You are on page 1of 44

Chương 5: Báo cáo tài chính

www.themegallery.com
Nội dung chính
1 Khái niệm và ý nghĩa

2 Yêu cầu, nguyên tắc lập và trình bày

3 Hệ thống báo cáo tài chính

www.themegallery.com
1. Khái niệm và ý nghĩa
1.1 Khái niệm:
• Báo cáo tài chính là báo cáo kế toán cung cấp các thông tin về
tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của
một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những
người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
• Để đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp những thông
tin của một doanh nghiệp về:
a/ Tài sản;
b/ Nợ phải trả;
c/ Vốn chủ sở hữu;
d/ Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ;
e/ Các luồng tiền.
1.2 Ý nghĩa

• Cung cấp thông tin khái quát, tổng hợp nhất về


tình hình tài chính, về kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
• Cho phép đối tượng sử dụng thông tin kiểm tra,
phân tích, đánh giá doanh nghiệp để đưa ra các
quyết định.
2. Yêu cầu đối với thông tin trình bày trên BCTC

• Thông tin tài chính phải phản ánh trung thực, hợp lý. Muốn
vậy, thông tin TC phải có 3 tính chất là đầy đủ, khách quan,
không có sai sót.
• Thông tin tài chính phải thích hợp để giúp người sử dụng
BCTC dự đoán, phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế.
• Thông tin tài chính phải được trình bày đầy đủ trên mọi khía
cạnh trọng yếu.
• Thông tin phải đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ
hiểu.
• Thông tin tài chính phải được trình bày nhất quán và có thể
so sánh
3. Nguyên tắc lập và trình bày
BCTC
Theo Chuẩn mực kế toán số 21
•Hoạt động liên tục;
•Cơ sở dồn tích;
•Nhất quán;
•Trọng yếu và tập hợp;
•Bù trừ;
•Có thể so sánh
Hoạt động liên tục

• Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là
doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt
động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi
doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt
động, hoặc phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động của
mình.
• Nếu báo cáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạt động
liên tục, thì sự kiện này cần được nêu rõ, cùng với cơ sở
dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến cho doanh
nghiệp không được coi là đang hoạt động liên tục.
Cơ sở dồn tích

• Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện được


ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời
điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế
toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan.
• Các khoản chi phí được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu
và chi phí. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc phù hợp
không cho phép ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán những
khoản mục không thoả mãn định nghĩa về tài sản hoặc nợ
phải trả.
Nhất quán
• Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính
phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi:
a) Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh
nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy
rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các
giao dịch và các sự kiện; hoặc
b) Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc
trình bày.
• Việc thay đổi cách trình bày báo cáo tài chính chỉ được thực hiện
khi cấu trúc trình bày mới sẽ được duy trì lâu dài trong tương lai
hoặc nếu lợi ích của cách trình bày mới được xác định rõ ràng. Khi
có thay đổi, thì doanh nghiệp phải phân loại lại các thông tin cho
phù hợp và phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó
trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
Trọng yếu và tập hợp

• Khi trình bày báo cáo tài chính, một thông tin được coi là
trọng yếu nếu không trình bày hoặc trình bày thiếu chính
xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo
tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của
người sử dụng báo cáo tài chính.
• Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt
trong báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu
thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào
những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng.
Bù trừ

• Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình


bày trên báo cáo tài chính không được bù
trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác
quy định hoặc cho phép bù trừ. Do vậy DN
phải trình bày riêng biệt tất cả các khoản
mục tài sản và công nợ trên BCTC.

www.themegallery.com
Có thể so sánh

• Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính
nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được
trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu
trong báo cáo tài chính của kỳ trước. Các thông tin
so sánh cần phải bao gồm cả các thông tin diễn giải
bằng lời nếu điều này là cần thiết giúp cho những
người sử dụng hiểu rõ được báo cáo tài chính của
kỳ hiện tại.

www.themegallery.com
3. Nguyên tắc lập và trình bày
BCTC
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
• Các nguyên tắc theo chuẩn mực kế toán
• Tôn trọng bản chất hơn hình thức: BCTC phải phản ánh
đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn
là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó
• Thận trọng: Tài sản không được ghi nhận cao hơn giá trị
có thể thu hồi; Nợ phải trả không được ghi nhận thấp
hơn nghĩa vụ phải thanh toán.
Hệ thống báo cáo tài chính DN

• Bảng cân đối kế toán


• Báo cáo kết quả kinh doanh
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
• Thuyết minh báo cáo tài chính
-> Các BC này được lập khi kết thúc quý (BCTC giữa niên
độ) hay khi kết thúc năm tài chính (BCTC năm).
-> Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp chịu
trách nhiệm về lập và trình bày báo cáo tài chính.

www.themegallery.com
3.1. Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng


hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản
hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của
doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

www.themegallery.com
• Nội dung:
• Các yếu tố: Tài sản, Nợ
phải trả và Vốn chủ sở
hữu.
• Theo chiều dọc hoặc
chiều ngang
Tổng TS
• Các yếu tố bắt buộc
khác: =
• Tên của đơn vị kế Nợ phải trả +
toán. Vốn CSH
• Tên của báo cáo tài
chính: “Bảng cân đối
kế toán”
• Ngày lập báo cáo.
• Đơn vị tiền tệ
Giới thiệu BCĐKT
Mẫu B01-DN.
Ban hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014.

www.themegallery.com
Đơn vị: Công ty ABC
Địa chỉ:……
Mã số thuế:……
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày….tháng….năm
Đơn vị tính: triệu đồng

Tài sản Nguồn vốn

I. Tài sản ngắn hạn ……….. III. Nợ phải trả ……

…… ……. Nợ ngắn hạn …..

…… ……. Nợ dài hạn ……

II. Tài sản dài hạn …… IV. Vốn chủ sở hữu ….

…… ……. ……….. ……..

Tổng tài sản ……… Tổng nguồn vốn ……


Nguồn số liệu và phương pháp lập

Cột đầu kỳ: lấy số liệu của bảng cân đối kế


toán cuối kỳ trước
Cột cuối kỳ: căn cứ vào số dư cuối kỳ của các
TK từ đầu 1 đến đầu 4 để xây dựng các chỉ tiêu
tương ứng. (Lấy số liệu trên Bảng cân đối số
phát sinh)
Lưu ý

• Khi theo dõi trong sổ kế toán, tài khoản kế toán,


không phân biệt thành tài sản (nợ phải trả) ngắn
hạn, dài hạn, nhưng khi lập & trình bày BCTC, cần
phân biệt giữa TSNH và TSDH, Nợ ngắn hạn và nợ
dài hạn.
• Một số TK điều chỉnh giảm (TK dự phòng 229 và
TK khấu hao 214) có số dư bên Có thì SDCK được
phản ánh vào bên Tài sản dưới dạng số âm.

www.themegallery.com
Lưu ý
• TK 412, 413, 421 nếu có số dư Có thì ghi
dương, dư Nợ thì ghi âm bên phần Vốn chủ sở
hữu
• TK 131 có dư Nợ thì phản ánh vào chỉ tiêu
“Phải thu khách hàng” bên phần Tài sản, TK
131 có dư Có thì phản ánh vào chỉ tiêu “Khách
hàng ứng trước” bên phần Nợ phải trả;
• TK 331 có dư Có thì phản ánh vào chỉ tiêu
“Phải trả người bán” bên phần Nợ phải trả, TK
331 có dư Nợ thì phản ánh vào chỉ tiêu “Trả
trước cho người bán” phần Tài sản.
3.2. Báo cáo kết quả kinh doanh

• Khái niệm:
Là báo cáo tổng hợp phản ánh tình hình và
kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt
động của DN chi tiết cho các hoạt động
chính và các hoạt động khác.
Báo cáo kết quả kinh doanh
- Các yếu tố: Doanh thu, Chi phí, KQKD của doanh
nghiệp
- Theo chiều dọc
- Các yếu tố bắt buộc khác:
- Tên của đơn vị kế toán
- Tên của BCTC: “Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh”
- Kỳ lập báo cáo
- Đơn vị tiền tệ
Giới thiệu BC KQKD
Mẫu B02-DN.
Ban hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014.

www.themegallery.com
Báo cáo kết quả kinh doanh
Năm……
Đơn vị tính: triệu đồng
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ……..
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần từ bán hang và cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán ……..
Lợi nhuận gộp ……..
Chi phí bán hàng ……
Chi phí quản lý DN ……
Doanh thu hoạt động tài chính ……
Chi phí tài chính ……
Lợi nhuận thuần ……..
Thu nhập khác ……
Chi phí khác …….
Lợi nhuận trước thuế ……..
Chi phí thuế TNDN ………..
Lợi nhuận sau thuế ………
Nguồn số liệu và PP lập:

• Cột kỳ trước: lấy số liệu của BC


KQKD kỳ trước
• Cột kỳ này: căn cứ vào tổng số phát
sinh hoặc số đã kết chuyển của các
TK từ đầu 5 đến đầu 9 để xây dựng
các chỉ tiêu tương ứng.
Sơ đồ xác định KQKD
TK 511
TK 521
TK 632 TK 911: Xác định KQKD
Kết chuyển
K/C GV hàng bán giảm trừ DT

Kết chuyển DTT

TK 641,642,635,811 TK 515, 711


K/C doanh thu tài chính và
K/c CP bán hàng, CP quản lý DN, thu nhập khác
CP tài chính, CP khác
TK 333 (4) TK 821
TK 421
K/c CP thuế TNDN
Kết chuyển Lỗ

TK 421
K/C Lãi
Tôi đã từng nói trong nhiều năm rằng
các nhân viên của tôi là những tài
sản
quý giá nhất của công ty
Nhưng hoá ra tôi đã nhầm.
Tiền mới là tài sản quý giá nhất
3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
(VAS số 24)
• Khái niệm:
Là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành
và sử dụng tiền trong kỳ kế toán
• Tiền:
• Tiền mặt tại quỹ
• TGNH
• Tiền đang chuyển
• Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
(trong vòng 90 ngày) và có tính thanh
khoản cao.
Ý nghĩa việc phân tích dòng tiền

• Đo lường khả năng tạo ra các dòng tiền và nhu cầu về tiền
của doanh nghiệp.
• Đo lường khả năng thực hiện các nghĩa vụ đối với các chủ
nợ, Nhà nước…
• Cung cấp thông tin xác định nhu cầu về tiền của doanh
nghiệp cho kỳ tiếp theo.
• Cung cấp thông tin cần thiết cho việc hoạch định và kiểm
soát.
• Giải thích sự khác biệt giữa tiền và lợi nhuận sau thuế.
Sự khác biệt giữa dòng tiền và lợi
nhuận sau thuế

Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí

- Có những doanh thu - Có những chi phí


không phải bằng tiền không bằng tiền
- Có những dòng tiền vào - Có những dòng tiền ra
Không phải là doanh thu không phải là chi phí

Cơ sở Cơ sở

Tiền mặt Dồn tích
Các hoạt động tạo ra dòng tiền
• Hoạt động kinh doanh : là các hoạt động tạo ra
doanh thu chủ yếu của DN và các hoạt động khác
không phải là họat động đầu tư và hoạt động tài
chính.
• Hoạt động đầu tư : là các hoạt động mua bán, xây
dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và
các khoản đầu tư khác không nằm trong các khoản
tương đương tiền.
• Hoạt động tài chính : là các hoạt động tạo ra các
thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu
và vốn vay của DN.
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh
doanh
Tiền thu từ….. ………
Tiền chi cho….. ……...
Tiền thuần từ hoạt động sxkd …..
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
Tiền thu từ…. ……
Tiền chi để…. ……
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư ……
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Tiền thu từ…. …….
Tiền chi để…. ………
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính …….
IV. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ ……
V. Tiền đầu kỳ ……
VI. Tiền cuối kỳ …..
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
• Tiền thu từ bán hàng (+)
• Tiền thu từ các khoản phải thu (+)
• Tiền thu từ các khoản khác (+)
• Tiền trả cho người cung cấp…(-)
• Tiền chi trả người lao động (-)
• Tiền nộp thuế (-)..
• Tiền trả lãi vay (-).
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
• Tiền mua TSCĐ (-)
• Tiền đầu tư vào các đơn vị khác (-)
• Thu lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận (+)
• Thu do nhượng bán TSCĐ (+)
• Thu hồi các khoản đầu tư dài hạn (+)
Dòng tiền từ hoạt động tài chính

• Tiền vốn góp, phát hành cổ phiếu (+)


• Tiền vay ngắn hạn, dài hạn; (+)
• Tiền trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu
của chính DN đã phát hành. (-)
• Tiền cổ tức, lợi nhuận trả cho chủ sở hữu (-).
Phương pháp lập

• Phương pháp trực tiếp: Xác định dòng tiền ra, vào cho từng
chỉ tiêu trong từng phần, sử dụng số liệu đối chiếu trên các tài
khoản tiền.
• Phương pháp gián tiếp:
• Lập Lưu chuyển tiền từ hđ sxkd: Điều chỉnh từ chỉ tiêu Lợi nhuận
trước thuế; loại bỏ các giao dịch không bằng tiền như: khấu hao
TSCĐ, chi phí dự phòng, thay đổi vốn lưu động.
• Dòng tiền từ hđ đầu tư và hđ tài chính: PP trực tiếp
3.4. Thuyết minh BCTC

Giải trình và bổ sung, thuyết minh về tình hình


hoạt động SXKD, tình hình tài chính của doanh
nghiệp trong kỳ báo cáo, mà chưa được trình bày
đầy đủ, chi tiết hết trong các báo cáo tài chính
khác.
Nội dung
• Đặc điểm hoạt động
• Chính sách kế toán áp dụng
• Chi tiết một số chỉ tiêu trong các báo cáo tài chính
• Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động
• Các kiến nghị.
4. Quy trình lập BCTC
Bài tập lập BCTC
Bảng cân đối kế toán của công ty TPM vào ngày 31/12/N-1 như sau
(Đơn vị : triệu đồng):

TÀI SẢN Giá trị NGUỒN VỐN Giá trị


TÀI SẢN NGẮN HẠN   NỢ PHẢI TRẢ  

Tiền mặt 500 Phải trả người bán 2 200

Phải thu khách hàng 1 000 Thuế thu nhập DN phải nộp 300

Hàng hóa 2 000 Vay và nợ thuê tài chính 1 300

TÀI SẢN DÀI HẠN   VỐN CHỦ SỞ HỮU  


Tài sản cố định hữu hình 3 900 Vốn góp của chủ sở hữu 2 900

Đầu tư vào công ty con 200 Quỹ đầu tư phát triển 300

  Lợi nhuận chưa phân phối 600


TỔNG 7 600 TỔNG 7 600
• Các hoạt động trong năm N như sau (đơn vị triệu đồng):
• Bán hàng, tổng doanh thu: 21 000, thu ngay bằng tiền là 19 800.
• Mua hàng: 13 000, trong đó trả ngay bằng tiền là 10 500, giá trị hàng tồn
kho cuối năm N là 2 400.
• Các chi phí phát sinh:
• Chi phí quảng cáo: 200 trả trong năm N ;
• Chi phí lãi vay: 115, trả trong năm N;
• Chi phí nhân viên bán hàng: 5 000, trả trong năm N;
• Chi phí quản lý khác: 1 700, trả trong năm N;
• Khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bán hàng: 500 (cả năm N).
• Mua sắm mới tài sản cố định hữu hình, trả trong năm N: 600.
• Trả nợ vay dài hạn 100, trả nợ người bán năm N-1 là 2200 và nộp thuế
TNDN năm N-1 là 300
• Thu khoản nợ phải thu khách hàng năm N-1 là 1000
KẾT THÚC CHƯƠNG V

You might also like