You are on page 1of 19

CHƯƠNG 5: KẾ TOÁN

TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC


KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG

TS. Trần Thị Phương Thảo


Khái niệm tiền lương

• Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao
động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm
mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các
khoản bổ sung khác. (Điều 90 Bộ Luật Lao động 2012)
• Tiền lương là toàn bộ các khoản thù lao lao động được đo lường bằng
tiền mà doanh nghiệp/người sử dụng lao động phải trả cho người lao
động trên cơ sở hợp đồng lao động, thời gian, khối lượng và chất
lượng công việc mà họ đóng góp cho đơn vị. Đây là khoản thu nhập
mang tính thường xuyên mà nhân viên được hưởng từ công việc.
• Quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm tất cả các khoản tiền
lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương.
Phân loại tiền lương

Phân loại theo quan hệ với quá trình


Phân loại theo thời gian lao động
sản xuất

• Thường xuyên: Là toàn bộ tiền • Lương trực tiếp: là phần tiền lương
lương trả cho những lao động trả cho Lao động trực tiếp sản xuất
thường xuyên có trong danh sách chính là bộ phận nhân công trực tiếp
lương công ty. sản xuất hay trực tiếp tham gia vào
• Lương thời vụ: Là loại tiền lương quá trình sản xuất sản phẩm và thực
trả cho người lao động tạm thời hiện các lao vụ dịch vụ.
mang tính thời vụ. • Lương gián tiếp: là phần lương trả
cho người lao động gián tiếp sản
xuất, hay là bộ phận lao động tham
gia một cách gián tiếp vào quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp như bộ phận quản lý, hành
chính, kế toán…
Các khoản trích theo lương

Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế

• Mục đích sử dụng: Chi trả cho • Mục đích sử dụng: Thanh toán
người lao động trong các trường cho cơ sở khám chữa bệnh các
hợp người lao động ốm đau, thai khoản tiền thuốc, tiền khám, chữa
sản, tai nạn lao động, bệnh nghề bệnh trong các trường hợp người
nghiệp, hưu trí, tử tuất. lao động ốm đau, thai sản, tai nạn
• Nguồn hình thành: Trích nộp cho lao động.
cơ quan quản lí quỹ 25,5% trên • Nguồn hình thành: Trích nộp cho
tổng tiền lương tính bảo hiểm, trong cơ quan quản lí quỹ 4,5% trên tổng
đó: tiền lương tính bảo hiểm, trong đó:
• Doanh nghiệp/người sử dụng lao • Doanh nghiệp/người sử dung lao
động chịu 17,5% được tính vào động chịu 3% được tính vào chi
chi phí; phí;
• Người lao động chịu 8% trừ vào • Người lao động chịu 1,5% trừ vào
thu nhập. thu nhập.
Các khoản trích theo lương

Kinh phí công đoàn Bảo hiểm thất nghiệp

• Mục đích sử dụng: Chi trả cho • Mục đích sử dụng: Chi trả các
các hoạt động của tổ chức công khoản hỗ trợ cho người lao động
đoàn. trong thời gian thất nghiệp.
• Nguồn hình thành: Trích nộp cho • Nguồn hình thành: Nộp cho cơ
cơ quan quản lí quỹ 2% trên tổng quan quản lí quỹ 3% trên tổng tiền
tiền lương thực tế, trong đó: lương, trong đó:
• Doanh nghiệp/người sử dụng • Doanh nghiệp/người sử dụng
lao động chịu 2% được tính vào lao động chịu 1% được tính vào
chi phí. chi phí;
• Người lao động chịu 1% trừ vào
thu nhập;
• Nhà nước hỗ trợ 1%.
Các khoản trích theo lương

Chi phí Khấu trừ lương

BHXH 17,5% 8%

BHYT 3% 1,5%

KPCĐ 2%

BHTN 1% 1%

TỔNG 23,5% 10,5%


Quỹ lương
Lương trả
của Lương Lương Phụ cấp
cho người = + +
doanh cơ bản ngoài giờ và đãi ngộ
lao động
nghiệp
10,5%
89,5%
23,5% Lương
Đóng vào các
thuần (số
quỹ (BHXH,
thực nhận)
BHYT, BHTN)
(89,5%)

21,5%
2%
Khoản trích Kinh phí
theo lương công đoàn
Chứng từ kế toán tiền lương

• Kế toán số lượng lao động: • Kế toán kết quả lao động:


• Sổ theo dõi lao động. • Phiếu xác nhận công việc, sản
• Danh sách lao động. phẩm hoàn thành.
• Hợp đồng giao khoán. • Hợp đồng giao khoán.
• Biên bản nghiệm thu khối lượng • Bảng thống kê khối lượng sản phẩm.
công việc. • Các chứng từ khác:
• Kế toán thời gian lao động: • Bảng tính thuế thu nhập cá nhân.
• Bảng chấm công. • Bảng tính bảo hiểm xã hội, bảo
• Bảng lương đã phê duyệt. hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
• Phiếu báo làm thêm giờ. • Các quyết định lương, tăng lương,
quyết định thôi việc, chấm dứt hợp
đồng, thanh lý hợp đồng.
• Các hồ sơ giấy tờ khác có liên quan.
Chứng từ kế toán tiền lương

Để phản ánh và kế toán các nghiệp vụ liên quan đến các


khoản trích theo lương, kế toán cần sử dụng các chứng từ
sau:
• Bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội;
• Bảng kê trích nộp các khoản theo lương;
• Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội;
• Phiếu chi, ủy nhiệm chi.
Kế toán tiền lương

• Tính lương, các khoản phụ cấp phải trả:


Nợ TK 6411/6421/Có TK334
• Trích bảo hiểm XH, BHYT hàng tháng:
• Do DN đóng, tính vào chi phí:
Nợ TK 6411/6421/Có TK 338:
• Do người lao động đóng, trừ vào lương phải trả:
Nợ TK 334/Có TK 338:
Bài tập 1

1. DN tính tổng số tiền lương phải trả cho người lao động
trong tháng (đơn vị: triệu đồng)
• CN trực tiếp sản xuất PX1 là 400.000
• Nhân viên quản đốc phân xưởng là 10.000
• Nhân viên quản lý DN là 60.000
• Nhân viên bán hàng là 30.000
2. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định
3. Tính số tiền thưởng từ quỹ khen thưởng phúc lợi phải trả
CNV là 20.000
4. Trả lương cho CNV bằng chuyển khoản 350.000
Thuế thu nhập cá nhân

• Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế trực thu đánh
vào những người có thu nhập cao, bao gồm công dân Việt
Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài
có thu nhập, cá nhân là người không mang quốc tịch Việt
Nam nhưng định cư không thời hạn ở Việt Nam có thu
nhập và người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam.
Thuế thu nhập cá nhân

• Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế * Thuế suất


• Trong đó: Thu nhập tính thuế = Tổng Lương – Các khoản
giảm trừ
• Các khoản giảm trừ (tháng)= Mức thu nhập bản thân (11
triệu) + Số người phụ thuộc*4,4 triệu + Bảo hiểm bắt buộc
(10.5%)
Bậc Phần Thu Nhập Tính Phần Thu Nhập Tính Thuế
Thuế Thuế/Năm Thuế/Tháng (Triệu Suất (%)
(Triệu Đồng) Đồng)

1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35
• Chị Lan trong tháng 1/2021 có thu nhập 30 triệu/tháng và
đang nuôi hai con nhỏ. Ngoài ra chị Lan còn đóng góp 1
triệu cho một cơ sở nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và chi 2
triệu đồng để mua bảo hiểm bắt buộc.
• Hỏi chị Lan phải đóng bao nhiêu tiền thuế TNCN trong
tháng 1/2021 là bao nhiêu?
Thuế thu nhập cá nhân

• Giảm trừ gia cảnh= 11 triệu + 8,8 triệu (2 đứa con * 4,4 triệu)
= 19,8 triệu đồng
• Thu nhập tính thuế = 30 triệu – (19,8 triệu +1 triệu + 2 triệu)
= 7,2 triệu đồng
 chị Lan phải đóng ở bậc thuế 2 trong biểu thuế lũy tiến

• Thuế TNCN phải nộp = (5 triệu * 5%) + (7,2 triệu – 5 triệu)


x 10% = 470.000 đồng/tháng
Kế toán Thuế thu nhập cá nhân

• Hàng tháng, xác định thuế thu nhập cá nhân phải nộp, ghi:
Nợ TK 334
Có TK 3335: Thuế thu nhập cá nhân

• Khi nộp thuế thu nhập cá nhân vào ngân sách nhà nước,
ghi:
Nợ TK 3335: Thuế thu nhập cá nhân
Có TK 111, 1121
Kế toán trả lương cho người lao động

• Nợ TK 334/Có TK 1121: số tiền còn lại trả cho người lao


động sau khi khấu trừ BHXH, BHYT, BHTN, thuế thu nhập
cá nhân, phần lương đã tạm ứng…..

• Kế toán nộp BHXH, BHYT…


Nợ TK 338 (3382, 3383)/Có TK 1121
Bài tập 2

• Có tình hình thanh toán với NLĐ tại trong tháng 11/2018 như sau: đơn vị:
triệu đồng)
I. Tiền lương còn nợ CNV đầu tháng: 5
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:
1. Tính ra tổng số tiền lương phải trả CNV 300, trong đó CNTTSX: 200,
NVQLPX: 30, NVBH: 20, NVQLDN: 50
2. Tính ra tổng số tiền thưởng từ quỹ Khen thưởng phải trả CNV là 56,
trong đó CNTTSX: 25, NVQLPX: 10, NVBH: 11, NVQLDN: 10
3. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo quy định
4. Chi tiêu KPCĐ cho việc hiếu hỉ của DN bằng TM: 10
5. Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN cho cơ quan quản lý bằng CK
6. Thanh toán cho CNV bằng chuyển khoản: 80% lương còn nợ, 100%
tiền thưởng
III.Yêu cầu: định khoản, xác định số dư TK 334

You might also like