You are on page 1of 28

Chương 1: Kế toán trong doanh nghiệp

_ Các hoạt động của chu trình kế toán: xác định, ghi chép và
cung cấp thông tin
_ Người sử dụng dữ liệu kế toán:
+ Người sử dụng bên trong là những nhà quản lý
+ Kế toán quản trị cung cấp các báo cáo quản trị để giúp
người sử dụng đưa ra quyết định về công ty của họ
_ Người sử dụng bên ngoài: nhà đầu tư và chủ nợ, cơ quan thuế
+ Hệ thống kế toán tài chính: cung cấp thông tin cho người
sử dụng bên ngoài, thông tin được trình bày trên báo cáo tài
chính, người đứng đầu tổ chức có trách nhiệm cung cấp báo cáo
tài chính
_ Đạo đức trong báo cáo tài chính:
+ Đạo đức nghề nghiệp: thông qua các chuẩn mực mà theo
đó một hành động của một người được đánh giá là đúng hay sai,
trung thực hay không trung thực, công bằng hoặc không công
bằng
+Báo cáo tài chính sẽ phụ thuộc vào hành vi đạo đức
_ Chuẩn mực kế toán:
+ Có hai cơ quan xây dựng chuẩn mực kế toán là : uỷ ban
chuẩn mực kế toán quốc tế ( IASB) và uỷ ban chuẩn mực kế
toán tài chính ( FASB)
+ Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế ( IFRS) có trụ sở
tại London với 15 thành viên
_ Nguyên tắc đo lường
+ Nguyên tắc giá lịch sử: cho rằng các công ty ghi chép tài
sản bằng chi phí họ bỏ ra, điều này đúng không chỉ tại thời điểm
được mua mà còn trong thời gian giữ tài sản
_ Nguyên tắc giá trị hợp lí quy định rằng tài sản và nợ phải
được báo cáo theo giá trị hợp lí ( giá nhận được khi bán một tài
sản hoặc thanh toán khoản nợ). Đối với một số loại tài sản và nợ
phải trả, thông tin giá trị hợp lí có thể hữu ích hơn giá lịch sử
_ Giả định: có 2 giả định chính là giả định đơn vị tiền tệ và giả
định đơn vị kinh tế
+ Giả định đơn vị tiền tệ: yêu cầu các công ty chỉ bao gồm
trong ghi chép kế toán các dữ liệu giao dịch có thể được
thể hiện bằng tiền
+ Giả định đơn vị tiền tệ rất quan trọng để áp dụng nguyên
tắc giá lịch sử
+ Giả định đơn vị kinh tế đòi hỏi các hoạt động của đơn vị
phải tách biệt với các hoạt động của chủ sở hữu và tất cả
các đơn vị kinh tế khác
_ Phương trình kế toán: Tài sản= nợ phải trả + vốn chủ sở
hữu
+ Tài sản là nguồn lực mà một doanh nghiệp sở hữu
+ Tài sản là khả năng cung cấp các dịch vụ hoặc có lợi
ích trong tương lai
+ Nợ phải trả là các phần nợ trong số tài sản nghĩa là
các khoản nợ và nghĩa vụ phải thực hiện hiện có
+ các chủ nợ có thể buộc thanh lý một doanh nghiệp
một cách hợp pháp khi doanh nghiệp đó không trả
các khoản nợ của nó, trong trường hợp đó luật pháp
yêu cầu phần của chủ nợ phải được thanh toán trước
phần của chủ sở hữu
+ Vốn chủ sở hữu: phần của chủ sở hữu trong tổng tài
sản của công ty
+ Vốn chủ sở hữu thường bao gồm vốn cổ phần- phổ
thông và lợi nhuận giữ lại
+ Vốn cổ phần phổ thông được sử dụng để mô tả số
tiền mà các cổ đông đã trả cho các cổ phiếu phổ
thông mà họ đã mua
+ Lợi nhuận giữ lại: xác định bởi 3 yếu tố doanh thu,
chi phí và cổ tức
+ Doanh thu làm tăng vốn chủ sở hữu, tăng tài sản
+ Chi phí là giá trị của tài sản hoặc dịch vụ được sử
dụng trong quá trình tạo doanh thu
+ Chi phí làm giảm vốn chủ sở hữu
+ Việc phân phối tiền hoặc tài sản khác cho các cổ
đông được gọi là cổ tức. Cổ tức làm giảm lợi nhuận
giữ lại . Cổ tức không phải là chi phí
+ Phương trình kế toán mở rộng:

*Các loại báo cáo tài chính:


+ Báo cáo kết quả hoạt động: trình bày thành quả hoặc lợi nhuận
từ các hoạt động của công ty trong một khoảng thời gian cụ thể
+ Báo cáo kết quả hoạt động, đầu tiên liệt kê doanh thu, tiếp theo
là chi phí sau đó báo cáo cho thấy lợi nhuận thuần. Khi doanh
thu vượt chi phí kết quả là lợi nhuận thuần, khi chi phí vượt quá
doanh thu, kết quả là lỗ thuần
+ Báo cáo lợi nhuận giữ lại: báo cáo các thay đổi về lợi nhuận giữ
lại trong một khoảng thời gian được báo cáo kết quả hoạt động
+ Báo cáo tình hình tài chính : trình bày tài sản, nợ phải trả và vốn
chủ sở hữu tại một ngày cụ thể
+ Báo cáo tình hình tài chính trình bày đầu tiên là tài sản theo sau
là vốn chủ sở hữu và sau đó là nợ phải trả
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin về các khoản thu
và chi tiền trong một khoảng thời gian cụ thể
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ báo cáo các ảnh hưởng đến từ các
hoạt động của công ty : hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư,
hoạt động tài chính, tiền tăng hoặc giảm thuần trong kỳ và số
tiền còn lại
+ Báo cáo thu nhập toàn diện: có thể kết hợp với bc kết quả hoạt
động trong cùng 1 bc
+ Kiểm toán, thuế và tư vấn quản lí là tất cả các dịch vụ được thực
hiện bởi kế toán công
Chương 3. Điều chỉnh các tài khoản
● Các kỳ kế toán:
+ các kỳ kế toán thường là một tháng, một quý hoặc một năm
+ các kỳ kế toán hằng tháng hoặc hàng quý được gọi là kỳ kế toán
giữa niên độ
+ một kỳ kế toán kéo dài 1 năm là năm tài chính
* Kế toán cơ sở dồn tích và kế toán cơ sở tiền:
_ Theo kế toán cơ sở dồn tích các công ty ghi nhận các giao dịch làm thay
đổi báo cáo tài chính của công ty trong các kỳ xảy ra sự kiện
_ Theo kế toán cơ sở tiền các công ty ghi nhận doanh thu tại thời điểm
nhận tiền
_ Kế toán cơ sở dồn tích phù hợp với các chuẩn mực báo cáo tài chính
quốc tế (IFRS)
_ Các doanh nghiệp nhỏ thường áp dụng kế toán cơ sở tiền và các
doanh nghiệp lớn thường áp dụng kế toán cơ sở dồn tích
● Ghi nhận doanh thu và chi phí:
_ nguyên tắc ghi nhận doanh thu yêu cầu các công ty ghi nhận doanh thu
trong kỳ kế toán đáp ứng nghĩa vụ phải thực hiện
_ nguyên tắc ghi nhận chi phí: yêu cầu các công ty ghi nhận chi phí trong
kỳ thực hiện những nỗ lực để tạo doanh thu
● Sự cần thiết của bút toán điều chỉnh:
_ bút toán điều chỉnh đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc ghi nhận doanh thu
và chi phí
_ bút toán điều chỉnh được yêu cầu mỗi khi một công ty lập báo cáo tài
chính
_ một bút toán điều chỉnh sẽ bao gồm một tài khoản liên quan đến báo cáo
kết quả hoạt động và một tài khoản thuộc báo cáo tình hình tài chính
● Các loại bút toán điều chỉnh:
_ các bút toán điều chỉnh được phân loại thành các khoản phân bổ hoặc
các khoản dồn tích
_ Các khoản phân bổ: chi phí trả trước, doanh thu chưa thực hiện
_ Một bút toán điều chỉnh cho chi phí trả trước dẫn tới mức tăng (một
khoản ghi nợ) cho một tài khoản chi phí và mức giảm ( một khoản ghi có )
cho tài khoản tài sản
_ Vật tư: các công ty chỉ ghi nhận chi phí vật tư vào cuối kỳ kế toán
_ Khấu hao: là quá trình phân bổ giá gốc của một tài sản vào chi phí trong
suốt thời gian hữu dụng của tài sản
_ Khấu hao là việc phân bố không phải là đánh giá . Khấu hao phân bố giá
gốc của tài sản cho các kỳ mà tài sản đó đã được sử dụng, khấu hao không
hoàn toàn phản ánh được những thay đổi thực trong giá trị của tài sản
_ Khấu hao luỹ kế thiết bị là một tài khoản điều chỉnh giảm tài sản
_ Doanh thu chưa thực hiện: bút toán điều chỉnh cho doanh thu chưa thực
hiện dẫn đến giảm ( ghi nợ) tài khoản nợ phải trả và tăng ( ghi có) tài
khoản doanh thu
● Bút toán điều chỉnh cho các khoản dồn tích: tăng cả số liệu của tài
khoản trên báo cáo tình hình tài chính và tài khoản trên báo cáo kết
quả hoạt động
+ Doanh thu dồn tích: doanh thu về dịch vụ được thực hiện
nhưng chưa được ghi nhận tại ngày lập báo cáo
+ một bút toán điều chỉnh cho doanh thu dồn tích dẫn tới tăng(
ghi nợ) tài khoản tài sản và tăng ( ghi có) tài khoản doanh thu
+ Chi phí phát sinh nhưng chưa thanh toán hoặc chưa ghi nhận
tại ngày lập báo cáo được gọi là chi phí dồn tích
+ Một bút toán điều chỉnh cho chi phí dồn tích dẫn tới tăng ( ghi
nợ) tài khoản chi phí và tăng ( ghi có) tài khoản nợ phải trả
+ Một bút toán điều chỉnh chi phí dồn tích dẫn tới giảm vốn
chủ sở hữu và tăng tài khoản nợ phải trả
● Lãi dồn tích
_ Giá trị của tiền lãi được xác định bởi 3 yếu tố: mệnh giá của thương
phiếu, lãi suất- luôn được biểu thị là lãi suất hằng năm và thời hạn thương
phiếu lưu hành
+ Mỗi bút toán điều chỉnh đều có ảnh hưởng tới một tài khoản của báo
cáo tình hình tài chính và một tài khoản của báo cáo kết quả hoạt
động
● Bảng cân đối thử đã điều chỉnh : sau khi đã ghi nhật ký và lập tất cả
các bút toán điều chỉnh, công ty sẽ lập một bảng cân đối thử nữa từ
các sổ cái tài khoản
+ Bảng này thể hiện số dư của tất cả các tài khoản bao gồm cả các tài
khoản đã điều chỉnh vào cuối kỳ kế toán và mục đích là để chứng
minh sự bằng nhau giữa tổng số dư nợ và tổng số dư có của các sổ
cái tài khoản sau tất cả các bút toán điều chỉnh
+ Quy trình điều chỉnh được thực hiện theo trình tự: phản ánh bút
toán điều chỉnh vào nhật ký, lập bảng cân đối thử đã điều chỉnh
● Lập báo cáo tài chính : Các công ty có thể lập báo cáo tài chính trực
tiếp từ bảng cân đối thử đã điều chỉnh
● Chi phí trả trước: công ty có thể chọn ghi nợ ( tăng) một tài khoản
chi phí thay vì tài khoản tài sản
● Doanh thu chưa thực hiện được ghi nhận là doanh thu tại thời điểm
dịch vụ hoàn thành . Tương tự như trường hợp chi phí trả trước, các
công ty có thể ghi có ( tăng) tài khoản doanh thu khi họ nhận được
tiền cho các dịch vụ tương lai
Chương 5. KẾ TOÁN CÁC HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI

● Hoạt động thương mại và hệ thống hàng tồn kho


_ Nguồn doanh thu chính của các công ty thương mại là từ bán hàng hoá,
thường được gọi đơn giản là doanh thu bán hàng hoặc bán hàng
_ Một công ty thương mại thường có 2 loại chi phí: giá vốn hàng bán và
chi phí hoạt động
_ Giá vốn hàng bán là tổng giá trị của hàng đã bán trong kỳ, chi phí này
liên quan trực tiếp đến doanh thu được ghi nhận từ việc bán hàng hoá
_ Chu kỳ hoạt động kinh doanh: chu kì hoạt động của công ty thương mại
thường kéo dài hơn so với công ty dịch vụ. Từ khi mua hàng đến khi bán
số hàng cuối cùng là thời gian của chu kì
_ Lưu ý rằng tài khoản tài sản được bổ sung cho một công ty thương mại
là tài khoản Hàng tồn kho. Các công ty báo cáo rằng hàng tồn kho như
một loại tài sản ngắn hạn trên báo cáo tình hình tài chính
_ Dòng giá trị: các công ty sử dụng một trong 2 hệ thống kế toán hàng tồn
kho : hệ thống tồn kho kê khai thường xuyên hoặc hệ thống tồn kho kiểm
kê định kỳ
_ Hệ thống kê khai thường xuyên các công ty lưu giữ sổ sách tồn kho chi
tiết về giá trị của mỗi lần mua và bán hàng tồn kho . Trong hệ thống kê
khai thường xuyên công ty xác định giá vốn hàng bán mỗi lần giao
dịch bán hàng phát sinh
Hệ thống kiểm kê định kỳ : trong hệ thống kiểm kê định kỳ các công ty
không lưu giữ sổ sách tồn kho chi tiết của hàng hóa trong kỳ. Thay vào đó
công ty chỉ xác định giá vốn hàng bán vào cuối kỳ kế toán nghĩa là theo
định kỳ
Cách xác định giá vốn hàng bán : xác định giá trị hàng tồn đầu kỳ kế toán ,
cộng giá trị hàng mua, trừ giá trị hàng tồn cuối kỳ được xác định qua kiểm
kê vào cuối kỳ kế toán
_ Hàng có sẵn để bán được xác định bằng hàng tồn kho đầu kì cộng
với giá trị hàng mua
_ Công ty thương mại ghi chép giao dịch mua hàng bằng tiền bằng
cách: ghi tăng hàng tồn kho và ghi giảm tiền
_ Công ty thương mại ghi chép giao dịch mua hàng trả chậm bằng
cách: ghi tăng hàng tồn kho và ghi tăng phải trả người bán
_ Ưu điểm của hệ thống kê khai thường xuyên: Cung cấp khả năng kiểm
soát hàng tồn kho tốt hơn so với hệ thống kiểm kê định kỳ
_ Ghi chép mua hàng theo hệ thống tồn kho kê khai thường xuyên: các
công ty ghi chép các giao dịch mua hàng để bán trong tài khoản hàng tồn
kho
_ Tuy nhiên không phải tất cả các giao dịch mua hàng đều được ghi nợ tài
khoản hàng tồn kho, các công ty ghi chép các giao dịch mua tài sản để sử
dụng và không bán lại
_ Chi phí vận chuyển: điều khoản vận chuyển được thể hiện hoặc là FOB
điểm đi hoặc FOB điểm đến ( FOB nghĩa là giao qua lan can )
+ FOB điểm đi : người bán giao hàng qua lan can phương tiện vận
chuyển và người mua trả chi phí vận chuyển
+FOB điểm đến : người bán giao hàng qua lan can phương tiện vận
chuyển đến địa điểm kinh doanh của người mua và người bán thanh toán
chi phí vận chuyển
Chi phí vận chuyển phát sinh bởi người mua: khi người mua chịu chi phí
vận chuyển các chi phí này được coi là một phần của chi phí mua hàng tồn
kho do đó người mua ghi nợ tài khoản hàng tồn kho
_ Chi phí vận chuyển phát sinh bởi người bán : chi phí vận chuyển phát
sinh bởi người bán đối với hàng hoá xuất bản là chi phí hoạt động đối với
người bán, chi phí này làm tăng tài khoản Chi phí vận chuyển hàng hoá.
Khi người bán thanh toán phí vận chuyển, người bán thường sẽ ấn định giá
hoá đơn cao hơn cho hàng hóa bán ra để trang trải chi phí vận chuyển
_ Hàng mua trả lại : Người mua có thể trả lại hàng hóa cho người bán và
được giảm khoản nợ nếu việc bán hàng được thực hiện bằng hình thức trả
chậm hoặc được hoàn lại tiền nếu mua hàng bằng tiền
_ Giảm giá hàng mua: người mua có thể lựa chọn là giữ lại hàng hóa nếu
người bán đồng ý giảm trừ giá mua
_ Chiết khấu mua hàng: điều khoản trả chậm của giao dịch mua trả chậm
có thể cho phép người mua được quyền chiết khấu bằng tiền khi thanh
toán trước hạn
_ Trong một giao dịch mua hàng, người bán có thể cho khách hàng một
khoản chiết khấu bằng tiền mà người bán gọi là chiết khấu bán hàng khi
thanh toán số nợ đến
_ Chiết khấu bán hàng là tài khoản điều chỉnh giảm doanh thu cho Doanh
thu bán hàng
_ Trong hệ thống kê khai thường xuyên mỗi lần bán hàng phải thực
hiện 2 bút toán đó là ghi chép doanh thu và ghi chép giá vốn hàng bán
_ Để ghi nhận giao dịch bán hàng hóa thu tiền, trong hệ thống kê khai
thường xuyên cần: ghi 2 bút toán (1) Ghi nhận doanh thu và số tiền
thu được từ bán hàng (2) ghi nhận giá vốn hàng bán và giảm hàng
tồn kho

_ Các bút toán khóa sổ:

+Mọi Tài khoản ảnh hưởng tới sự xác định lợi nhuận thuần đều được ghi
vào thu nhập
+Trong ghi chép, mọi khoản trong cột ghi nợ được ghi có, và mọi khoản
trong cột ghi có được ghi nợ
+Bắt đầu của số dư hàng tồn kho được ghi nợ trong thu nhập, và ghi có
trong hàng tồn kho

+Kết thúc của số dư hàng tồn kho được ghi nợ trong hàng tồn kho, và ghi
có trong thu nhập
_ Bút toán khoá sổ chuyển lợi nhuận thuần vào tài khoản lợi nhuận giữ lại
thực hiện trước bút toán ghi nhận cổ tức
*So sánh bút toán khóa sổ giữa hệ thống kê khai thường xuyên với hệ
thống kiểm kê định kỳ (2 of
*Xác định giá vốn hàng bán theo hệ thống kiểm kê định kỳ
• Hàng tồn kho cuối kỳ được xác định bằng cách kiểm kê
• Giá vốn hàng bán không được xác định cho đến khi kết thúc kỳ kế
toán
● Báo cáo thu nhập toàn bộ:
_ Không bao gồm các khoản mục trong xác định lợi nhuận thuần.
_ Các khoản mục bao gồm trong thu nhập toàn bộ được báo cáo kết
hợp của lợi nhuận thuần và thu nhập toàn bộ, hoặc trong báo cáo thu nhập
toàn bộ riêng biệt.
● Báo cáo kết quả kinh doanh:
● Doanh thu
● Lợi nhuận gộp = doanh thu bán hàng - giá vốn hàng bán
● Chi phí hoạt động
● Thu nhập và chi phí khác
● Lợi nhuận thuần= lợi nhuận gộp - chi phí hoạt động
● Báo cáo tài chính:
_ Nguồn thông tin chính để đánh giá hiệu suất của công ty.
Mẫu được thiết kế để phân biệt giữa những nguồn thu nhập và chi phí
khác nhau.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2

MTHT1: Tài khoản, Ghi nợ và Ghi có


*Tài khoản
- Tài khoản là một ghi chép riêng biệt của kế toán về các khoản tăng
và giảm của một tài sản, nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu cụ thể.
- Một tài khoản bao gồm 3 phần: tên; bên trái hoặc bên nợ; bên phải
hoặc bên có.Vì định dạng của tài khoản giống với chữ T nên gọi nó
là tài khoản chữ T
*Khoản ghi nợ và khoản ghi có
- Các thuật ngữ Nợ (N) và Có (C) trong quá trình ghi chép để mô tả
nơi các bút toán được thực hiện trong tài khoản.
- Khi so sánh tổng số tiền của hai bên, tài khoản sẽ có số dư nợ nếu
tổng số tiền ghi nợ lớn hơn số ghi có. Tài khoản sẽ có số dư có nếu
số tiền ghi có lớn hơn số ghi nợ
*Phương pháp ghi nợ và ghi có (trang 2-8)

=> Lưu ý:
SD cuối kỳ = SD đầu kỳ + Tổng số phát sinh tăng - Tổng số PS giảm
- Sự bằng nhau của khoản ghi nợ và khoản ghi có cung cấp cơ sở cho
hệ thống kế toán kép.
- Số dư bình thường của một tài khoản nằm ở bên ghi tăng tài khoản
đó.
*Các mối quan hệ với vốn chủ sở hữu ( trang 2-7)
MTHT2: Nhật ký
*Quy trình ghi chép
1. Phân tích giao dịch
2. Nhập thông tin giao dịch vào sổ nhật ký
3. Chuyển thông tin từ sổ nhật ký vào sổ tài khoản
*Sổ nhật ký
- Sổ nhật ký được gọi là sổ của bút toán gốc
- Sổ nhật ký có những đóng góp đáng kể cho quá trình ghi chép:
1. Nó là nơi thể hiện tất cả ảnh hưởng của một giao dịch
2. Nó cung cấp các ghi chép theo thời gian của các giao dịch
3. Nó giúp ngăn ngừa hoặc xác định vị trí sai sót vì số tiền ghi nợ và
ghi có cho mỗi bút toán có thể dễ dàng so sánh
*Ghi nhật ký
- Nhập dữ liệu giao dịch vào sổ nhật ký được gọi là ghi nhật ký
- Các công ty thực hiện các bút toán nhật ký riêng biệt cho mỗi giao
dịch
- Một bút toán hoàn chỉnh bao gồm:
● Ngày giao dịch
● Tài khoản và số tiền được ghi nợ, ghi có
● Giải thích ngắn gọn về giao dịch
_ Cột tham chiếu trong sổ nhật ký được để trống. Cột này được sử
dụng sau này khi các bút toán nhật ký được chuyển đến các tài khoản
riêng biệt
*Bút toán giản đơn và bút toán phức tạp
- Một bút toán chỉ liên quan đến 2 tài khoản, một khoản ghi nợ và một
khoản ghi có, được gọi là bút toán giản đơn
- Một bút toán yêu cầu 3 tài khoản trở lên là một bút toán phức tạp.
Trong bút toán phức tạp, định dạng chuẩn yêu cầu các tài khoản ghi
nợ được ghi trước các tài khoản ghi có
=> Lưu ý: Việc xác định quan hệ Nợ, Có giữa các tài khoản trước
khi ghi sổ được gọi là Định khoản hay còn gọi là một bút toán
MTHT3 Sổ tài khoản và Chuyển sổ
*Sổ tài khoản
- Sổ tài khoản là một nhóm các tài khoản mà một công ty sử dụng.
- Mọi công ty đều có một sổ cái tài khoản, sổ cái tài khoản chứa tất
cả các loại tài khoản tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
- Sổ tài khoản cung cấp số dư trong mỗi tài khoản
*Chuyển sổ
- Là thủ tục chuyển các bút toán nhật ký vào sổ tài khoản
*Hệ thống tài khoản
- Số lượng và các loại tài khoản sẽ khác nhau với mỗi công ty. Số
lượng tài khoản phụ thuộc vào số liệu chi tiết mà nhà quản lý
mong muốn
- Hầu hết các công ty có một hệ thống tài khoản riêng. Hệ thống này
liệt kê các tài khoản và số hiệu tài khoản để xác định vị trí của chúng
trong sổ cái.
- Cột tham chiếu trong sổ tài khoản cho biết: trang nhật kí mà
giao dịch được chuyển
MTHT4: Bảng cân đối thử
- Bảng cân đối thử là bảng kê các tài khoản và số dư của chúng tại
một thời điểm nhất định
- Các công ty thường lập bảng cân đối thử vào cuối kỳ( bất kỳ ngày
nào trong kỳ)
- Bảng cân đối thử chứng minh sự cân bằng toán học của các khoản
ghi nợ và ghi có sau khi chuyển sổ
- Bảng cân đối thử có thể không bao quát hết các lỗi trong việc ghi
nhật ký và chuyển sổ.
- Các bước lập bảng cân đối thử:
1. Liệt kê tên tài khoản và số dư của chúng vào cột nợ hoặc
cột có tương ứng
2. Tổng cộng số tiền cột nợ và cột có
3. Kiểm tra sự cân bằng của hai cột
*Hạn chế của bảng cân đối thử
=> Bảng cân đối thử không chứng minh rằng công ty đã ghi chép tất cả
các giao dịch hoặc sổ cái là đúng hết.
*Ký hiệu tiền tệ và đường kẻ chân
Lưu ý: ký hiệu tiền tệ không xuất hiện trong các nhật ký hoặc sổ tài khoản.
Ký hiệu tiền tệ thường chỉ được sử dụng trong bảng cân đối thử và báo cáo
tài chính
TÓM TẮT CHƯƠNG 4

MTHT1: Bảng tính nháp


- Bảng tính nháp là một biểu mẫu gồm có nhiều cột, được sử dụng
trong quá trình điều chỉnh và lập các báo cáo tài chính.
- Nó không phải là một ghi chép kế toán thường xuyên
- Việc sử dụng bảng tính nháp là tùy chọn
- Bảng tính nháp là một công cụ làm việc quan trọng của kế toán, các
công ty không cung cấp nó cho nhà quản lý và các đối tượng khác
- Bảng tính nháp không phải là một sổ nhật ký, và nó không thể được
sử dụng như là một căn cứ cho việc chuyển vào các sổ cái tài khoản
- Các bước lập bảng tính nháp
1. Lập cột cân đối thử trên bảng tính nháp
2. Nhập các điều chỉnh vào cột điều chỉnh
3. Nhập số dư đã điều chỉnh vào các cột cân đối thử đã điều
chỉnh
4. Chuyển các số tiền từ cột cân đối thử đã điều chỉnh sang các
Cột báo cáo tài chính thích hợp
5. tổng cộng các cột báo cáo tính lợi nhuận thuần hoặc lỗ thuần
và hoàn tất bảng tính nháp

MTHT2: Khóa sổ
*Chu trình kế toán trong doanh nghiệp
Phân tích → Ghi nhật ký → Chuyển sổ → Cân đối thử → Bút toán điều
chỉnh → Cân đối thử đã điều chỉnh → Báo cáo tài chính → Ghi nhật ký và
chuyển sổ các bút toán khóa sổ → Lập cân đối thử sau khóa sổ
*Khóa sổ
- Cuối kỳ kế toán, công ty làm cho các tài khoản sẵn sàng cho kỳ kế
toán tiếp theo, đấy được gọi là khóa sổ.
- Công ty khóa sổ tất cả các tài khoản tạm thời (gồm doanh thu, chi
phí, cổ tức) vào cuối của kỳ, ngược lại các tài khoản thường xuyên
không được khóa sổ (gồm tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu)
- Các bút toán khóa sổ (trang 4-14): có 4 loại
● Tổng hợp doanh thu, chi phí của của kỳ kế toán
● Kết chuyển:
+ Lợi nhuận thuần (Lỗ thuần) sang Lợi nhuận giữ lại
+ Cổ tức sang lợi nhuận giữ lại
● Tạo ra số dư bằng không trong mỗi tài khoản tạm thời
*Chuyển sổ các bút toán khóa sổ
Lưu ý: tất cả các tài khoản tạm thời ( doanh thu, chi phí, cổ tức) có số
dư bằng không sau khi chuyển sổ vào tài khoản các bút toán khóa sổ
Ví dụ minh họa trang 4-16
*Lập bảng cân đối thử sau khóa sổ
- Bảng cân đối thử sau khóa sổ liệt kê các tài khoản thường xuyên và
số dư của chúng sau khi các bút toán khóa sổ đã ghi nhật ký và
chuyển vào tài khoản
- Mục đích của bảng cân đối thử sau khóa sổ là để chứng minh tính
cân bằng của các số dư tài khoản thường xuyên được chuyển
sang kỳ kế toán tiếp theo
- Bảng cân đối thử sau khóa sổ sẽ chỉ còn các tài khoản thường
xuyên - thuộc báo cáo tình hình tài chính
MTHT3: Chu trình kế toán và các Bút toán sửa sai
*Tóm tắt chu trình kế toán
1. Phân tích các giao dịch kinh tế
2. Ghi nhật ký các giao dịch
3. Chuyển vào các sổ tài khoản
4. Lập bảng cân đối thử
5. Ghi nhật ký và chuyển vào tài khoản các bút toán điều chỉnh: phân
bổ/ dồn tích
6. Lập bảng cân đối thử đã điều chỉnh
7. Lập các báo cáo tài chính
8. Ghi nhật ký và chuyển vào tài khoản các bút toán khóa sổ
9. Lập bảng cân đối thử sau khóa sổ
*Các bút toán đảo: bước tùy chọn
*Các bút toán sửa sai - Một bước có thể tránh được
- Điểm khác nhau giữa bút toán sửa sai và bút toán điều chỉnh:

Bút toán sửa sai Bút toán điều chỉnh


Không cần thiết nếu các ghi chép Là một phần không thể thiếu của
không có lỗi sai chu trình kế toán
Bất cứ khi nào phát hiện ra một lỗi Chỉ lập bút toán vào cuối của một
sai kỳ kế toán
Liên quan bất cứ sự kết hợp nào Luôn ảnh hưởng ít nhất một tài
của các tài khoản cần phải sửa sai khoản thuộc BCTHTC và một tài
khoản thuộc BCKQHĐ

Lưu ý: Các bút toán sửa sai phải được chuyển vào tài khoản trước các bút
toán khóa sổ.

MTHT4: Báo cáo tình hình tài chính được phân loại

Tài sản Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả


Tài sản vô hình Vốn chủ sở hữu
Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị Nợ dài hạn
Đầu tư dài hạn Nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn
_ Trong báo cáo tình hình tài chính được phân loại , tài sản được liệt
kê theo thứ tự: chi phí trả trước, hàng tồn kho, phải thu khách hàng,
tiền
_ Trong báo cáo tình hình tài chính thứ tự trình bày như sau: tài sản, vốn
chủ sở hữu và nợ phải
*Tài sản vô hình
- Một tài sản vô hình quan trọng là lợi thế thương mại.
- Một số tài sản vô hình như: bằng phát minh sáng chế, bản quyền và
nhãn hiệu hàng hóa hay nhãn hiệu thương mại mà công ty có đặc
quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định; chi phí phát
triển được vốn hóa, lợi thế thương mại
*Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị ( còn gọi là tài sản cố định)
- Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị bao gồm đất, nhà, máy móc và
thiết bị, thiết bị giao nhận và đồ nội thất
- Khấu hao là việc phân bổ giá gốc của tài sản cho một số năm.
- Tài sản mà công ty khấu hao được báo cáo trên báo cáo tình hình tài
chính theo giá gốc trừ đi khấu hao lũy kế.
- Tài sản khấu hao lũy kế trình bày tổng số khấu hao mà công ty đã
chuyển thành chi phí cho đến hiện tại trong đời sống của tài sản.
*Đầu tư dài hạn
- Đầu tư dài hạn nói chung là:
+ đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu của các công ty khác mà thường
được giữ cho nhiều năm
+ tài sản dài hạn như đất hay nhà mà một công ty hiện tại không sử
dụng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
+ thương phiếu phải thu dài hạn
*Tài sản ngắn hạn
- Tài sản ngắn hạn là tài sản mà một công ty kỳ vọng chuyển đổi
thành tiền hay sử dụng hết trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh
doanh của nó, tùy thời gian nào dài hơn.
- Chu kỳ kinh doanh của một công ty là khoảng thời gian trung bình
mà nó cần để mua hàng tồn kho, bán chịu hàng tồn kho này, và sau
đó thu tiền từ các khách hàng.
- Một số loại tài sản ngắn hạn thông dụng: tiền; các khoản đầu tư (như
là chứng khoán chính phủ ngắn hạn); các khoản phải thu (thương
phiếu phải thu, phải thu khách hàng, và lãi phải thu), hàng tồn kho
và chi phí trả trước (vật tư và bảo hiểm)
- Trên báo cáo tình hình tài chính, các công ty thường liệt kê những
khoản mục này theo thứ tự ngược lại trong những mục mà họ hy
vọng chuyển đổi nó thành tiền.
- Trong báo cáo tình hình tài chính được phân loại, tài sản được liệt kê
theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần
*Vốn chủ sở hữu
- Các công ty cổ phần thường chia vốn chủ sở hữu thành 2 tài khoản:
Vốn cổ phần - phổ thông và Lợi nhuận giữ lại
*Nợ dài hạn
- Nợ dài hạn là những nghĩa vụ mà một công ty sẽ thanh toán sau một
năm
- Nợ phải trả trong loại này bao gồm trái phiếu phải trả, vay thế chấp
phải trả, thương phiếu phải trả dài hạn, nợ thuê phải trả và các khoản
nợ hưu trí
*Nợ ngắn hạn
- Nợ ngắn hạn là những nghĩa vụ mà công ty phải trả trong vòng năm
tới hay trong một chu kỳ kinh doanh của nó, tùy thời gian nào dài
hơn
- Gồm: phải trả người bán, lương và tiền công phải trả, thương phiếu
phải trả, lãi phải trả và thuế thu nhập phải trả.
*Các bút toán đảo
Các bút toán đảo là đảo ngược của các bút toán điều chỉnh đã được lập ở
kỳ trước. Một số công ty chọn làm các bút toán đảo vào đầu của một kỳ kế
toán mới để đơn giản hóa việc ghi chép của những giao dịch sau này liên
quan đến các bút toán điều chỉnh. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ những
bút toán điều chỉnh dồn tích mới được đảo lại.
TÓM TẮT CHƯƠNG 6
MTHT1: Phân loại và xác định hàng tồn kho
*Phân loại hàng tồn kho
- Các nhà sản xuất thường phân loại hàng tồn kho thành ba loại: sản
phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang và nguyên vật liệu
*Xác định lượng hàng tồn kho
- Các bước trong việc xác định hàng tồn kho là:
1. Kiểm kê hàng tồn kho
2. Xác định quyền sở hữu đang chuyển hoặc ký gửi
- Kiểm kê hàng tồn kho: diễn ra vào cuối kỳ kế toán. Kiểm kê hàng
tồn kho liên quan đến việc đếm thực tế, cân hoặc đo lường từng loại
hàng tồn kho tồn cuối kỳ
- Xác định quyền sở hữu của hàng:
+ Hàng đang chuyển
1. Khi các điều khoản là FOB điểm đi, quyền sở hữu hàng được
chuyển giao cho người mua khi người vận chuyển công cộng nhận
hàng từ người bán
2. Khi các điều khoản là FOB điểm đến, quyền sở hữu hàng vẫn thuộc
về người bán cho đến khi hàng đến tay người mua
+ Hàng ký gửi
Trong một số ngành nghề kinh doanh, công ty thường giữ hàng của các
bên khác và cố gắng bán hàng cho họ với một khoản phí, nhưng không có
quyền sở hữu hàng. Chúng được gọi là hàng ký gửi.
MTHT2: Các phương pháp hàng tồn kho và ảnh hưởng tài chính
*Giá đích danh
- Phương pháp giá đích danh yêu cầu các công ty ghi nhận giá gốc của
từng mặt hàng tồn kho riêng lẻ
- Sử dụng pp này, các công ty có thể xác định chính xác hàng tồn kho
cuối kỳ và giá vốn hàng bán.
*Giả định dòng giá trị
- Có 2 phương pháp dòng giá trị được giả định:
1. Nhập trước xuất trước (FIFO)
2. Giá bình quân
- Công thức tính giá vốn hàng bán trong hệ thống tồn kho kiểm kê
định kỳ là:
(Hàng tồn đầu kỳ+Mua hàng) - Hàng tồn cuối kỳ = Giá vốn hàng
bán
+ Nhập trước, Xuất trước (FIFO)
● Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO) giả định rằng hàng được
mua trước nhất là hàng được bán đầu tiên. Do đó, theo pp FIFO, giá
của hàng hóa được mua trước nhất là giá đầu tiên được ghi nhận
trong giá vốn hàng bán (Điều này không nhất thiết là các đơn vị cũ
nhất được bán trước, nhưng giá của các đơn vị cũ nhất được ghi
nhận đầu tiên)
● Theo FIFO, do giả định rằng hàng được mua đầu tiên là hàng được
bán đầu tiên, nên hàng tồn kho cuối kỳ dựa trên giá của các đơn vị
được mua gần đây nhất. Đó là, theo FIFO, các công ty tính được giá
trị của hàng tồn kho cuối kỳ bằng cách lấy đơn giá của lần mua gần
đây nhất và thực hiện lùi dần cho đến khi tất cả các đơn vị hàng tồn
kho đã được tính giá.
+ Giá bình quân
● Phương pháp giá bình quân phân bổ giá trị của hàng có sẵn để bán
dựa trên cơ sở đơn giá bình quân gia quyền phát sinh
● Công thức: Giá trị hàng có sẵn để bán ÷ Tổng số lượng hàng có
sẵn để bán = Đơn giá Bình quân gia quyền
*Báo cáo tài chính và ảnh hưởng thuế của các phương pháp dòng giá trị
- Cả hai giả định dòng giá trị đều được chấp nhận để sử dụng
- Lý do các công ty áp dụng các phương pháp dòng giá trị hàng tồn
kho khác nhau là:
1. ảnh hưởng báo cáo kết quả hoạt động
2. ảnh hưởng báo cáo tình hình tài chính
3. ảnh hưởng thuế
- Ảnh hưởng báo cáo Kết quả hoạt động: Trong thời kỳ giá cả thay
đổi, giả định dòng giá trị có thể có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận
và những đánh giá dựa trên lợi nhuận, chẳng hạn như sau.
1. Trong thời kỳ lạm phát, FIFO tạo ra lợi nhuận thuần cao hơn
vì đơn giá thấp hơn của các đơn vị được mua đầu tiên phù hợp
với doanh thu
2. Trong giai đoạn giá tăng, FIFO báo cáo lợi nhuận thuần cao
hơn so với giá bình quân
3. Nếu giá giảm, kết quả từ việc sử dụng FIFO và giá bình quân
sẽ bị đảo ngược. FIFO sẽ báo cáo lợi nhuận thuần thấp hơn và
giá bình quân cao hơn.
Lưu ý: Khi giá đang tăng các công ty có xu hướng thích FIFO vì kết quả
lợi nhuận thuần cao hơn.
- Ảnh hưởng báo cáo tình hình tài chính
+ Một ưu điểm chính của pp FIFO là trong thời kỳ lạm phát, giá
trị được phân bổ cho hàng tồn kho cuối kỳ sẽ xấp xỉ giá trị
hiện tại của nó.
+ Ngược lại, một nhược điểm của pp giá bình quân là trong thời
kỳ lạm phát, giá trị được phân bổ cho hàng tồn kho cuối kỳ có
thể thấp hơn giá trị hiện tại.
- Ảnh hưởng thuế
Giá bình quân dẫn đến thuế thu nhập thấp hơn ( vì lợi nhuận thuần
thấp hơn ) trong thời kỳ lạm phát.
*Sử dụng nhất quán phương pháp Dòng giá trị hàng tồn kho
- Các công ty nên sử dụng nhất quán pp dòng giá trị từ kỳ kế toán này
sang kỳ kế toán khác
- Dù vậy, nếu công ty áp dụng pp khác thì nên công bố trong báo cáo
tài chính về sự thay đổi và ảnh hưởng của nó đến lợi nhuận thuần.
MTHT3: Ảnh hưởng của sai sót hàng tồn kho
*Ảnh hưởng báo cáo kết quả hoạt động
- Công thức: Hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng mua - Hàng tồn cuối kỳ
= Giá vốn hàng bán
- Nếu hàng tồn kho đầu kỳ ghi nhận thấp hơn thì giá vốn hàng bán sẽ
bị ghi nhận thấp hơn. Nếu hàng tồn kho cuối kỳ ghi nhận thấp hơn
thì giá vốn hàng bán sẽ bị ghi nhận cao hơn
- Một sai sót trong hàng tồn kho cuối kỳ của kỳ hiện hành sẽ có tác
động ngược chiều đến lợi nhuận thuần của kỳ kế toán tiếp theo.
Khi hàng tồn kho sai sót Giá vốn hàng bán Lợi nhuận thuần
Ghi nhận hàng tồn kho Ghi nhận thấp hơn Ghi nhận cao hơn
đầu kỳ thấp hơn
Ghi nhận hàng tồn kho Ghi nhận cao hơn Ghi nhận thấp hơn
đầu kỳ cao hơn
Ghi nhận hàng tồn kho Ghi nhận cao hơn Ghi nhận thấp hơn
cuối kỳ thấp hơn
Ghi nhận hàng tồn kho Ghi nhận thấp hơn Ghi nhận cao hơn
cuối kỳ cao hơn
Lưu ý: việc ghi nhận hàng tồn kho cuối kỳ thấp hơn vào năm 2019 dẫn đến
việc ghi nhận hàng tồn kho đầu kỳ thấp hơn vào năm 2020 và dẫn đến việc
ghi nhận lợi nhuận thuần cao hơn vào năm 2020
*Ảnh hưởng báo cáo tình hình tài chính

Sai sót hàng tồn kho cuối kỳ Tài sản Nợ phải trả VCSH
Ghi nhận cao hơn Ghi Không ảnh Ghi nhận cao
nhận cao hưởng hơn
hơn
Ghi nhận thấp hơn Ghi Không ảnh Ghi nhận thấp
nhận hưởng hơn
thấp hơn

MTHT4: Trình bày và phân tích báo cáo hàng tồn kho
*Trình bày
- Hàng tồn kho được phân loại trong báo cáo tình hình tài chính là tài
sản ngắn hạn và được trình bày ngay trên các khoản phải thu.
- Cũng cần phải công bố (1) các loại hàng tồn kho chính, (2) cơ sở của
kế toán, và (3) phương pháp tính giá.
*Phân tích
- Số vòng quay hàng tồn kho đo lường số lần bình quân hàng tồn kho
được bán trong kỳ.
- Số vòng quay hàng tồn kho được tính bằng cách chia giá vốn hàng
bán cho hàng tồn kho bình quân trong kỳ. Để chuyển đổi nó thành số
ngày trung bình trong kho, ta chia 365 ngày cho số vòng quay hàng
tồn kho.
- Công thức: Giá vốn hàng bán ÷ Hàng tồn kho bình quân [( đầu kỳ +
cuối kỳ )/2] = Số vòng quay hàng tồn kho
- Số vòng quay hàng tồn kho tăng nhiều nhất khi: tăng doanh thu,
giảm trị giá hàng tồn kho
*Mô tả 2 phương pháp ước tính hàng tồn kho
- Hai phương pháp ước tính hàng tồn kho là phương pháp lợi nhuận
gộp và phương pháp giá bán lẻ hàng tồn kho
- Theo pp lợi nhuận gộp, công ty căn cứ tỷ lệ lợi nhuận gộp trên
doanh thu thuần để xác định giá vốn hàng bán ước tính. Sau đó, họ
trừ giá vốn ước tính của hàng hóa đã bán ra khỏi giá trị hàng có sẵn
để bán để xác định giá vốn ước tính của hàng tồn kho cuối kỳ
- Theo pp giá bán lẻ hàng tồn kho, công ty tính tỷ lệ giá vốn trên giá
bán lẻ bằng cách chia giá trị hàng có sẵn để bán cho giá bán lẻ của
hàng có sẵn để bán. Sau đó họ nhân tỷ lệ này với giá bán lẻ của hàng
tồn kho cuối kỳ để xác định giá vốn ước tính của hàng tồn kho cuối
kỳ.
*Phương pháp hàng tồn kho LIFO
- Phương pháp LIFO (nhập sau, xuất trước) giả định rằng hàng hóa
được mua mới nhất là hàng đầu tiên được bán. LIFO hiếm khi trùng
với dòng vật chất thực tế của hàng hóa.
- Theo LIFO, các công ty tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ bằng cách
lấy đơn giá của hàng có sẵn để bán trước tiên nhất và cứ tiếp tục như
thế cho đến khi tất cả hàng tồn kho đã được tính.
- Theo hệ thống kiểm kê định kỳ mà chúng ta đang sử dụng ở đây, tất
cả hàng hóa được mua trong kỳ được coi là hàng có sẵn để bán cho
lần bán hàng đầu tiên, bất kể ngày mua.
- Phương pháp này có sự phù hợp giữa giá của các mặt hàng được
mua gần đây nhất với doanh thu trong kỳ.
- Trong thời kỳ giá tăng, sử dụng phương pháp LIFO dẫn đến thuế thu
nhập thấp hơn và dòng tiền cao hơn.
*Một số khái niệm
_ Giá trị thuần có thể thực hiện là số tiền thuần mà 1 công ty kỳ vọng
nhận được khi bán hàng tồn kho

You might also like