You are on page 1of 4

CHƯƠNG 8: BÁO CÁO KẾ TOÁN

I. CÁC LOẠI BÁO CÁO KẾ TOÁN


1. Khái niệm
- Báo cáo kế toán là phương tiện để truyền tải, cung cấp thông tin kế toán đến các đối tượng sử
dụng thông tin. Báo cáo kế toán là báo cáo được lập trên cơ sở tổng hợp số liệu, thông tin của kế
toán.
2. Phân loại
Loại báo Báo cáo tài chính Báo cáo quản trị Báo cáo thuế
cáo
Đối tượng Đối tượng bên Đối tượng bên trong (mang tính Đối tượng bên trong và
sử dụng trong và bên ngoài nội bộ) cơ quan thuế
thông tin
Thông tin Thông tin mang Thông tin mang tính chi tiết, cụ Thông tin về các nghĩa
trên báo tính khái quát, tổng thể về từng bộ phận, từng sản vụ thuế phát sinh và tính
cáo hợp về tình hình tài phẩm, từng hoạt động và từng hình nộp thuế của DN.
chính của DN. đối tượng liên quan đến hoạt
động đó.
Tiêu Tuân thủ quy định Lập theo yêu cầu của nhà quản Tuân thủ quy định của
chuẩn về của Luật kế toán và lý DN, không nhất thiết theo 1 các Luật Thuế và các
lập báo Chuẩn mực kế toán chuẩn mực nào. văn bản quy định về
cáo Việt Nam. Thuế do Nhà nước ban
hàng.
Ví dụ cụ + Bảng cân đối kế + Báo cáo sản xuất + Tờ khai thuế các loại:
thể toán, + Báo cáo bán hàng Thuế TNDN, thuế
+ Báo cáo Kết quả + Báo cáo hàng tồn kho GTGT, thuế TNCN, lệ
hoạt động kinh + Báo cáo dòng tiền phí môn bài, …
doanh + Báo cáo công nợ + Báo cáo tình hình sử
+ Báo cáo lưu + Dự toán hoạt động SXKD dụng hóa đơn
chuyển tiền tệ ….
+ Thuyết minh Báo
cáo tài chính

II. MỘT SỐ LOẠI BÁO CÁO TÀI CHÍNH (BCTC)


1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (lập theo thời kỳ)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình
hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp và chi tiết cho các hoạt
động kinh doanh cụ thể. Báo cáo kết quả kinh doanh của DN có thể lập theo nhiêu cách, ở đây
chỉ đề cập việc lập báo cáo này theo các khoản mục kế toán (chỉ liệt kê 1 số chỉ tiêu cơ bản).

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH Năm N


Chỉ tiêu Giá trị (đơn vị: …)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần (3) = (1) – (2)
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp (5) = (3) – (4)
6. Doanh thu tài chính
7. Chi phí tài chính
(Trong đó Chi phí lãi vay: )
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí QLDN
10. Lợi nhuận thuần (10) = (5) – (8) – (9) + (6) – (7)
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác (13) = (11) – (12)
14. Tổng lợi nhuận trước thuế (14) = (10) + (13)
15. Chi phí thuế TNDN (15) = thuế suất thuế TNDN x (14)
16, Lợi nhuận sau thuế (16) = (14) – (15)

Lưu ý: Chi phí lãi vay là chi phí tiền lãi phát sinh do đi vay trực tiếp hoặc gián tiếp qua phát
hành trái phiếu. Chi phí lãi vay là 1 bộ phận của chi phí tài chính.
Cách lập báo cáo KQKD:

- Bước 1: Thu thập số liệu và điền các khoản mục doanh thu và chi phí của DN mà ta đã ghi
nhận chúng từ hoạt động kế toán. Các khoản mục đó bao gồm: 1, 2, 4, 6, 7, 8, 9, 11, 12. Trên cơ
sở đó ta tính được các chỉ tiêu còn lại thông qua các bước sau đây.

- Bước 2: Xác định doanh thu thuần: mục (3) = mục (1) – mục (2):

Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng – Các khoản giám trừ doanh thu

- Bước 3: Xác định Lợi nhuận gộp: mục (5) = mục (3) – mục (4)

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

- Bước 4: Xác định lợi nhuận thuần: mục 10 = mục (5) + mục (6) – mục (7) – mục (8) – mục (9)

Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp + (Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính) – Chi phí bán
hàng – Chi phí QLDN

Ở bảng này không đề cập đến lợi nhuận của hoạt động tài chính nên chúng ta bỏ qua khoản mục
này mà hiểu nó bằng Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính, sử dụng hiệu số này để tính lợi
nhuận thuần luôn.

- Bước 5: Xác định Lợi nhuận khác: mục (13) = mục (11) – mục (12)

Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác


- Bước 6: Xác định Tổng lợi nhuận trước thuế: mục (14) = mục (10) + mục (13)

Tổng lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần + Lợi nhuận khác
2. Bảng cân đối kế toán (lập thời điểm)
Bảng cân đối kế toán là loại BCTC phản ảnh tình hình về tài sản và nguồn vốn của DN ở thời
điểm đầu kỳ và cuối kỳ kế toán.
Nguyên tắc lập: Viết thứ tự các khoản mục kế toán theo tính thanh khoản giảm dần. Các giá trị
âm được ghi đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn (…)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN …..
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
Tên tài sản Số dư đầu Số dư cuối Tên nguồn vốn Số dư đầu Số dư cuối
kỳ kỳ kỳ kỳ
TS ngắn hạn Nợ phải trả
Tiền mặt Phải trả người bán
TGNH Thuế phải nộp
Phải thu KH Phải trả NLĐ
Thuế GTGT đầu
vào
TS dài hạn Nguồn vốn CSH
TSCĐ hữu hình Vốn đầu tư của CSH
TSCĐ vô hình Lợi nhuận chưa phân
phối
Hao mòn TSCĐ (....) (...)
Tổng tài sản Tổng nguồn vốn

3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (lập theo thời kỳ)


Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là loại BCTC phản ảnh tình hình thu – chi tiền diễn ra trong kỳ và
tình hình công nợ phát sinh ở cuối kỳ kế toán. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập trên cơ sở tiền.
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ NĂM N
Khoản mục Quý I Quý II Quý III Quý IV Công nợ cuối kỳ
Thu từ bán hàng 100 400 400 400 Phải thu 300
.....
Tổng thu 100 400 400 400
Chi mua hàng 200 300 300 300 Phải trả 100
......
Tổng chi 200 300 300 300
Số dư ngân quỹ đầu kỳ 1.000 900 1.000 1.100
Chênh lệch thu – chi trong kỳ -100 100 100 100
Số dư ngân quỹ cuối kỳ 900 1.000 1.100 1.200

VD:
- Mua hàng có giá trị 300 triệu hàng quý, thanh toán cho nhà cung cấp ngay 2/3, còn lại quý sau
thanh toán

- Bán hàng có giá trị 400 triệu hàng quý, khách hàng thanh toán ngay 1/4, còn lại quý sau thanh
toán.

You might also like