You are on page 1of 25

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN

Company
LOGO
Mục tiêu chương

 Giải thích đươc bản chất của kế toán


 Nhận diện được các đối tượng sử dụng thông tin kế toán
 So sánh được thông tin kế toán dùng cho quản lý và các
đối tượng khác
 Mô tả được quy trình kế toán
 Giải thích được các yêu cầu cơ bản của thông tin kế toán
 Vận dụng được các nguyên tắc kế toán cơ bản
 Nhận diện được các cơ hội nghề nghiệp trong kế toán
Định nghĩa kế toán

+ Kế toán là hoạt động dịch vụ có chức năng cung cấp và giải thích
các thông tin tài chính hữu ích cho việc ra quyết định bới các tổ
chức, cá nhân.
+ Kế toán là một hệ thống thu thập, ghi nhận và cung cấp thông tin
kinh tế của một đơn vị cho các đối tượng có liên quan.
+ Kế toán có chức năng thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung
cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và
thời gian lao động.
+ Kế toán là ngôn ngữ của kinh doanh
+ Đối với doanh nghiệp, kế toán cung cấp thông tin cho các đối
tượng sử dụng về các hoạt động kinh tế và tình trạng của doanh
nghiệp (tài chính, kết quả hoạt động, dòng tiền)
Quy trình kế toán

Quy trình kế toán trong một đơn vị kế toán


Các đối tượng sử dụng thông tin kế toán

Đối tượng
sử dụng

Người sử dụng ở Người sử dụng


doanh nghiệp ngoài doanh nghiệp

- Chủ sở hữu - Nhà nước


- Nhà quản trị - Ngân hàng
- Giám sát viên - Nhà đầu tư
- Người bán
- Tổ chức khác
Các loại kế toán

Kế toán tài chính Kế toán quản trị


thu thập, xử lý, thu thập, xử lý,
kiểm tra, phân phân tích và cung
tích và cung cấp cấp thông tin kinh
thông tin kinh tế, KẾ tế, tài chính theo
tài chính bằng yêu cầu quản trị
báo cáo tài chính TOÁN và quyết định
cho đối tượng có kinh tế, tài chính
nhu cầu sử dụng trong nội bộ đơn
thông tin của đơn vị kế toán
vị kế toán
Các loại kế toán

Kế toán tài chính Kế toán quản trị


 Thông tin kế toán được sử dụng  Thông tin kế toán được sử dụng cho đối
cho bên trong và bên ngoài. tượng bên trong DN (chủ sở hữu, nhà
quản trị, người lao động)
 Bắt buộc tuân thủ theo các quy  Không bắt buộc tuân thủ theo các quy
định pháp luật có liên quan (Luật, định pháp luật có liên quan (theo yêu cầu
chuẩn mực, chế độ kế toán) quản lý)
 Thông tin có tính khách quan,  Thông tin chủ quan, phù hợp, hướng
đáng tin cậy, có tính lịch sử, được đến tương lai, công bố thông tin định kì
công bố định kì và theo yêu cầu quản lý
 Sử dụng thước đo giá trị  Sử dụng nhiều loại thước đo khác nhau
 Thông tin báo cáo toàn bộ DN  Thông tin báo cáo theo cấp ra quyết
định (toàn DN hay từng bộ phận)
Company Logo
Các khái niệm và nguyên tắc kế toán cơ bản

1. Khái niệm thực thể kinh doanh


2. Giả thiết cơ sở dồn tích
3. Giả thiết hoạt động liên tục
4. Nguyên tắc thước đo tiền tệ
5. Giả thiết kỳ kế toán
6. Nguyên tắc giá gốc
7. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
8. Nguyên tắc phù hợp
9. Nguyên tắc nhất quán
10. Nguyên tắc thận trọng
11. Nguyên tắc trọng yếu
Khái niệm thực thể kinh doanh

 Đơn vị báo cáo là một thực thể được yêu cầu hoặc được chọn
để lập và trình bày báo cáo tài chính. (Khung khái niệm chung
cho BCTC)
 Yêu cầu phân biệt rõ ràng giữa chủ sở hữu & các đơn vị khác
với đơn vị báo cáo trong ghi chép và trình bày nghiệp vụ kinh
tế.
 Phạm vi ghi chép của một đơn vị không bao gồm:
+ Tài sản và quá trình kinh doanh của các đơn vị và cá nhân
khác
+ Tài sản riêng và các giao dịch cá nhân của bản thân chủ sở
hữu đơn vị kinh doanh.
Giả thuyết hoạt động liên tục

 Giả thuyết này giả định doanh nghiệp sẽ hoạt động liên tục vô thời
hạn hoặc ít nhất không bị giải thể trong tương lai gần.
 Theo giả thuyết này, việc ghi chép, phản ánh tài sản của doanh
nghiệp là theo giá gốc, chứ không quan tâm đến giá thị trường.
Khái niệm kỳ kế toán

 Vòng đời của một đơn vị kế toán có thể được chia thành các
khoảng thời gian bằng nhau
=> lập các báo cáo kế toán cung cấp thông tin hữu ích và kịp thời
phục vụ cho việc phân tích đánh giá quá trình hoạt động và những
thay đổi về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
+ Kỳ kế toán chính thức: năm
+ Kỳ kế toán tạm thời: tháng và quý
Giả thuyết cơ sở dồn tích

 Ghi nhận nghiệp vụ kinh tế tại thời điểm phát sinh (không căn
cứ vào thời điểm thực tế thu tiền hoặc thực tế chi tiền)
 Doanh thu trong kỳ kế toán được ghi nhận theo số thực tế phát
sinh (tức là DN được quyền thụ hưởng)
 Chi phí trong kỳ kế toán được ghi nhận tương ứng với doanh thu
đã được tạo ra trong kỳ
 Các nghiệp vụ được ghi nhận và trình bày trên báo cáo tài chính
gồm cả nghiệp vụ thu và chi tiền và cả nghiệp vụ không liên quan
đến thu và chi tiền
Nguyên tắc giá gốc

 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được đo lường dựa trên giá phí
thực tế tại thời điểm giao dịch.
 Tài sản hình thành được đo lường dựa trên số tiền thực tế phát
sinh để có tài sản đó ở trạng thái sẵn sàng sử dụng.
 Số tiền DN chấp nhận thanh toán tại thời điểm giao dịch => Nợ
phải trả.
 Đảm bảo các đối tượng kế toán phản ánh khách quan, tin cậy ở
thời điểm phát sinh và là cơ sở để ghi chép kế toán.
Nguyên tắc phù hợp

 Quy định việc ghi nhận chi phí gánh chịu trong một kì kế toán
phải phù hợp với doanh thu tạo ra.
=> Xác định lợi nhuận của DN được đúng đắn.
+ Chi phí DN phải gánh chịu trong kì là khoản tiêu hao cần thiết
để tạo nên doanh thu trong kì, phải được ghi nhận phù hợp với
doanh thu tạo ra.
+ Chi phí ghi nhận trong kì gồm cả chi phí phát sinh trong kì, chi
phí phát sinh trong các kì trước, hoặc chi phí phải trả (phát sinh ở
các kì tiếp theo)
Nguyên tắc nhất quán

 Quy định sự nhất quán (ít nhất là trong 01 năm) trong việc áp dụng
các quy định, chính sách, thủ tục, phương pháp kế toán để tạo ra
thông tin kế toán.
- Đảm bảo tính so sánh được của thông tin kế toán.
- Đảm bảo số liệu kế toán không bị bóp méo.
 Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã
chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó
trong thuyết minh báo cáo tài chính.
Nguyên tắc thận trọng

 Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập
các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn và đòi
hỏi:
+ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không quá lớn
+ Không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản và các khoản thu
nhập
+ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi
phí
+ Chỉ ghi nhận doanh thu và thu nhập khi có bằng chứng chắc
chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, nhưng phải ghi nhận
chi phí khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí
Nguyên tắc trọng yếu

 Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông
tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng
kể báo cáo tài chính
làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo
tài chính & được xác định trên cơ sở (định lượng và định tính):
+ Bản chất của thông tin
+ Độ lớn về giá trị của thông tin
+ Các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể
Nguyên tắc thước đo tiền tệ

 Nguyên tắc thước đo tiền tệ

- Thừa nhận đơn vị tiền tệ là đơn vị đồng nhất trong việc tính
toán, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Giả định những thay đổi của sức mua đơn vị tiền tệ là không
đủ lớn để ảnh hưởng đến việc đo lường của kế toán.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

Doanh thu được ghi nhận khi doanh nghiệp hoàn thành việc
cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, không liên quan
đến thời điểm doanh nghiệp thu tiền.
Cơ hội nghề nghiệp trong kế toán

Cơ hội nghề nghiệp kế toán


Kế toán dịch vụ Kế toán doanh Kế toán hành
nghiệp chính sự nghiệp và
phi lợi nhuận
- Kiểm toán - Hệ thống thông tin kế
- Thuế toán
- Dịch vụ hỗ trợ quản - Kế toán tài chính
trị - Kế toán chi phí
-… - Lập dự toán
- Kế toán thuế
- Kiểm toán nội bộ
-…
Đạo đức nghề nghiệp kế toán
 Mục tiêu của kế toán là cung cấp thông tin thích hợp, kịp thời cho
việc ra quyết định của người sử dụng thông tin.
 Người làm kế toán phải cư xử một cách có đạo đức để thông tin
mà họ cung cấp đáng tin cậy và do đó, hữu ích cho việc ra quyết
định.
 Người quản lý cũng phải có đạo đức trong quản lý và điều hành
kinh doanh. Nếu không, sẽ không có ai sẵn sàng đầu tư hoặc cho
doanh nghiệp vay tiền.
Đạo đức nghề nghiệp kế toán
Công ty Gian lận Hậu quả
Giám đốc điều hành và các giám đốc điều
Computer Associates Gian lận trong báo cáo kết quả tài hành cấp cao bị truy tố. Năm giám đốc
International, Inc. chính điều hành cam kết có tội.
225 triệu USD tiền phạt.
Phá sản. Giám đốc điều hành cấp cao bị
Gian lận trong báo cáo kết quả tài
Enron kết án hình sự. Hơn 60 tỷ USD thiệt hại
chính
trên thị trường chứng khoán
Phóng đại hiệu quả lên 4 tỷ đô la Giám đốc điều hành cấp cao bị kết án hình
HealthSouth
trong các mục nhập sai. sự
Giám đốc điều hành và sáu giám đốc điều
Qwest
Đã báo cáo sai 3 tỷ đô la trong các hành khác bị kết tội hình sự về “gian lận
Communications
khoản thu sai. tài chính lớn”. 250 triệu USD tiền phạt
International, Inc.
SEC
Doanh thu 3 tỷ đô la được ghi nhận Phải ghi nhận khoản tiền phạt 10 triệu đô
Xerox Corporation trước khi la cho SEC. Sáu giám đốc điều hành buộc
nó đáng lẽ phải được ghi lại. phải trả 22 triệu USD.
Đạo đức nghề nghiệp kế toán
 Nguyên nhân:
 Thất bại về tính cách cá nhân: Người quản lý và người làm kế
toán cần có đạo đức trung thực và công bằng. Tuy nhiên, họ
thường phải đối mặt với áp lực để đáp ứng kỳ vọng của công ty và
nhà đầu tư. Trong nhiều trường hợp, họ biện minh cho những vi
phạm đạo đức nhỏ để tránh những áp lực như vậy. Tuy nhiên,
những vi phạm nhỏ này đã trở thành những vi phạm lớn khi các
vấn đề tài chính của công ty trở nên tồi tệ hơn.
 • Văn hóa tham lam và sự thờ ơ về đạo đức: Bằng hành vi và
thái độ của mình, các nhà quản lý cấp cao đã thiết lập văn hóa
công ty. Trong hầu hết các công ty được liệt kê trong Slide 23,
các nhà quản lý cấp cao đã tạo ra một nền văn hóa tham lam và
thờ ơ với sự thật.
Đạo đức nghề nghiệp kế toán
Làm thế nào để một người cư xử có đạo đức khi đối mặt với
áp lực tài chính hoặc các loại áp lực khác?
Các nguyên tắc cư xử có đạo đức phải tuân theo:
1. Xác định một quyết định có đạo đức bằng cách sử dụng các tiêu
chuẩn đạo đức cá nhân của bạn về tính trung thực và công bằng.
2. Xác định hậu quả của quyết định và ảnh hưởng của nó đối với
những người khác.
3. Cân nhắc nghĩa vụ và trách nhiệm của bạn đối với những người
sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định của bạn.
4. Đưa ra quyết định phù hợp với đạo đức và công bằng cho những
người bị ảnh hưởng bởi nó
Các văn bản pháp lý về kế toán

 Bộ Tài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày


22/12/2014 về Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
 Quốc hội (2015), Luật kế toán (Luật số 88/2015/QH13 ngày
20/11/2015)
 Hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS)

You might also like