You are on page 1of 15

NHÓM 3:

PHẦN 1: SO SÁNH HỆ THỐNG KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ

I/ So sánh chương 1 và chương 7

Các khái niệm cơ bản:

Kế toán gồm có 3 hoạt động cơ bản:

-Xác định

- + Ghi chép

- + Cung cấp thông tin.

- Người sử dụng bên trong là những nhà quản lý ( có thể sử dụng BCQT và BCTC)

- Người sử dụng bên ngoài là những người muốn có thông tin tài chính về công ty
(chỉ sử dụng BCTC) vd: nhà đầu tư, chủ nợ,..

- Chuẩn mực kế toán:

Việt Nam:

Hệ thống kế toán Việt Nam (VAS)

Quốc tế:

- IASB (International Accounting Standards Board) - Ủy ban Chuẩn mực Kế toán


Quốc tế.

- FASB (Financial Accouting Standards Board) - Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Tài
chính

- IFRS (International Financial Reporting Standards) - Chuẩn mực Báo cáo Tài chính
Quốc tế.

- GAAP (Generally Accepted Accounting Principles) - Các nguyên tắc Kế toán chung

- Nguyên tắc đo lường:

Nguyên tắc giá lịch sử (nguyên tắc giá gốc): quy định các công ty ghi chép tài sản
theo giá thực tế ban đầu của chúng.
Nguyên tắc giá trị hợp lý: quy định tài sản và nợ phải trả phải được trình bày theo giá
nhận được khi bán một tài sản hoặc xác định một khoản nợ phải trả.

- Giả định:

Giả định đơn vị tiền tệ: chỉ có trong ghi chép kế toán các dữ liệu giao dịch có thể được
thể hiện bằng tiền.

Giả định đơn vị kinh tế: cần có một đơn vị kế toán cụ thể, các hoạt động của đơn vị
phải được tách biệt với các hoạt động của CSH và tất cả các đơn vị kinh tế khác.

Công ty tư nhân: ghi chép kế toán về các hoạt động kinh doanh được lưu giữ tách biệt
với ghi chép về hoạt động cá nhân của chủ sở hữu.

Công ty hợp danh: các giao dịch phải được tách biệt khỏi hoạt động cá nhân của các
thành viên cho mục đích kế toán.

Công ty cổ phần:

3. Phương trình kế toán mở rộng:

- Tài sản = Nợ phải trả + Vốn cổ phần + Thu nhập giữ lại

- Tài sản = Nợ phải trả + CC + BRE + R + E + D

- Trong đó:

- CC = Vốn góp (Vốn góp đến từ nguồn vốn do những người sở hữu cổ phần ban đầu
cung cấp)

- BRE = Thu nhập Giữ lại Bắt đầu (Thu nhập giữ lại đầu kỳ là lợi nhuận giữ lại
chuyển tiếp chưa được phân phối cho người sở hữu trong kỳ trước.)

- R = Doanh thu (Doanh thu đến từ việc bán hàng và hoạt động của doanh nghiệp)

- E = (-) Chi phí (Chi phí là chi phí liên quan đến việc vận hành hoạt động)

- D = (-) Cổ tức (Cổ tức là khoản thu nhập được chia cho các cổ đông của công ty)

Báo cáo tài chính:

Việt Nam:

Bảng cân đối kế toán tóm lượt.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tóm lượt.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tóm lược.

Phần thuyết minh được lựa chọn.

đ. Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.

Quốc tế:

Báo cáo kết quả hoạt động.

Báo cáo lợi nhuận giữ lại.

Báo cáo tình hình tài chính (bảng cân đối kế toán).

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Báo cáo thu nhập toàn diện.

II/ So sánh chương 2 và chương 7

1, Hình thức ghi chép

Quốc tế: Doanh nghiệp có thể tự lựa chọn và trình bày các hình thức ghi chép như: hệ
thống tài khoản, hình thức sổ kế toán, mẫu báo cáo tình hình tài chính và báo cáo kết
quả hoạt động,…

Việt Nam: Bộ tài chính chỉ thị các doanh nghiệp cần tuân thủ các định nghĩa, các
phương pháp, cách trình bày trong biểu mẫu kế toán được ban hành,..

2, Hệ thống tài khoản

Quốc tế: Xác định vị trí tài khoản trong sổ cái bằng cách liệt kê các số hiệu tài khoản.
Với các tài khoản thuộc báo cáo tài chính và thuộc báo cáo kết quả hoạt động dùng hệ
thống đánh số để xác định các tài khoản.

Tuy nhiên: Các công ty có thể tự thiết kế hệ thống tài khoản, số lượng tài khoản phù
hợp với tình hình hoạt động.

Việt Nam: Phân loại rõ ràng các tài khoản

+ Chỉ tiêu thuộc Báo cáo tình hình tài chính: Tài Sản, Nợ Phải Trả, Vốn Chủ Sở Hữu.

+ Chỉ tiêu thuộc Báo cáo kết quả hoạt động: Xác Định Kết Quả Kinh Doanh, Doanh
Thu, Thu Nhập Khác, Chi Phí Sản Xuất Kinh Doanh, Chi Phí Khác,..
Trong Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất của Việt Nam chia thành 2 tài khoản
chính: Tài khoản tổng hợp và Tài khoản chi tiết và nhóm tài khoản đặc biệt

Số trên tài khoản tổng hợp = Tổng số trên các tài khoản chi tiết của nó

Số Dư TK tổng hợp = Tổng số dư các TK chi tiết

Tổng PS (Tăng/giảm) TK tổng hợp = Tổng PS (Tăng/giảm) các TK chi tiết

Kế toán Việt Nam phân biệt các loại tài khoản bằng các số hiệu trình bày theo dạng
thập phân:

Nhóm tài khoản:

- Tài khoản cấp 1: là những tài khoản cụ thể với những chỉ tiêu trong báo cáo tài
chính ( có 3 chữ số ) – cấp độ tổng quát nhất trong kế toán Việt Nam

+ Ký hiệu: Tên tài khoản được kí hiệu bằng 1 chữ số

Ví dụ: Tài khoản 1: Tài sản ngắn hạn

- Tài khoản cấp 2: là cấp độ chi tiết thứ hai trong hệ thống kế toán Việt Nam mà
doanh nghiệp có thể tự xây dựng dựa trên 1 số quy định ( có 4 chữ số )

+ Ký hiệu: Mỗi tài khoản cấp 2 có một ký hiệu gồm 3 chữ số:

Chữ số thứ nhất: Loại tài khoản

Hai chữ số tiếp theo: Nhóm tài khoản

Ví dụ: Tài khoản 11 - Tiền và các khoản tương đương tiền: Thuộc loại tài khoản 1
(Tài sản ngắn hạn)

- Tài khoản cấp 3: là cấp độ phản ánh chi tiết và đầy đủ nhất của hệ thống kế toán
Việt Nam

+ Ký hiệu: Mỗi tài khoản cấp 3 có một ký hiệu gồm 4 chữ số:

Chữ số thứ nhất: Loại tài khoản

Hai chữ số tiếp theo: Nhóm tài khoản

Chữ số thứ tự: Tài khoản cấp 3

Ví dụ: Tài khoản 1111 - Tiền mặt: tài khoản cấp 1-1 (Tài sản ngắn hạn), tài khoản
cấp 2 - 11 (Tiền và các khoản tương đương tiền), tài khoản cấp 3 - 111 (Tiền mặt)
+ Nhìn chung, hệ thống kế toán Việt Nam bắt buộc doanh nghiệp phải xây dựng hệ
thống kế toán theo như bộ tài chính đã ban hành. Đồng thời doanh nghiệp cũng có thể
mở rộng thêm các tài khoản 2 và 3 dựa trên một số quy định để đáp ứng tình hình kinh
doanh của mình.

+ Theo hệ thống kế toán quốc tế, tài khoản kế toán chỉ được có số dư ở bên nợ hoặc là
ở bên có hoặc là không có số dư vào cuối kỳ. Nhưng khác với nó, tài khoản lưỡng
tính hay còn gọi là tài khoản hỗn hợp/ thanh toán là những tài khoản có thể có số
dư cuối kỳ nằm ở bên nợ hoặc có số dư cuối kỳ nằm ở bên có. Điển hình của tài khoản
lưỡng tính là các tài khoản công nợ, thể hiện quá trình và quan hệ thanh toán giữa
doanh nghiệp với các đối tượng bên ngoài, giúp doanh nghiệp kiểm soát quá trình
thực hiện thanh toán, hạn chế tình trạng chiếm dụng vốn,..

Ví dụ:

TK 131: Phải thu của khách hàng

TK 331: Phải trả cho người bán Tài khoản

3, Quy trình ghi chép sổ

Quốc tế: Doanh nghiệp chỉ quan trọng số và doanh thu đầu kỳ và cuối kỳ, số phát sinh
chỉ là bước trung gian, không quan trọng.

Việt Nam: Xem trọng việc ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh, mối quan hệ đối ứng
trong kế toán được xác định bởi trọng số phát sinh

4, Lập bảng cân đối thử

Thứ tự các bước lập bảng giữa kế toán Quốc tế và Việt Nam sẽ khác nhau:

Quốc tế: Ghi Nhật ký -> Phân tích -> Chuyển sổ -> Lập bảng cân đối thử -> Tìm để
bổ sung và điều chỉnh sai sót -> Lập bảng cân đối thử đã điều chỉnh -> Lập báo cáo tài
chính => Khóa tất cả các sổ tài khoản tạm thời và lập bảng cân đối thử sau khóa sổ

Việt Nam: Thực hiện đầy đủ các bút toán ( bút toán điều chỉnh và khóa các tài khoản
tạm thời) -> Lập bảng cân đối kế toán -> Lập Báo cáo tài chính. Kế toán Việt Nam ghi
nhận rõ ràng các chi phí và số dư phát sinh trong kỳ.

III/ So sánh chương 3 với chương 7

1) Tổng quan sơ bộ về báo cáo tài chính

- So với quốc tế, báo cáo tài chính Việt Nam không có : + Báo cáo lợi nhuận giữ lại
+ Báo cáo thu nhập toàn diện

- Tuy nhiên, Việt Nam có Thuyết minh báo cáo tài chính (bảng riêng). Bộ tài chính
Việt nam cũng không quy định lập báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu vì nó
đã nằm trong Thuyết minh báo cáo. Quốc tế có sự linh hoạt hơn khi có thuyết minh
nhưng không làm thành một bảng báo cáo riêng vì có thể lồng vào các bảng báo cáo
khác.

- Đặc biệt, doanh nghiệp có trách nhiệm lập BCTC theo đúng quy định thống nhất của
Bộ tài chính.

a. Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động

- Ở Việt Nam, tên các chỉ tiêu phải giữ nguyên, không thay đổi mà phải theo quy định
chung mà Bộ Tài Chính ban hành. Một số điểm khác biệt trong chỉ tiêu của Việt Nam
so với Quốc Tế:

+ Không trừ Chiết khấu bán hàng khỏi Doanh thu mà trình bày nó vào Chi phí tài
chính (22).

+ Chiết khấu mua hàng không trừ vào Giá trị hàng mua mà được trình bày ở Doanh
thu hoạt động tài chính (21). Trong khi Quốc tế, Chiết khấu mua hàng sẽ bị trừ vào
Giá trị hàng mua.

=> Giá vốn hàng bán và Doanh thu thuần sẽ khác so với Quốc Tế vì không trừ Chiết
khấu.

+ Ở Việt Nam, kế toán sẽ lập báo cáo theo kỳ như theo quý, theo năm khác nhau. Còn
Quốc tế, báo cáo được lập cho kỳ kết thúc.

+ Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động của Việt Nam còn lưu tâm đến phần Thuyết minh,
Năm nay, Năm trước vì Việt Nam quan trọng cả số dư và số phát sinh.

- Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động của Việt Nam có 2 hoạt động chính : Hoạt động Kinh
doanh và Hoạt động khác.

+ Chỉ tiêu 30 = 20+21-22-24-25 + Chỉ tiêu 40 = 31-32

(Lợi nhuận thuần từ hoạt (Lợi nhuận khác)


động kinh doanh)

b. Báo Cáo Tình Hình Tài Chính

- Một số điểm khác biệt:


+ Tương tự như trên, Báo Cáo Tình Hình Tài Chính Việt Nam còn lưu tâm đến phần
Thuyết minh, Số cuối năm, Số đầu năm.

+ Tính thanh khoản của Tài sản ngắn hạn:

· Việt Nam: Mục Tiền sẽ được đặt ở đầu tiên ( giảm dần)

· Quốc tế : Mục Tiền đặt sau cùng ( tăng dần)

+ Trong Tài sản dài hạn: Ở Việt Nam, Đất là tài sản vô hình (quyền sử dụng đất). Ở
Quốc tế, Đất là tài sản hữu hình (quyền sở hữu đất) .

+ Việt Nam ghi nhận NỢ PHẢI TRẢ và VỐN CHỦ SỞ HỮU thành 2 mục riêng biệt.

+ Ở chỉ tiêu mục D - VỐN CHỦ SỞ HỮU, Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (421)
của Việt Nam sẽ giống với Lợi nhuận giữ lại của quốc tế.

+ Tổng cộng nguồn vốn (440) của Báo Cáo Tình Hình Tài Chính Việt Nam sẽ khác
với Tổng vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của quốc tế vì Việt Nam tính riêng tổng vốn
cho số cuối năm và số đầu năm.

=> Nhìn chung, việc lập Báo cáo tài chính ở Việt nam sẽ khá cồng kềnh so với quốc
tế.

IV/ So sánh điểm khác nhau giữa chương 4 và chương 7

Kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế có nhiều điểm khác nhau

1/ Bút toán khóa sổ và lập bảng cân đối thử sau khóa sổ

a/ Hệ thống kế toán Quốc tế

- Lập bảng cân đối thử thể hiện chi tiết tài sản và nguồn vốn

- Ghi nhận lại các khoảng làm suy giảm tài sản hoặc đánh giá lại thặng dư.

- Sử dụng các tài khoản bằng chữ

- Kỳ kế toán đa dạng theo từng doanh nghiệp.

- Trong kế toán quốc tế xuất hiện một số tài khoản lạ, các tài khoản chi tiết hơn. Nó
khác so với các số tài khoản trong kế toán Việt Nam vì có những nghiệp vụ phức tạp
hơn.

- Sử dụng linh hoạt các tài khoản tùy từng doanh nghiệp (không sử dụng các tài
khoản bắt buộc)
- Sau khi lập bảng cân đối thử thì kế toán quốc tế sẽ lập các bút toán điều chỉnh rồi
đến ghi các bút toán điều chỉnh rồi lập bảng kế toán nháp và cuối cùng là lập báo cáo
tài chính.

b/ Hệ thống kế toán Việt Nam

- Cuối kỳ kế toán không đánh giá lại tài sản như kế toán quốc tế.

- Sử dụng các tài khoản được biểu thị bằng số (mã hóa).

- Kỳ kế toán thường theo lịch dương (nếu muốn thay đổi thì phải đăng ký)

- Các tài khoản trong kế toán Việt Nam thường có sẵn còn muốn mở tài khoản khác
chi tiết hơn phải mở thêm so với hệ thống các tài khoản ban đầu.

- Trong kế toán Việt Nam từ số dư cuối kỳ của tài khoản trong sổ cái rồi sau đó lập
báo cáo tài chính.

- Các bút toán điều chỉnh được lập trước khi lập báo cáo tài chính.

- Kế toán viên phải làm các bước trong chu trình kế toán theo hệ thống tài khoản kế
toán cố định theo Bộ Tài chính quy định.

2/ Bút toán sửa sai

a/ Hệ thống kế toán Quốc tế

- Thường áp dụng các tiêu chuẩn kế toán quốc tế như Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế
(IFRS) hoặc Tiêu chuẩn Kế toán Quốc gia (GAAP) của Mỹ.

- Quy trình thực hiện bút toán sửa sai ở các quốc gia có tiêu chuẩn kế toán quốc tế có
thể linh hoạt hơn so với Việt Nam, nhất là đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn và
hoạt động quốc tế.

b/ Hệ thống kế toán Việt Nam

- Thường được điều chỉnh bởi các quy định của Bộ Tài chính và các hướng dẫn của
Tổng cục Thuế.

- Quy trình và hình thức của bút toán sửa sai có thể khá cồng kềnh và cần tuân thủ
nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật.

Bút toán khóa sổ :

Việt nam: Dựa trên thông tư 200/2014/TT-BTC.


Phức tạp hơn so với quốc tế được chia thành nhiều loại

a) Kết chuyển doanh thu:

Nợ tài khoản 911 (lợi nhuận sau thuế)

Có tài khoản 511 (doanh thu bán hàng)

Có tài khoản 641 (chi phí bán hàng)

b) Kết chuyển các khoản chi phí:

Nợ tài khoản 642 (chi phí bán hàng theo từng sản phẩm, dịch vụ)

Có tài khoản 156 (hàng hóa)

Có tài khoản 211 (tài khoản cố định)

Có tài khoản 133 (chi phí sản xuất kinh doanh)

c) Kết chuyển lợi nhuận:

Nợ tài khoản 311 ( lợi nhuận lũy kế)

Có tài khoản 911 (lợi nhuận sau thuế)

Không theo dõi tài khoản cổ tức đã chia và tài khoản rút vốn.

Quốc tế: Dựa trên quy định tại Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 1 ( báo cáo tài chính
trình bày). Được chia giống như kế toán Việt Nam nhưng đơn giản hơn. Theo dõi tài
khoản cổ tức đã chia và tài khoản rút vốn.

3/ Báo cáo tình hình tài chính được phân loại

a/ Hệ thống kế toán Việt Nam

- Báo cáo kết quả kinh doanh:

+ Bao gồm doanh thu, chi phí, lợi nhuận gộp, chi phí hoạt động, và lợi nhuận sau thuế.

- Báo cáo tài sản và nợ phải trả:

+ Phân loại thành tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn, nợ phải trả dài hạn và nợ phải trả
ngắn hạn.

- Báo cáo lưu chuyển tiền mặt:


+ Bao gồm tiền mặt từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.

b/ Hệ thống kế toán Quốc tế

- Income Statement (Báo cáo lợi nhuận và lỗ lãi):

+ Gồm doanh thu, chi phí, lợi nhuận gộp, lợi nhuận hoạt động, và lợi nhuận trước và
sau thuế.

- Balance Sheet (Bảng cân đối kế toán):

+ Phân loại tài sản, nợ và vốn của doanh nghiệp.

- Cash Flow Statement (Báo cáo lưu chuyển tiền mặt):

+ Bao gồm tiền mặt từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính.

V/ So sánh điểm khác nhau giữa chương 5 và chương 7

1. Chi phí vận chuyển :

Việt Nam: Dựa trên luật quản lý thuế 2019, thông tư 200/2014/TT-BTC và thông tư
133/2020/TT-BTC, được chia thành 2 loại là chi phí vận chuyển mua, bán hàng. Chi
phí vận chuyển mua hàng được tính trực tiếp vô giá gốc hàng tồn kho còn với chi phí
vận chuyển bán hàng được hạch toán vào tài khoản 641, 642.Chi phí vận chuyển rẻ
hơn vì có cự ly ngắn hơn và không chịu thuế hay phí hải quan.

Quốc tế: Dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 15 ( doanh thu từ hợp đồng với
khách hàng). Chi phí vận chuyển có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng mà các phía
đã thỏa thuận mà được hạch toán vào giá thành hợp đồng. Phải chịu thêm thuế và chi
phí hải quan.

2. Chiết khấu mua hàng :

Việt Nam: Căn cứ pháp lý giống với chi phí vận chuyển. Chiết khấu mua hàng được
hạch toán vào tài khoản 632 (chiết khấu giảm giá hàng bán), đối với trường hợp được
tính trực tiếp vào giá mua hàng thì hạch toán vào tài khoản 156 (hàng hóa).

Quốc tế: Dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế IAS (hàng tồn kho). Chiết khấu mua
hàng được trừ trực tiếp vào giá mua hàng và giảm giá trị hàng tồn kho. Hạch toán trực
tiếp vào giá mua hàng không phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh
toán.

3. Chiết khấu bán hàng :


Việt Nam: Căn cứ pháp lý giống với chi phí vận chuyển. Chiết khấu bán hàng được
coi là chi phí tài chính . Chiết khấu bán hàng được hạch toán vào tài khoản 641 (chi
phí bán hàng) còn đối với trường hợp được trừ thẳng vào giá hàng bán thì được hạch
toán vào tài khoản 511 (doanh thu bán hàng).

Quốc tế: Dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 18 (doanh thu). Trừ trực tiếp vào
giá bán hàng, giảm doanh thu mà không cần phân biệt chiết khấu thương mại hay
chiết khấu thanh toán.

4. Báo cáo tình hình tài chính :

Việt Nam: Căn cứ pháp lý giống với chi phí vận chuyển. Cho mọi người biết thêm
thông tin về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp, ít chi
tiết hơn so với báo cáo tài chính quốc tế.

Gồm 3 bảng cáo chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo
lưu chuyển tiền tệ

Quốc tế: Dựa trên chuẩn mực quốc tế IFRS. Cung cấp thông tin giống như kế toán
Việt Nam nhưng yêu cầu cao hơn về tính minh bạch rõ ràng

Gồm 3 bảng báo cáo chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả toàn diện, báo cáo
lưu chuyển tiền tệ và bắt buộc phải có thuyết minh báo cáo tài chính.

VI/ So sánh chương 6 với chương 7

1.Phân loại hàng tồn kho:

- Kế toán quốc tế phân loại hàng tồn kho thành 3 loại chính bao gồm: Hàng nguyên
liệu, hàng sản xuất, hàng thành phẩm.

- Trong khi đó kế toán Việt Nam phân loại hàng tồn kho thành 4 loại chính bao gồm:
Hàng nguyên liệu, hàng đang chế biến, hàng thành phẩm, hàng tồn kho khác.

=> Khi phân loại thành 4 nhóm như vậy thì kế toán Việt Nam sẽ phản ánh rõ ràng về
quy trình sản xuất và việc chia nhỏ như vậy sẽ giúp quản lý hàng tồn kho một cách
hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sẽ gặp một số khó khăn nhất định trong việc thống nhất và
báo cáo tình hình tài chính, vì nhiều nhóm hàng tồn kho sẽ tạo ra sự phức tạp trong
việc thống nhất dữ liệu

2.Phương pháp đánh giá hàng tồn kho


- Trong kế toán quốc tế, phương pháp đánh giá hàng tồn kho thường được sử dụng là
FIFO - First In First Out ( Nhập trước, xuất trước ), LIFO - Last In First Out ( Nhập
sau, xuất trước) hoặc Giá trị thị trường.

- Trong khi đó kế toán Việt Nam, phương pháp đánh giá hàng tồn kho thường sử dụng
hoặc phương pháp Tiêu chuẩn giá vốn.

=> Giả định dòng giá trị FIFO - LIFO cho rằng hàng nhập vào trước sẽ được bán ra
trước và giá vốn hàng tồn kho được dựa trên giá vốn của lô hàng gần đây nhất trong
khi phương pháp giá vốn trung bình cuối kỳ sử dụng một giá trị trung bình của toàn bộ
hàng tồn kho, điều này giúp phương pháp FIFO - LIFO phản ánh giá vốn thực tế hiệu
quả hơn khi mà giá trị liên tục thay đổi và giá vốn hàng trung bình cuối kỳ ít tương tác
với sự biến động của giá cả hơn.

- Tuy nhiên, điểm còn bất tiện của FIFO - LIFO là buộc phải theo dõi chính xác từng
lô hàng được nhập vào và xuất ra, trong khi giá vốn trung bình cuối kỳ chỉ cần tính
toán vào mỗi cuối kỳ kế toán.

3.Quy định về giá vốn hàng tồn kho

- Kế toán quốc tế sử dụng Actual cost ( giá vốn thực tế ) hoặc Standard cost ( giá tiêu
chuẩn ), trong khi đó thì kế toán Việt Nam áp dụng Standard cost ( giá tiêu chuẩn )
hoặc Weighted average cost ( giá vốn trung bình cuối kỳ )

=> Sự khác biệt trong quy định giá vốn hàng tồn kho giữa quốc tế và Việt Nam tạo
nên sự khác biệt trong việc xác định giá vốn.

- Dựa trên giá cụ thể của từng giao dịch hoặc quy trình sản xuất để từ đó người ta xác
định được giá vốn thực tế, trong khi giá vốn tiêu chuẩn thì sử dụng được sử dụng để
xác định trước dựa trên một phương pháp hoặc tiêu chuẩn.

=> Sự khác biệt đó còn thể hiện sự linh động trong việc phản ánh giá, giá vốn thực tế
có độ linh hoạt cao hơn và phản ánh chính xác hơn chi phí thực tế, ngược lại thì giá
vốn trung bình lại thể hiện sự ổn định hơn và ít thể hiện sự biến động của giá cả.

=> Trong khâu quản lý cũng thể hiện rõ sự khác biệt, khi mà giá vốn thực tế quản lý
rất chặt chẽ và theo dõi cụ thể từng chi tiết trong giao dịch và quy trình sản xuất,
ngược lại thì giá vốn trung bình thường đơn giản hóa trong quy trình báo cáo.

4.Báo cáo tình hình tài chính

- Kế toán quốc tế sử dụng tiêu chuẩn quốc tế như IFRS ( International Financial
Reporting Standards ) hoặc GAAP ( Generally Accepted Accounting Principles ).
- Về kế toán Việt Nam thì lại tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn do Bộ Tài chính và
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam ban hành

=> Tiêu chuẩn kế toán quốc tế ( IFRS hoặc GAAP ) thường có cấu trúc và định dạng
báo cáo tài chính chuẩn hóa trên toàn cầu , bao gồm cả tài sản, nguồn vốn, lợi nhuận
và lưu chuyển tiền tệ.

- Tương tự như vậy với tiêu chuẩn kế toán Việt Nam, nhưng vẫn có một vài điểm khác
biệt nhất định để phản ánh yêu cầu cụ thể của quốc gia hoặc ngành công nghiệp.

=> Tiêu chuẩn kế toán quốc tế dựa trên các nguyên tắc và quy định kế toán chung,
như nguyên tắc công bằng và sự thật trong quy trình báo cáo tài chính, và có một vài
lựa chọn và ứng dụng để linh hoạt cho các vấn đề cụ thể.

- Tiêu chuẩn kế toán Việt Nam có các nguyên tắc và quy định kế toán riêng, có thể
được điều chỉnh, áp dụng để phản ánh các quy định và yêu cầu pháp lý và kinh doanh
cụ thể của Việt Nam.

=> Trong kế toán quốc tế, tài sản được phân loại thành các loại như tài sản cố định,
tài sản lưu động, tài sản không đồng nhất. Việc định giá tài sản thường dựa trên giá trị
hợp lý, tùy thuộc vào loại tài sản và mục đích sử dụng chúng.

- Kế toán Việt Nam định giá dựa trên giá gốc hoặc giá vốn và có thể ước lượng giá trị
hợp lý khi cần thiết.

=> Kế toán quốc tế phân loại nguồn vốn thành vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Giá
nguồn vốn thường dựa trên giá trị thị trường hiện tại hoặc giá trị hợp lý.

=> Trong kế toán Việt Nam, vốn cũng được phân loại thành vốn chủ sở hữu và các
khoản nợ phải trả. Tuy nhiên, việc định giá nguồn vốn dựa vào quy định cụ thể của
pháp luật và cơ cấu tài chính của doanh nghiệp.

=> Trong kế toán quốc tế, lợi nhuận thường được phân loại thành lợi nhuận gộp và
lợi nhuận ròng. Giá lợi nhuận thường dựa trên các nguyên tắc kế toán quốc tế như kế
toán doanh thu và chi phí. Trong kế toán Việt Nam, cũng có thể có phân loại tương tự
cho lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng. Tuy nhiên, việc định giá lợi nhuận dựa vào quy
định và nguyên tắc kế toán Việt Nam cụ thể, và có sự ước lượng hoặc điều chỉnh theo
quy định của cơ quan quản lý và quy định pháp luật.

—------------------------------------------------------------------------------------------------

PHẦN 2: NHẬN XÉT ĐIỂM MẠNH CẦN PHÁT HUY, ĐIỂM YẾU CẦN CẢI
THIỆN TRONG QUÁ TRÌNH DẠY/HỌC MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
2.1 Ưu điểm

- Chuẩn quốc tế, thực tiễn và bám sát với thực tế.

- Chương trình học bao phủ đầy đủ những kiến thức căn bản, nền tảng các bước trong
một chu trình kế toán.

- Bài tập từng chương, giúp nắm chắc và củng cố kiến thức.

- Có nhiều cơ hội để làm việc theo nhóm.

- Giảng viên nhiệt tình, giảng giải cẩn thận, kỹ càng nội dung học cũng như những
thắc mắc trong quá trình học của sinh viên.

- Giảng viên khuyến khích trao đổi, tham gia các hoạt động trong lớp.

- Các nhận xét, phản hồi của giảng viên giúp sinh viên biết cách cải thiện việc học.

2.2 Khuyết điểm

- Thời gian giảng dạy còn ngắn, lượng kiến thức và bài tập nhiều trong khoảng thời
gian ngắn.

- Chưa được thông báo đầy đủ thông tin kết quả học tập.

—----------------------------------------------------------------------------------------------

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ PHẦN TRĂM ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN

PHẦN TRĂM ĐÓNG GÓP


TÊN MỌI NGƯỜI ĐÁNH GIÁ

96%
Nguyễn Trung Kiên 100 90 90 95 100 100

99%
Nguyễn Quốc Huy 100 100 100 90 100 100

97%
Nguyễn Nhựt Huy 100 100 90 90 100 100

85%
Nguyễn Trung Nhã 70 70 85 85 100 100

100%
Huỳnh Ngọc Hạnh Nguyên 100 100 100 100 100 100

97%
Bùi Phương Thảo 80 100 100 100 100 100

You might also like