You are on page 1of 30

CHƯƠNG 2:

HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG


CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:


2.1. Tổng quan về BCTC trong tập đoàn kinh tế
2.2. Báo cáo tài chính đơn vị độc lập trong tập đoàn
kinh tế
2.3. Báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn kinh tế
TÀI LIỆU:
- Giáo trình Đại cương về kế toán Tập đoàn
- Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
- Thông tư hướng dẫn các chuẩn mực Việt nam số 01, 21,11,25…
- Chế độ kế toán Việt nam ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-
BTC và thông tư 202/2014/TT-BTC 1
-Các tài liệu liên quan khác
2.1 Tổng quan về BCTC trong tập đoàn kinh tế
2.1.1 Khái niệm về BCTC
2.1.2 Đối tượng sử dụng thông tinh BCTC
2.1.3. Mục đích và tác dụng của BCTC
2.1.4 Hệ thống BCTC, các yếu tố cơ bản của BCTC
2.1.5 Yêu cầu về chất lượng thông tin của BCTC
2.1.6 Nguyên tắc của việc lập và trình bày BCTC

2
2.1.1 Khái niệm về BCTC
BCTC là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh
tế tổng hợp, phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản
của DN, tình hình và kết quả SXKD, tình hình lưu chuyển các dòng tiền …
của đơn vị trong một thời kỳ nhất định.
Trong tập đoàn kinh tế, BCTC bao gồm:
 BCTC của từng đơn vị trong tập đoàn (công ty mẹ, từng công ty con)
 BCTC hợp nhất: là BCTC của một tập đoàn được trình bày như BCTC của một
doanh nghiệp
 BCTC riêng được lập theo IAS 27-BCTC riêng.
Báo cáo tài chính riêng là báo cáo tài chính của một đơn vị, trong đó đơn vị có thể
chọn, theo các yêu cầu của chuẩn mực này, kế toán các khoản đầu tư vào các
công ty con, công ty liên doanh và công ty liên kết hoặc theo giá gốc hoặc theo
quy định tại IFRS 9 Công cụ tài chính hoặc sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu
như được mô tả trong IAS 28 Đầu tư vào công ty liên kết và liên doanh.
BCTC riêng là BCTC được trình bày bổ sung cho BCTC hợp nhất hoặc trình bày bổ
sung cho BCTC của nhà đầu tư không có công ty con nhưng có các khoản đầu tư
vào công ty liên doanh, liên kết theo đó, các khoản đầu tư vào các công ty liên kết
hoặc liên doanh phải được kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu theo yêu 3
cầu của IAS 28.
2.1.2 Đối tượng sử dụng thông tin BCTC
Đối tượng sử dụng thông tin BCTC bao gồm:
 Đối tượng bên trong DN: nhà quản trị DN(công ty mẹ, từng công
ty con)
 Đối tượng bên ngoài:
Nhà đầu tư
Chủ nợ
Nhà cung cấp
Khách hang
Người lao động
Cơ quan quản lý chức năng

4
2.1.3 Mục đích và tác dụng của BCTC
 Mục đích của BCTC
- BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh
và các luồng tiền của một DN, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh
nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng
trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp
những thông tin của một doanh nghiệp về:
a) Tài sản;
b) Nợ phải trả;
c) Vốn chủ sở hữu;
d) Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
đ) Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
e) Các luồng tiền.
Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác
trong “Bản thuyết minh BCTC” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản
ánh trên các BCTC và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày BCTC.
 Tác dụng của BCTC
Tác dụng của BCTC là cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng thông tin
ra các quyết định kinh tế cho phù hợp. 5
2.1.4 Hệ thống BCTC, các yếu tố cơ bản của BCTC
 Hệ thống BCTC
-Theo thông lệ quốc tế, hệ thống BCTC bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán/Báo cáo tình hình tài chính
+ Báo cáo thu nhập toàn diện (Báo cáo lãi/lỗ và thu nhập toàn diện khác)
+ Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Thuyết minh BCTC
Hệ thống BCTC bao gồm: BCTC năm dạng đầy đủ; BCTC quý, 6 tháng dưới
dạng đầy đủ hoặc tóm lược
- Tại Việt Nam, hệ thống BCTC bao gồm:
+Bảng cân đối kế toán/Báo cáo tình hình tài chính
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Thuyết minh BCTC
Hệ thống BCTC năm được áp dụng cho tất cả các loại hình DN thuộc các ngành và
các thành phần kinh tế. Báo cáo tài chính năm phải lập theo dạng đầy đủ, bao
gồm:
+Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01 – DN)
+Báo cáo kết quả hoạt động KD (Mẫu số B 02 – DN) 6
+Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B 03 – DN)
2.1.4 Hệ thống BCTC, các yếu tố cơ bản của BCTC
 Hệ thống BCTC
DN do NN sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, đơn vị có lợi
ích công chúng phải lập Báo cáo tài chính giữa niên độ.
- BCTC dạng đầy đủ, bao gồm
+Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ) (Mẫu số B 01a – DN)
+Báo cáo kết quả hoạt động KD giữa niên độ (dạng đầy đủ) (Mẫu số B 02a – DN)
+Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ) (Mẫu số B 03a – DN)
+Bản thuyết minh BCTC chọn lọc (Mẫu số B 09a – DN)
- BCTC giữa niên độ dạng tóm lược bao gồm:
+Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng tóm lược) (Mẫu số B 01b – DN)
+Báo cáo kết quả hoạt động KD giữa niên độ (dạng tóm lược) (Mẫu số B 02b –
DN)
+Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng tóm lược) (Mẫu số B 03b –
DN)
+Bản thuyết minh BCTC chọn lọc (Mẫu số B 09a –
DN)
BCTC giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược. Chủ sở hữu đơn vị
quyết định việc lựa chọn dạng đầy đủ hoặc tóm lược đối với BCTC giữa niên độ
của đơn vị mình nếu không trái với quy định của pháp luật mà đơn vị thuộc 7đối
tượng bị điều chỉnh
2.1.4 Hệ thống BCTC, các yếu tố cơ bản của BCTC
 Hệ thống BCTC
Các công ty mẹ và tập đoàn lập BCTC hợp nhất giữa niên độ và BCTC hợp nhất cho
kỳ KT năm, hệ thống BCTC hợp nhất bao gồm:
+Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01 – DN/HN)
+Báo cáo kết quả hoạt động KD (Mẫu số B 02 – DN/HN)
+Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B 03 – DN/HN)
+Bản thuyết minh BCTC (Mẫu số B 09 – DN/HN)
Đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc Tổng công ty Nhà
nước hoạt động theo mô hình không có công ty con phải lập BCTC tổng hợp cho
kỳ KT năm, hệ thống BCTC tổng hợp bao gồm:
+Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01 – DN)
+Báo cáo kết quả hoạt động KD (Mẫu số B 02 – DN)
+Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B 03 – DN)
+Bản thuyết minh BCTC (Mẫu số B 09 – DN)

8
2.1.4 Hệ thống BCTC, các yếu tố cơ bản của BCTC
 Các yếu tố cơ bản của BCTC
- Các yếu tố phản ánh tình hình tài chính:
+ Tài sản
+ Nợ phải trả
+Vốn chủ sở hữu
- Các yếu tố phản ánh tình hình kinh doanh:
+ Thu nhập
+ Chi phí
Các phương pháp đánh giá (tính toán, đo lường các yếu tố của BCTC)
+ Phương pháp giá gốc
+ Phương pháp giá hiện hành
+ Phương pháp giá trị thực hiện
+ Phương pháp giá trị chiết khấu dòng tiền

9
2.1.5 Yêu cầu về chất lượng thông tin của BCTC
Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình
hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền
của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý:
+ Các BCTC phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn
mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành.
+ Lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán phù hợp với quy định của
từng chuẩn mực kế toán
+Trình bày các thông tin, kể cả các chính sách kế toán, nhằm cung cấp
thông tin phù hợp, đáng tin cậy, so sánh được và dễ hiểu.
+ Cung cấp các thông tin bổ sung khi quy định trong chuẩn mực kế
toán không đủ để giúp cho người sử dụng hiểu được tác động của
những giao dịch hoặc những sự kiện cụ thể đến tình hình tài chính,
tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

10
2.1.6 Nguyên tắc lập và trình bày BCTC
 Hoạt động liên tục
 Cơ sở dồn tích
 Nhất quán
 Trọng yếu và tập hợp
 Bù trừ
 Có thể so sánh được

11
2.2 BCTC đơn vị độc lập trong tập đoàn kinh tế
2.2.1 Bảng cân đối kế toán/Báo cáo tình hình tài chính
2.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
2.2.4 Bản thuyết minh BCTC

12
2.3.1 Hệ thống BCTCHN của tập đoàn kinh tế
 Báo cáo tài chính hợp nhất
BCTCHN là BCTC của một tập đoàn được trình bày như BCTC của một doanh
nghiệp
BCTCHN là BCTC của một tập đoàn kinh tế trong đó tài sản, nợ phải trả, vốn chủ
sở hữu, doanh thu, chi phí và các dòng tiền của công ty mẹ và các công ty con
được trình bày như là của một đơn vị kinh tế duy nhất.
 Mục đích của BCTC HN
- Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình TS, NPT, VCSH
tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán, KQHĐKD và lưu chuyển tiền tệ trong kỳ kế
toán của tập đoàn như một doanh nghiệp độc lập không tính đến ranh giới
pháp lý của các pháp nhân riêng biệt là công ty mẹ hay các công ty con trong
tập đoàn.
- Cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho việc đánh giá tình hình tài chính, kết
quả kinh doanh và khả năng tạo tiền của tập đoàn trong kỳ kế toán đã qua và
dự đoán trong tương lai, làm cơ sở cho việc ra quyết định về quản lý, điều hành
hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư vào tập đoàn của các chủ sở hữu, nhà đầu
tư, chủ nợ hiện tại và tương lai và các đối tượng khác sử dụng Báo cáo tài
chính. 13
2.3.1 Hệ thống BCTCHN của tập đoàn kinh tế
 Báo cáo tài chính hợp nhất
BCTCHN là BCTC của một tập đoàn được trình bày như BCTC của một doanh
nghiệp
BCTCHN là BCTC của một tập đoàn kinh tế trong đó tài sản, nợ phải trả, vốn chủ
sở hữu, doanh thu, chi phí và các dòng tiền của công ty mẹ và các công ty con
được trình bày như là của một đơn vị kinh tế duy nhất.
 Mục đích của BCTC HN
- Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình TS, NPT, VCSH
tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán, KQHĐKD và lưu chuyển tiền tệ trong kỳ kế
toán của tập đoàn như một doanh nghiệp độc lập không tính đến ranh giới
pháp lý của các pháp nhân riêng biệt là công ty mẹ hay các công ty con trong
tập đoàn.
- Cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho việc đánh giá tình hình tài chính, kết
quả kinh doanh và khả năng tạo tiền của tập đoàn trong kỳ kế toán đã qua và
dự đoán trong tương lai, làm cơ sở cho việc ra quyết định về quản lý, điều hành
hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư vào tập đoàn của các chủ sở hữu, nhà đầu
tư, chủ nợ hiện tại và tương lai và các đối tượng khác sử dụng Báo cáo tài
chính. 14
2.3.1 Hệ thống BCTCHN của tập đoàn kinh tế
 Trách nhiệm lập BCTC HN
- Tất cả các công ty mẹ phải lập và trình bày BCTC HN.
- Công ty mẹ không phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất khi thoả mãn tất cả những
điều kiện sau(quy định IFRS10):
(a)Công ty mẹ đó là công ty con thuộc sở hữu toàn bộ hoặc một phần của một đơn vị khác và tất
cả các chủ sở hữu của công ty mẹ đó, bao gồm cả những đối tượng không có quyền biểu quyết
được thông báo và không phản đối việc công ty mẹ không lập báo cáo tài chính hợp nhất;

(b) Các công cụ nợ hoặc công cụ vốn của công ty mẹ đó không được giao dịch trên thị trường đại
chúng (thị trường chứng khoán trong nước, nước ngoài hoặc thị trường OTC, bao gồm cả thị
trường địa phương và thị trường khu vực);

(c) Công ty mẹ đó không thuộc đối tượng phải nộp, cũng như không trong quá trình chuyển đổi
thành đối tượng phải nộp báo cáo tài chính lên Ủy ban Chứng khoán hoặc cơ quan có thẩm
quyền khác với mục đích phát hành các loại công cụ tài chính ra thị trường đại chúng; và

(d) Công ty mẹ cuối cùng hoặc các công ty mẹ trung gian đã thực hiện lập BCTCHN tuân thủ theo
IFRSs và công bố rộng rãi ra công chúng.
: 15
2.3.1 Hệ thống BCTCHN của tập đoàn kinh tế
 Trách nhiệm lập BCTC HN
- Tất cả các công ty mẹ phải lập và trình bày BCTC HN.
- Công ty mẹ không phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất khi thoả mãn tất cả những
điều kiện sau(quy định IFRS10):
(a)Công ty mẹ đó là công ty con thuộc sở hữu toàn bộ hoặc một phần của một đơn vị khác và tất
cả các chủ sở hữu của công ty mẹ đó, bao gồm cả những đối tượng không có quyền biểu quyết
được thông báo và không phản đối việc công ty mẹ không lập báo cáo tài chính hợp nhất;

(b) Các công cụ nợ hoặc công cụ vốn của công ty mẹ đó không được giao dịch trên thị trường đại
chúng (thị trường chứng khoán trong nước, nước ngoài hoặc thị trường OTC, bao gồm cả thị
trường địa phương và thị trường khu vực);

(c) Công ty mẹ đó không thuộc đối tượng phải nộp, cũng như không trong quá trình chuyển đổi
thành đối tượng phải nộp báo cáo tài chính lên Ủy ban Chứng khoán hoặc cơ quan có thẩm
quyền khác với mục đích phát hành các loại công cụ tài chính ra thị trường đại chúng; và

(d) Công ty mẹ cuối cùng hoặc các công ty mẹ trung gian đã thực hiện lập BCTCHN tuân thủ theo
IFRSs và công bố rộng rãi ra công chúng.
: 16
2.3.1 Hệ thống BCTCHN của tập đoàn kinh tế
 Hệ thống BCTC HN
- Báo cáo tình hình tài chính hợp nhất (Consolidated statement of
financial position)
- Báo cáo lãi (lỗ) và thu nhập toàn diện hợp nhất (Consolidated
statement of profit or loss and other comprehensive income)
- Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu hợp nhất (Consolidated statement
of changes in equity)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất (Consolidated statement of
cash flows)
- Thuyết minh BCTC hợp nhất (Notes to the consolidatedfinancial
statements)

17
2.3.2 Các cơ sở lý thuyết hợp nhất
 Lý thuyết chủ sở hữu (Proprietary theory)
Theo lý thuyết này thì chủ sở hữu (cổ đông công ty mẹ) là quan trọng nhất do vậy BCTCHN
được lập nhằm cung cấp thông tin về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập, chi phí,
kết quả thuần của cổ đông công ty mẹ. Phần vốn chủ sở hữu thuộc về cổ đông không kiểm
soát và kết quả hoạt động thuần thuộc về cổ đông không kiểm soát không được trình bày
trên BCTCHN, do vậy:

- Báo cáo tình hình tài chính hợp nhất chỉ phản ánh phần tài sản thuần thuộc về sở hữu của cổ
đông công ty mẹ. Đơn vị hợp nhất bao gồm công ty mẹ và phần tài sản thuần mà công ty
mẹ sở hữu (phần tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu công ty con thuộc về sở hữu của Công
ty mẹ). Lợi ích của cổ đông không kiểm soát không được ghi nhận vì nó đại diện cho lợi
ích của Công ty con không thuộc sở hữu của Công ty mẹ.
- Cổ đông không kiểm soát được xác định là đối tượng bên ngoài do đó lợi ích cổ đông không
kiểm soát không được trình bày trong BCTCHN kế cả phần sở hữu của cổ đông không
kiểm soát trong tài sản thuần của công ty con cũng như phần sở hữu của cổ đông không
kiểm soát trong kết quả hoạt động thuần của công ty con.
- Báo cáo Lãi/lỗ và thu nhập hợp nhất chỉ bao gồm Lãi/lỗ, thu nhập của Công ty mẹ và Lãi/lỗ,
thu nhập của Công ty con thuộc sở hữu của Công ty mẹ.
18
2.3.2 Các cơ sở lý thuyết hợp nhất
 Lý thuyết chủ sở hữu (Proprietary theory)
- Khoản lãi, lỗ từ các giao dịch nội bộ chỉ loại trừ phần tương ứng sở hữu của công ty mẹ cho
cả giao dịch xuôi chiều và ngược chiều.

- Khi công ty mẹ thoái vốn mà vẫn nắm quyền kiểm soát, chênh lệch giữa giá bán với phần
thoái vốn được xác định là lãi hoặc lỗ trong kỳ.

* Vận dụng lý thuyết chủ sở hữu trong hợp nhất

- Tại ngày mua vốn chủ sở hữu (tài sản thuần) của công ty con tương ứng với tỷ lệ lợi ích của
công ty mẹ được đánh giá theo giá trị hợp lý; tài sản thuần của công ty con tương ứng với tỷ
lệ lợi ích của cổ đông không kiểm soát không được phản ánh trên BCTCHN (hợp nhất theo
tỷ lệ); lợi thế thương mại là phần chênh lệch giữa giá phí hợp nhất và phần sở hữu của công
ty mẹ trong vốn chủ sở hữu (tài sản thuần) của công ty con theo giá trị hợp lý.

- Sau ngày mua lợi ích của cổ đông không kiểm soát không được trình bày trên BCTCHN. Các
khoản mục doanh thu, giá vốn, chi phí của công ty con được đưa vào BCTCHN chỉ tính phần
lợi ích của công ty mẹ. Các giao dịch nội bộ chỉ loại trừ phần tương ứng với lợi ích công ty
mẹ.
19
Ví dụ 2.1 (trang 107)
2.3.2 Các cơ sở lý thuyết hợp nhất
 Lý thuyết công ty mẹ (Parent company theory)
Lý thuyết này thừa nhận mặc dù công ty mẹ không có quyền sở hữu toàn bộ công ty
con nhưng công ty mẹ có quyền kiểm soát toàn bộ tài sản thuần của công ty con
ngay cả khi có sự tồn tại của cổ đông không kiểm soát. Do vậy, theo lý thuyết này
tài sản và công nợ của công ty con không thể tách rời một cách riêng rẽ cho công
ty mẹ và cổ đông không kiểm soát, BCTCHN phản ánh tình hình tài chính của
Tập đoàn tốt hơn nếu gộp cả phần tài sản thuần của công ty con thuộc về cổ đông
không kiểm soát. Tuy nhiên những nhà khoa học ủng hộ lý luận này cho rằng cổ
đông không kiểm soát không phải là người bỏ vốn ra mua công ty con khi quyền
kiểm soát được thiết lập nên phần tài sản thuần của công ty con tương ứng với lợi
ích của cổ đông không kiểm soát không bắt buộc phải đánh giá theo giá trị hợp lý.
Do vậy:
- Trên Báo cáo tình hình tài chính hợp nhất coi đơn vị hợp nhất bao gồm công ty mẹ
và phần tài sản thuần mà công ty mẹ kiểm soát mặc dù một phần tài sản thuần đó
thuộc sở hữu của cổ đông không kiểm soát. Do vậy phần tài sản, nợ phải trả của
công ty mẹ kết hợp với tài sản và nợ phải trả của các công ty con. Lợi ích của cổ
đông không kiểm soát được ghi nhận, nó đại diện cho phần sở hữu trong tài sản
thuần của Công ty con không thuộc về Công ty mẹ.
20
2.3.2 Các cơ sở lý thuyết hợp nhất
 Lý thuyết công ty mẹ (Parent company theory)
- Lợi ích cổ đông không kiểm soát được phản ánh vào phần nợ phải trả trên Báo cáo
tình hình tài chính hợp nhất. Lợi ích của cổ đông không kiểm soát được xác định
trên cơ sở tỷ lệ lợi ích cổ đông không kiểm soát và tài sản thuần (vốn chủ sở hữu)
của công ty con theo giá trị ghi sổ cộng với phần sở hữu của cổ đông không kiểm
soát trong lãi/lỗ thuần công ty con sau ngày mua. Phần lợi ích cổ đông không
kiểm soát chưa tính đến sự điều chỉnh các giao dịch nội bộ của nhóm công ty và
bao gồm chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ tại thời điểm quyền kiểm
soát được thiết lập.

- Khoản lãi, lỗ từ các giao dịch nội bộ được loại trừ toàn bộ nếu là giao dịch xuôi
chiều và loại trừ tương ứng với phần sở hữu của công ty mẹ cho giao dịch ngược
chiều.

- Khi công ty mẹ thoái vốn mà vẫn nắm quyền kiểm soát , chênh lệch giữa giá bán
và phần thoái vốn được xác định là lãi, lỗ trong kỳ.
21
2.3.2 Các cơ sở lý thuyết hợp nhất
 Lý thuyết công ty mẹ (Parent company theory)
* Vận dụng lý thuyết công ty mẹ để lập BCTC HN

-Tại ngày mua tài sản thuần của công ty con phân bổ cho công ty mẹ theo giá trị hợp lý
và phân bổ cho cổ đông không kiểm soát theo giá ghi sổ (do tại ngày mua chỉ thay
đổi quyền sở hữu đối với công ty mẹ chứ cổ đông thiểu số không thay đổi). Lợi thế
thương mại chỉ tính phần tương ứng với lợi ích công ty mẹ. Tài sản thuần (vốn chủ
sở hữu) của công ty con phân bổ cho cổ đông không kiểm soát được trình bày trên
BCĐKTHN và ở phần công nợ (coi cổ đông không kiểm soát là người ngoài).

- Sau ngày mua chỉ có phần lãi nội bộ chưa thực hiện tương ứng với công ty mẹ được
loại trừ. Phần lãi nội bộ chưa thực hiện thuộc về cổ đông không kiểm soát coi như
đã thực hiện. Lợi ích của cổ đông không kiểm soát tăng lên hoặc giảm đi sau ngày
mua là phần lợi nhuận (lỗ) cổ đông không kiểm soát phải gánh chịu trên Báo cáo
lãi/lỗ và thu nhập toàn diện của công ty con.
Ví dụ 2.2 (trang 112)
22
2.3.2 Các cơ sở lý thuyết hợp nhất
 Lý thuyết công ty mẹ mở rộng
Lý luận công ty mẹ mở rộng dựa trên quan điểm giống quan điểm hợp nhất theo lý luận
công ty mẹ. Tuy nhiên những nhà khoa học ủng hộ lý luận này cho rằng BCTCHN sẽ
phản ánh trung thực hơn tình hình tài chính của Tập đoàn khi tài sản thuần (vốn chủ sở
hữu) thuộc về cổ đông không kiểm soát cũng đươc đánh giá theo giá trị hợp lý nhất là
khi giá trị hợp lý và giá ghi sổ của tài sản thuần có sự chênh lệch nhau lớn và tỷ lệ lợi
ích của cổ đông không kiểm soát trong vốn chủ không phải là nhỏ. Do vậy:

- Trên Báo cáo tình hình tài chính hợp nhất phần tài sản và nguồn vốn của công ty mẹ kết
hợp với phần tài sản, nguồn vốn công ty con. Tài sản, nợ phải trả của công ty con được
đánh giá theo giá trị hợp lý. Lợi thế thương mại được xác định và phân bổ cho công ty
mẹ nhưng không phân bổ cho các cổ đông không nắm quyền kiểm soát.
- Lợi ích cổ đông không kiểm soát được trình bày là một chỉ tiêu độc lập với nợ phải trả
và nguồn vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. Lợi ích cổ đông không
kiểm soát xác định trên cơ sở tỷ lệ lợi ích cổ đông không kiểm soát và tài sản thuần của
công ty con theo giá trị hợp lý. Sau khi mối quan hệ công ty mẹ- công ty con được
thiết lập lợi ích cổ đông không kiểm soát có thể thay đổi căn cứ vào lợi nhuận thuần
trình bày trên Báo cáo lãi/lỗ và thu nhập toàn diện của công ty con. 23
2.3.2 Các cơ sở lý thuyết hợp nhất
 Lý thuyết công ty mẹ mở rộng
- Khoản lãi, lỗ từ các giao dịch nội bộ được loại trừ 100% nếu là giao dịch xuôi chiều phân bổ
toàn bộ cho công ty mẹ; loại trừ 100% nếu là giao dịch ngược chiều sau đó phân bổ cho công
ty mẹ và cổ đông không kiểm soát.

- Khi công ty mẹ thoái vốn mà vẫn nắm giữ quyền kiểm soát, chênh lệch giữa giá bán với phần
thoái vốn được ghi nhận vào thặng dư vốn cổ phần.

* Vận dụng lý thuyết công ty mẹ mở rộng để lập BCTC HN

- Tại ngày mua tài sản thuần của công ty con phân bổ cho công ty mẹ và cổ đông không kiếm soát
theo giá trị hợp lý. Lợi thế thương mại chỉ tính phần tương ứng với lợi ích công ty mẹ. Tài sản
thuần của công ty con phân bổ cho cổ đông không kiểm soát được trình bày trên Báo cáo tình
hình tài chính hợp nhất và ở giữa phần công nợ và vốn chủ sở hữu.

- Sau ngày mua phần lãi (lỗ) nội bộ chưa thực hiện được loại trừ toàn bộ. Lợi ích của cổ đông
không kiểm soát tăng lên hoặc giảm đi sau ngày mua được xác định bằng phần tương ứng của
nó trong lãi (lỗ) trên Báo cáo lãi, lỗ và thu nhập toàn diện của công ty con sau khi đã phân bổ
phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ tài sản thuần công ty con tại ngày mua, số
loại trừ lãi nội bộ chưa thực hiện của cổ đông không kiểm soát.
24
- Ví dụ 2.3 (trang 116)
2.3.2 Các cơ sở lý thuyết hợp nhất
Lý luận thực thể (Entity theory)
Dựa vào lý luận thực thể trong kế toán và coi đơn vị kế toán là quan trọng nhất do vậy
BCTCHN lập cho toàn bộ tập đoàn như một thực thể kinh tế duy nhất. Những nhà khoa
học theo quan điểm này cho rằng cổ đông không kiểm soát và công ty mẹ đều là những cổ
đông của công ty con do đó cách thức xác định lợi ích kinh tế của cổ đông không kiểm
soát phải giống với cách thức xác định lợi ích kinh tế của công ty mẹ. Do vậy:

- Báo cáo tình hình tài chính hợp nhất cung cấp thông tin cho tất cả các bên có lợi ích trong
thực thể được hợp nhất (Tập đoàn); coi thực thể hợp nhất tách biệt với các chủ sở hữu; cả
công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát cùng nhau tạo nênthực thể hợp nhất. Trên Báo
cáo tình hình tài chính hợp nhất phần tài sản và nguồn vốn bao gồm phần tài sản và nguồn
vốn của công ty mẹ kết hợp với phần tài sản và nguồn vốn của công ty con. Tài sản và nợ
phải trả của công ty con được đánh giá theo giá trị hợp lý và lợi thế thương mại xác định,
phân bổ cho công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát (lợi thế thương mại toàn phần).

- Lợi ích của cổ đông không kiểm soát được xác định căn cứ vào giá trị hợp lý trên thị
trường. Lợi ích cổ đông không kiểm soát được trình bày trong phần vốn chủ sở hữu của
Báo cáo tình hình tài chính hợp nhất. 25
2.3.2 Các cơ sở lý thuyết hợp nhất
Lý luận thực thể (Entity theory)
- Khoản lãi, lỗ từ các giao dịch nội bộ được loại trừ 100% nếu là giao dịch xuôi chiều phân bổ toàn
bộ cho công ty mẹ; loại trừ 100% nếu là giao dịch ngược chiều sau đó phân bổ cho công ty mẹ và
cổ đông không kiểm soát.

- Khi công ty mẹ thực hiện thoái vốn mà vẫn nắm quyền kiểm soát, chênh lệch giữa giá bán với phần
thoái vốn được ghi nhận vào thặng dư vốn cổ phần.

* Vận dụng lý luận thực thể để lập BCTC HN

Theo lý thuyết này thì phương pháp kế toán đối với công ty mẹ và cổ đông thiểu số giống nhau

- Tại ngày mua tài sản thuần của công ty con phân bổ cho công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát
theo giá trị hợp lý. Lợi thế thương mại tính cho cả công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát. Tài
sản thuần của công ty con phân bổ cho cổ đông không kiểm soát được trình bày trên Báo cáo tình
hình tài chính ở phần vốn chủ sở hữu.

- Sau ngày mua phần lãi (lỗ) nội bộ chưa thực hiện được loại trừ toàn bộ. Lợi nhuận trên Báo cáo
lãi lỗ và thu nhập toàn diện hợp nhất bao gồm lợi nhuận của công ty mẹ và lợi nhuận của cổ đông
không kiểm soát.
26
- Ví dụ 2.4 (trang 120)
2.3.3 Nguyên tắc chung lập và trình bày BCTCHN
 BCTCHN được lập và trình bày dựa trên các cơ sở và nguyên tắc chung đối với việc lập và
trình bày BCTC của doanh nghiệp độc lập theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Trình bày
báo cáo tài chính” và quy định của các chuẩn mực kế toán khác có liên quan.
 BCTCHN trình bày tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập, chi phí và các dòng tiền
lưu chuyển tệ của cả Tập đoàn như một thực thể kinh tế duy nhất, không tính đến gianh giới
pháp lý của các pháp nhân.

 BCTCHN được lập trên cơ sở áp dụng chính sách kế toán thống nhất cho các giao dịch và sự
kiện giống nhau trong các trường hợp tương tự.

Nếu một đơn vị trong tập đoàn áp dụng chính sách kế toán khác với chính sách kế toán được áp
dụng trong BCTCHN cho các giao dịch và sự kiện trong các tình huống tương tự, báo cáo
của đơn vị đó phải được điều chỉnh cho phù hợp với chính sách kế toán của tập đoàn khi lập
BCTCHN để đảm bảo sự đồng bộ trong chính sách kế toán của tập đoàn.

 BCTC của công ty mẹ và các công ty con sử dụng để lập BCTCHN phải được lập tại cùng
một thời điểm. Nếu ngày kết thúc kỳ kế toán của công ty mẹ khác với công ty con, công ty
con phải lập thông tin tài chính bổ sung cùng với ngày kết thúc kỳ kế toán của công ty mẹ để
phục vụ cho mục đích hợp nhất, trừ khi không thể thực hiện được.
27
2.3.3 Nguyên tắc chung lập và trình bày BCTCHN
Nếu không thể thực hiện được, công ty mẹ phải hợp nhất thông tin tài chính của công ty
con bằng cách sử dụng BCTC gần nhất của công ty con đã được điều chỉnh để phản ánh
ảnh hưởng của các giao dịch và sự kiện trọng yếu phát sinh giữa ngày báo cáo tài chính
của công ty con và ngày báo cáo tài chính hợp nhất. Trong mọi trường hợp, chênh lệch
giữa ngày báo cáo tài chính của công ty con và báo cáo tài chính hợp nhất không đượt
vượt quá 3 tháng, độ dài của kỳ báo cáo và khác biệt về ngày báo cáo giữa báo cáo tài
chính của công ty con và báo cáo tài chính hợp nhất cần phải nhất quán qua các kỳ.
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty con phải được đưa vào Báo cáo tài chính
hợp nhất kể từ ngày công ty mẹ nắm quyền kiểm soát công ty con và chấm dứt vào ngày
công ty mẹ thực sự chấm dứt quyền kiểm soát công ty con. Khoản đầu tư vào doanh
nghiệp phải hạch toán theo Chuẩn mực kế toán “Công cụ tài chính” kể từ khi doanh
nghiệp đó không còn là công ty con và cũng không trở thành công ty liên doanh, liên kết.

Trường hợp công ty mẹ có các công ty con lập BCTC bằng đồng tiền khác với đồng
tiền báo cáo của công ty mẹ, trước khi hợp nhất BCTC, công ty mẹ phải chuyển đổi toàn
bộ BCTC của các công ty con sang đồng tiền báo cáo của công ty mẹ theo quy định của
Chuẩn mực kế toán “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái”
28
2.3.4 Các công việc cần thực hiện trước khi lập BCTCHN
 Xác định các công ty con thuộc phạm vi hợp nhất và các công ty con miễn trừ
không hợp nhất;
 Xác định tỷ lệ lợi ích của Tập đoàn (Công ty mẹ) sở hữu trong từng Công ty
con;
 Xác định tỷ lệ lợi ích của cổ đông không kiểm soát trong các công ty con mà
công ty mẹ (tập đoàn) không sở hữu 100%;
 Yêu cầu các công ty con trong phạm vi hợp nhất của tập đoàn thực hiện đối
chiếu số liệu liên quan đến các giao dịch nội bộ giữa công ty mẹ và công ty
con, giữa các công ty con;
 Yêu cầu công ty con phải thực hiện lập BCTC theo yêu cầu của Chuẩn mực
kế toán và đúng thời hạn phục vụ cho lập BCTC hợp nhất;
 Công ty mẹ và công ty con chuẩn bị BCTC của mình phục vụ cho lập
BCTCHN của tập đoàn;
 Thu thập các tài liệu liên quan đến giao dịch mua/ đầu tư vào công ty com tại
ngày mua và sau ngày mua;
 Thực hiện chuyển đổi BCTC của công ty con trường hợp BCTC Công ty con
lập bằng đồng tiền khác với đồng tiền báo cáo của Công ty mẹ.
29
2.3.5 Trình tự chung lập BCTCHN trong tập đoàn
 Hợp cộng từng chỉ tiêu tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập, chi phí và lưu

chuyển tiền tệ của công ty mẹ với các công ty con của mình.
 Loại trừ giá trị ghi sổ của khoản đầu tư của công ty mẹ vào từng công ty con và phần sở
hữu của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của từng công ty con.
Tách lợi ích cổ đông không kiểm soát
Loại trừ hoàn toàn tài sản và nợ phải trả nội bộ, vốn chủ sở hữu, thu nhập, chi phí và
dòng tiền liên quan đến các giao dịch giữa các đơn vị trong Tập đoàn (lãi hoặc lỗ phát sinh
từ các giao dịch nội bộ được ghi nhận trong các tài sản như hàng tồn kho, tài sản cố định
phải được loại trừ hoàn toàn).
Xử lý lợi thế thương mại (nếu có)
Thực hiệc các điều chỉnh khác (nếu có): điều chỉnh sự khác biệt về chính sách kế toán,
sự khác biệt về ngày báo cáo…
Sau khi thực hiện các bút toán điều chỉnh, kế toán thực hiện tổng hợp vào Bảng tổng hợp
30
điều chỉnh, từ đó lập các chỉ tiêu trên BCTC hợp nhất.

You might also like