phiếu: là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày người phát hành hoàn
trả vốn lần cuối. Trái phiếu có thời hạn khác nhau, trái phiếu trung hạn cóa thời gian từ 1 năm đến 5
năm. Trái phiếu dài hạn, có thời gian từ 5 năm trở lên.
Kỳ trả lãi: Là khoảng thời gian người phát hành trả lãi cho người nắm giữ trái phiếu. Lãi suất
trái phiếu được xác định theo năm, nhưng việc thanh toán lãi suất trái phiếu thường được mỗi năm hai
hoặc một lần.
Giá phát hành: Là giá bán ra của trái phiếu vào thời điểm phát hành. Thông thường giá phát
hành được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) của mệnh giá. Tùy theo tình hình của thị trường và của
người phát hành để xác định giá phát hành một cách thích hợp.
4.3. Phân loại.
Phân loại theo người phát hành:
Trái phiếu của Chính phủ: Đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, chính phủ phát hành trái phiếu để
huy động tiền nhàn rỗi trong dân và các tổ chức kinh tế, xã hội. Chính phủ luôn được coi là Nhà phát
hành có uy tín nhất trên thị trường; Vì vậy, Trái phiếu Chính phủ được coi là loại chứng khoán có ít rủi
ro nhất.
Trái phiếu của doanh nghiệp: Là những trái phiếu do doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần và công
ty trách nhiệm hữu hạn phát hành để tăng vốn hoạt động. Trái phiếu doanh nghiệp có nhiều loại và rất
đa dạng.
Trái phiếu của ngân hàng và các tổ chức tài chính: các tổ chức này có thể phát hành trái phiếu để tăng
thêm vốn hoạt động.
Phân loại lợi tức trái phiếu
Trái phiếu có lãi suất cố định: Là loại trái phiếu mà lợi tức được xác định theo một tỷ lệ phần
trăm (%) cố định tính theo mệnh giá.
Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi): Là loại trái phiếu mà lợi tức được trả trong các
kỳ có sự khác nhau và được tính theo một lãi suất có sự biến đổi theo một lãi suất tham chiếu.

48
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
Trái phiếu có lãi suất bằng không: Là loại trái phiếu mà người mua không nhận được lãi, nhưng
được mua với giá thấp hơn mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu
đó đáo hạn.
Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành
Trái phiếu bảo đảm: Là loại trái phiếu mà người phát hành dùng một tài sản có giá trị làm vật
đảm bảo cho việc phát hành. Khi nhà phát hành mất khả năng thanh toán, thì trái chủ có quyền thu và
bán tài sản đó để thu hồi lại số tiền người phát hành còn nợ. Trái phiếu bảo đảm thường bao gồm một
số loại chủ yếu sau:
Trái phiếu có tài sản cầm cố: Là loại trái phiếu bảo đảm bằng việc người phát hành cầm cố một
bất động sản để bảo đảm thanh toán cho trái chủ. Thường giá trị tài sản cầm cố lớn hơn tổng mệnh giá
của các trái phiếu phát hành để đảm bảo quyền lợi cho trái chủ.
Trái phiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ: Là loại trái phiếu được bảo đảm bằng việc người
phát hành thường là đem ký quỹ số chứng khoán dễ chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm tài sản bảo
đảm.
Trái phiếu không bảo đảm: Là loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật bảo đảm mà
chỉ bảo đảm bằng uy tín của người phát hành.
Phân loại dựa vào hình thức trái phiếu
Trái phiếu vô danh: Là loại trái phiếu không ghi tên của người mua và trong sổ sách của người
phát hành. Trái chủ là người được hưởng quyền lợi.
Trái phiếu ghi danh: Là loại trái phiếu có ghi tên của người mua và trong sổ sách của người
phát hành.
Phân loại dựa vào tính chất trái phiếu
Trái phiếu có thể chuyển đổi: Là loại trái phiếu của công ty cổ phần mà trái chủ được quyền
chuyển sang cổ phiếu của công ty đó. Việc này được quy định cụ thể về thời gian và tỷ lệ khi mua trái
phiếu.
Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: Là loại trái phiếu có kèm theo phiếu cho phép trái chủ được
quyền mua một số lượng nhất định cổ phiếu của công ty.
Trái phiếu có thể mua lại: Là loại trái phiếu cho phép nhà phát hành được quyền mua lại một
phần hay toàn bộ trước khi trái phiếu đến hạn thanh toán.

CHƯƠNG 9: DỰ BÁO BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP


MỤC TIÊU
- Xác định được mục tiêu của dự báo báo cáo tài chính
- Xác định được các trình tự dự báo báo cáo tài chính
- Vận dụng được các phương pháp dự báo báo cáo tài chính vào thực tiễn nghề nghiệp
- Dự báo được các chỉ tiêu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Dự báo được các chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán
- Dự báo được các chỉ tiêu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Nghiêm túc khi nghiên cứu
- Cẩn thận, chính xác trong luyện tập
- Tuân thủ theo đúng chế độ tài chính
NỘI DUNG.
1. Khái quát về dự báo báo cáo tài chính của DN.
Trong tài chính doanh nghiệp, dự báo là việc xem xét các thời kỳ đã qua, nhìn nhận hiện tại và ước
định tình hình tài chính của DN trong tương lai đặt trong một viễn cảnh nhất định.

49
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
Việc dự báo tài chính tập trung ở việc dự báo BCĐKT, BCKQKD, và dự báo nhu cầu vốn bằng tiền.
Bởi lẽ các tài liệu này thể hiện mục tiêu của DN cần đạt đến trong tương lai.
2. Quá trình và căn cứ dự báo tài chính của DN.
2.1. Quá trình lập kế hoạch tài chính có thể chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn soạn thảo kế hoạch, giai đoạn hoàn chỉnh kế hoạch.
- Giai đoạn chuẩn bị lập kế hoạch
Công việc chủ yếu của giai đoạn này là thu nhập và phân tích thông tin.
Để lập kế hoạch, doanh nghiệp cần rất nhiều thông tin trong các lĩnh vực khác nhau. Lượng
thông tin cần thu thập cũng tùy thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
Những thông tin cần thu thập có thể chia làm hai loại:
+ Thông tin về các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.
+ Thông tin về các nhân tố bên trong doanh nghiệp.
+ Thông tin sau khi thu thập cần phải tiến hành xử lý, phân tích để từ đó rút ra những điểm
mạnh, điểm yếu và tiềm năng cần khai thác, những cơ hội cho doanh nghiệp trong kinh doanh và tài
chính.
- Giai đoạn soạn thảo kế hoạch
Trên cơ sở mục tiêu và kế hoạch hoạt động thực hiện viện soạn thảo kế hoạch nhằm xác định
nhu cầu vốn thực hiện các kế hoạch hoạt động, các nguồn vốn cần huy động, các biện pháp đảm bảo
khả năng thanh toán và dự tính kết quả tài chính hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Giai đoạn hoàn chỉnh kế hoạch
Sau khi kế hoạch được dự thảo cần xem xét tổng kết kế hoạch.
+ Cân nhắc tính khả thi của kế hoạch.
+ Xem xét kết quả tài chính dự tính với mục tiêu ban đầu.
+ Xem xét mức độ hợp lý của những giả thiết kinh tế được dùng để dự đoán, phát hiện những
sai sót trong những thông tin hoặc những khiếm quyết trong các hoạt động.
Trên cơ sở đó bổ sung để kế hoạch được hoàn thiện hơn (bao hàm cả về xem xét điều chỉnh các
kế hoạch hoạt động một cách phù hợp hơn).
2.2. Căn cứ lập kế hoạch tài chính.
- Các kế hoạch sản xuất – kỹ thuật (kế hoạch hoạt động)
Lập kế hoạch tài chính cũng là quá trình lượng hóa bằng tiền các nhu cầu và chi phí để thực
hiện các kế hoạch sản xuất – kỹ thuật và hiệu quả của các kế hoạch này đưa lại, đồng thời xác định và
huy động các nguồn vốn để đáp ứng các nhu cầu đó.
Vì vậy, mức độ xác thực của kế hoạch tài chính tùy thuộc rất lớn vào chất lượng của các kế
hoạch sản xuất – kỹ thuật. Tuy vậy, cũng cần thấy việc lập kế hoạch tài chính không chỉ đơn thuần là
việc tính toán chuyển đổi thành tiền mà thông qua việc lập kế hoạch tài chính còn kiểm tra tính hợp lý
và hiệu quả của các bộ phận kế hoạch khác.
- Kết quả phân tích đánh giá tình hình tài chính kỳ trước
Những ý kiến rút ra qua phân tích đánh giá tình hình và kết quả tài chính kỳ trước cho thá
những điểm mạnh và những điểm yếu trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp, từ đó gợi lên
phương hướng và biện pháp nhằm khai thác thế mạnh, tiềm năng và điều chỉnh khắc phục những điểm
yếu về tài chính của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch.
- Các chiến lược hay định hướng tài chính
Kế hoạch tài chính là việc cụ thể hóa tài chính của doanh nghiệp. Do vậy, khi lập tài chính hàng
năm cần phải trên cơ sở xem xét các chiến lược tài chính của doanh nghiệp như: Chiến lược đầu tư,
chiến lược huy động vốn, chiến lược về cổ tức v.v.
- Các chính sách, chế độ tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Và những vấn đề liên
quan trực tiếp đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
Cần nắm vững các chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước, các luật thuế, chế độ khấu
hao tài sản cố định, các thể lệ và quy chế vay vốn… Và những xu hướng diễn biến thay đổi trong môi
50
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
trường kinh doanh mà trực tiếp là môi trường tài chính như sự hình thành thị trường chứng khoán, sự
phát triển của các Công ty cho thuê tài chính… Những yếu tố trên đều liên quan đến việc dự kiến tài
chính của doanh nghiệp.

2.3. Ý nghĩa.
- Việc lập kế hoạch tài chính giúp cho người lãnh đạo, người quản lý xác định rõ mục tiêu tài chính cần
đạt tới trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó, cân nhắc xem xét tính khả thi, tính hiệu quả của
các quyết định đầu tư, tài trợ.
- Kế hoạch tài chính là công cụ giúp cho người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp thực hiện tốt hơn việc
điều hành hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hơn thế nữa là chủ động ứng phó với những
biến động trong kinh doanh so với dự kiến, từ đó điều chỉnh kịp thời các hoạt động để đạt được mục
tiêu đề ra.
- Kế hoạch tài chính là căn cứ quan trọng để vay vốn hay thu hút các nhà đầu tư khác bỏ vốn đầu tư vào
doanh nghiệp.
3. Dự báo doanh thu.
3.1. Tầm quan trọng của dự báo doanh thu.
Dự báo được bắt đầu bằng dự báo doanh thu.
Dự báo doanh thu là vấn đề cực kỳ quan trọng, bởi lẽ doanh thu là điểm khởi đầu và chi phối đến hầu
hết các vấn đề tài chính và hoạt động khác của DN.
Việc dự báo doanh thu sai lệch sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
3.2. Những yếu tố cần xem xét trong dự báo doanh thu.
Sự phức tạp trong dự báo doanh thu của một DN chịu sự tác động của hàng loạt các yếu tố:
- Triển vọng của nền kinh tế.
- Thị phần và khả năng cạnh tranh của DN.
- Chính sách giá cả của DN.
- Chính sách Marketing và chính sách tín dụng thương mại với khách hàng.
- Yếu tố lạm phát.
3.3. Cách thức dự báo doanh thu.
Việc dự báo doanh thu cần bắt đầu từ việc xem xét, đánh giá tình hình doanh thu từ các thời kỳ trước
đó thông thường từ 3-5 năm trước.
Cần phân tích, đánh giá mức độ tăng giảm doanh thu và nguyên nhân dẫn đến tăng giảm đó trên cơ sở
đó xác định tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của doanh thu.
Để dự báo doanh thu cho một năm nào đó trong tương lai cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến doanh
thu như đã nêu trên.
Tính toán, xem xét tốc độ tăng trưởng của các thời kỳ đã qua và dự kiến cho thời kỳ sắp tới cho từng
loại sản phẩm. Trên cơ sở đó, tập hợp đánh giá và điều chỉnh để đưa ra dự báo doanh thu cho toàn bộ
DN.

4. Dự báo báo cáo tài chính.


Mục tiêu chung của dự báo báo cáo KQKD là xác định được lợi nhuận sau thuế mà công ty có khả
năng đạt được trên cơ sở đó dự báo cổ tức mỗi cổ phần và lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư.
4.1. Bước 1: Dự báo doanh thu (như trên).
4.2. Bước 2: Dự kiến sơ bộ kết quả kinh doanh.
a) Dự kiến tỷ lệ các chi phí trên doanh thu.
Xác định tỷ lệ chi phí trên doanh thu của kỳ trước từ đó có thể điều chỉnh thích hợp cho kỳ này.
b) Xuất phát từ chính sách cổ tức của công ty để dự kiến cổ tức một cổ phần kỳ này và số lợi nhuận
được dùng để chi trả cổ tức.
51
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
c) Trên cơ sở các yếu tố trên, dự kiến sơ bộ Bảng báo cáo KQKD.
4.3. Bước 3: Dự báo sơ bộ BCĐKT. (giai đoạn 1)
a) Dự kiến nhu cầu tài sản tăng thêm.
Phương pháp dự báo BCĐKT theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu dựa trên cơ sở nguyên lý mối liên
hện giữa doanh thu và tài sản:
Để tăng doanh thu đòi hỏi phải tăng tài sản tương ứng tạo ra nền tảng cho việc tăng doanh thu.
- TSLĐ nhìn chung thay đổi tương ứng với doanh thu: khi có biến động về doanh thu thì thông
thường lập tức kéo theo sự biến động về vốn bằng tiền, khoản phải thu và HTK.
- TSCĐ sẽ không nhất thiết phải có sự thay đổi tương ứng với tốc độ tăng doanh thu.
b) Dự báo về nguồn tài trợ và cân đối với nhu cầu.
Khi tài sản tăng lên thì nợ và vốn chủ sở hữu cũng tăng lên. Số tài sản tăng thêm sẽ được tài trợ bằng
những phương thức nhất định.
- Trước hết, số vốn thiếu hụt sẽ được bù đắp bằng các khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản
nợ phải trả khác phát sinh tự động có tính chất chu kỳ.
- Lợi nhuận để lại sẽ tăng nhưng không cùng tỷ lệ tăng như doanh thu: mỗi một mức mới của lợi
nhuận để lại sẽ được trở thành mức cũ cộng với mức tăng thêm của lợi nhuận để lại và mức
mới lợi nhuận để lại đó phải được tính toán thông qua báo cáo KQKD.
- Nếu vẫn chưa đủ số vốn thiếu hụt đó sẽ được tài trợ từ nguồn vốn bên ngoài bằng cách vay vốn
hoặc phát hành thêm cổ phiếu thường ra công chúng tuỳ thuộc vào chiến lược tài trợ của DN.
4.4. Bước 4: Dự kiến tạo lập nguồn tài trợ bổ sung và dự báo BCĐKT giai đoạn 2.
Khi xuất hiện dấu hiệu nhu cầu vốn tăng thêm, để đi đến quyết định tài trợ, nhà quản lý tài chính cần
phải xem xét những yếu tố nhất định như:
- Cơ cấu nguồn vốn mục tiêu của DN.
- Sự tác động của các khoản vay ngắn hạn đến hệ số thanh toán hiện thời.
- Tình hình của thị trường vốn và thị trường tiền tệ.
- Những ràng buộc bởi các chủ nợ hiện hành.
Trên cơ sở đó cân nhắc toàn bộ các yếu tố sẽ quyết định cách thức huy động nguồn tài trợ đáp ứng nhu
cầu vốn tăng thêm.
4.5. Điều chỉnh những khoản có liên quan bởi ảnh hưởng của việc bổ sung nguồn tài trợ và hoàn
thiện việc dự báo.
Khi sử dụng nguồn tài trợ bổ sung từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn cho việc tăng tài sản mới cần
tính đến tác động của nó đến các khoản có liên quan từ đó có sự điều chỉnh thích hợp đối với bảng
KQKD và BCĐKT.
5. Dự báo nhu cầu vốn cần thiết bổ sung.
5.1. Dự báo nhu cầu vốn cần thiết bổ sung.
Mặc dù có thể dự báo nhu cầu vốn bằng việc xác lập bảng báo cáo thu nhập và bảng CĐKT tuy vậy
cũng có thể sử dụng công thức dưới đây để dự báo nhu cầu tài trợ
Vốn cần thiết bổ sung = Nhu cầu vốn cho gia tăng tài sản – số tăng thêm của các khoản nợ phải
trả có tính chất chu kỳ - số lợi nhuận giữ lại tái đầu tư
Chú ý:
- Kết quả dự báo theo công thức trên không phải lúc nào cũng cho được kết quả đáng tin cậy.
- Công thức dự báo trên được sử dụng để dự báo nhanh sơ bộ kết quả ban đầu và được coi như bổ
sung cho phương pháp dự báo BCĐKT.
5.2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và nhu cầu tài trợ.
Giữa tăng trưởng và nhu cầu tài trợ có mối tương quan chặt chẽ.
a) Tăng trưởng và kế hoạch tài trợ.
Thông thường nếu tăng trưởng với tốc độ thấp thì DN không phải huy động vốn từ bên ngoài. Khi tốc
độ tăng trưởng càng cao thì nhu cầu tài trợ bổ sung vốn càng lớn và đòi hỏi DN phải huy động vốn từ
tài trợ bên ngoài.
52
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Mai Thị Hằng
Cần phải có sự phân tích đánh giá thận trọng khi quyết định lựa chọn nguồn tài trợ.
b) Chính sách cổ tức và chính sách tài trợ.
Chính sách cổ tức ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách tài trợ của DN.
- Chính sách cổ tức ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài: nếu hệ số trả cổ tức
cao thì lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư sẽ nhỏ và do vậy nhu cầu vốn huy động từ bên ngoài càng
lớn.
- Do vậy khi có nhu cầu đầu tư lớn có thể điều chỉnh giảm hệ số trả cổ tức để tăng thêm lợi nhuận
giữ lại để tái đầu tư.
Tuy nhiên , để đi đến quyết định đó, nhà quản lý phải cân nhắc đến tác động của quyết định đến giá cổ
phiếu trên thị trường.

53

You might also like