You are on page 1of 92

Chương 2: Kế toán doanh

thu, các khoản phải thu


Tài liệu tham khảo
 Chuẩn mực kế toán VAS 14
 Thông tư 200/2014/TT - BTC ngày 22/12/2014
 Thông tư 161/2007/TT – BTC ngày 31/12/2007
hướng dẫn thực hiện VAS 14
 Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 Hướng
dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng
 Chương 2 (tr 41 đến 50), Chương 7 (tr 227 đến 253)
Giáo trình Kế toán tài chính của ĐH Kinh tế TP HCM
 Tham khảo thêm IFRS 15
Nội dung
Phần I: Kế toán doanh thu, thu nhập khác
 Khái niệm doanh thu, thu nhập khác

 Điều kiện ghi nhận doanh thu

 Các khoản giảm trừ doanh thu

 Doanh thu hoạt động tài chính

 Thu nhập khác

Phần II: Kế toán các khoản phải thu


 Các khoản phải thu

 Dự phòng phải thu khó đòi


BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
(INCOME STATEMENT)
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Kỳ báo
STT Chỉ tiêu cáo Lũy kế
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2 Các khoản giảm trừ doanh thu
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
4 Giá vốn hàng bán
5 LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
6 Doanh thu hoạt động tài chính
7 Chi phí tài chính
8 Chi phí bán hàng
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
11 Thu nhập khác
12 Chi phí khác
13 Lợi nhuận khác
Q2.1

Nếu doanh thu bán hàng thuần là 400 triệu, giá vốn
hàng bán là 310 triệu, chi phí hoạt động (bán hàng,
quản lý) là 60 triệu, thì lợi nhuận gộp là:
1. 30 triệu
2. 90 triệu
3. 340 triệu
4. 400 triệu
Q2.2

Nếu doanh thu bán hàng là 400 triệu, chiết khấu


thương mại là 10 triệu, giá vốn hàng bán là 234 triệu,
chi phí hoạt động (bán hàng, quản lý) là 60 triệu.
Tính toán các số liệu sau:
1) Doanh thu bán hàng thuần
2) Lợi nhuận gộp
3) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
4) Tỷ suất lợi nhuận gộp
Q2.2: Xác định số liệu còn thiếu?

ct Doanh thu Giá vốn Lợi Chi phí Lợi


y BH HB nhuận hoạt nhuận
gộp động thuần
A 78.000 ? 30.000 ? 10.800
B 108.000 55.000 ? ? 29.500
C ? 83.900 79.600 39.500 ?

CÔNG TY NÀO KINH DOANH HIỆU QUẢ HƠN?


Phần I: Kế toán doanh thu,
thu nhập khác
Khái niệm doanh thu:

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh
nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các
họat động SXKD thông thường của doanh nghiệp,
góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
(Trích VAS 14)
ĐẶC ĐIỂM DOANH THU
 Doanh thu phản ánh dòng tiền đã thu thực tế hoặc lợi
ích kinh tế sẽ thu được trong tương lai.
 Thể hiện ở sự gia tăng tài sản hoặc giảm bớt nợ phải
trả.
 Giá thị tăng lên phải xác định một cách đáng tin cậy.
 Doanh thu phải xác định theo kỳ kế toán và xác định
được chi phí có liên quan.
 Làm tăng vốn CSH nhưng không bao gồm các khoản
thu hộ và các khoản góp vốn của chủ sở hữu.
NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN DOANH THU

 Cơ sở dồn tích và Nguyên tắc doanh thu thực


hiện: ghi nhận khi đã thực hiện nghĩa vụ
 Phù hợp: ghi nhận dthu khi xác định khoản chi
phí phù hợp với việc tạo dthu
 Thận trọng: ghi nhận khi có bằng chứng chắc
chắn về việc thu được lợi ích kinh tế
 Coi trọng bản chất hơn hình thức (substance
over form) - IFRS
Ví dụ 1:
Khoản nào được ghi nhận là doanh thu, thu
nhập của tháng 1/2021?
1/1: Chủ sở hữu góp vốn: 500 triệu VND
3/1: Vay ngắn hạn ngân hàng: 100 triệu VND
5/1: Bán hàng, thu tiền ngay: giá bán 30 triệu, thuế GTGT
10%, phiếu thu số 01.
10/1: Bán hàng, giá bán 50 triệu, thuế GTGT 5%, khách
hàng chưa thanh toán, hoá đơn GTGT số 120.
15/1: Thu tiền cho thuê văn phòng 6 tháng (T1-T6/2021):
60 triệu VND, giấy báo Có của ngân hàng.
25/1: Thu được khoản phải thu của khách hàng: 45 triệu.
Phân loại Doanh thu

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ;


2. Doanh thu hoạt động tài chính;
Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
Theo VAS 14:
 5 điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng

 4 điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch


vụ
5 Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng
 DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn
liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa
cho người mua
 DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa
như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm
soát hàng hóa
 Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
 DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế
từ giao dịch bán hàng
 Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch
bán hàng.
 Thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng với thời điểm chuyển
giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền kiểm
soát hàng hóa cho người mua.
 Trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với
quyền sở hữu hàng hóa thì giao dịch không được coi là hoạt động
bán hàng và doanh thu không được ghi nhận. Doanh nghiệp còn
phải chịu rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa dưới nhiều hình
thức khác nhau, như:
 DN còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho TS được họat
động bình thường;
 Việc thanh toán tiền hàng chưa chắc chắn;

 Chưa thực hiện xong việc lắp đặt hàng, việc lắp đặt là một phần
quan trọng của hợp đồng;
 Người mua có quyền hủy bỏ việc mua hàng, người bán (DN)
chưa chắn chắn về khả năng hàng bán có bị trả lại hay không;
 Nếu doanh nghiệp chỉ còn phải chịu một phần nhỏ rủi ro gắn liền với
quyền sở hữu hàng hóa thì việc bán hàng được xác định và doanh thu
được ghi nhận.
4 điều kiện ghi nhận DT cung cấp dịch vụ

 Doanh thu được xác định tương đối chắc


chắn;
 Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao
dịch cung cấp dịch vụ đó;
 Xác định được phần công việc đã hoàn thành
vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán;
 Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch
và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp
dịch vụ đó.
Chứng từ kế toán

 Hợp đồng (đơn hàng)


 Phiếu xuất kho
 Biên bản bàn giao
 Thanh lý hợp đồng
 Hóa đơn
 Giấy báo Có, Phiếu thu
 Các chứng từ khác có liên quan (hợp đồng vận
chuyển, hóa đơn vận chuyển, biên bản gửi
hàng…)
TK Kế toán doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
 TK 511:
 5111: Doanh thu bán hàng hóa
 5112: Doanh thu bán các thành phẩm
 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá
 5117: Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
 TK 521:
 5211: Chiết khấu thương mại
 5212: Giảm giá hàng bán
 5213: Hàng bán bị trả lại
 TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện
Kết cấu TK 511
TK 511

K/c các khoản giảm trừ


Doanh thu bán hàng
doanh thu
và cung cấp dịch vụ

K/c doanh thu thuần

Không có số dư cuối kỳ
Kế toán doanh thu bán hàng theo
phương thức trả ngay
Ghi nhận doanh thu vào ngày phát sinh:
Nợ TK 111, 112 – Tổng giá thanh toán
Có TK 511 – Giá bán chưa thuế
Có TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Ghi nhận GVHB:
Nợ TK 632 – Trị giá hàng xuất kho
Có TK 156 – Trị giá hàng xuất kho
Ví dụ 2
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà Kotobuki bán
100 thùng bánh xốp giá bán 200.000đ/thùng,
thuế GTGT 10%. Giá vốn hàng bán là
120.000đ/thùng. Công ty đã giao hàng và xuất
hóa đơn, khánh hàng đã thanh toán bằng
TGNH
Kế toán doanh thu bán hàng theo
phương thức trả chậm, trả góp
Ghi nhận doanh thu vào ngày phát sinh:
Nợ TK 131 – Tổng tiền cần phải thu
Có TK 511 – Giá bán chưa thuế theo PT trả ngay
Có TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Có TK 3387 – Chênh lệch giữa giá bán và giá trả
chậm
Ghi nhận giá vốn hàng bán
Nợ TK 632 – Trị giá hàng xuất kho
Có TK 156 – Trị giá hàng xuất kho
Hàng kỳ phân bổ lãi trả chậm, trả góp vào
TK doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 3387
Có TK 515
Khi khách hàng thanh toán tiền trả chậm:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
Ví dụ 3:

 Ngày 01/01/2020, Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà


Kotobuki bán 1 lô hàng trị giá 330.000.000đ, đã có
thuế GTGT 10%. GVHB là 220.000.000đ. Công ty
đã giao hàng, khách hàng trả góp trong 3 tháng nên
giá bán trả góp là 339.000.000đ. Khách hàng thanh
toán hàng tháng bằng TGNH
Ví dụ 4:

 Ngày 01/01/2020, Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà


Kotobuki bán 1 lô hàng trị giá 330.000.000đ, đã có thuế
GTGT 10%. GVHB là 220.000.000đ. Công ty đã giao
hàng, khách hàng thanh toán ngay 50%, còn lại trả góp
trong 3 tháng. Giá bán trả góp là 339.000.000đ. Khách
hàng thanh toán ngay 50% bằng TGNH
Kế toán doanh thu bán hàng theo
phương thức gửi đại lý
Khi xuất kho gửi đại lý bán đúng giá:
Nợ TK 157 – Trị giá hàng xuất kho
Có TK 156 - Trị giá hàng xuất kho

Cuối kỳ, ghi nhận doanh thu căn cứ trên “Bảng


thanh toán hàng đại lý, ký gửi”:
Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng giá thanh toán
Có TK 511 – Giá bán chưa thuế
Có TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Ghi nhận giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632
Có TK 157

Khi chi tiền hoa hồng cho đại lý:


Nợ TK 641 – Tiền hoa hồng chưa thuế cho đại lý
Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111, 112, 131 – Tổng tiền thanh toán
Ví dụ 5:

Công ty cổ phần sữa Mộc Châu Milk gửi đại lý


bán 1.000 sản phẩm sữa hộp, giá bán
30.000đ/hộp, thuế GTGT là 10%. Giá vốn mỗi
hộp là 17.000đ. Tỷ lệ hoa hồng trích cho đại lý
là 12% trên giá bán chưa thuế, thuế GTGT của
hoa hồng 10%. Trong tháng 11/N, đại lý bán
được 1.000 hộp sữa. Cuối tháng, đại lý thanh
toán tiền hàng bằng TGNH.
Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

 Kế toán chiết khấu thương mại


 Kế toán giảm giá hàng bán
 Kế toán hàng bán bị trả lại
Các khoản giảm trừ doanh thu
 Chiết khấu thương mại (Sales discounts): Là
khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết
cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
 Giảm giá hàng bán (Allowances): Là khoản
giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém
phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
 Giá trị hàng bán bị trả lại (Sales returns): Là
giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu
thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
Thời điểm điều chỉnh giảm trừ
doanh thu
 Nếu xác định được các khoản giảm trừ ngay
tại thời điểm bán
 Nếu thời điểm ghi nhận doanh thu khác thời
điểm phát sinh giảm trừ
 Trong cùng kỳ báo cáo
 Khác kỳ báo cáo: VAS 23 – Các sự kiện phát
sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm; IAS 10 –
Events after the Reporting Period
 Sau kỳ kế toán nhưng trước thời điểm phát hành BCTC
 Sau thời điểm phát hành BCTC
Chiết khấu thanh toán
 Không phải là khoản giảm trừ doanh thu;
 Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua,
do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời
hạn theo hợp đồng.
 Đối với người bán: kế toán ghi nhận là một khoản
chi phí tài chính
 VD: Bán hàng, giá bán $5.000 điều kiện CKTT là
2/10, n/30.
 Đối với người mua: kế toán ghi nhận là một khoản
doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu thuần từ bán hàng và
cung cấp dịch vụ

 Là giá trị chênh lệch giữa tổng doanh thu


bán hàng và cung cấp và các khoản giảm
trừ doanh thu:
DTT = Tổng DT – Các khoản giảm trừ DT
(Net sales = Sales –Sales returns and allowances
- Sales discounts )
Kế toán các khoản giảm trừ DT
Nợ TK 521 – Theo giá chưa thuế
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT tương ứng với số chiết khấu,
giảm giá, bị trả lại
Có TK liên quan (111,112,131...) - Tổng số theo giá
có thuế
Tài khoản sử dụng
TK 521

Các khoản giảm


K/c các khoản
trừ doanh thu
giảm trừ doanh
tương ứng
thu

Không có số dư cuối kỳ
Chiết khấu thương mại
 Th1: Người mua hàng 1 lần với khối lượng lớn được
hưởng chiết khấu thương mại, giá bán trên hóa đơn là
giá đã giảm giá -> không ghi nhận khoản CKTM
 TH2: mua hàng nhiều lần mới đạt được số lượng
hàng mua được chiết khấu và khoản CKTM phải được
ghi giảm trừ vào giá bán trên hóa đơn lần mua cuối
cùng -> -> không ghi nhận khoản CKTM
 TH3: CKTM được lập khi kết thúc chương trình thì
bên bán lập hóa đơn điều chỉnh -> ghi nhận khoản
CKTM
Ví dụ 6: CK thương mại
Doanh nghiệp Hải Hà thực hiện chính sách
CKTM cho khách hàng là 5% nếu mua trên 150
sản phẩm A. Giá bán là 1.000.000đ/sp, thuế
GTGT là 10%. Giá vốn là 800.000đ/sp
 TH1: Ngày 1/12/N, Khách hàng X mua 200
sản phẩm A, đã thanh toán bằng TGNH, đủ
điều kiện được hưởng CKTM là 5%. Công ty
xuất hóa đơn giá bán là 950.000đ/sp sau khi
trừ CKTM, thuế GTGT 10%
Ví dụ 6: CK thương mại

TH2: Ngày 01/12/N, khách hàng Y mua 100


sản phẩm A, chưa thanh toán. Công ty xuất
hóa đơn giá bán là 1.000.000đ/sp, thuế GTGT
10%
- Ngày 20/12/N, khách hàng Y mua 50 sản
phẩm A, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán. KH
A đủ điều kiện nhận CKTM nên được trừ toàn
bộ vào hoá đơn lần này. Công ty xuất hóa đơn
giá bán sau khi trừ CKTM là …..?
Ví dụ 6: CK thương mại
TH3: Ngày 03/12/N, khách hàng Z mua 100
sản phẩm A, chưa thanh toán. Công ty xuất
hóa đơn giá bán là 1.000.000đ/sp, thuế GTGT
10%
- Ngày 27/12/N, khách hàng Z mua 100 sản
phẩm A, chưa thanh toán, Công ty xuất hóa
đơn giá bán là 1.000.000đ/sp, thuế GTGT 10%
- Ngày 31/12/N: Tổng kết cả tháng 12, khách
hàng Z đủ điều kiện nhận CKTM 5%
Ví dụ 7: Giảm giá hàng bán

 Ngày 1/12/N, Khách hàng X mua 200 sản


phẩm A, đã thanh toán bằng TGNH. Công ty
xuất hóa đơn giá bán là 1.000.000đ/sp, thuế
GTGT 10%. Giá vốn lô hàng là 400.000đ/sp
 Ngày 15/12/N, Khách hàng X đề nghị giảm
giá cho 200 sản phẩm A vì không đúng quy
cách. Công ty A đồng ý giảm giá 50.000đ/sản
phẩm và trả lại tiền cho khách hàng X
Ví dụ 8: Hàng bán bị trả lại

 Ngày 1/12/N, Khách hàng X mua 200 sản


phẩm A, chưa thanh toán. Công ty xuất hóa
đơn giá bán là 1.000.000đ/sp sau khi trừ
CKTM, thuế GTGT 10%. Giá vốn lô hàng là
400.000đ/sp
 Ngày 15/12/N, Khách hàng X đề nghị trả lại
100 sản phẩm A do chất lượng hàng kém.
Công ty đồng ý nhận lại hàng và trừ vào
khoản phải thu từ khách hàng X
Chú ý:

 Phân biệt CKTM với chiết khấu thanh toán


 Đối với người bán, CKTT cho người mua
hưởng là khoản chi phí tài chính
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 111, 112, 131- số tiền cho khách
hàng hưởng
Ví dụ 9: CK thanh toán

 Ngày 1/1/N, công ty X bán cho khách hàng A


lô hàng trị giá 100.000.000đ, thuế GTGT
10%. Điều kiện thanh toán là 2/10, n30.
Khách hàng A thanh toán ngày 8/1/N và nhận
CKTT là 2% trên tổng giá thanh toán
Q2.4
 Ngày 13/6, Bán hàng chưa thu tiền, DT 750
triệu, điều kiện 2/10, n/30. Khách hàng trả lại
hàng tương ứng doanh thu 50 triệu vào ngày
16/6. Nhận được số tiền khách hàng thanh
toán đầy đủ vào ngày 23/6 là:
1. 700 triệu
2. 686 triệu
3. 685 triệu
4. 650 triệu
Doanh thu chưa thực hiện – TK 3387
 Công ty nhận tiền trước khi thực hiện dịch vụ:
ghi tăng (ghi Có) tài khoản Nợ phải trả có tên
Doanh thu chưa thực hiện.
 Công ty có nghĩa vụ phải thực hiện trong tương
lai việc chuyển giao dịch vụ tới khách hàng: Nợ
phải trả
 Ví dụ: tiền cho thuê thu nhiều kỳ, tiền trả trước
đặt tạp chí dài hạn, thu từ bán vé máy bay của
Bamboo Airlines chưa thực hiện dịch vụ bay.
Doanh thu chưa thực hiện

 Số tiền nhận trước nhiều năm về cho thuê


tài sản (cho thuê họat động);
 Khoản chênh lệch giữa giá bán trả chậm,
trả góp với giá bán trả ngay;
 Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc
mua các công cụ nợ như trái phiếu, tín
phiếu, kỳ phiếu…
Ví dụ 10
 KA đã nhận 120 triệu vào ngày 1/10 từ X cho dịch
vụ quảng cáo dự kiến hoàn thành ngày 31/12.
 Khi nhận tiền, KA ghi:
Nợ TK Tiền/Có TK DTCTH: 120 triệu
 Khi đánh giá khối lượng công việc đã hoàn thành
vào 31/10, KA xác nhận cần ghi nhận 40 triệu doanh
thu trong tháng 10:
Nợ TH DTCTH/Có TK Doanh thu: 40 triệu
 Số dư TK DTCTH là 80 triệu: dịch vụ quảng cáo mà
KA phải thực hiện trong 2 tháng tới!
Nếu không thực hiện bút toán điều
chỉnh?
 Bút toán điều chỉnh thực hiện vào cuối kỳ.
 Nếu không:
 Doanh thu bị báo cáo thấp hơn thực tế
 Nợ phải trả bị báo cáo cao hơn thực tế
 Vốn chủ sở hữu bị báo cáo thấp hơn thực tế
Kế toán phiếu khuyến mãi
Ngày 8/3/2021, KA mua hàng hóa trị giá 12 triệu đồng và được
LOTTE tặng 1 phiếu khuyến mãi trị giá 500 000 đ sử dụng cho các
lần mua hàng tiếp theo. Kế toán doanh thu bán hàng tại LOTTE?
Kế toán phiếu quà tặng VinID Gift Card –
Thẻ quà tặng
- Tháng 12/2020: Vinmart bán được 100 thẻ
VinID Gift Card trị giá 100 triệu. Kế toán?
- Người mua thẻ có thể sử dụng thẻ làm quà
tặng. Thẻ không có quá trị quy đổi thành tiền
mặt mà được quy đổi điểm để nạp vào tài
khoản VinID để mua hàng trong Vinmart.
- Tháng 1/2021: khách hàng sử dụng 40 thẻ trên
mua hàng tại Vinmart.
- Kế toán Vinmart ghi nhận doanh thu khi nào và
tại sao?
Doanh thu “dồn tích”

 Doanh thu đã thực hiện nhưng chưa được


ghi nhận tại ngày lập báo cáo
 Doanh thu dồn tích có thể dồn tích theo thời
gian, ví dụ doanh thu tiền lãi
 Doanh thu dồn tích: từ các dịch vụ đã thực
hiện nhưng chưa xuất hóa đơn
Ví dụ 11

 1/7/N, gửi 100 triệu tiết kiệm ngân hàng, kì


hạn 1 năm, nhận lãi và gốc vào 1/7/N+1. Lãi
suất 12%/năm.
 Năm tài chính kết thúc vào 31/12
 Thu nhập về lãi tiền gửi của năm N?
 Tính lãi tiền gửi phải thu của năm N?
Nếu không thực hiện bút toán điều
chỉnh?
 Bút toán điều chỉnh thực hiện vào cuối kỳ.
 Nếu không:
 Doanh thu bị báo cáo thấp hơn thực tế
 Vốn chủ sở hữu bị báo cáo thấp hơn thực tế
 Tài sản phải thu bị báo cáo thấp hơn thực tế
Thảo luận
 Trao đổi lấy 1 hàng hóa/dịch vụ tương
đương? Không tương đương?
 Bán hàng khuyến mại? (mua 1 tặng 1, mua
sp A tặng kèm sp B, hàng phát miễn phí?)
 Hàng hoá nhận biếu tặng
 Bán hàng đại lý
 Giao dịch/Hợp đồng kinh tế bao gồm nhiều
nghĩa vụ?
Hợp đồng bao gồm nhiều nghĩa vụ
Công ty A ký hợp đồng với khách hàng cung cấp gói dịch
vụ nghỉ dưỡng 7 ngày 6 đêm trị giá $4000, bao gồm: tiền
phòng ở, ăn sáng, xe đưa đón sân bay – khu resort (2
lượt), các trò chơi giải trí. Giá đơn lẻ (stand-alone price)
của từng dịch vụ như sau:
 Giá phòng: $2500

 Ăn sáng: $500

 Xe đưa đón 2 lượt: $1000

 Dịch vụ giải trí: $400

 Các nghĩa vụ phải thực hiện (Performance


Obligation) được xác định tại một thời điểm (at a point in
time)
 Nhà mạng AT&T bán iphone với giá bán lẻ là
$800
 Nếu khách hàng mua iphone kèm theo hợp đồng
sử dụng dịch vụ viễn thông với giá $80/ tháng
trong vòng 2 năm thì giá bán iphone là $200.
Khách hàng chỉ cần thanh toán ngay $200 khi
mua iphone theo hình thức này.
 Biết rằng nếu KH mua iphone với giá $800 thì gói
cước viễn thông bán lẻ có giá là $50
Nhà mạng AT&T ghi nhận doanh thu bán iphone
kèm hợp đồng viễn thông như thế nào?
 Revenue is recognized over a period of time
2. Doanh thu họat động tài chính

Bao gồm:
 Tiền lãi, Chiết khấu thanh toán nhận được

 Cổ tức, lợi nhuận được chia

 Tiền bản quyền

 Lãi đầu tư chứng khoán

 Chênh lệch lãi từ bán ngoại tệ

 Thu nhập tài chính khác….


DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

Tiền lãi: lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi đầu tư trái phiếu, tín
phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng;
Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực
tế từng kỳ;
Cổ tức, lợi nhuận được chia: là số tiền lợi nhuận được
chia từ việc nắm giữ cổ phiếu hay góp vốn.
Cổ tức, lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông
được quyền nhận cổ tức hoặc các bên tham gia góp vốn
được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn.
Tiền bản quyền: số tiền thu được khi cho người khác sử
dụng bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền tác giả, phần
mềm máy tính….
Tiền bản quyền được ghi nhận trên cơ sở dồn tích phù hợp
với hợp đồng;
1.2.2. Kế toán doanh thu hoạt động
tài chính
TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu hoạt động tài


chính phát sinh trong
kỳ:
Doanh thu hoạt động tài -Tiền lãi mua bán CK, ngoại
chính kết chuyển tệ
-Thu nhập từ cho thuê tài
sản, cổ tức…
-Thu nhập chuyển nhượng,
cho thuê cơ sở hạ tầng…

Không có số dư cuối kỳ
Trình tự kế toán

 Lãi các khoản đầu tư cổ phiếu:


Khi bán các khoản chứng khoán đầu tư có lãi,
kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: theo giá bán
Có TK 121, 128, 221, 222, 228: giá gốc
Có TK 515: chênh lệch
Ví dụ 12

 Công ty A mua 10.000 cổ phiếu của công ty B,


giá 15.000đ/cổ phiếu, đã thanh toán bằng
TGNH
TH1: Bán 10.000 cổ phiếu này với giá 2.000đ/cổ
phiếu, đã thu bằng TGNH

TH2: Bán 10.000 cổ phiếu này với giá 2.000đ/cổ


phiếu, chưa thu tiền.
 Lãi các khoản tiền gửi, cho vay, lãi trái
phiếu…
 Nhận hằng kỳ: Nợ TK 111, 112/ Có TK 515
 Nhận lãi trước:
Khi nhận tiền: Nợ TK 111, 112/ Có TK 3387
Định kỳ phân bổ: Nợ TK 3387/ Có TK 515
 Nhận lãi sau:
Định kỳ: Nợ TK 138/ Có TK 515
Khi nhận tiền: Nợ TK 111, 112/ Có TK 138
Ví dụ 13

Ngày 1/7/N, công ty A cho công ty B vay 100


triệu đồng, lãi suất 12%/năm, thời hạn 6 tháng.
Gốc vay trả 1 lần khi đáo hạn.
Hạch toán tại công ty A:
Th1: Lãi vay nhận hàng tháng
Th2: Lãi vay nhận khi giải ngân
Th3: Lãi vay nhận khi đáo hạn
 Cổ tức, lãi được chia từ công ty liên doanh,
liên kết:
 Khi nhận được thông báo chia cổ tức hoặc chia
lãi:
Nợ TK 138/ Có TK 515
 Khi nhận cổ tức, lãi:
Nợ TK 111, 112/ Có TK 138
VD 14:

 Công ty B thông báo chia cổ tức là


1.000đ/cp. Công ty A nắm giữ 10.000cp của
công ty B vào ngày chốt danh sách cổ đông
nhận cổ tức.
Ví dụ 15
Công ty KA trong tháng 12/N có những hoạt động
sau:
1. Ngày 01: Cho vay thời hạn 6 tháng, số tiền 1 tỷ, lãi
suất 18%/năm, lãi và gốc nhận khi đáo hạn.
2. Ngày 05: Mua 10.000 cp B đầu tư ngắn hạn với
giá 20.000đ/cp, thanh toán bằng chuyển khoản
3. Ngày 20: Bán 4.000 cp B với giá 25.000đ/cp đã
nhận đủ bằng chuyển khoản.
4. Ngày 25: Nhận được thông báo của công ty B về
việc chia cổ tức năm N với tỷ lệ 15% mệnh giá.
Việc chi trả sẽ được tiến hành từ ngày 10-
20/01/N+1.
Y/c: Định khoản các nghiệp vụ trên tại công ty KA.
3. Thu nhập khác

 Là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở


hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra
doanh thu.
 Mang tính chất bất thường, không nằm trong
kế hoạch sản xuất kinh doanh
Nội dung của thu nhập khác

 Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ


 Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng
 Thu tiền bảo hiểm được bồi thường
 Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào
chi phí kỳ trước
 Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu
nhập
 Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại
 Các khoản thu khác.
TK Kế toán thu nhập khác

TK 711

K/c thu nhập khác


Ghi nhận thu
để XĐ KQKD
nhập khác trong
kỳ

Không có số dư cuối kỳ
Hạch toán Thu nhập khác từ Thanh lý TSCĐ
Ví dụ 16: Thu nhập khác

 Ngày 05/01/N, nhượng bán 1 TSCĐHH


nguyên giá 100 triệu đồng, đã khấu hao 40
triệu đồng. Giá bán là 50 triệu đồng, thuế
GTGT 10%, đã thu bằng tiền gửi ngân hàng.
Chi tiền mặt cho người môi giới là 1 triệu
đồng và tân trang tài sản trước khi bán là 1
triệu đồng.
Kế toán thu nhập khác

TH2: Khi nhận được các khoản tiền thưởng,


bồi thường hợp đồng, biếu tặng, nợ khó đòi đã
xử lý…
Nợ TK 111, 112
Có TK 711
PHẦN II: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU

Khái niệm các khoản phải thu:


Các khoản phải thu là khoản nợ của các cá
nhân, các tổ chức đơn vị bên trong và bên ngoài
DN về số tiền mua sản phẩm, hàng hóa, vật tư,
dịch vụ khác chưa thanh toán cho DN.
Đặc điểm:
 Là tài sản của DN nhưng tạm thời không ở
trong DN
 Có thể xảy ra rủi ro làm chậm hoặc không thu
hồi được.
 Được ghi nhận trên cơ sở giá trị có thể thu
hồi được (giá trị thuần) không bao gồm các
khoản phải thu khó đòi và giá trị hàng hóa có
thể bị trả lại.
Phân loại các khoản phải thu

 Phải thu của khách hàng


 Thuế GTGT được khấu trừ
 Phải thu nội bộ
 Phải thu khác
Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
 Kế toán phải thu của khách hàng
TK sử dụng: TK 131 – Phải thu của KH
TH1: Khi cho khách hàng mua chịu hàng hóa, dịch
vụ
Nợ TK 131
Có TK 511
Có TK 3331
Khi KH thanh toán:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
TH2: Khi yêu cầu KH ứng trước rồi mới giao
hàng
Nợ TK 111, 112
Có TK 131: Số tiền KH ứng trước
Khi giao hàng, ghi nhận doanh thu
Nợ TK 131
Có TK 511
Có TK 3331
(?) TH1 và TH2 khác nhau như thế nào về tính
chất TK 131???
Kế toán thuế GTGT được khấu trừ
 TK sử dụng: Tk 133
 TH1: Khi mua tài sản, sử dụng dịch vụ chịu
thuế GTGT
Nợ TK 152, 153, 156, 211, …
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
 TH2: Kết chuyển thuế GTGT đầu ra, đầu vào
trong kỳ
Nợ TK 3331
Có TK 133
Kế toán dự phòng phải thu khó đòi

 Khái niệm:
Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự
phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ
phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa
quá hạn nhưng có thể không đòi được do
khách nợ không có khả năng thanh toán.
(Trích Thông tư 228/2009/TT-BTC)
DỰ PHÒNG PHẢI THU KHÓ ĐÒI
 Phản ánh giá trị phải thu (trong tổng số
phải thu của khách hàng) ước tính sẽ
không thu được
 Là một khoản điều chỉnh giảm tài sản trên
bảng cân đối kế toán
 Dự phòng nợ phải thu khó đòi và nguyên
tắc thận trọng trong kế toán?
Điều kiện là các khoản nợ phải thu khó đòi

 Khoản nợ phải có chứng từ gốc: HĐ kinh tế, khế


ước vay nợ, thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối
chiếu công nợ... Các khoản không đủ căn cứ
phải xử lý như một khoản tổn thất.
 Căn cứ xác định là khoản phải thu khó đòi:
 Đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế,
các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.
 Chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã
phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ
mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật
truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã
chết.
Đối với phải thu chưa đến hạn thanh toán
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng
tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc
đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ
trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam
giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết…
thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi
được để trích lập dự phòng.

- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu


khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự
phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn
cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
Cách thức trích lập phải thu đã quá hạn
thanh toán
 Dự phòng phải thu khó đòi được trích vào
chi phí QLDN trong kỳ.
 Thời điểm trích lập: Cuối kỳ kế toán
 Tỷ lệ trích lập:(theo TT228/2009/TT-BTC)
Thời gian quá hạn Tỷ lệ giá trị khoản nợ cần
trích lập (%)

6 tháng – 1 năm 30
1 năm – 2 năm 50
2 năm – 3 năm 70

Trên 3 năm 100


Kế toán dự phòng PTKĐ

 TK sử dụng: TK 2293 (Dự phòng phải thu khó đòi).


 Trích lập lần đầu:
Nợ TK 642/ Có TK 2293
 Nếu số trích lập kỳ này > số đã trích lập kỳ
trướcTrích lập thêm phần chênh lệch
Nợ TK 642/ Có TK 2293
 Nếu số trích lập kỳ này < Số trích lập kỳ trước 
Hoàn nhập phần chênh lệch
Nợ TK 2293/ Có TK 642
Kế toán dự phòng PTKĐ

 Vào các kỳ sau, khi xác định khoản phải thu mất
khả năng thu hồi phải xử lý xóa sổ:
Nợ TK 642 (phần nợ chưa lập dự phòng)
Nợ TK 2293 (phần nợ đã trích lập dự phòng)
Có TK 131, 138, 1283, 1288: giá trị ghi sổ của
khoản phải thu hoặc cho vay
 Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được
xử lý xóa nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, ghi sổ:
Nợ TK 111, 112
Có TK 711 – Thu nhập khác
Ví dụ 19
Tại công ty X, ngày 01/01/2012: TK 2293 không có số dư.
Trong năm 2012: Bán chịu hàng cho khách hàng A tổng số
tiền hàng là 500tr thời hạn thanh toán là 31/03. Đến cuối
năm, khách hàng A vẫn chưa thanh toán.
TH1: 31/12/2014, Khách hàng A thanh toán nợ 200 triệu
TH2: 31/12/2014, Khách hàng A thanh toán nợ 300 triệu
Năm 2015: khách hàng A phá sản và công ty X quyết định
xóa nợ cho khách hàng A.
Yêu cầu: thực hiện các bút toán liên quan đến dự phòng
phải thu khó đòi trong năm 2012, 2013, 2014 tại công ty.
Năm 2016, Khách hàng A thanh toán thêm 50 triệu
Ví dụ 20
Tại doanh nghiệp có các tài liệu như sau:
 Ngày 01/01/N: TK 2293 không có số dư.

 Ngày 31/12/N: TK 131 – chi tiết khách hàng A: dư Nợ


500tr, TK 131 – chi tiết khách hàng B: dư Nợ 200tr. Thời
hạn thanh toán trong hợp đồng mua bán của A là
31/03/N và của B 30/09/N.
 Ngày 01/02/N+1: Khách hàng A phá sản, theo quyết
định của tòa án, doanh nghiệp nhận được 200 tr bằng
chuyển khoản. Số còn lại doanh nghiệp quyết định xóa
sổ.
 Ngày 31/12/N+1: Khách hàng B vẫn chưa thanh toán.

Yêu cầu: thực hiện việc trích lập và xử lý khoản nợ phải


thu khó đòi tại doanh nghiệp trên trong năm N và N+1.
Một số chỉ tiêu tài chính về doanh
thu và các khoản phải thu
 Phân tích chỉ tiêu doanh thu và các khoản
phải thu trong BCTC
 Cơ cấu doanh thu
 Tỷ lệ lãi/ doanh thu
 Vòng quay khoản phải thu
 Thời gian thu tiền bình quân
 Các rủi ro thường gặp trong phần hành kế
toán doanh thu và các khoản phải thu
Kết thúc chương II

You might also like