You are on page 1of 21

10 câu TN, 1 BT (nhỏ và to)

Mua nvl, hh rồi xuất kho để phục vụ sx, quản lý, bán hàng, dn
Tính tiền lương (
Chương 1: Một số vấn đề chung về kế toán
I. Kế toán là gì?
Kế toán là việc ghi chép, phân loại và tổng hợp thông tin kinh tế, tài chính của một đơn vị,
từ đó đo lường hoạt động của đơn vị đó, giúp các đối tượng sử dụng thông tin để ra quyết
định.
II. Tổ chức
Tổ chức là một nhóm người thực hiện một hoạt một số mục tiêu chung nào đó.
Quá trình hoạt động của tổ chức là quá trình chuyển đổi các nguồn lực thành các sản
phẩm, dịch vụ nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức.
III. Chức năng và yêu cầu chức năng:
Kế toán có chức năng: phản ánh và giám đốc, cung cấp thông tin.
Yêu cầu đối với chức năng của kế toán:
1. Trung thực
2. Khách quan
3. Đầy đủ
4. Kịp thời
5. Dễ hiểu
6. Có thể so sánh
IV. Đối tượng sử dụng:
Đối tượng sử dụng thông tin kế toán: Cá nhân, các nhà quản lý DN, Công nhân viên, nhà
đầu tư, chủ nợ, nhà nước,..
V. Phân loại kế toán:
Kế toán có 2 loại chính: tài chính và quản trị.
Kế toán tài chính Kế toán quản trị
Khái niệm Là thu thập, xử lý, kiểm tra, Là thu thập, xử lý, kiểm tra,
phân tích và cung cấp thông tin phân tích và cung cấp thông tin
kinh tế - tài chính bằng báo cáo kinh tế tài chính theo yêu cầu
tài chính. quản trị và quyết định kinh tế
tài chính trong nội bộ đơn vị kế
toán
Loại thông tin Thông tin về tình hình hoạt Thông tin thích hợp và kịp thời.
động kinh doanh:
- tình hình tài chính
- kết quả lãi lỗ
- tình hình thu chi tiền của đơn
vị trong 1 kỳ
- thông tin bổ sung
Hệ thống báo Là báo cáo tài chính: Các báo cáo nội bộ:
cáo - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo bán hàng
- Báo cáo kết quả hoạt động - Báo cáo quỹ tiền mặt
kinh doanh -...
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bản thuyết minh
Phải tuân thủ Tuân thủ các quy định của PL Ko phải tuân thủ gì cả.
như:
- Luật Kế toán
- Chuẩn mực kế toán
- Chế độ kế toán
Đối tượng cung Bên trong và bên ngoài đơn vị Bên trong đơn vị
cấp thông tin

VI. Đối tượng của kế toán


Đối tượng của kế toán là tài sản và sự vận động tài sản.
1. Tài sản là các nguồn lực kinh tế bao gồm cả tài sản hữu hình và vô hình, do DN làm
chủ sở hữu hoặc kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Tài sản được
phân theo 2 cách: theo kết cấu và theo nguồn hình thành.
1.1 Theo kết cấu: ngắn hạn và dài hạn
1.2 Theo nguồn hình thành: Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu
1.3 Phương trình kế toán:
Tài sản = nguồn vốn
NH + DH = Nợ + Vốn
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
--> TS được hình thành từ nguồn vốn nhất định, nguồn vốn được thể hiện bằng TS nhất
định. (TS là hình thức bên ngoài, nguồn vốn là nội dung bên trong)
VII. Giả định kế toán
Kế toán có 4 giả định: Thực thể kinh doanh, thước đo tiền tệ, Giả định về kyd kế toán và
hoạt động liên tục.
VIII. Nguyên tắc kế toán:
1. Cơ sở dồn tích (quan trọng nhất):
(ghi sổ thời điểm phát sinh, ko căn cứ thời điểm thực tế thu hay thực tế chi hoặc tương
đương tiền)
2. Giá gốc
3. Phù hợp
4. Nhất quán
5. Thận trọng
6. Trọng yếu
IX. Môi trường kế toán:
MT pháp lý: theo
- Luật Kế toán Việt Nam và các nghị định hướng dẫn
- Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS)
- Chế độ kế toán và các thông tư hướng dẫn.
X. Đạo dức nghề nghiệp
1. đảm bảo tiêu chuẩn chuyên môn
2. Giữ bí mật thông tin
3. Luôn làm việc khách quan
4. Giữ gìn thể diện nghề nghiệp
5. Chính trực và liêm khiết
A. Tính chính trực
B. Tính khách quan
C. Năng lực chuyên môn và tính thận trọng
D. Tính bảo mật
E. Tư cách nghề nghiệp
Chương 2: Báo cáo tài chính
I. Báo cáo tài chính là gì
Là những báo cáo tổng hợp nhằm trình bày tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các
luồng tiền của DN đáp ứng các nhu cầu thông tin của đối tượng cung cấp thông tin.
(trong đó, nhà đầu tư và chủ nợ là đối tượng chính do đây là những đối tượng cung cấp
nguồn lực tài chính cho đơn vị hoạt động, và ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc thiết kế, trình bày
báo cáo tài chính của đơn vị.
Gồm 4 báo cáo:
1. Bảng cân đối kế toán
2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
3. Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ
4. Bảng thuyết minh
II. Mục đích
Cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, luồng tiền và các thông tin
bổ sung của DN.
Trong đó, bảng cân đối kế toán thể hiện tình hình tài chính.
Bảng báo cáo kết quả hđ kinh doanh thể hiện tình hình kinh doanh
Bảng lưu chuyển tiền tệ thể hiện luồng tiền
Bảng thuyết minh show thông tin bổ sung.
III. Bảng cân đối kế toán
1. Nguyên tắc sắp xếp:
- Đối với TS: sắp xếp theo tính lưu hoạt (tính thanh khoản) giảm dần.
Tính lưu hoạt là tính chất dễ chuyển đổi thành tiền của tài sản.
- Đối với NV: sắp xếp theo tình thúc nợ giảm dần của nguồn vốn khả dụng.
Tính thúc nợ là tính cấp thiết để hoàn trả các loại nguồn vốn đó khi sử dụng.
2. Tính cân đối
Tính chất quan trọng nhất của BCĐKT là tính cân đối (tổng TS = tổng NV) phản ánh trạng
thái tĩnh của TS tại đơn vị vào thời điểm lập báo cáo.
Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến BCĐKT theo 4 TH:
- Tăng 1 TS, giảm 1 TS khác
- Tăng 1 NV, giảm 1 NV khác
- Tăng 1 TS, tăng 1 NV
- Giảm 1 TS, giảm 1 NV
3. Kết luận
- Mỗi nghiệp vụ kt phát sinh đều affect ít nhất 2 khoản mục khác nhau
- Nếu nghiệp vụ affect 1 bên thì tổng ko đổi, tỷ trọng đổi.
- Nếu nghiệp vụ affect cả 2 bên thì tổng đổi, tỷ trọng đổi.
- Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh không làm mất tính cân đối của Bảng CĐKT.
IV. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

V. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ


Chương 3: Tài khoản và ghi sổ kép
Kế toán tổng hợp: tài khoản cấp 1
Kế toán chi tiết: tài khoản cấp 2 trở xuống hoặc sổ chi tiết
Sổ chi tiết: thường dùng để chi tiết hóa số liệu trên tk cấp 1, cấp 2, hoặc cấp 3 (nếu tk
cấp 1 ko có tk cấp 2 hoặc 3)
Có 2 công cụ kế toán thường use để kiểm tra đối chiếu số liệu là bảng cân đối tài
khoản và bảng tổng hợp chi tiết
A. Bảng cân đối tài khoản:
Công cụ dùng để thực hiện việc đối chiếu, kiểm tra số liệu đã được ghi chép trên các tk
cấp 1 (tổng hợp)
Nguyên tắc xây dựng: tính cân đối của pt kt, kết cấu tk, và nguyên tắc ghi sổ kép.
Liệt kê tất cả các tài khoản cấp 1 DN sử dụng
B. Bảng tổng hợp chi tiết:
Công cụ dùng để thực hiện việc đối chiếu, kiểm tra số liệu giữa kế toán chi tiết và kế
toán tổng hợp.
Nguyên tắc xây dựng: dựa vào mqh giữa tài khoản tổng hợp và tk chi tiết
Căn cứ để lập là sổ chi tiết.
4. Tài khoản tài sản được quy định:
- Tăng ghi Nợ
- Giảm ghi Có
- Số dư đầu và cuối ghi bên Nợ
5. Tài khoản nguồn vốn được quy định
- Tăng ghi Có
- Giảm ghi Nợ
- Số dư đầu và cuối ghi Có
6. Tài khoản doanh thu:
- Tăng ghi Có
- Giảm ghi Nợ
- ko có số dư
7. Tài khoản Chi phí:
- Tăng ghi Nợ
- Giảm ghi Có
- ko có số dư
8. Tài khoản xác định kết quả kinh doanh
- Bên nợ ghi kết chuyển chi phí
- Bên có ghi kết chuyển doanh thu
- ko có số dư cuối kì
(kết chuyển lãi nếu DT > CP và kết chuyển lỗ nếu ngược lại)
Chương 4: tính giá
9. Tính giá TSCĐ:
Nguyên giá TSCĐ = Giá mua thực tế + Thuế ko hoàn + Chí phí liên quan trực tiếp -
Giảm giá chiết khấu thương mại
Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá - giá trị hao mòn lũy kế
10. Tính giá hàng tồn kho:
Giá nhập kho thực = giá mua thực tế on bill + Thuế ko hoàn + chi phí thu mua - Giảm
giá chiết khấu thương mại
11. Có 2 pp tính giá xuất kho:
- Kê khai thường xuyên:
Trị giá tồn kho cuối kỳ = Trị giá tồn kho đầu kỳ + trị giá nhập kho trong kỳ - trị giá
xuất kho trong kỳ
(PP thực tế đích danh, nhập trước xuất trước, bình quân gia truyền)
Quan trọng cái nhập trước xuất trước
Giả định lô hàng nào nhập vào trước thì xuất ra trước
- Kiểm kê định kỳ:
Trị giá tồn kho cuối kỳ = Trị giá tồn kho đầu kỳ + tổng trị giá nhập kho trong kỳ - trị
giá tồn kho cuối kỳ
Chương 5: Chứng từ, sổ sách kiểm toán và kiểm kê
I. Chứng từ kế toán:
1. Khái niệm:
Là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán
2. Ý nghĩa:
- Cung cấp dữ liệu đầy đủ và chính xác về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn
thành (là cơ sở pháp lý cho số liệu kế toán)
- Phục vụ cho việc điều hành quản lý tại DN.
- Là cơ sở để kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Là cơ sở để phân loại và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán
theo từng đối tượng kế toán cụ thể. (mỗi loại chứng từ dùng để theo dõi 1 đối tượng kt)
- Là căn cứ pháp lý cho việc xử lý tranh chấp giữa các đơn vị vs đơn vị, giữa đơn
vị và cá nhân liên quan.
3. Phân loại theo nội dung phản ánh:
a) Về tiền tệ (phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có)
b) Về hàng tồn kho (phiếu nhập kho, phiếu xuất kho)
c) Về bán hàng (hóa đơn)
d) Về lao động tiền lương (bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương)
e) Về tài sản cố định (biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ)
4. Phân loại theo công dụng:
a) Chứng từ mệnh lệnh: thể hiện mệnh lệnh của lãnh đạo đơn vị giao cho những
người chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, không được dùng làm căn cứ ghi
sổ kế toán (chỉ thể hiện cần thực hiện, chưa xác định đã phát sinh và hoàn
thành)
b) Chứng từ chấp hành: ghi nhận nhiệp vụ kinh tế đã phát sinh và hoàn thành,
dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán
c) Chứng từ liên hợp: kết hợp cả hai cái trên (vd: hóa đơn kiêm phiếu xuất kho)
5. Phân loại theo nơi lập:
a) Chứng từ bên trong: do bên trong nội bộ đơn vị lập
b) Chứng từ bên ngoài: do đơn vị hoặc cá nhân khác lập và chuyển đến cho đơn
vị kế toán
6. Yêu cầu của chứng từ:
Các nghiệp vụ kt, tc phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán đều phải
lập chứng từ kt
Đảm bảo tính trung thực và chính xác của số liệu
Phải có đầy đủ các nội dung theo quy định
Phải được đánh số trước và liên tục, phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính
xác.
Ghi chép phải rõ ràng, trung thực, đầy đủ, gạch chéo phần còn trống. Ko viết tắt,
ko tẩy xóa hoặc sửa chữa, dùng bút mực hoặc bi, sổ và chữ viết phải liên tục,
ko ngắt quãng. Viết sai phải hủy bằng gạch chéo chỗ viết sai
Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định rên chứng từ
mới có giá trị thực hiện.
Chứng từ điện tử chỉ được coi là chứng từ kế toán khi có đầy đủ các yếu tố theo
quy định và được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử được mã hóa và ko thể bị
thay đổi.
7. Trình tự lập và xử lý chứng từ:
B1: Lập, tiếp nhận chứng từ kế toán
B2: Kiểm tra chứng từ kế toán
B3: Hoàn chỉnh chứng từ
B4: Tổ chức lưu chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán
B5: Bảo quản và lưu giữ chứng từ.
II. Kiểm kê
1. Khái niệm:
Là việc cân, đo, đong, đếm số lượng, xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài
sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trên sổ
kế toán.
2. Ý nghĩa:
- Nhằm đảm bảo số liệu kế toán cung cấp là đúng với thực tế
- Giúp cho việc bảo vệ tài sản của DN
3. Phạm vi tiến hành kiểm kê:
- Kiểm kê toàn diện: kiểm kê toàn bộ tài sản hiện có của DN
- Kiểm kê từng phần: kiểm kê đối với loại ts nào đó hoặc kiểm kê từng kho, từng bộ
phận
4. Thời hạn tiến hành kiểm kê:
- Kiểm kê định kỳ: theo thời hạn quy định của đơn vị
- Kiểm kê đột xuất: không theo thời gian ấn định trước (kiểm kê bất thường)
5. Phương thức tiến hành kiểm kê
- PP kiểm tra vật chất: thường áp dụng vs tiền mặt và tài sản hữu hình
- PP đối chiếu: thường áp dụng vs tài sản của đơn vị nằm ở các đơn vị khác
III. Sổ kế toán
1. Khái niệm:
Là những tờ sổ có kết cấu tương ứng vs nội udng phản ánh, có liên hệ chặt chẽ với
nhau dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự và pp nhất định
nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ quản lý và lập các báo cáo kế toán.
2. Ý nghĩa
- là phương tiện để hệ thống hóa thông tin theo từng đối tượng kế toán phục vụ cho
công tác kế toán và công tác quản lý DN
- ghi sổ là qtr kế toán xử lý dữ liệu để cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo kế
toán, vì vậy kế toán thường phải sử dụng 1 hệ thống sổ gồm nhiều sổ khác nhau.
3. Phân loại
- Phân loại theo nội dung bên trong (sổ cái, sổ quỹ tiền mặt, …)
- Phân loại theo kết cấu (kiểu 2 bên, kiểu 1 bên, nhiều cột, bàn cờ)
- Phân loại theo hình thức tổ chức sổ (sổ tờ rời, sổ đóng thành quyển, sổ điện tử)
- Phân loại theo pp ghi sổ (theo time, theo hệ thống, kết hợp)
- Phân loại theo mức độ phản ánh (tổng hợp, chi tiết)
IV. Kỹ thuật ghi và sửa chữa sổ kế toán
1. Kỹ thuật ghi sổ
Ghi sổ kế toán là việc căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lệ, hợp pháp để ghi chép
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ theo trình tự và pp nhất định.
Gồm 3 giai đoạn, mở, ghi và khóa
A. Mở sổ
B. Ghi sổ
C. Khóa sổ: là công việc cộng dồn sổ để tính ra tổng số phát sinh bên Nợ, Có và số
dư cuối kì của từng tài khoản kế toán hoặc tính tổng số thu, chi, tồn quỹ, nhập, xuất,
tồn kho.
Đơn vị phải khóa sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính
2. Sửa chữa sổ kế toán
A. PP cải chính
Đính chính sai sót = gạch 1 đường thẳng xóa bỏ chỗ ghi sai
Trên chỗ bị xóa ghi con số hoặc chữ đúng = mực phía trên
Phải có chữ ký của kế toán trưởng hoặc người giữ sổ bên cạnh chỗ sửa.
Áp dụng khi: sai sót trong diễn giải, ko liên quan quan hệ đối ứng, ko ảnh hưởng số
tiền tổng cộng
B. PP ghi số âm
Ghi lại sai sót = ghi lại bút toán đã ghi sai = số âm để hủy bút toán đã ghi sai.
Ghi lại bút toán đúng để thay thế
Áp dụng khi: sai quan hệ đối ứng, sai con số mà ko sửa = cải chính được, sai do ghi
trùng.
C. PP ghi điều chỉnh
Lập chứng từ ghi sổ bổ sung để bổ sung số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng từ
hoặc ghi bổ sung nghiệp vụ kinh tế bị bỏ sót.
Áp dụng khi: đúng đối ứng mà sai số tiền (sai làm số ít hơn số tiền thực) hoặc bỏ sót 1
nghiệp vụ kinh tế.
Chương 6: Kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu trong Doanh nghiệp sản xuất
I. Kế toán thuế giá trị gia tăng
1. Khi tiêu thụ hh và dv, DN xem thuế GTGT như là nợ nhà nước
2. Khi mua yếu tố đầu vào, DN đã nộp 1 khoản thuế GTGT (tính trên DN)
Ta có công thức:
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - số thuế GTGT đầu vào đk khấu trừ
Số thuế GTGT đầu ra = tổng số thuế GTGT của hh, dv bán ra
Số thuế GTGT đầu vào đk khấu trừ = tổng số thuế GTGT khi mua hh, dv.
Theo dõi số thuế GTGT phải nộp khi bán ra thì xài 333
Theo dõi số thuế GTGT phải nộp khi mua vào thì xài 133
Nên:
Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ,... (cho sản xuất, kinh doanh hh, dv)
Nợ TK 152, 153,.... (giá trị ts khi chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 (thuế GTGT được khấu trừ)
Có TK111, 112, 331,... (Tổng giá thanh toán)
Khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ:
Nợ TK 111, 112, 131,... (tổng giá thanh toán)
Có TK 3331 (thuế GTGT phải nộp)
Có TK 511 (Doanh thu bán hàng và cung cấp DV - giá bán chưa thuế)
Khi khấu trừ thuế GTGT đầu ra và đầu vào
Nợ TK 3331 - thuế GTGT phải nộp
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Khi nộp thuế vô B:
Nợ TK 3331
Có Tk 111, 112
II. Kế toán chi phí cơ bản của quá trình sản xuất
12. Xác định rõ mục đích sử dụng nguyên vật liệu:
- Dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm --> 621 (trực tiếp)
- Dùng quản lý phân xưởng sản xuất --> 627 (chung)
- Dùng phục vụ bán hàng --> 641 (bán hàng)
- Dùng phục vụ quản lý DN --> 642 (quản lý)
13. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Khi nhập kho NVL:
Nợ TK 152/ 153 (giá gốc)
Nợ TK 133 (thuế GTGT được khấu trừ)
Có Tk 111,112,... (tổng giá thanh toán)
Khi xuất kho
Nợ TK 621 - trực tiếp
Nợ TK 627 - chung
Nợ TK 641 - bán hàng
Nợ TK 642 - Quản lý
Có TK 152/ 153 (giá gốc)
III. Kế toán TSCĐ
14. Kế toán tăng TSCĐ
TK 211 - TSCĐ hữu hình
Nợ Nguyên giá tăng
Có nguyên giá giảm
Số dư bên nợ
TK 213 - TSCĐ vô hình
Nợ Nguyên giá tăng
Có Nguyên giá giảm
Số dư bên Nợ
Khi mua TSCĐ
Nợ Tk 211,213
Nợ TK 133 thuế GTGT đk khấu trừ
Có TK 111,112 Tổng giá thanh toán
Khi được chủ góp vốn = TSCĐ
Nợ TK 211,213
Có TK 411
15. Kế toán hao mòn TSCĐ
Doanh nghiệp tính và ghi nhận hao mòn TSCĐ tính vào chi phí
TSCĐ sử dụng ở bộ phận nào thì tính chi phí ở bộ phận đó.
Khấu hao theo PP đường thẳng:
Mức khấu hao bình quân 1 năm = Nguyên giá / Time sử dụng
Mức khấu hao bình quân 1 month = Mức khấu hao năm / 12 tháng
Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ (điều chỉnh giảm - ngược)
Nợ: Giá trị giảm
Có: giá trị hao mòn tăng do trích khấu hao mòn
Số dư bên Có
Tính khấu hao tài sản cố định:
Nợ TK 627/ 641/ 642 (tùy bộ phận sản xuất, bán hàng hay quản lý DN)
Có TK 214
16. Kế toán giảm TSCĐ
Ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 214 - Hao mòn
Nợ TK 811 - Chi phí khác
Có TK 211, 213
Thu nhập do bán TSCĐ:
Nợ TK 111, 112 Theo giá bán đã có thuế GTGT
Có Tk 711 - Thu nhập khác
Có Tk 333 - Thuế và các khoản phải nộp NN
IV. Kế toán tiền lương và khoản trích theo lương
17. Kế toán tiền lương
Nguyên tắc ghi nhận:
Tiền lương là khoản tiền mà DN phải trả cho người lđ theo giá trị sức lđ đã hao
phí, trên cơ sở thuận theo hợp đồng lđ.
Đối với DN, tiền lương là khoản chi phí và nợ phải trả.
- Lương công nhân trực tiếp sx - TK 622
- Lương nhân viên quản lý phân xưởng - TK 627
- Lương nhân viên bán hàng - TK 641
- Lương nhân viên quản lý DN - TK 642
- Phản ánh tiền lương phải trả - TK 334
Tài khoản 334:
+ Bên nợ: tiền lương, tiền thưởng, các khoản đã trả, đã chi, đã ứng trước cho
người lđ, các khoản khấu trừ vào tiền lương người lđ.
+ Bên có: tiền lương, tiền thưởng, các khoản khác còn phải trả.
+ Số dư bên có.
Khi tính lương phải trả :
Nợ Tk 622: chi phí nhân công trực tiếp
Nợ Tk 627
Nợ Tk 641
Nợ Tk 642
Có Tk 334 (100%)

Khi thanh toán tiền lương, tiền thưởng và các khoản khác cho người lđ:
Nợ Tk 334
Có Tk 111, 112
18. Kế toán khoản trích theo lương
Nguyên tắc ghi nhận:
Cùng với W, DN còn phải thực hiện các khoản trích theo lương gồm:
+ BHXH (nghỉ hưu)
+ BHYT (khám chữa bệnh)
+ BHTN (thất nghiệp)
+ KPCĐ (kinh phí công đoàn)
Trong đó:
- Phần DN đóng góp được tính vào chi phí sx kinh doanh
- Phần người lđ đóng góp đk DN trừ lương
TK 338 (phải trả, phải nộp khác):
+ Bên nợ: BHXH, BHYT, BHTN, và KPCĐ đã chi, đã nộp.
+ Bên có: trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ cho công nhân viên.
+ Số dư bên có: BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ đã trích chưa nộp hoặc
KPCĐ để lại cho đơn vị chưa chi hết.
Lưu ý: TK này có thể có số dư bên Nợ: số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải
nộp.
Khi tính tiền lương:
Nợ TK 622: (23,5% tiền lương công nhân sx sp)
Nợ TK 627: (23,5% tiền lương nhân viên phân xưởng)
Nợ TK 641: (23,5% tiền lương nhân viên bán hàng)
Nợ TK 642: (17,5% tiền lương nhân viên quản lý DN)
Nợ TK 334: (10,5% tiền lương phải trả trong tháng)
Có TK 338: (tổng all bên trên)
Khi đem khoản trích theo lương trừ vào lương:
Nợ TK 334
Có TK 338 (10,5%)
Khi tính tiền lương:
Nợ TK 338
Có TK 111, 112
V. Kế toán tập hợp các chi phí sx và tính giá thành phẩm
Nội dung và nguyên tắc ghi nhận:
- Chi phí sx là biểu hiện = tiền của all hao phí lss sống và lđ vật hóa dùng để sx ra
sp trong 1 thời kì nhất định.
Chi phí sx bao gồm:
+ Chi phí NVL trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung: chi phí phát sinh trong qtr sx (ngoài 2 cái chi phí kia)
như: lương NV quản lý phân xưởng, khoản trích theo lương của NV quản lý phân
xưởng, vật liệu dụng cụ dùng cho phục vụ sx, khấu hao máy móc, thiết bị dùng cho sx,
chi phí điện, nước, điện thoại dùng cho phân xưởng sx,…
- Giá thành phẩm là toàn bộ chi phí sx bỏ ra để sx hoàn thành 1 lượng sp, một kết
quả sp nhất định.
- Chi phí sx và giá thành phẩm giống nhau về bản chất nhưng khác nhau về lượng,
có mối quan hệ mật thiết vs nhau.
- Công thức biểu thị quan hệ giữa chi phí sx và giá thành phẩm:
 Tổng giá thành sp sx trong kỳ = CPSX dở dang đầu kì + CPSX phát sinh trong kỳ
+ CPSX dở dang cuối kỳ

 Giá thành đơn vị sp (đơn giá) = Tổng giá sp sx trong kỳ / số lượng sp ht trong kỳ
Trong đó:
- CPSX dở dang đầu kỳ = giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
- CPSX dở dang cuối kỳ = giá trị sp dở dang cuối kỳ
Tài khoản sử dụng:
+ TK 621:
Nợ: trị giá thực nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp để sx trong kỳ
Có: Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp sang TK có liên quan -> tính gía
Ko có số dư cuối kỳ, mở chi tiết cho từng loại sp
+ TK 622:
Nợ: chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ
Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tk liên quan --> tính giá
Ko có số dư cuối kỳ, mở chi tiết cho từng loại sp
+ TK 627:
Nợ: Tập hợp chi phí sx chung phát sinh trong kỳ
Có: Kết chuyển chi phí sx chung sang tk khác --> tính giá
Ko có số dư cuối kỳ, các tk chi tiết xem trong bảng tk
+ TK 154:
Nợ: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sx chung kết
chuyển sang
Có: Giá thành sản xuất thực tế của sp sx trong kỳ
Số dư bên Nợ: chi phí sx kinh doanh dở dang cuối kỳ.
+ TK 155:
Nợ: Trị giá thành phẩm nhập kho
Có: trị giá thành phẩm xuất kho
Số dư bên Nợ: trị giá thành phẩm tồn kho cuối kỳ.

Khi xuất NVL sử dụng trực tiếp để sx sp:


Nợ TK 621
Có TK 152
Khi tính tiền lương phải trả hằng tháng cho công nhân trực tiếp sx:
Nợ TK 622
Có TK 334
Khi trích các khoản theo lương của công nhân trực tiếp sx ( phần tính vào chi phí DN
phải chịu):
Nợ TK 622
Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3386) (23,5%)
Khi tính tiền lương phải trả hằng tháng của nhân viên của phân xưởng:
Nợ TK 627
Có TK 334
Khi trích các khoản theo lương của nhân viên phân xưởng ( phần tính vào chi phí DN
phải chịu):
Nợ TK 627
Có TK 338 (giống cái cho công nhân trực tiếp sx)
Khi tính các khoản chi phí khác phát sinh tại phân xưởng sx NVL, công cụ, dụng cụ,
… dùng phục vụ quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao tscđ dùng cho bộ phận sx:
Nợ TK 627
Có TK 152
Có TK 153
Có TK 214
Khi tính các chi phí mua ngoài khác phục vụ sx như điện nước, điện thoại, thuê ngoài
sửa chữa, v.v
Nợ TK 627
Nợ TK 133 (thuế GTGT đk khấu trừ)
Có TK 111, 112, 331,…
Cuối kỳ, kế toán kết chuyển sang 154 để tính giá thành:
Nợ TK 154: Chi phí sx, kinh doanh dở dang.
Có TK 621
Có TK 622
Có TK 627
Nhập kho thành phẩm:
Nợ TK 155 (thành phẩm)
Có TK 154 ( chi phí sx, kinh doanh dở dang)
VI. Kế toán quá trình bán hàng và xác định kết quả hđ kinh doanh
Theo quy định chuẩn mực 14 - Doanh thu và thu nhập khác, thành phẩm của DN
được coi là tiêu thụ (hay doanh thu bán hàng đk ghi nhận) khi đồng thời thỏa mãn cả 5
điều kiện:
- DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền vs quyền sở hữu sp hoặc
hh cho người mua.
- Dn không còn nắm giữ quyền quản lý hh như người sở hữu hh hoặc quyền
kiểm soát hh.
- Doanh thu đk xác định tương đối chắc chắn
- DN đã thu được hoặc sẽ thu đk lợi ích kinh doanh
- Xác định đk chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
19. Kế toán vốn hh và doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu
đk từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu
 Doanh thu bán hàng = Lượng hh xuất bán * Đơn giá ko có Thuế GTGT
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:
- Chiết khấu thương mại (số tiền DN đã giảm hoặc thanh toán cho người mua
hàng do người mua số lượng lớn theo thỏa thuận trong hợp đồng kt)
- Hàng bán bị trả lại
- Giảm giá hàng bán: Do hh bị kém chất lượng hoặc không đúng quy cách trong
hợp đồng.
Tài khoản sử dụng
+ TK 632: giá vốn hàng bán
Nợ: Trị giá vốn của sản phẩm, hh đã bán trong kỳ
Có: Kết chuyển giá vốn sang TK 911
Ko có số dư cuối kỳ.
+ TK 511: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ:
- Các khoản làm giảm trừ doanh thu được kết chuyển cuối kì (3 cái trên)
- Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911
Có: Doanh thu bán sp, hh và cung cấp dv phát sinh trong kỳ
Ko có số dư cuối kỳ, có 6 Tk cấp 2:
- 5111: Doanh thu bán hh
- 5112: Doanh thu bán các thành phẩm
- 5113: Doanh thu cung cấp dv
- 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá
- 5115: Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
- 5116: Doanh thu khác
+ TK 333: thuế và các khoản phải nộp nhà nước

Định khoản
Khi xuất kho thành phẩm, hh để bán cho khác và đã xác định tiêu thụ:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 155 - thành phẩm
Có TK 156 - Hàng hóa
Khi ghi nhận doanh thu bán hàng:
Nợ TK 111, 112, 131, …: giá bán bao gồm thuế GTGT
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (giá bán chưa thuế GTGT)
Có TK 333 - Thuế GTGT phải nộp
20. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN
Chi phí bán hàng: là chi phí bỏ ra trong quá tình tiêu thụ thành phẩm, hh, lao vụ,
dịch vụ như chi phí quảng bá, bảo hàng, …
Chi phí quản lý DN: là các khoản chi phí quản lý chung của DN bao gồm chi phí
quản lý hành chính, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên
quản lý, chi phí văn phòng, vật liêu, dụng cụ, khấu hao TSCĐ,…
Tài khoản sử dụng
+ TK 642: chi phí quản lý DN
Nợ: tập hợp chi phí quản lý DN phát sinh trong kỳ
Có: Kết chuyển chi phí quản lý DN vào tk 911
Ko có số dư cuối kỳ, có 8 Tk cấp 2
Định khoản
Khi tính tiền lương phải trả cho nhân viên bộ phận bán hàng, nhân viên bộ phận quản
lý DN:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (cho nv bán hàng)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý DN (cho nv quản lý DN)
Có TK 334 - Phải trả người lđ (100%)
Khi trích các khoản tính theo lương cho nv bán hàng và nv quản lý DN:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (cho nv bán hàng)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý DN (cho nv quản lý DN)
Có TK 338 - Phải trả phải nộp khác (23,5%)
Khi xuất vật liệu, dụng cụ phục vụ cho quá trình bán hàng quản lý DN:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý DN
Có TK 152, 153, 142, 242
Khi trích khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng, quản lý DN:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý DN
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Khi tính chi phí điện, nước mua ngoài, chi phí thông tin (điện thoại, internet,…) tại bộ
phận bán hàng, quản lý DN:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (cho nv bán hàng)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý DN (cho nv quản lý DN)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 141, 331, …
21. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Kết quả hđ kinh doanh của DN: là kết quả cuối cùng của hđ sản xuất kd thông
thường, hoạt động tài chính và các hđ khác trong 1 thời kỳ nhất định. KTHĐKD gồm
lợi nhuận thuần từ hđ kinh doanh và lợi nhuận khác.
Lợi nhuận thuần từ hđ kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hđ tài chính và giá vốn hàng bán, chi phí bán
hàng, chi phí quản lý DN và chi phí tài chính
 LNT = DTBH + DTHĐTC - CPTC - Giá vốn - CPBH - CPQLDN
Lợi nhuận khác: là số chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác
 LNK = TNK - CPK
Lợi nhuận kế toán trước thuế:
 LNKTTT = LNT + LNK
Lợi nhuận kế toán sau thuế:
 LNKTST = LNKTTT - Chi phí thuế TNDN
Nếu kết quả > 0 --> DN có lãi
Nếu kết quả <0 --> DN thua lỗ
Tài khoản sử dụng
+ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Dùng để so sánh doanh thu, thu nhập với các chi phí có liên quan để xác định kết quả
hoạt động kinh doanh của DN sau mỗi kỳ kế toán.
Nợ:
- Trị giá vốn của sp, hh đã bán (kết chuyển từ 632)
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN (kết chuyển từ 641, 642)
- Chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác đk kết chuyển sang (635, 811)
- Chi phí thuế thu nhập DN đk kết chuyển sang (821)
- Kết chuyển lãi
Có:
- Doanh thu thuần về bán sp, hh dv được kết chuyển sang (511)
- Doanh thu hđ tài chính đk kết chuyển sang (515)
- Thu nhập khác được kết chuyển sang (711 - liên quan TSCĐ)
- Kết chuyển lỗ
Ko có số dư.
Định khoản
Khi kết chuyển doanh thu bán hàng thuần, doanh thu hđ tài chính, thu nhập khác:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dv
Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 711 - Thu nhập khác
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Khi kết chuyển giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN, chi phí tài
chính, chi phí thuế TNDN và chi phí khác:
Nợ TK 911
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 641 - Chi phí bán hàng
Có TK 642 - Chi phí quản lý DN
Có TK 811 - Chi phí khác
Có TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Xác định kết quả kinh doanh:
Công thức: Lấy bên Có (tổng doanh thu, thu nhập) - Bên Nợ (tổng chi phí)
- Kết chuyển lãi
Nợ TK 911
Có TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
- Kết chuyển lỗ
Nợ Tk 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 911
Để hiểu rõ hơn, coi kĩ sơ đồ giáo trình trang 255.

You might also like