You are on page 1of 63

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DN VÀ KẾ TOÁN

DN
Doanh nghiệp
- Là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành
lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục
đích kinh doanh
- Gồm:
+ DN tư nhân (sole trader): người chủ chịu trách nhiệm đến cùng
hoạt động của DN bằng chính tài sản cá nhân; ko đc phát hành
cổ phiếu và trái phiếu; chủ doanh nghiệp kiêm luôn là nhà điều
hành
=> Khả năng huy động vốn thấp hơn, ko đa dạng vì chỉ có 1 chủ,
ko có các cổ đông hay cổ phiếu, trái phiếu
+ Công ty hợp danh (partnership): hình thức phát triển hơn của
DNTN, thu hút thêm nhiều ông chủ khác để góp vốn vào công ty,
chia lợi tức theo tỷ lệ góp vốn; người đóng góp chỉ có trách
nhiệm trong việc “hợp vốn”
=> hợp danh => khi công ty phá sản phải chịu trách nhiệm
=> hợp vốn => khi cty phá sản chỉ chịu mất phần vốn đã góp
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn (limited liability company): tập
hợp những người hợp vốn (tối đa lên tới 50 ông chủ), chỉ có
trách nhiệm trong phần vốn góp, công ty phá sản thì chỉ mất
vốn.
+ Công ty cổ phần (joint stock company/corporation): là 1 dạng
của TNHH, những người góp vốn chỉ có trách nhiệm trong vốn
góp của mình, ưu điểm hơn so vs TNHH về khả năng gọi vốn. =>
là loại hình DN có ưu thế lớn nhất trong khả năng gọi vốn
Kế toán
- Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông
tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao
động.
Đối tượng sử dụng thông tin kế toán

- Chủ DN: có chứ năng tư vấn và giám sát => mục đích xem báo cáo tài
chính để xem ban giám đốc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả không
- Ban giám đốc: xem thông tin trên báo cáo tài chính để điều hành DN
tốt hơn
=> báo cáo tài chính là do kế toán soạn nhưng chịu ý chí của ban
giám đốc => cũng là sp của ban giám đốc tạo ra => Vậy chủ DN giám
sát giám đốc dựa vào báo cáo tài chính có hợp lý hay không? Cần
thuê kiểm toán
- Nhà đầu tư: sd thông tin kế toán để cân nhắc có nên đầu tư vào DN
hay không
- Chủ nợ: sd thông tin kế toán để cân nhắc có nên cho DN vay hay ko
- Cơ quan thuế: cần thông tin kế toán (cụ thể là thông tin lợi nhuận) để
thu thuế
- Cơ quan thống kê: lấy thông tin để thống kê, tính thu nhập bình
quân,...
Chức năng của kế toán
- Chức năng kế toán
- Chức năng thông tin
- Chức năng pháp lý
Phân loại kế toán
- Kế toán tài chính: tạo ra báo cáo tài chính; người sd báo cáo tài
chính rất nhiều (public); mang tính bắt buộc (nộp cho cơ quan thuế
hoặc cơ quan có liên quan)
- Kế toán quản trị: tạo ra báo cáo quản trị (ko công khai) nhằm quản
trị DN; chỉ sd cho người bên trong DN; ko có tính bắt buộc => tương
lai của ngành kế toán vì cung cấp đc nhiều thông tin hữu ích cho nhà
điều hành trong việc ra quyết định điều hành.
Các yêu cầu cơ bản đối với thông tin kế toán
- Trung thực: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và
báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với
thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh
tế phát sinh
- Khách quan: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và
báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.
- Đầy đủ: : Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ
kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.
- Kịp thời: : Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo
cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm
trễ
- Dễ hiểu: Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài
chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Thông tin về những
vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình trong
phần thuyết minh
- Có thể so sánh: Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán
trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh
được khi tính toán và trình bày nhất quán.
Các nguyên tắc kế toán (quan trọng)
- Cơ sở dồn tích (cơ bản và quan trọng nhất, chi phối các nguyên tắc
còn lại): Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của DN liên quan đến tài sản,
nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ
kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ thời điểm thực tế thu
hoặc chi tiền hoặc tương đương tiền. => VN chỉ công nhận nguyên tắc
cơ sở dồn tích
=> cơ sở tiền mặt: mọi nghiệp vụ phát sinh phải ghi ra bằng tiền mặt,
có nhận được tiền thì mới ghi
=> CSDT ưu việt hơn, thể hiện chính xác các khoản thu của cty
VD: Công ty An Phước bán 100 áo sơ mi trị giá 80tr cho KH
-Ngày 1/3: ký HĐ
-Ngày 3/3: KH chuyển 20tr cho An Phước
-Ngày 5/3: An Phước xuất kho 100 áo sơ mi chuyển cho KH
-Ngày 6/3: KH chuyển số tiền còn lại cho An Phước -> An Phước ghi
doanh thu vào ngày nào, bao nhiêu?
=> Ghi nhận doanh thu vào ngày 5/3
=> Ghi nhận doanh thu cần đáp úng 2 điều kiện: Nhận cam kết thanh
toán từ KH; và cty đã chuyển giao mọi lợi ích, quyền sở hữu tài sản và
toàn bộ rủi ro cho người mua
- Hoạt động liên tục: doanh nghiệp được giả định là sẽ hoạt động liên
tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai
gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải
ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của
mình
VD: DN mua 1 xe oto trị giá 700 triệu, đến cuối năm theo giá thị
trường chiếc xe này có giá là 600tr. Vậy trên BCTC ngày 31/12, chiếc
xe này có giá trị là bao nhiêu?
=> Nếu DN sắp phá sản thì phải đánh giá lại giá của chiếc ô tô theo
giá thị trường; còn nếu DN vẫn hoạt động bình thường thì sẽ áp dụng
theo nguyên tắc giá gốc
- Giá gốc (giá phí): Tài sản phải ghi nhận theo giá gốc, trong đó giá
gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền mà
doanh nghiệp đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài
sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản
không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế
toán cụ thể.
VD: DN mua 1 dàn máy móc - Giá mua: 100tr - Chi phí vận chuyển, bốc
dỡ: 3tr - Chiết khấu thương mại: 2tr - Giá thị trường: 120tr
=> Giá máy móc này là 101 triệu ( giá mua + chi phí vận chuyển - chiết
khấu)
- Phù hợp: Các chi phí được hạch toán liên quan đến doanh thu trong
kỳ phải có sự tương xứng, phù hợp với nhau, chi phí phải được phân bổ
một cách hợp lý, chi phí kỳ nào liên quan đến doanh thu kỳ ấy
VD: Samsung thuê 1 cửa hàng bán sp. Theo hợp đồng, Samsung phải
đặt cọc 1 năm tiền thuê là 120tr. 1/1 hàng năm trả tiền thuê cả năm
là 120tr -> Chi phí thuê nhà của tháng 1 là?
=> 10 triệu, vì tiền cọc sau này lấy lại được, ko tính vào chi phí; vậy
chi phí chỉ có tiền thuê 10tr
- Nguyên tắc nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh
nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế
toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán
đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó
trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
=> nếu sd pp gì thì phải dùng hết ký kế toán, nếu muốn thay đổi thì
phải giải trình thuyết minh lí do
- Nguyên tắc thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán
đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không
chắc chắn .
(1) Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
(2) Không đánh giá cao hơn giá trị TS và các khoản thu nhập;
(3) Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi
phí;
(4) Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc
chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi
nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
=> Trên nguyên tắc đó, nếu có hai phương án để lựa chọn thì phương
pháp nào tạo ra thu nhập ít hơn hay giá trị tài sản nhỏ hơn sẽ được
lựa chọn sử dụng; vì như vậy mức độ đảm bảo cho tài sản và thu nhập
sẽ tin cậy hơn.
- Nguyên tắc trọng yếu: Thông tin được coi là trọng yếu trong trường
hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể
làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định
kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính.
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN

Tài sản DN
Tài sản
- Là một nguồn lực thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp và dự tính
đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp.
- Tài sản ngắn hạn: là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp mà thời gian sử dụng luân chuyển thu hồi thường trong một chu
kỳ kinh doanh của doanh nghiệp dưới hoặc trong một năm.
=> Cách sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần
=> DN có xu hướng gửi tiền gửi ngân hàng cao hơn tiền mặt, vì thuận tiện
cho các khoản giao dịch lớn; an toàn hơn; mang lại lãi.
- Tài sản dài hạn: là những tài sản có giá trị lớn, thường sử dụng lâu dài,
tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Thời gian sử
dụng luân chuyển thu hồi thường lớn hơn hoặc bằng một năm
+ Các khoản thu dài hạn
+ Tài sản cố định: phải chắc chắn thu đc lợi ích trong tương lai;
nguyên giá tài sản phải được xác định định đáng tin cậy; thời
gian sd trên 1 năm; có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện
hành (trên 30 triệu)
● Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản có hình thái vật
chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động
sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận
TSCĐ hữu hình
VD: máy móc, thiết bị,...
● Tài sản cố định vô hình: là tài sản không có hình thái vật
chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm
giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, phù hợp với tiêu
chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình
VD: phần mềm, cơ sở dữ liệu,...
● Tài sản cố định thuê tài chính: là tài sản mà bên cho thuê
có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với
quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản
có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.
VD: Xét 2 trường hợp sau:
• Trường hợp 1: Doanh nghiệp A thuê của doanhnghiệp
vận tải B một chiếc ô tô trong thời gian là 10 năm (thời
gian sử dụng hữu ích của chiếc ôtô này dự tính là được 13
năm) với giá tiền là 500 triệu đồng.
• Trường hợp 2: Vẫn doanh nghiệp A đó thuê của doanh
nghiệp vận tải B đó một chiếc ô tô trong thời gian là 3
ngày để đưa cán bộ, công nhân viên đi tham quan.
Trong 2 trường hợp trên, theo bạn trường hợp nào là thuê
tài chính
=> TH 1 là thuê tài chính, phần lớn thời gian sd và đảm
bảo rủi ro đc giao lại cho bên A
=> TH 2 là thuê hoạt động
+ Bất động sản đầu tư
+ Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: là giá trị các khoản đầu tư
tài chính dài hạn với mục đích kiếm lời, như: góp vốn liên doanh,
đầu tư vào cty con (góp vốn, mua cổ phiếu), đầu tư vào cty liên
kết (đầu tư bằng cổ phiếu hoặc vốn góp từ 20-50%), đầu tư dài
hạn khác (cổ phiếu, trái phiếu, …)
+ Tài sản dở dang dài hạn
+ Tài sản dài hạn khác: chi phí trả trước dài hạn; ký cược, ký quỹ
dài hạn
Nguồn hình thành tài sản của DN
Hình thành từ 2 nguồn chính đi vay (nợ phải trả) và vốn
Nợ phải trả
Tại sao DN phải phân biệt nợ ngắn hạn và dài hạn?
=> Để ưu tiên thứ tự trả nợ
=> Đối với người ngoài DN: quyết định đầu tư dựa vào các báo cáo trả nợ
của DN
=> Đối với người trong DN:
- Là nguồn vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng tạm thời của các đơn vị,
cá nhân khác và có trách nhiệm phải hoàn trả sau một thời gian nhất
định
- Nợ ngắn hạn
+ Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn: chi phí trả trước của người
mua là doanh thu chưa thực hiện của người bán
+ Phải trả người bán:
+ Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: thuế thu nhập DN (20%),
thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế
XNK, thuế thu nhập cá nhân, thuế chống bán phá giá...
+ Phải trả người lao động: lương, thưởng
+ Người mua trả tiền trước: đưa tiền trước khi có hàng sẽ đến lấy
+ Phải trả nội bộ: trả nợ giữa cty con và cty trong chi nhánh
+ Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn
+ Chi phí phải trả ngắn hạn
+ Quỹ khen thưởng phúc lợi
+ Phải trả, phải nộp khác
Điểm khác nhau giữa doanh thu chưa thực hiện và người mua trả tiền
trước?
=> Cùng là số tiền người mua đưa cho DN trước trong khi chưa đưa sp cho
người mua, Doanh thu: đã cung cấp dịch vụ cho người mua nhưng chưa tới
thời hạn để ghi nhận doanh thu; Người mua trả tiền trước: chưa cung cấp
dịch vụ => Doanh thu mang tính chắc chắn hơn
- Nợ dài hạn
+ Phải trả người bán dài hạn: cho DN nợ > 1 năm
+ Trái phiếu phát hành
+ Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
+ Người mua trả tiền trước dài hạn
+ Quỹ phát triển khoa học công nghệ
Nguồn vốn chủ sở hữu
- Là nguồn vốn quan trọng do chủ sở hữu DN bỏ ra để tạo nên các loại
tài sản trong DN nhằm thực hiện các hoạt động sx kinh doanh
- Là nguồn vốn dài hạn, ổn định và không có thời hạn thanh toán xác
định, sẽ được sử dụng trong suốt quá trình hoạt động, tồn tại của
doanh nghiệp.
- Gồm:
+ Vốn góp của chủ sở hữu
+ Thặng dư vốn cổ phần
+ Chênh lệch đánh giá lại tài sản
+ Chênh lệch tỷ giá hối đoái
+ Lợi nhuận chưa phân phối
+ Các quỹ của doanh nghiệp: Quỹ đầu tư phát triển, Các quỹ
khác thuộc vốn chủ sở hữu
Bàitập:

Nguồn vốn: vốn góp của chủ sở hữu


Nợ phải trả: nợ phải trả cho người bán, quỹ khen thưởn phúc lợi, phải tra
người bán, thuế phải nộp NN
=tổng ts - vốn csh = nguồn vốn - vốn csh
Tài sản ngắn hạn: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, nguyên vật liệu ở trong kho,
ứng trước cho người bán, khoản tạm ứng, lương phải trả cho công nhân, công
cụ, dụng cụ
Tài sản dài hạn: tài sản cố định vô hạn, phải thu của khách hàng
Hoạt động sx kinh doanh (Sự vận động của tài sản)
Doanh thu
- là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế
toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường
và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ
sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu,
gồm:
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: doanh thu của hoạt
động kinh doanh của DN
+ Doanh thu hoạt động tài chính: tiền lãi của tiền gửi tiết kiệm
ngân hàng; tiền lãi của việc bán trái phiếu, cổ phiếu; phần
chênh lệch khi mua bán bất động sản; lãi suất trả góp; chênh
lệch tỷ giá hối đoái khi mua bán ngoại tệ; chiết khẩu thanh
toán; quỹ bảo hiểm; mua bán vàng bạc đá quý,...
+ Thu nhập khác:
Chi phí
- là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán
dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc
phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu.
- Phân loại theo nội dung kinh tế:
+ Chi phí nhân công: tiền lương
+ Chi phí nguyên vật liệu
+ Chi phí công cụ, dụng cụ
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí khác bằng tiền
+ Chi phí tài chính: trái ngược với doanh thu tài chính
- Phân loại theo chức năng của chi phí: phòng ban nào sẽ phát chi phí
riêng của phòng ban đó
+ Chi phí sản xuất: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
+ Chi phí bán hàng
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Giá vốn hàng bán: trị giá hàng hóa của DN bán ra bên ngoài,
giá DN sp bỏ ra để mua sp rồi bán ra cho KH
+ Chi phí tài chính
+ Chi phí khác

Bài tập
Tài sản Vốn

Tiền mặt 115 Phải trả công nhân viên 70


Tiền gửi ngân hàng 100 Vốn góp CSH 800
Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 75 Quỹ đầu tư phát triển 20
Phải thu của KH 260 Vay ngắn hạn 40
Khấu hao tài sản cố định -36 Trái phiếu phát hành 100
Hàng tồn kho 220 Phải trả người bán 230
Tài sản cố định hữu hình 600 Lợi nhuận chưa phân phối X
=> Tổng tài sản = Nguồn vốn ⇔ 1334 = 1260 + X => X = 74
CHƯƠNG 3: CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
CHƯƠNG 4: TÀI KHOẢN VÀ SỔ KẾ TOÁN
Tài khoản kế toán
- Là phương pháp kế toán sử dụng để phân loại, hệ thống hóa và tổng
hợp thông tin theo từng đối tượng kế toán để ghi chép, phản ánh và
kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục tình hình và sự vận động của
từng đối tượng kế toán
- Mỗi đối tượng kế toán sẽ có một TK phản ánh với tên gọi phù hợp với
đối tượng kế toán
VD: Đối tượng kế toán là tiền mặt – TK phản ánh tên là TK tiền mặt
- Có bao nhiêu đối tượng kế toán sẽ có bấy nhiêu tk kế toán được mở
Kết cấu
- Phần bên trái phản ảnh một vận động của đối tượng kế toán (bên Nợ)
- Phần bên phải phản ánh mặt vận động đối lập còn lại của đối tượng
kế toán (bên Có)

- Trên mỗi TK kế toán có một số chỉ tiêu:


+ Số dư đầu kỳ (SDĐK): phản ánh số hiện có đầu kỳ của đối tượng
kế toán. (lượng tiền mặt hiện có)
+ Số phát sinh tăng (SPS): phản ánh sự biến động tăng.
+ Số phát sinh giảm: phản ánh sự biến động giảm.
+ Số dư cuối kỳ: phản ánh số hiện có của đối tượng kế toán vào
thời điểm cuối kỳ.
VD: Đầu ngày 01/02/N, doanh nghiệp X có lượng tiền mặt tồn quỹ là: 50
triệu đồng. Trong ngày hôm đó, Doanh nghiệp bán hàng thu tiền mặt: 125
triệu đồng; trả tiền nợ người bán tháng trước: 40 triệu đồng; trả tiền thuê
cửa hàng: 36 triệu đồng; tạm ứng cho cán bộ đi nhận hàng: 5 triệu đồng.
Yêu cầu: Xác định lượng tiền mặt tồn quỹ cuối ngày 01/02/N của DN X.

Nợ Tài khoản 111 Có

Số dư đầu kỳ: 50tr 40 tr


Tiền mặt: 125tr 36tr
5tr

Số phát sinh tăng 125tr Số phát sinh giảm 81tr

Số dư cuối kỳ 94tr
Phân loại tài khoản
- Theo sự vận động của tài sản và tính thanh khoản của tài khoản
- Theo mqh với báo cáo tài chính

=> Những tk bắt đầu bằng 1, 2, 3, 4 thì sẽ lập đc bảng cân đối kế toán; 5, 6,
7, 8, 9 lập đc báo cáo kết quả kinh doanh
- Theo thuộc tính tài khoản
+ Tk lưỡng tính: 131 (phải thu KH), 331 (phải trả cho người bán), 412
(chênh lệch đánh giá lại ts), 413 (chênh lệch tỷ giá) & 421 (lợi nhuận
chưa phân phối)
+ Tk điều chỉnh: 214 (hao mòn tài sản cố định), 229 (dự phòng tổn thất
tài sản), 521 (các khoản giảm trừ doanh thu khi có quy tắc thận trọng)
Quy tắc ghi chép đối với tk kế toán
Đối với tk tài sản đầu 1, 2 tăng nợ, giảm có

VD: Trong kỳ kế toán tháng 02/N của DN X, tại thời điểm đầu ngày 01/02,
lượng tiền mặt tồn quỹ là 70 triệu đồng. Trong kỳ phát sinh các nghiệp vụ
kinh tế như sau: • 02/02:Thu tiền bán hàng bằng tiền mặt: 110 triệu đồng •
05/02:Trả nợ người bán bằng tiền mặt: 60 triệu đồng • 19/02:Trả lương cho
cán bộ CNV bằng tiền mặt: 35 triệu đồng • 28/02:Rút TGNH về nhập quỹ
tiền mặt: 60 triệu đồng Yêu cầu: • Xác định lượng tiền mặt tồn quỹ cuối
ngày 28/02 • Vẽ sơ đồ tài khoản chữ T của tài khoản tiền mặt

Nợ Tài khoản 111 Có

Số dư đầu kỳ: 70tr Trả nợ người bán: 60 tr


Tiền mặt: 110tr Trả lương: 35tr
Tiền gửi ngân hàng: 60tr
Số phát sinh tăng 170tr Số phát sinh giảm 95tr

Số dư cuối kỳ 145tr
Đối với tk nguồn vốn đầu 3, 4 tăng có, giảm nợ

VD: Trong kỳ kế toán tháng 3/N tại DN X phát sinh các nghiệp vụ kinh tế
như sau: • 04/3:Mua hàng nợ người bán: 125 triệu đồng • 09/3:Rút TGNH trả
nợ người bán: 50 triệu đồng • 16/3:Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người
bán: 300 triệu đồng Vẽ sơ đồ tài khoản chữ T của tài khoản phải trả người
bán biết số dư đầu kỳ của tài khoản này là 1.200 triệu đồng.

Nợ Tài khoản 331 Có

Rút ngân hàng: 50tr Số dư đầu kỳ: 1200tr


Vay: 300tr Nợ người bán: 125tr

Số phát sinh giảm 350tr Số phát sinh tăng 125tr

Số dư cuối kỳ 975tr
Các tài khoản phản ánh sự vận động của tài sản
- Tk doanh thu 5, 7 tăng có giảm nợ; ko có số dư đầu kỳ và cuối kỳ
- Tk chi phí 6,8 tăng nợ giảm có, số dư đầu và cuối kỳ ko có

- TK xác định kết quả kinh doanh 911 nợ là chi phí, có là doanh thu

TH1: DN hòa vốn ⇔ tổng doanh thu = tổng chi phí => 911 nợ là chi phí, có là
doanh thu (ít xảy ra) => ko hạch toán
TH2: DN lãi => doanh thu > chi phí => doanh thu - chi phí = lãi => 911 bên nợ
là chi phí và lãi, bên có là doanh thu (421)
TH3: DN lỗ => doanh thu < chi phí => chi phí - doanh thu = lỗ => 911 bên nợ là
chi phí (421), bên có là doanh thu và lỗ
1, 2, 6, 8 tăng nợ giảm có
3, 4, 5, 7 tăng có giảm nợ
Một số TH đặc biệt
- Các tk điều chỉnh giảm: 229, 214, số dư đầu kì và cuối kì bên có; tăng
có giảm nợ; 521 tăng nợ giảm có, ko có số dư đầu và cuối kì
- Các tk lưỡng tính: phải thu thì ghi giống 1,2; phải trả ghi giống 3, 4; ko
đc bù trừ công nợ
+ 131, 331 phải thu ghi theo ts, phải trả ghi theo vốn
+ 412: có số dư cả bên nợ và bên có; nếu có số dư bên có thì
chênh lệch đánh giá lại ts là chênh lệch tăng; bên nợ là chênh
lệch giảm
+ 413: bên nợ là chênh lệch giảm; bên có là chênh lệch tăng
+ 421: bên nợ là lợi nhuận giảm (lỗ); bên có là lợi nhuận tăng
VD: • Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Doanh
nghiệp có quan hệ với rất nhiều khách hàng khác nhau. Giả sử
trong kỳ kế toán tháng 02/N, tại DN X có số liệu như sau: •
SDĐK của TK 131 của DN A: 100 triệu đồng • Số nợ phải thu của
DN A trong kỳ: 250 triệu đồng • DN B ứng trước tiền mua hàng:
500 triệu đồng

Nợ Tài khoản 131 Có

Số dư đầu kỳ: 100tr 500


250tr

Số phát sinh tăng 250 Số phát sinh giảm 500

Số dư cuối kỳ 350 Số dư cuối kỳ 500

Ghi sổ kép
- Ghi sổ kép hay ghi kép là phương pháp phản ánh các biến động của
các đối tượng kế toán vào các TK kế toán.
- Là việc ghép ít nhất hai TK với nhau, một TK ghi Nợ và một TK ghi Có
để thể hiện mối tương quan và sự biến động của đối tượng kế toán do
nghiệp vụ kinh tế phát sinh tạo ra, tổng giá trị bên Nợ luôn luôn bằng
tổng giá trị bên Có.
- Trước khi ghi sổ, kế toán phải xác định TK ghi Nợ và TK ghi Có với giá
trị bao nhiêu – công việc này gọi là định khoản

TS tăng khi nợ = TS giảm khi có


TS tăng khi nợ = nguồn vốn tăng khi có
TS giảm khi có = nguồn vốn giảm khi nợ
Nguồn vốn tăng khi có = nguồn vốn giảm khi nợ

Các nguyên tắc ghi sổ kép


- Nguyên tắc 1: Bút toán kép phải có từ 2 TK trở lên
- Nguyên tắc 2: Khi ghi nợ một TK này phải ghi có TK khác
- Nguyên tắc 3: Tổng số tiền ghi nợ và ghi có các TK trong một nghiệp
vụ
Định khoản kế toán
- Là việc xác định 1 nghiệp vụ kinh tế – tài chính liên quan đến những
TK nào; ghi vào bên nợ hay bên có của các TK này và với số tiền bao
nhiêu.
- Các TK đó được gọi là các TK đối ứng và mối quan hệ giữa các TK gọi
là các mối quan hệ đối ứng.
- Có 2 loại định khoản: Định khoản giản đơn và định khoản phức tạp.

Ví dụ: Trong tháng 3/N, doanh nghiệp trả nợ nhà cung cấp bằng tiền mặt
là 5.000.000đ.
Bước 1: Xác định đối tượng bị ảnh hưởng => tiền mặt: giảm 5 triệu; phải trả
người bán: giảm 5 triệu
Bước 2: Tra mã hiệu tài khoản => tiền mặt: 111; phải trả người bán: 331
111 giảm ghi có; 331 giảm ghi nợ

Nợ tk 331: 5tr
Có tk 111 : 5tr

Ví dụ 1: Trong tháng 3/N, Doanh nghiệp mua một lô hàng về nhập kho trị
giá 200 triệu đồng, hàng đã nhập kho đủ, tiền hàng đã thanh toán cho
nhà cung cấp 50% bằng tiền gửi ngân hàng, còn lại nợ nhà cung cấp.
Đối tượng bị ảnh hưởng: Tiền gửi NH (112): giảm 100tr; Hàng hóa (156): tăng
200 tr; phải trả cho người bán (331): tăng 100 tr
Nợ tk 156: 200tr
Có tk 112: 100tr
Có tk 331: 100tr

Bài tập 1
Có tình hình về tiền mặt của doanh nghiệp A như sau (Đơn vị: 1.000đ):
- Tiền mặt tồn đầu tháng 350.000
Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như sau:
NV1: Dùng tiền mặt 50.000 mở tài khoản ngân hàng
NV2: Khách hàng trả nợ tiền hàng bằng tiền mặt 12.000
NV3: Vay ngân hàng 8.000, nhận tiền mặt về nhập quỹ
NV4: Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên đi mua công cụ dụng cụ 5.000
NV5: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 20.000
NV6: Chi tiền mặt thưởng cho nhân viên lấy từ quỹ khen thưởng phúc lợi
3.000
NV7: Nhận ký quỹ bằng tiền mặt một khoản 15.000
NV8: Chi tiền mặt trả nợ cho người bán 15.000
NV9: Chi tiền mặt trả lương cho nhân viên 12.000
NV10: Xuất tiền mặt để ký quỹ một khoản 10.000
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
NV1: Nợ tk 112: 50k
Có tk 111: 50k
NV2: Nợ tk 111: 12k
Có tk 131: 12k
NV3: Nợ tk 111: 8k
Có tk 341: 8k
NV4: Nợ tk 141: 5k
Có tk 111: 5k
NV5: Nợ tk 111: 20k
Có tk 112: 20k
NV6: Nợ tk 353: 3k
Có tk 111: 3k
NV7: Nợ tk 111: 15k
Có tk 344: 15k
NV8: Nợ tk 111: 15k
Có tk 344: 15k
NV9: Nợ tk 334: 12k
Có tk 111: 12k
NV10: Nợ tk 244: 10k
Có tk 111: 10k
2. Mở tài khoản kế toán, ghi chép và khóa tài khoản tiền mặt, phản ảnh
vào tài khoản chữ T.

Nợ TK111 Có

Số dư đầu kỳ: 350k NV1: 50K


NV2: 12k NV4: 5K
NV3: 8k NV6: 3K
NV5: 20k NV8: 15K
NV7: 15k NV9: 12K
NV10: 10K

SPS: 55k 96K


SDCK: 310k

Bài tập 2
Hãy định khoản tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau đây: (Đơn vị:
1.000đ)
1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 80.000
2. Vay ngân hàng trả nợ người bán 60.000
3. Người mua trả nợ bằng tiền mặt 40.000
4. Chi tiền mặt trả nợ dài hạn 15.000
5. Nhập kho hàng hóa chưa thanh toán 110.000, trong đó giá trị hàng
hóa 100.000, thuế GTGT được khấu trừ 10.000
6. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán 50.000
7. Mua hàng hóa nhập kho giá 220.000 trong đó thuế đầu vào được
khấu trừ 20.000, trả bằng tiền mặt 100.000 còn 120.000 chưa thanh
toán.
8. Nhận vốn góp liên doanh bằng tài sản cố định hữu hình giá trị
500.000
9. Chi tiền mặt để trả lương cho nhân viên 10.000
10. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng
35.000

NV1: Nợ tk 111: 80k


Có 112: 80k
NV2: Nợ tk 341: 60k
Có 331: 60k
NV3: Nợ tk 111: 40k
Có tk 131: 40k
NV4: Nợ tk 341: 15k
Có tk 111: 15k
NV5: Nợ tk 156: 100K
Có tk 1331: 100K
NV6: Nợ tk 112: 50k
Có tk 331: 50k
NV7: Nợ tk 156: 200K
Nợ tk 133: 20k
Có tk 111: 100K
Có tk 331: 120k
NV8: Nợ tk 211: 500k
Có tk 411: 500k
NV9: Nợ tk 334: 10k
Có tk 111: 10k
NV10: Nợ tk 112: 35k
Có tk 131: 35k
Bài tập 3.
Tại doanh nghiệp B trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau (đơn
vị tính: 1.000đ). Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt để chi tiêu 25.000, đã
nhập quỹ đủ.
2. Nhận vốn kinh doanh do nhà nước cấp bằng tài sản cố định hữu hình đã
đưa vào sử dụng ở bộ phận kinh doanh, nguyên giá 460.000.
3. Mua một lô hàng trị giá mua 180.000, hàng đã nhập kho đủ, tiền hàng
chưa thanh toán.
4. Mua một số công cụ, dụng cụ về nhập kho trị giá mua 12.000 đã thanh
toán bằng tiền mặt.
5. Vay ngân hàng để thanh toán cho người bán 100.000.
6. Mua một lô hàng trị giá mua 240.000, hàng đã về nhập kho đủ, tiền
hàng thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng 100.000, số còn lại chưa thanh
toán.
7. Người mua thanh toán tiền mua hàng bằng tiền mặt 200.000 đã nhập
quỹ đủ.
8. Nhận vốn kinh doanh do nhà nước cấp bằng tiền chuyển vào tài khoản
tiền gửi 300.000, bằng công cụ để dùng đã nhập kho 60.000.
9. Xuất quỹ tiền mặt để trả cho công nhân viên 10.000, trả cho người
cung cấp hàng hoá 30.000.
10. Mua một lô hàng có trị giá 50.000, tiền thanh toán một nửa bàng tiền
mặt, số còn lại ký nhận nợ, hàng chưa về nhập kho.
11. Chuyển quỹ đầu tư phát triển bổ sung nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ
bản 60.000.
12. Xuất quĩ tiền mặt để trả lương cho cán bộ 85.000, trả vay ngắn hạn
ngân hàng 67.000, nộp thuế cho Nhà nước 20.000.
13. Dùng tiền gửi ngân hàng để trả tiền điện dùng trong tháng ở cửa hàng
là 2.000, ở văn phòng công ty là 4.000
14. Dùng lợi nhuận bổ sung nguồn vốn kinh doanh 60.000 quỹ đầu tư phát
triển 12.000 và quỹ khen thưởng phúc lợi 15.000
NV1: Nợ tk 111: 25k
Có tk 112: 25k
NV2: Nợ tk 211: 250k
Có tk 411: 250k
NV3: Nợ tk 156: 180k
Có tk 334: 180k
NV4: Nợ tk 153: 12k
Có tk 111: 12k
NV5: Nợ tk 331: 100k
Có tk 341: 100k
NV6: Nợ tk 156: 240k
Có tk 112: 100k
Có tk 331: 140k
NV7: Nợ tk 111: 200k
Có tk 131: 200k
NV8: Nợ tk 112: 300k
Nợ tk 153: 60k
Có tk 411: 360k
NV9: Nợ tk 334: 10k
Nợ tk 331: 30k
Có tk 111: 40k
NV10: Nợ tk 151: 50k
Có tk 331: 25k
Có tk 111: 25k

NV11: Nợ tk 414: 60k


Có 441: 60k
NV12: Nợ tk 334: 85k
Nợ tk 333: 20k
Nợ tk 341: 67k
Có tk 111: 172k
NV13: Nợ tk 642: 4k
Nợ tk 641: 2k
Có tk 112: 6k
NV14: Nợ tk 421: 87k
Có tk 414: 12k
Có tk 353: 15k
Có tk 411: 60k
Bài tập 5.
Có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 01/N tại Công ty C như
sau: (Đơn vị: đồng)
1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt: 20.000.000.
2. Chi tiền mặt trả lương còn nợ người lao động: 15.000.000.
3. Khách hàng trả tiền còn nợ doanh nghiệp bằng chuyển khoản qua ngân
hàng: 15.000.000.
4. Mua vật liệu nhập kho, chưa thanh toán cho người bán 13.000.000.
5. Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ cho người bán: 50.000.000.
6. Chủ sở hữu bổ sung vốn kinh doanh bằng một phương tiện vận tải trị giá
250.000.000.
7. Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận chưa phân phối 25.000.000.
8. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả tiền vay ngắn hạn: 20.000.000.
9. Chuyển tiền gửi ngân hàng thanh toán thuế còn nợ Ngân sách:
5.000.000.
10. Chủ sở hữu rút vốn khỏi doanh nghiệp 10.000.000 bằng tiền mặt.
Yêu cầu:
1. Phân tích ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế trên đến tài sản và
nguồn vốn của công ty.
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
NV1: Nợ tk 111: 20tr
Có tk 112: 20tr
NV2: Nợ tk 334: 15tr
Có tk 111: 15tr
NV3: Nợ tk 112:
Có tk 131:
NV4: Nợ tk 152:
Có tk 331:
NV5: Nợ tk 331:
Có tk 341:
NV6: Nợ tk 211
Có tk 411
NV7: Nợ tk 421:
Có tk 411:
NV8: Nợ tk 341
Có tk 112
NV9: Nợ tk 333
Có tk 112
NV10: Nợ tk 411
Có tk 111
Bài tập 6.
Doanh nghiệp tư vấn tin học. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh sau: (Đơn vị: 1.000.000đ)
1. Nhận vốn góp của Hội đồng quản trị là 5.000 tiền mặt, 10.000 tiền gửi
ngân hàng, và tài sản cổ định hữu hình 10,000
2. Tạm ứng bằng tiền mặt cho nhân viên tiền để đi mua hàng hóa 500
3. Nhân viên tạm ứng tiền tháng trước đi mua hàng hóa về nhập kho 500
4. Vay dài hạn thêm 10.000 để mua thêm một TCSĐ hữu hình mới
5. Nhận tiền ứng trước của người mua bằng chuyển khoản về dịch vụ sẽ
cung cấp trong 2 tháng sau 300
6. Mua phần mềm, trị giá 330, đã bao gồm thuế GTGT là 10%, chuyển
khoản để thanh toán cho người bán 150
7. Một thành viên góp vốn rút vốn 1.000 bằng tiền gửi ngân hàng
8. Dùng nguồn vốn kinh doanh trích quỹ đầu tư phát triển 1.500 và quỹ
khen thưởng phúc lợi 1.000
9. Chi tiền mặt để thưởng cho nhân viên trích từ quỹ khen thưởng phúc lợi
là 250
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào các tài
khoản có liên quan
2. Lập bảng cân đối số phát sinh và bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp vào cuối tháng.
NV1: Nợ tk 111: 5 tỷ
Nợ tk 112: 10 tỷ
Nợ tk 211: 10 tỷ
Có tk 411: 25 tỷ
NV2: Nợ tk 141: 500tr
Có tk 111: 500tr
NV3: Nợ tk 156: 500tr
Có tk 141: 500tr
NV4: Nợ tk 211: 10 Tỷ
Có tk 341: 10 TỶ
NV5: Nợ tk 112: 300tr
Có tk 131: 300tr
NV6: Nợ tk 213: 300tr
Nợ tk 133: 30tr
Có tk 331: 180tr
Có tk 112: 150tr
NV7: Nợ tk 411: 1 tỷ
Có tk 112: 1 tỷ
NV8: Nợ tk 411: 2.5 tỷ
Có tk 353: 1 tỷ
Có tk 414: 1.5 tỷ
NV9: Nợ tk 353: 250
Có tk 111: 250

Nợ TK111 Có

Số dư đầu kỳ: 0 NV2: 500


NV1: 5 tỷ NV9: 250

SPS: 5 tỷ 750tr
SDCK: 4 tỷ 250

Nợ TK 112 Có

SDĐK: 0
NV1: 10 tỷ NV6: 150tr
NV5: 300tr NV7: 1 tỷ

SPS: 10.3 tỷ 1.15 tỷ


SDCK: 9.15 tỷ
Nợ TK 131 Có

SDĐK: 0 NV1: 300

SPS: 300
SDCK: 300

Nợ TK 411 Có

SDĐK: 0
NV7: 1 tỷ NV1: 25 tỷ
NV8: 2,5 tỷ

SPS: 3,5 tỷ 25 tỷ
SDCK: 21,5 tỷ

Nợ TK 211 Có

SDĐK: 0
NV4: 10 tỷ
NV1: 10 tỷ

SPS: 20 tỷ
SDCK: 20 tỷ

Nợ TK 156 Có

SDĐK: 0
NV3: 500tr

SPS: 500tr
SDCK: 500tr

Nợ TK 133 Có

SDĐK: 0
NV6: 30tr

SPS: 30tr
SDCK: 30tr

Nợ TK 331 Có

SDĐK:
NV6: 150tr

SPS: 150tr
SDCK: 150tr

Nợ TK 341 Có

SDĐK:
NV4: 10 tỷ

SPS: 10 tỷ
SDCK: 10 tỷ

Nợ TK 141 Có

SDĐK: 0 NV3: 500tr


NV2: 500tr

SPS: 500tr 500tr


SDCK: 0

Nợ TK 213 Có

SDĐK:
NV6: 300tr

SPS: 300tr
SDCK: 300tr

Nợ TK 414 Có
SDĐK: 0
NV8: 1.5 tỷ

SPS: 1.5 tỷ
SDCK: 1.5 tỷ

Nợ TK 353 Có

NV9: 250tr SDĐK: 0


NV8: 1 tỷ

250tr SPS: 1 tỷ
SDCK: 750 tr

Bảng cân đối SPS

TK SDĐK SPS SDCK

Nợ Có Nợ Có Nợ Có

111 0 5000 750 4250

112 0 10.300 1150 9150

211 0 20000 20000

411 0 3500 25000 21500

141 0 500 500

156 0 500 500

341 0 10000 10000

131 0 300 300

213 0 300 300

133 0 30 30

331 0 180 180

353 0 250 1000 750

414 0 1500 1500

Tổng 0 0 40380 40380 34230 34280


Bảng cân đối kế toán

TÀI SẢN NGUỒN VỐN

Tiền mặt: 4250 Vốn CSH: 21.500


Tiền gửi NH: 3150 Vay: 10.000
TS cố định hữu hình: 20000 Người mua UT : 300
Hàng hóa: 500 Phải trả người bán: 180
TS cố định vô hình: 300 Quỹ KTPL: 750
GTGT khấu trừ: 30 Quỹ ĐTPT: 1500

34230 34230
Kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Nghiệp vụ huy động vốn
Vốn góp:
- Giá trị tài sản bao gồm giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng
giao nhận và các khoản chi phí trước khi sử dụng (kể cả các khoản lệ
phí nếu có)
- Nợ TK 111,112, 211, 152, 156…
Có TK 411
VD: 1. Nhận góp vốn liên doanh bằng một tài sản cố định có nguyên giá
500 triệu đồng, giá do hội đồng ghi nhận 450 triệu đồng. Chi phí vận
chuyển: 3 triệu đồng, chi bằng tiền mặt
=> Khi nhập góp vốn sẽ ghi ts này có giá là 453 tr (nguyên tắc giá gốc)
=> Trị giá góp vốn là 450 tr
=> Tiền tự bỏ ra là 3tr
Nợ tk 211: 453tr
Có tk 411: 450tr
Có tk 111: 3tr
2. Doanh nghiệp nhận góp vốn bằng TSCĐ, tài sản này được hội đồng liên
doanh đánh giá 300 triệu đồng. Chi phí vận chuyển chưa thuế GTGT là 1
triệu, thuế GTGT 5% (theo phương pháp khấu trừ), đã thanh toán bằng
tiền mặt
Nợ tk 211: 301tr
Nợ tk 133: 0.05
Có tk 411: 300tr
Có tk 111: 1.05tr
Vốn vay
- Nợ TK 111,112, 331… Có TK 341
- Khi đi vay vốn sẽ có chi phí vốn vay (chi phí tài chính)
Ví dụ: Doanh nghiệp nhận giấy báo Có Ngân hàng giải ngân khoản vốn vay
10 tỷ đồng. Giấy báo có là tiền tăng hay tiền giảm?
Giấy báo có nghĩa là tiền tăng, giấy báo nợ là tiền giảm, vì: tiền của mình
NH giữ giùm, cho nên khi tk của mình tăng thì khoản phải trả của NH phải
tăng lên
Nợ tk 112: 10 tỷ
Có tk 341: 10 tỷ
=> Khi đi vay sẽ mất chi phí vốn vay (lãi tiền gửi), vậy khoản chi phí vốn vay
này phải hoạch toán vào đâu? Ghi vào 635 chi phí tài chính
Nghiệp vụ mua sắm tài sản
Tài sản
- Là một nguồn lực thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp và dự tính
đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp
- Gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn
Nguyên tắc ngang giá
- Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được tài
sản tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử
dụng
Ví dụ:
1. Doanh nghiệp mua một máy dệt trị giá 200tr, chi phí vận chuyển 3tr,
sau khi chạy thử phát hiện hỏng một số bộ phận sửa chữa hết 20tr. Sau khi
hoạt động 2 tháng, doanh nghiệp lại phải sửa máy hết 10tr. Nguyên giá
của tài sản là bao nhiêu?
=> Nguyên giá là toàn bộ số tiền phải bỏ ra trước khi đưa vào sd:
200 + 3 +20 = 223tr
=> 10tr là phát sinh sau khi đưa ts vào trạng thái sd; đưa nó vào chi phí
2. Doanh nghiệp mua 1 tài sản cố định hữu hình giá mua chưa thuế là 200
triệu đồng, thuế GTGT 10% chưa thanh toán tiền cho người bán, chi phí
vận chuyển chưa thuế là 5 triệu đồng, thuế GTGT là 5% trả bằng tiền mặt.
Biết doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
=> Nguyên giá: 200 + 5 = 205
=> Thuế là khấu trừ nên ko tính vào nguyên giá
Tài sản mua sắm, căn cứ vào hóa đơn và chứng từ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 121, 152, 153, 156, 211, 213, 221…
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111/TK 112/TK 331
Chi phí mua hàng liên quan
Nợ TK 121, 152, 153, 156, 211, 213, 221…
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111/TK 112/TK 331
Ví dụ:
1. Nhập kho 100kg vật liệu chính giá 80.000đ/kg, thuế GTGT 10% đã thanh
toán bằng tiền mặt.
Nợ tk 152: 8 triệu
Nợ tk 133: 800k
Có tk 111: 8 tr 8
2. Công ty Trần Anh mua NVL với tổng giá thanh toán 220 triệu đồng (giá
bao gồm cả thuế GTGT 10%). Chi phí vận chuyển thuê ngoài đã trả bằng
tiền mặt (cả thuế GTGT 5%) là 2,1 triệu đồng. Hàng đã kiểm nhận, có hóa
đơn, nhập kho đủ, đơn vị đã thanh toán toàn bộ tiền hàng bằng chuyển
khoản.
Nợ tk 152: 202 tr (220/1.1+2.1/1.05)
Nợ tk 133: 20,1 tr
Có tk 111: 2,1tr
Có tk 112: 220tr
3. Mua 100 kg NVL A đơn giá 100.000/kg, được chiết khấu thương mại
1.000/kg. Chi phí vận chuyển 500.000 đã thanh toán bằng tiền mặt. DN đã
thanh toán cho người bán qua TGNH
Nợ tk 152: 10,4 tr (giá mua + chi phí mua - giảm giá)
Có tk 111: 500 nghìn
Có tk 112: 9,9 tr
*Các TH đặc biệt*
TH1: Trường hợp Doanh nghiệp đã nhận được hóa đơn của người bán nhưng
đến cuối kỳ hạch toán hàng vẫn chưa về tới đơn vị, kế toán căn cứ vào hóa
đơn ghi:
- Nợ TK 151: Hàng mua đang mua trên đường
- Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
- Có TK 111/TK 112/TK 331/Có TK 333
Sang kỳ hạch toán sau, khi tài sản được nhập về, kế toán ghi:
- Nợ TK 152, 153, 156, 211, 213
- Có TK 151: Hàng mua đang đi trên đường
Ví dụ:
1/9: Mua 100kg vật liệu chính giá 80.000đ/kg, thuế GTGT 10% đã thanh
toán bằng tiền mặt. Hàng chưa về đến kho
5/9: Hàng về nhập kho Nghiệp vụ phát sinh chi phí
Ngày 01/09: Nợ tk 151: 8 tr
Nợ tk 133: 800k
Có tk 111: 8,8tr
Ngày 05/09: Nợ tk 152: 8 tr
Có tk 151: 8 tr
TH2: Nhập kho phát hiện thiếu không rõ nguyên nhân:
- Nợ TK 152, 153, 156, 211, 213 (theo số thực nhận)
- Nợ TK 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý
- Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
- Có TK 111/TK112/TK331
Nhập kho phát hiện thừa không rõ nguyên nhân, kế toán ghi:
- Nợ TK 152, 153, 156, 211, 213 (theo số thực nhận)
- Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
- Có TK 111/TK112/TK331
- Có TK 3381: Tài sản thừa chờ xử lý
Ví dụ:
Nhận được hóa đơn 100kg vật liệu chính giá 80.000đ/kg, thuế GTGT 10%
đã chấp nhận thanh toán. Khi hàng về nhập kho phát hiện thiếu 5kg, số
hàng thiếu không rõ nguyên nhân. Sau đó, xác định nguyên nhân của hàng
bị thiếu và xử lý:
Nợ tk 152: 7,6 tr
Nợ tk 1381: 400k
Nợ tk 133: 800k
Có tk 331: 8,8 tr
a. Nếu hàng thiếu do lỗi của người bán, người bán giao bổ sung
Nợ tk 152: 400k
Có tk 1381: 400k
b. Nếu hàng thiếu do lỗi người bán, người bán không có hàng giao, trừ vào
công nợ
Nợ tk 331: 440k
Có tk 133: 40k
Có tk 1381: 400k
c. Trường hợp hàng thiếu bắt bộ phận thu mua bồi thường
Nợ tk 1388: 440k
Có tk 1381: 400k
Có tk 133: 40k
d. Trường hợp bộ phận thu mua ko có tiền
=> Trừ vào lương nhân viên
Nợ tk 334: 440k
Có tk 1388: 440k
Ví dụ:
1. Nhập kho 500 sản phẩm đơn giá 100.000đ/chiếc (chưa bao gồm thuế
GTGT 10%), chưa thanh toán
Nợ tk 156: 50tr
Nợ tk 133: 5tr
Có 331: 55 tr
2. Phát hiện 50 sản phẩm không đạt chất lượng, doanh nghiệp trả lại người
bán, người bán đồng ý trừ nợ
Nợ tk 331: 5,5tr
Có tk 156: 5tr
Có tk 133: 500k
3. Chuyển tiền trả người bán
Nợ tk 331: 49,5tr
Có tk 112: 49,5tr
4. Mua 200 sản phẩm đơn giá 121.000/ chiếc (đã bao gồm thuế GTGT
10%), chưa trả người bán, hàng đang trên đường vận chuyển
Nợ tk 151: 22tr
Nợ tk 133: 2,2tr
Có tk 331: 24,2tr
5. Nhập kho hàng mua ở nghiệp vụ 4, tuy nhiên thực tế nhập kho chỉ có
190 sản phẩm, 10 sản phẩm thất thoát chưa rõ nguyên nhân
Nợ tk 156: 20,9tr
Nợ tk 1381: 1,1 tr
Có tk 151: 22tr
6. Nguyên nhân xác định do người bán giao hàng thiếu. Tuy nhiên do không
có hàng, người bán đồng ý trừ vào công nợ
Nợ tk 331:1,21tr
Có tk 1381: 1,1 tr
Có tk 133: 110k
Nghiệp vụ chi phí phát sinh
Chi phí nhân công
- Tiền lương: Là một bộ phận của sản phẩm xã hội mà người lao động
được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá sản
xuất kinh doanh.
- Quỹ tiền lương: Của 1 Doanh nghiệp là tổng số tiền mà Doanh nghiệp
phải trả cho người lao động tham gia lao động sản xuất kinh doanh
trong Doanh nghiệp trong 1 kỳ nào đó.
- Các khoản trích theo lương
+ Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH)
+ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
+ Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT)
+ Quỹ kinh phí công đoàn (KPCĐ)

*Phương pháp hạch toán 1 số nghiệp vụ chủ yếu*


- Tính lương, tiền công và các khoản trợ cấp theo qui định phải trả
công nhân viên, kế toán ghi:
Nợ TK 241, 622, 627, 641, 642
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
- Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ
Nợ TK 241, 622, 627, 641, 642
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 338 – Phải trả trả phải nộp khác
- Tính các khoản khấu trừ vào lương
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 141 – Tạm ứng
Có TK 138 – Phải thu khác (Bồi thường trừ vào lương)
- Khi trả lương
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Ví dụ:
- Có số liệu về tính tiền lương của một Doanh nghiệp trong
một tháng hoạt động như sau:
NV1: Tiền lương phải trả: 100.000.000đ, trong đó
+ Công nhân may: 70.000.000đ
+ Nhân viên quản lý DN : 20.000.000đ
+ Nhân viên bán hàng: 10.000.000đ
NV2: Các khoản trích theo lương là 34%. Trong đó xí nghiệp
hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh 23,5%, khấu trừ
vào lương của người lao động 10,5%.
NV3: Trong tháng đã chi tiền mặt để trả lương kỳ I cho người lao
động là 40.000.000đ.
NV4: Cuối kỳ thanh toán số lương còn lại bằng TGNH
NV1: Nợ tk 622: 70tr
Nợ tk 642: 20tr
Nợ tk 641: 10tr
Có tk 334: 100tr
NV2: Nợ tk 622: 70 x 23,5%
Nợ tk 642: 20 x 23,5%
Nợ tk 641: 10 x 23,5%
Nợ tk 334: 100tr x 10,5%
Có tk 338: 34% x 100tr
NV3: Nợ tk 334: 40tr
Có tk 111: 40tr
NV4: Nợ tk 334: 49,5tr (trừ 10,5tr BH và 40tr đã trả ở NV3)
Có tk 112: 49,5tr
Bài tập 8
Trong tháng 02/N tại doanh nghiệp X phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như
sau:
1. Thanh toán hết tiền lương tháng 01/N còn nợ Cán bộ - Công nhân viên
tháng trước bằng tiền mặt: 55.000.000đ
Nợ tk 334: 55tr
Có tk 111: 55tr
2. Trả lương tháng 02/N cho Cán bộ - CNV bằng TGNH: 60.000.000đ
Nợ tk 334: 60tr
Có tk 112: 60tr
3. Trong tháng, tiền lương của các bộ phận tập hợp được như sau:
- Công nhân trực tiếp sản xuất: 80.000.000đ
- Nhân viên quản lý phân xưởng: 12.000.000đ
- Nhân viên bán hàng: 20.000.000đ
- Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 18.000.000đ
Nợ tk 622: 80tr
Nợ tk 627: 12tr
Nợ tk 641: 20tr
Nợ tk 642: 18tr
Có tk 334: 130tr
4. Tính các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định hiện hành
Nợ tk 622: 80tr x 23,5%
Nợ tk 627: 12tr x 23,5%
Nợ tk 641: 20tr x 23,5%
Nợ tk 642: 18tr x 23,5%
Nợ tk 334: 130tr x 10,5%
Có tk 338: 130tr x 34%
5. Tiền thưởng phát sinh trong tháng phải trả Cán bộ - Công nhân viên
- Công nhân trực tiếp sản xuất: 13.000.000đ
- Nhân viên quản lý xưởng: 5.000.000đ
- Nhân viên bán hàng: 10.000.000đ
- Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 10.000.000đ
Nợ tk 622: 13tr
Nợ tk
6. Khấu trừ vào lương tiền tạm ứng thừa cho Cán bộ - Công nhân viên:
3.000.000đ
7. Thanh toán hết tiền lương tháng 02/N cho Cán bộ - Công nhân viên bằng
tiền mặt
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Chi phí nguyên vật liệu
- Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động dùng trong sản xuất chế
biến của Doanh nghiệp. • Nguyên vật liệu bao gồm:
+ Nguyên vật liệu chính
+ Vật liệu phụ
+ Nhiên liệu
+ Phụ tùng thay thế
+ Các loại vật liệu khác
- Khi xuất kho nguyên vật liệu
Nợ TK 621, 627…
Có TK 152
Ví dụ:
Xuất kho 100 kg vật liệu A, trị giá 30.000đ/kg và 300 lít xăng đơn giá
20.000đ/ l để sản xuất
Nợ tk 621: 3tr
Nợ tk 627: 6tr
Có tk 152: 9tr
Có hai phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp kiểm kê định kỳ.

Giá trị xuất kho trong kỳ


- PP nhập trước - xuất trước (FIFO): Giả định là hàng tồn kho được mua
trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn
lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm
cuối kỳ
- PP nhập sau (LIFO): Giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản
xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng
tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó.
- PP thực tế đích danh: đọc thêm (ko thi)
- PP bình quân gia quyền:
+ Cả kỳ: đợi hết kỳ mới tính giá bình quân

+ Từng lần: mỗi lần nhập là mỗi lần tính lại

Vídụ:

Bảng nhập xuất tồn


Ngày Nhập Xuất Tồn
Số lượng Đơn giá Số lượng Đơn giá Số lượng Đơn giá
100 3
100 3
20/1 300 3,2
300 3,2

3
22/1 80 3 20
3,2
300
20 3
5/2 120 2,9 300 3,2
120 2,9
20 3
20/2 300 3,2 40 2,9
80 2,9
40 2,9
15/3 50 2,4
50 2,4
Theo FIFO
Giá trị xuất kho 22/1: 80 x 3
GTXK 20/2: 20 x 3 + 300 x 3,2 + 80 x 2,9
GTTK 15/3: 40 x 2,9 + 50 x 2,4
Theo LIFO
Ngày Nhập Xuất Tồn
Số lượng Đơn giá Số lượng Đơn giá Số lượng Đơn giá
100 3
100 3
20/1 300 3,2
300 3,2

3
22/1 80 3,2 100
3,2
220
100 3
5/2 120 2,9 220 3,2
120 2,9
120 2,9
20/2 220 3,2 40 3
60 3
40 3
15/3 50 2,4
50 2,4

=> Tại sao hiện nay các DN ko sử dụng LIFO nữa? => Hàng tồn kho ko xác
định đc thời gian mua vì vậy giá trị của hàng hóa xa vời giá trị thực của thị
trường.
Ví dụ:
Có tài liệu vật liệu A của DN X như sau:
- Tồn kho đầu tháng 3/2012: 200kg, đơn giá 4.000đ/kg
- Ngày 3/3 nhập kho: 600kg, giá mua là 3.800đ/kg chưa thanh toán; chi
phí vận chuyển bốc dỡ: 20.000đ, thanh toán bằng TM
- Ngày 9/3 xuất kho: 400kg để sản xuất sản phẩm
- Ngày 15/3 nhập kho: 700kg, giá mua là 3.920đ/kg; chi phí vận chuyển
bốc dỡ là 35.000đ, khoản giảm giá được hưởng là 20đ/kg. Thanh toán
bằng tiên vay dài hạn
- Ngày 19/3 xuất kho 600kg để sản xuất sản phẩm
Yêu cầu: Hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tính tồn kho NVL vào cuối
tháng theo Phương pháp FIFO
NV1: Nợ tk 621: 800k
Có tk 152: 800k
3/3
NV2: Nợ tk 152: 600*3.800+20000
Có tk 331: 600*3.800
Có tk 111: 20k
9/3
NV3: Nợ tk 621: 200*4.000+200*(3800+20000/600)
Có tk 152: 1566666
15/3
NV4: Nợ tk 152: 700*3900+35.000
Có tk 341: 2765000
19/3
NV5: Nợ tk 621: (200*3950)+400*(3.800+33.33)
Có tk 152: 2323332
Chi phí công cụ dụng cụ
- Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ những tiêu
chuẩn để trở thành TSCĐ. Vì vậy, công cụ dụng cụ được quản lý và
hạch toán tương tự như nguyên liệu, vật liệu
- Khi xuất kho công cụ dụng cụ:
● Nợ TK 627, 641, 642: Loại có giá trị nhỏ, phân bổ 1 lần
● Nợ TK 242: Loại có giá trị lớn, phân bổ nhiều lần
Có TK 153
- Phân bổ cuối kỳ chi phí công cụ dụng cụ:
● Nợ TK 627, 641, 642: Giá trị phân bổ
Có TK 242:
Ví dụ:
Có tình hình nhập, xuất, sử dụng công cụ lao động trong tháng 09/2010 ở
một 1 Doanh nghiệp như sau (Đơn vị tính: triệu đồng):
1. Nhập kho công cụ, dụng cụ trong tháng trong tháng trị giá
100.000.000đ, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ là 10%, trong đó:
Thanh toán bằng tiền mặt : 10.000.000đ Thanh toán bằng tiền gửi
ngân hàng: 20.000.000đ Còn phải thanh toán cho người bán :
80.000.000đ
2. Trong tháng đã trả lại cho người bán một lô công cụ sai qui cách trị
giá 20.000.000đ, chủ nợ đồng ý khấu trừ vào nợ phải trả.
3. Trong tháng xuất công cụ dụng cụ vào sản xuất kinh doanh trị giá
60.000.000đ, trong đó: – Loại có giá trị nhỏ phân bổ ngay vào chi
phí sản xuất là 5.000.000đ, chi phí bán hàng là 5.000.000đ, chi phí
quản lý là 1.000.000đ – Loại phân bổ dần vào các đối tượng chịu
chi phí là 49.000.000đ
4. Biết rằng, trong số CCDC phân bổ nhiều lần có 15tr là dùng cho
quản lý DN (phân bổ 3 tháng), và còn lại là dùng cho sx (phân bổ 2
tháng). Phân bổ chi phí tháng đầu
NV1: Nợ tk 153: 100tr
Nợ tk 133: 10tr
Có tk 111: 10tr
Có tk 112: 20tr
Có tk 331: 80tr
NV2: Nợ tk 331: 20tr
Có tk 153: 20tr
NV3: Nợ tk 627: 5tr
Nợ tk 641: 5tr
Nợ tk 642: 1tr
Nợ tk 242: 49tr
Có tk 153: 60tr
NV4: Nợ tk 642: 15/3=5tr
Nợ tk 627: (49-15)/2 = 17tr
Có tk 242: 22tr
Chi phí khấu hao
- Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ có hệ thống tổng giá trị phải khấu hao
của TSCĐ vào chi phí trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản
đó
- Phương pháp khấu hao
+ Khấu hao đường thẳng:
tính khấu hao bằng cách chia đều = nguyên giá của tài sản/ số
năm sử dụng ts ước tính
+ Khấu hao theo sản lượng : dùng nhiều khấu hao nhiều; dùng ít
khấu hao ít
+ Khấu hao theo số dư giảm dần (khấu hao nhanh): ts mới đưa vào
sd sẽ khấu hao nhiều vì khai thác sd nhiều những năm tiếp theo
đó giá trị khai thác được giảm dần => khấu hao càng giảm.
- Cuối kỳ, kế toán tính chi phí khấu hao cho từng bộ phận và hạch toán:
● Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 214
Ví dụ:
Có tình hình tăng, giảm, và khấu hao TSCĐ ở một DN trong quí 4 năm 2020
như sau:
NV1: Nhập TSCĐ hữu hình trong quí 3.000.000.000đ trong đó:
- Thanh toán bằng tiền mặt : 100.000.000đ
- Thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng : 500.000.000đ
- Nợ nguời bán : 700.000.000đ
- Xây dựng cơ bản hoàn thành : 500.000.000đ
- Nhận góp vốn liên doanh : 1.200.000.000đ
NV2: Khấu hao TSCĐ trong quí : 250.000.000đ, trong đó phân bổ cho:
- Các phân xưởng sản xuất : 200.000.000đ
- Chi phí bán hàng : 20.000.000đ
- Chi phí quản lý : 30.000.000đ
Yêu cầu: Hãy hạch toán tình hình TSCĐ của DN trong quí 4 năm 2020.
NV1: Nợ tk 211: 3 tỷ
Có tk 111: 100tr
Có tk 112: 500tr
Có tk 331: 700tr
Có tk 411: 1 tỷ 2
Có tk 241: 500tr
NV2: Nợ tk 627: 200tr
Nợ tk 641: 20tr
Nợ tk 642: 30tr
Có tk 214: 250tr
*Lưu ý*
214 229 521
131, 331 , 412, 413, 421
Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm các chi phí cho các dịch vụ mua
từ bên ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp như điện, nước…
- Khi nhận được hóa đơn và chứng từ thanh toán dịch vụ mua ngoài, kế
toán hạch toán:
● Nợ TK 627, 641, 642 (Giá trị không bao gồm thuế GTGT được
khấu trừ)
● Nợ TK 133 (Thuế GTGT được khấu trừ)
Có TK 111, 112, 331..
Ví dụ:
Trong kỳ tại một DN phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như sau :
1. Khấu hao TSCĐ sử dụng ở bộ phận QLDN: 1.000.000
Khấu hao TSCĐ sử dụng ở bộ phận bán hàng: 2.500.000
2. Tiền điện sử dụng ở bộ phận bán hàng: 1.000.000. Tiền điện sử dụng
ở bộ phận QLDN: 500.000 (chưa bao gồm thuế GTGT 10%)
3. Chi phí tiếp khách thanh toán bằng tiền mặt: 1.250.000
4. Tiền lương phải trả nhân viên bán hàng: 10.000.000 . Tiền lương
phải trả nhân viên quản lý doanh nghiệp: 15.000.000
5. Trích các khoản trích theo lương
6. Dịch vụ mua ngoài chưa trả tiền người bán phục vụ việc bán
hàng: 1.100.000 (đã bao gồm thuế GTGT 10%)
NV1: Nợ tk 642: 1tr
Nợ tk 641: 2.5tr
Có tk 214: 3.5tr
NV2: Nợ tk 641: 1tr
Nợ tk 642: 500k
Nợ tk 133: 50k
Có tk 331: 1.55tr
NV3: Nợ tk 641: 1.25tr
Có tk 111: 1.25tr
NV4: Nợ tk 641: 10tr
Nợ tk 642: 15tr
Có tk 334: 25tr
NV5: Nợ tk 642: 15tr * 23,5%=3,525tr
Nợ tk 641: 10tr * 23.5%=2,35tr
Nợ tk 334: 25tr * 10.5%=2,625tr
Có tk 338: 25tr * 34%=8,5tr
NV6: Nợ tk 641: 1tr
Nợ tk 133: 100k
Có tk 331: 1.1tr
Nghiệp vụ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sp
- Quá trình sản xuất và thực hiện dịch vụ là quá trình doanh nghiệp sử
dụng các nguồn lực đầu vào để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. chi phí
sản xuất có 3 khoản mục:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung
- Nợ tk 621,622,627

Nợ tk 621 Có

A A

Nợ TK 622 Có

B B

Nợ TK 627 Có

C C

Nợ TK 154 Có

SDDK: X

SPS: A + B + C SPS: X+A+B+C-Y


SDCK: Y
- Tập hợp chi phí sx:
Nợ tk 154: A+B+C
Có tk 621: A
Có tk 622: B
Có tk 627: C
=> Nhập kho thành phẩm:
Nợ tk 155: X+A+B+C-Y
Có tk 154: X+A+B+C-Y => giá thành sx 1 sp: (X+A+B+C-Y)/ số lượng
Ví dụ:
Trong tháng 05/2020 tại doanh nghiệp A có tình hình sx như sau:
1. Xuất kho 25.000.000đ VLC, 5.000.00đ VLP phục vụ sx
2. Tiền lương phải trả trong kỳ tập hợp được như sau:
a. Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 12.000.000 đ
b. Nhân viên quản lý phân xưởng: 5.000.000 đ
3. Tính trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định hiện hành
(Doanh nghiệp 23,5%, Người lao động 10,5%)
4. Xuất kho 2.000.000đ nhiên liệu chạy máy tại phân xưởng Sx
5. Tính trích khấu hao TSCĐ tại phân xưởng Sx: 3.000.000đ
6. Tiền điện tại phân xưởng phải trả: 6.600.000đ (đã bao gồm thuế
GTGT 10%), chưa trả tiền.
7. Cuối tháng, doanh nghiệp hoàn thành nhập kho 500 sản phẩm, biết
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ là 1.910.000đ.
Yêu cầu: Định khoản, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm
NV1: Nợ tk 621: 30tr
Có tk 152: 30tr
NV2: Nợ tk 622: 12tr
Nợ tk 627: 5tr
Có tk 334: 17tr
NV3: Nợ tk 622: 12tr * 23.5%= 2,82tr
Nợ tk 627: 5tr * 23.5% = 1,175tr
Nợ tk 334: 17tr * 10.5%= 1,785tr
Có tk 338: 17tr * 34% = 5,78tr
NV4: Nợ tk 627: 2tr
Có tk 152: 2tr
NV5: Nợ tk 627: 3tr
Có tk 214: 3tr
NV6: Nợ tk 627: 6tr
Nợ tk 133: 600k
Có tk 331: 6.6tr
NV7: Nợ tk 154: 61,995tr
Có tk 621: 30tr
Có tk 622: 14,82tr
Có tk 627: 17,175tr
Nhập kho:
Nợ tk 155: 61.995tr - 1.91tr (chi phí sx dang dở ck)
Có tk 154: 61.995tr - 1.91tr
Giá thành sx 1 sp : ( 61,995 - 1,91)/500 = 120,17
Bài tập 10.
Tại một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có các hoạt động kinh
tế diễn ra trong tháng như sau: (ĐVT: đồng)
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu tháng là: 3.000.000
Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:
1. Mua nguyên vật liệu về nhập kho giá chưa thuế 20.000.000, thuế
GTGT 10% chưa thanh toán cho người bán, chi phí vận chuyển trà
bằng tiền mặt 1.000.000
Nợ tk 152: 21tr
Nợ tk 133: 2tr
Có tk 111: 1tr
Có tk 331: 22tr
2. Mua công cụ dụng cụ nhập kho trị giá 5.500.000, trong đó thuế
GTGT 500.000, tất cả trả bằng tiền gửi ngân hàng.
Nợ tk 153: 5tr
Nợ tk 133: 500h
Có tk 112: 5,5tr
3. Xuất nguyên vật liệu sử dụng là 50.000.000, trong đó:
- Trực tiếp sản xuất sản phẩm 30.000.000
- Quản lý phân xưởng 6.000.000
- Hoạt động bán hàng 7.000.000
- Hoạt động quản lý doanh nghiệp 7.000.000
Nợ tk 621: 30tr
Nợ tk 641: 7tr
Nợ tk 627: 6tr
Nợ tk 642: 7tr
Có tk 152: 50tr
4. Xuất công cụ dụng cụ trị giá 4.000.000 cho bộ phận quản lý phân
xưởng, phân bổ trong 4 tháng bắt đầu từ tháng này.
Tháng này:
Nợ tk 242: 4tr
Có tk 153: 4tr
Tháng sau:
Nợ tk 627: 1tr
Có tk 242: 1tr

5. Trong tháng tiền lương phải trả cho công nhân viên:
- Trực tiếp sản xuất sản phẩm 5.000.000
- Quản lý phân xưởng 3.000.000
- Hoạt động bán hàng 5.000.000
- Hoạt động quản lý doanh nghiệp 7.000.000
Nợ tk 622: 5tr
Nợ tk 627: 3tr
Nợ tk 641: 5tr
Nợ tk 642: 7tr
Có tk 334: 20tr
6. Trích Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp và Kinh
phí công đoàn theo tỷ lệ quy định
Nợ tk 622: 1,175tr
Nợ tk 627: 0,705tr
Nợ tk 641: 1,175tr
Nợ tk 642: 1,645tr
Nợ tk 334: 2,1tr
Có tk 338: 6,8tr
7. Trong tháng khấu hao tài sản cố định cho quản lý phân xưởng
5.000.000
Nợ tk 627: 5tr
Có tk 214: 5tr
8. Sản xuất hoàn thành nhập kho 1.000 sản phẩm. Sản phẩm dở dang
cuối tháng là 2.840.000
Tập hợp chi phí sx:
Nợ tk 154: 51,88tr
Có tk 621: 30tr
Có tk 622: 6,175tr
Có tk 627: 15,705tr
Nhập kho tp:
Nợ tk 155: 52,04tr
Có tk 154: 52,04tr
Yêu cầu:
1. Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên
2. Tính giá thành một sản phẩm
Nghiệp vụ bán hàng
- Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được
trong kỳ, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông
thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
- Thời điểm ghi nhận doanh thu:
+ Hàng hoá đã thực sự chuyển giao quyền sở hữu từ phía doanh
nghiệp sang khách hàng
+ Khách hàng đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
- Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết
cho khách hàng mua với số lượng lớn.
- Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho khách hàng do hàng hoá
kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
- Hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng hoá đã xác định là tiêu
thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
- Căn cứ vào hoá đơn bán GTGT phản ánh doanh thu bán hàng phát sinh
Nợ TK 111,112,131: (Tổng giá thanh toán đã bao gồm thuế)
Có TK 511: Doanh thu bán hàng (Chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra
Xuất kho hàng hóa, thành phẩm để bán đã xác định tiêu thụ… kế toán
ghi:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 154, 155, 156, 157
Ví dụ:
Doanh nghiệp bán 200 bộ bàn ghế có giá vốn là 2tr/bộ cho trường ĐH với
giá 5tr/bộ chưa bao gồm VAT 10%, đã thu đc = TGNH
Căn cứ vào hóa đơn
Nợ tk 112: 1,1 tỷ
Có tk 511: 1 tỷ
Có tk 3331: 0,1 tỷ
Xuất kho:
Nợ tk 632: 400tr
Có tk 156: 400tr
- Phản ánh số chiết khấu thương mại, doanh thu bán hàng trả lại và
khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ:
Nợ TK 521: (Giá chưa thuế GTGT)
Nợ TK 333: (Thuế GTGT phải nộp)
Có TK 111,112, 131 …
Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hàng bị trả lại (nếu có):
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng
Có TK 111, 112, 141
Phản ánh giá vốn hàng tiêu thụ trả lại nhập kho:
Nợ TK 155: (Theo giá thực tế đã xuất kho)
Có TK 632: Giá vốn hàng bán
Ví dụ:
Doanh nghiệp bán 200 bộ bàn ghế có giá vốn là 2tr/bộ cho trường ĐH với
giá 5tr/bộ chưa bao gồm VAT 10%, đã thu đc = TGNH Trường thông báo
có 2 bộ bàn ghế bị hỏng. DN đồng ý nhận lại bộ bàn ghế này và chuyển trả
cho trường bằng TM. Chi phí vận chuyển phát sinh 100k đã thanh toán= TM
Nợ tk 521: 10 tr
Nợ tk 333: 1 tr
Có tk 111: 11 tr
Hàng bị trả lại:
Nợ tk 641: 0,1tr
Có tk 111: 0,1tr
Phản ánh giá vốn
Nợ tk 156: 4tr
Có 632: 4tr
Nghiệp vụ cuối kỳ
Kết chuyển xác định doanh thu thuần
Nợ tk 511:
Có tk 521
Doanh thu thuần = Doanh thu - Giảm trừ doanh thu

TK 511

GTDT DT

DT- GTDT = DTT

Ví dụ:
- Ngày 1/7 công ty KET xuất hóa đơn bán hàng số 123 bán tại kho cho
công ty PLU, số lượng 10 TV LG có đơn giá 10.000.000 đ/c, VAT 10%.-
giá vốn 8tr/c
Nợ tk 131: 110tr
Có tk 333: 10tr
Có tk 511: 100tr
- Vì công ty PLU mua hàng với số lượng lớn nên công ty KET cho hưởng
chiết khấu thương mại là 200.000 đ/c. Công ty PLU nhận hàng và
chưa thanh toán
Nợ tk 521: 2tr
Nợ tk 333: 0,2tr
Có tk 131: 2,2tr
- Ngày 5/7 công ty PLU gửi đề nghị giảm giá 1% trị giá toàn bộ lô hàng
do quy cách hàng không đúng theo cam kết. Công ty KET đồng ý và
trừ vào nợ phải thu của công ty PLU
Nợ tk 521: 0,98tr
Nợ tk 333: 0.098tr
Có tk 131: 1,078tr
- Ngày 6/7 công ty PLU xuất kho trả lại 2 TV LG vì chất lượng kém.
Công ty KET đã nhận lại hàng nhập kho và trừ vào nợ phải thu của
công ty PLU
Nợ tk 521: 19,404tr (10tr-0,2-0,098)
Nợ tk 333: 1,9404tr
Có tk 131: 21,3444tr
Nhập kho:
Nợ tk 156: 16tr
Có tk 632: 16tr
- Kết chuyển xác định doanh thu thuần
Nợ tk 511: 22,384tr
Có tk 521: 22,384tr
DT thuần = 100 - 22,384 = 77,616
Kết chuyển xác định kq kinh doanh
Gồm 3 bút toán:
- Bút toán 1: kết chuyển chi phí
Nợ tk 911
Có tk 632, 635, 641, 642, 811
- Bút toán 2: kết chuyển doanh thu
Nợ tk 511, 515, 711
Có tk 911
- Bút toán 3: kết chuyển lợi nhuận
+ TH1: DN hòa vốn ⇔ tổng doanh thu = tổng chi phí => 911 nợ là
chi phí, có là doanh thu (ít xảy ra) => ko hạch toán
+ TH2: DN lãi => doanh thu > chi phí => doanh thu - chi phí = lãi =>
911 bên nợ là chi phí và lãi, bên có là doanh thu (421)
+ TH3: DN lỗ => doanh thu < chi phí => chi phí - doanh thu = lỗ =>
bên nợ (421) là chi phí, bên có là doanh thu và lỗ (911)
Ví dụ:
1. Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng là 3.000.000đ, nhân viên quản
lý doanh nghiệp là 5.000.000đ.
Nợ tk 641: 3tr
Nợ tk 642: 5tr
Có tk 334: 8tr
2. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định
Nợ tk 641: 0,705tr
Nợ tk 642: 1,175tr
Nợ tk 334: 0,84tr
Có tk 338: 2,72tr
3. Khấu hao TSCĐ bộ phận bán hàng là 1.000.000đ, bộ phận quản lý doanh
nghiệp là 1.000.000đ
Nợ tk 641: 1tr
Nợ tk 642: 1tr
Có tk 214: 2tr
4. Chi phí điện nước phải trả ng bán cho bộ phận bán hàng là 200.000đ, bộ
phận quản lý doanh nghiệp là 100.000đ.
Nợ tk 641: 200k
Nợ tk 642: 100k
Có tk 331: 300k
5. Chi phí khác bằng tiền mặt của bộ phận bán hàng 330.000đ, bộ phận
quản lý doanh nghiệp 450.000đ.
Nợ tk 641: 330k
Nợ tk 642: 450k
Có tk 111: 780k
6. Chi phí bao bì ở bộ phận bán hàng là 350.000đ.
Nợ 641: 350k
Có tk 153/331: 350k
7. Xuất kho 10.000 sp A và 20.000 sp B bán trực tiếp cho khách hàng với
giá xuất kho của sp A 4.750đ/sp, sp B 6.600đ/sp, giá bán của sp A
6.400đ/spA, 8.000đ/spB. Thuế GTGT 10%, khách hàng thanh toán bằng tiền
gửi ngân hàng.
Ghi nhận DT
Nợ tk 112: 246,4tr
Có tk 511: 224tr
Có tk 333: 22,4tr
Nợ tk 632: 179,5tr
Có tk 155: 179,5tr
Kết chuyển daonh thu:
Nợ tk 511: 224tr
Cótk 911: 224tr
Kết chuyển lợi nhuận:
Nợ tk 911: 31,19tr
Có tk 421: 31,19tr
Bài tập:
Tại một doanh nghiệp có các tài liệu sau: (ĐVT: 1.000đ) Số dư đầu tháng
của tài khoản 154 là 300.000 Tình hình phát sinh trong tháng:
1. Vật liệu xuất kho trị giá 4.100.000 sử dụng cho: Trực tiếp sản xuất sản
phẩm 3.500.000 Phục vụ ở phân xưởng 300.000 Bộ phận bán hàng 120.000
Bộ phận quản lý doanh nghiệp 180.000
Nợ tk 621: 3,5tr
Nợ tk 623: 300k
Nợ tk 641: 120k
Nợ tk 642: 180k
Có tk 152: 4,1 tr
2. Tiền lương phải thanh toán cho công nhân là 1.200.000, trong đó: Công
nhân sản xuất sản phẩm 500.000 Nhân viên phân xưởng 200.000 Nhân viên
bán hàng 200.000 Nhân viên quản lý doanh nghiệp 300.000
Nợ tk 622: 500k
Nợ tk 627: 200k
Nợ tk 641: 200k
Nợ tk 642: 300k
Có tk 334: 1,2tr
3. Tính BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo quy định hiện hành.
Nợ tk 622: 500k x 23,5%
Nợ tk 627: 200k x 23,5%
Nợ tk 641: 200k x 23,5%
Nợ tk 642: 300k x 23,5%
Nợ tk 334: 1,2tr x 10,5%
Có tk 338: 1,2 x 34%
4. Khấu hao tài sản cố định là 600.000 phân bổ cho: Phân xưởng sản xuất
300.000 Bộ phận bán hàng 100.000 Bộ phận quản lý doanh nghiệp 200.000

5. Trong tháng sản xuất hoàn thành 1.000 sản phẩm đã nhập kho thành
phẩm, cho biết chi phí sản xuất dở dang cuối tháng là 261.000
6. Xuất kho 800 sản phẩm để bán cho khách hàng giá bán là 8.500/sp. Thuế
GTGT 10% khách hàng thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên
2. Tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh
CHƯƠNG 5: BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1 BCTC cần có 4 báo cáo: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.
Bảng cân đối kế toán:
- Nội dung: tài sản và nguồn vốn
- Số liệu: được lấy từ SDCK của các tk 1,2,3,4
- Được xem là bảng báo cáo có tính chất thời điểm; vì nó báo cáo về số
dư của các thời điểm khác nhau là khác nhau
- Một số tk đặc biệt:
+ tk điều chỉnh giảm (nó là ts thì sẽ nằm ở ts, là nguồn vốn thì sẽ
nằm ở nguồn vốn; nó mang giá trị âm)
+ tk lưỡng tính:
● 131 (số dư bên nợ => ts; số dư bên có, tức người mua trả
tiền trước)
● 331 (mình mua hàng chưa trả tiền => nợ phải trả bên
nguồn vốn; mình mua hàng mà người bán chưa có hàng
mình đưa tiền trước => trong mục trả trước cho người
bán bên ts)
● 412, 413, 421 chỉ có thể là nguồn vốn thôi ko thể là ts; có
thể có số dư bên có và bên nợ; có số dư bên có thì số
dương; có số dư bên nợ thì số âm.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Nội dung: Doanh thu và chi phí
- Mang tính chất thời kỳ, vì nó lấy sps
- Số liệu: lấy từ các khoản phát sinh từ các tk 5,6,7,8,9.
- Một số công thức:
+ Doanh thu thuần
+ Lợi nhuận gộp = doanh thu thuần - giá vốn
+ Lợi nhuận thuần = tổng doanh thu - tổng chi phí
= lợi nhuận gộp + doanh thu tài chính - chi phí tài chính - chi
phí bán hàng - chi phí quản lý doanh nghiệp
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh
việc hình thành và sử dụng lượng tiền tệ phát sinh trong kỳ báo cáo
của doanh nghiệp.
- Báo cáo này trình bày nguồn gốc và phương pháp sử dụng tài sản của
doanh nghiệp. Cung cấp thông tin về luồng tiền vào, ra chủ yếu trong
một thời kỳ nhất định.
- Báo cáo về dòng tiền: thu đc tiền => dòng vào; chi tiền => dòng ra
- Lưu chuyển tiền tệ > 0 => DN thu được tiền nhiều hơn chi ra
Lưu chuyển tiền tệ < 0 => DN chi tiền nhiều hơn thu
- Có 2 loại báo cáo lưu chuyển tiền tệ: trực tiếp và gián tiếp (cách lập
khác nhau nhưng kết quả giống nhau), đều thể hiện 3 hoạt động chính
của DN: kinh doanh; đầu tư (liên quan ts dài hạn: TSCD, công cụ nợ và
các khoản liên quan hoạt động đầu tư tài chính dài hạn) và hoạt động
tài chính (huy động vốn; liên quan vốn vay vốn góp)
- Có 3 dòng tiền tương ứng 3 hoạt động của DN:
+ Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh (CFO)
+ Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư (CFI)

+ Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính (CFF)


Báo cáo thuyết minh tài chính
- Đây là một báo cáo kế toán tài chính tổng quát nhằm mục đích giải
trình và bổ sung những thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình
hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, mà chưa được
trình bày đầy đủ chi tiết hết trong các báo cáo tài chính khác.
Ví dụ:
CFO: trả tiền lãi vay; mua sắm tài công cụ, dụng cụ; trả tiền điện/ nước;
trả tiền lãi vay cho ngân hàng.
CFI: mua sắm tài sản cố định; đầu tư vào cty con
CFF: trả cổ tức cho cổ đông; trả nợ gốc vay cho ngân hàng;
Ko phải dòng tiền: nhận vốn góp bằng ts cố định; hạch toán các khoản trích
theo lương; khấu hao TSCD; xuất kho NVL để sx;

You might also like