You are on page 1of 7

Chương 3 : Báo cáo Kết quả hoạt động Kinh doanh

1. Mô tả các thành phần của Báo cáo Kết quả hoạt động Kinh doanh :
Báo cáo Kết quả hoạt động Kinh doanh báo cáo Doanh thu và chi phí của công ty trong một khoảng
thời gian.
Phương trình của báo cáo KQHĐKD : Thu nhập ròng = Doanh thu - Chi phí
Theo cả US GAAP và IFRS của, báo cáo KQHĐKD và báo cáo thu nhập toàn diện có thể được trình bày
riêng biệt hoặc được trình bày cùng nhau dưới dạng một báo cáo thu nhập toàn diện.
Các nhà đầu tư kiểm tra báo cáo KQHĐKD của một công ty cho mục đích định giá trong khi người cho
vay kiểm tra để biết thông tin về khả năng của công ty trong việc thực hiện các khoản thanh toán lãi
và gốc đã hứa cho khoản nợ của mình.
2. Các thành phần chính của báo cáo kết quả kinh doanh

Doanh thu (Revenue): là số tiền thu (hoặc dự kiến sẽ thu được) được từ
việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ trong các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.

Chi phí (Expenses): phản ánh các dòng tiền chảy ra, khấu hao của tài sản
và các khoản trả nợ trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp. Việc
gộp chi phí có thể được thực hiện theo 2 cách:

 Gộp theo bản chất của chi phí: ví dụ như gộp chung sự hao mòn ước
tính của thiết bị sản xuất và cơ sở vật chất hành chính thành một
mục duy nhất là "khấu hao".
 Gộp theo chức năng của chi phí: ví dụ như nhóm các chi phí thành các
mục giá vốn hàng bán (có thể bao gồm chi phí lao động và vật liệu),
khấu hao, tiền lương

Doanh thu thuần (Net Revenue): là doanh thu đã loại bỏ đi các khoản giảm
trừ như: chiết khấu thương mại, hàng hóa bị trả lại, chiết khấu thanh toán

Lãi (Gain), lỗ (Loss) lần lượt là sự tăng và giảm lợi ích kinh tế, có thể phát
sinh hoặc không phát sinh trong các hoạt động kinh doanh chính của doanh
nghiệp. Ví dụ như khoản lãi/lỗ đến từ sự tăng/giảm giá ngoại tệ mà doanh
nghiệp đang nắm giữ

Lợi nhuận ròng (Net income) bằng doanh thu thuần (Net Revenue) trừ chi
phí (Expenses) trong các hoạt động thông thường của doanh nghiệp, cộng
thu nhập khác (Other Income) trừ chi phí khác (Other Expenses), cộng lãi
(Gain) trừ lỗ (Loss).

* Một công ty có thể trình bày báo cáo thu nhập của mình bằng cách sử dụng
định dạng một bước hoặc nhiều bước. Trong báo cáo một bước, tất cả các
khoản doanh thu được nhóm lại với nhau và tất cả các khoản chi phí được
nhóm lại với nhau. Định dạng nhiều bước bao gồm lợi nhuận gộp bằng doanh
thu trừ đi giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp là số tiền còn lại sau khi các chi phí trực tiếp của việc sản
xuất một sản phẩm hoặc dịch vụ được trừ khỏi doanh thu..
Trừ các chi phí hoạt động, chẳng hạn như chi phí bán hàng, chi phí chung và
chi phí quản lý doanh nghiệp khỏi lợi nhuận gộp sẽ tạo ra một tổng phụ khác
được gọi là lợi nhuận hoạt động hoặc thu nhập hoạt động.
Trừ đi chi phí lãi vay và thuế thu nhập từ lợi nhuận hoạt động sẽ tạo ra thu
nhập ròng của công ty, đôi khi được gọi là "thu nhập" hoặc "lợi nhuận cuối
cùng".
3. Ghi nhận Doanh thu

a. Nguyên tắc chung

 Thu nhập (Income) là lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức
các dòng vốn chảy vào; sự tăng lên của giá trị tài sản (enhancement
of assets); hoặc liên quan đến các khoản nợ phải trả làm tăng vốn
chủ sở hữu (liabilities that result in increased in equity); không liên
quan đến khoản đóng góp của các bên tham gia cổ phần.
 Trong IFRS, thuật ngữ “thu nhập” (Income) bao gồm doanh thu
(Revenue) và lợi nhuận (Profit). Lãi (Gain) tương tự như doanh thu,
nhưng chúng thường phát sinh từ các hoạt động phụ của công ty.
Việc ghi nhận doanh thu là doanh thu có thể xảy ra độc lập với sự
chuyển động của dòng tiền.

b. Chuẩn mực kế toán để ghi nhận doanh thu

b.1. Năm bước ghi nhận doanh thu

1. Xác định (các) hợp đồng với khách hàng.


2. Xác định các nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng.
3. Xác định giá.
4. Phân bổ giá cho từng lần thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng.
5. Ghi nhận doanh thu khi đơn vị thực hiện nghĩa vụ.

Đối với các hợp đồng dài hạn, doanh thu được ghi nhận dựa trên tiến độ của
công ty đối với việc hoàn thành nghĩa vụ thực hiện. Tiến độ hoàn thành có thể
được đo lường từ phía đầu vào (ví dụ: sử dụng tỷ lệ phần trăm chi phí hoàn
thành phát sinh tính đến ngày báo cáo). Tiến độ cũng có thể được đo lường
từ phía đầu ra, sử dụng các mốc kỹ thuật hoặc tỷ lệ phần trăm của tổng sản
lượng được phân phối cho đến ngày báo cáo.)

b.2. Đơn vị sẽ ghi nhận doanh thu khi có thể sau khi thực hiện nghĩa vụ thực
hiện bằng cách chuyển giao quyền sử dụng sản phẩm/dịch vụ cho khách
hàng. Các yếu tố cần xem xét khi đánh giá liệu khách hàng có quyền được
sử dụng tài sản/dịch vụ tại một thời điểm hay không:

1. Doanh nghiệp có quyền hợp pháp được nhận khoản thanh toán.
2. Khách hàng có quyền hợp pháp đối với sản phẩm/dịch vụ.
3. Khách hàng sở hữu sản phẩm/dịch vụ.
4. Khách hàng có những rủi ro nhất định khi có được quyền sở hữu
5. Khách hàng đã chấp nhận tài sản.

4. Ghi nhận chi phí


Nếu báo cáo tài chính được lập trên cơ sở tiền mặt, thì việc ghi nhận
doanh thu và chi phí sẽ không phải là vấn đề. Công ty sẽ chỉ ghi nhận
tiền mặt nhận được là doanh thu và các khoản thanh toán bằng tiền mặt
là chi phí.

Còn khi ghi nhận Theo phương pháp kế toán dồn tích, việc ghi nhận chi phí
dựa trên nguyên tắc phù hợp, theo đó các chi phí để tạo ra doanh thu được
ghi nhận cùng kỳ với doanh thu.

Ví dụ : Hàng tồn kho là một ví dụ điển hình. Giả sử hàng tồn kho được mua
trong quý thứ tư của một năm và được bán trong quý đầu tiên của năm tiếp
theo. Sử dụng nguyên tắc phù hợp, cả doanh thu và chi phí (giá vốn hàng
bán) đều được ghi nhận vào quý đầu tiên khi hàng tồn kho được bán, không
phải là thời kỳ hàng tồn kho được mua.

Không phải tất cả các khoản chi phí đều có thể tạo ra doanh thu. Những chi
phí này được gọi là chi phí thời kỳ, chẳng hạn như chi phí quản lý, được tính
trong kỳ phát sinh.

a. Ghi nhận chi phí hàng tồn kho :

 Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản
xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất.

Hàng tồn kho bao gồm :

+ Hàng hoá mua về đang đi trên đường (hàng hoá tồn kho, hàng hoá bất
động sản, hàng mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng hoá gửi đi gia
công chế biến.

+ Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán.

+ Sản phẩm dỡ dang (sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành
chưa làm thủ tục nhập kho).

+ Nguyên liệu, vật liệu.

+ Hàng hóa được giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp

 Theo phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO), mặt hàng được mua
đầu tiên được giả định là mặt hàng đầu tiên được bán. Giá vốn hàng tồn
kho thu được trước (hàng tồn kho đầu kỳ và hàng mua sớm) được sử
dụng để tính giá vốn hàng bán trong kỳ. Chi phí của các lần mua gần đây
nhất được sử dụng để tính toán hàng tồn kho cuối kỳ. FIFO thích hợp cho
hàng tồn kho có thời hạn sử dụng hạn chế.

Ví dụ: một công ty sản phẩm thực phẩm sẽ bán hàng tồn kho mua sớm
nhất của mình trước để giữ cho hàng tồn kho luôn mới.
 Theo phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO), mặt hàng cuối cùng
được mua được giả định là mặt hàng đầu tiên được bán. Giá vốn hàng
tồn kho mua gần đây nhất được xác định vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
Chi phí của lần mua đầu kỳ và hàng mua trước đó được dùng để tính cho
hàng tồn kho cuối kỳ. LIFO thích hợp cho hàng tồn kho không bị giảm
chất lượng theo thời gian. ( phương pháp k còn đc dùng ở VN )

Ví dụ, một nhà phân phối than sẽ bán than từ trên cùng của đống than trước

{ Tại Hoa Kỳ, LIFO phổ biến vì lợi ích về thuế thu nhập. Trong môi trường lạm
phát, LIFO dẫn đến giá vốn hàng bán cao hơn. Giá vốn hàng bán cao hơn
dẫn đến thu nhập chịu thuế thấp hơn và do đó, thuế thu nhập sẽ thấp hơn.}

 Phương pháp chi phí bình quân gia quyền không đưa ra giả định về lưu
chuyển vật chất của hàng tồn kho. Nó phổ biến vì dễ sử dụng, tuy nhiên
độ chính xác không cao, k đáp ứng được nguyên tắc phù hợp giữa doanh
thu và chi phí. Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau
từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh
nghiệp.

Công thức tính theo từng kỳ :

FIFO và chi phí trung bình được cho phép theo cả US GAAP và IFRS . LIFO
được phép theo US GAAP nhưng bị cấm theo IFRS.

b. Ghi nhận Các khoản nợ khó đòi (Doubtful Account)

Khi một công ty bán chịu sản phẩm hoặc dịch vụ của cho khách hàng, sẽ có
khả năng khách hàng sẽ không thể trả tiền cho mình. Để ghi nhận tổn thất từ
hoạt động này thì công ty phải đợi khách hàng vỡ nợ. Chỉ khi đó, công ty mới
ghi nhận tổn thất (phương pháp xóa sổ trực tiếp). Tuy nhiên theo nguyên tắc
phù hợp, tại thời điểm công ty ghi nhận doanh thu, họ bắt buộc phải ước tính
về mức doanh thu sẽ không thể thu được. Các công ty đưa ra các ước tính
như vậy dựa trên kinh nghiệm trước đó với các khoản phải thu. Các ước tính
đó có thể được biểu thị bằng tỷ lệ giữa tổng số tiền bán hàng, tổng số các
khoản phải thu hoặc số khoản phải thu quá hạn trong một khoảng thời gian
cụ thể. Công ty ghi nhận ước tính các khoản không thể thu hồi được như một
khoản chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

c. Ghi nhận Chi phí Bảo hành :

Nếu sản phẩm được bảo hành theo các điều khoản của bảo hành, công ty sẽ
phải chịu một khoản chi phí để sửa chữa hoặc thay thế sản phẩm. Theo
nguyên tắc phù hợp, một công ty được yêu cầu ước tính số lượng chi phí
trong tương lai phát sinh từ bảo hành của mình, ghi nhận chi phí bảo hành
ước tính trong thời gian bán và cập nhật chi phí trong suốt thời gian bảo
hành.

d. Ghi nhận chi phí khấu hao :

 Tài sản dài hạn (long-lived assets) là tài sản được kỳ vọng sẽ mang lại lợi
ích kinh tế trong một khoảng thời gian tương lai lớn hơn một năm. Các
chi phí của hầu hết được phân bổ theo khoảng thời gian mà chúng mang
lại lợi ích kinh tế đối với chủ sở hữu. Hai loại tài sản mà chi phí của chúng
không được phân bổ theo thời gian là đất đai và những tài sản vô hình
(intangible assets có thời gian hữu dụng vô thời hạn. Lợi thế thương mại
(Goodwill) và tài sản vô hình không thời hạn (Intangible assets with
indefinite life) không được khấu hao. Thay vào đó, chúng được định giá
lại ít nhất hàng năm để cập nhật về giá trị hiện tại của chúng và đưa lên
các báo cáo tài chính.

 Khấu hao (Depreciation hoặc Amortization) là quá trình phân bổ một cách
có hệ thống các chi phí của tài sản dài hạn trong khoảng thời gian mà tài
sản đó dự kiến mang lại lợi ích kinh tế.

 Khấu hao tài sản hữu hình (Depreciation) là thuật ngữ thường được áp
dụng cho tài sản dài hạn hữu hình như nhà máy và thiết bị (đất đai không
bị khấu hao)

 Khấu hao tài sản vô hình (Amortization) là thuật ngữ thường được áp
dụng cho tài sản dài hạn vô hình có thời gian sử dụng hữu ích được xác
định (finite useful life)

 Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng
cho mục đích báo cáo tài chính. Phương pháp đường thẳng ghi nhận
chi phí khấu hao mỗi kỳ bằng nhau. Tuy nhiên, hầu hết các tài sản tạo ra
nhiều lợi ích hơn trong những năm đầu của đời sống kinh tế và ít lợi ích
hơn trong những năm sau đó. Trong trường hợp này, phương pháp
khấu hao nhanh ( accelerated depreciation method )sẽ phù hợp hơn để
khớp chi phí với doanh thu.

 Khấu hao đường thẳng (SL) phân bổ số tiền khấu hao bằng nhau mỗi
năm trong suốt thời gian hữu dụng của tài sản như sau:

Cost − Residual Value


SL depreciation expense =
Useful life

 Khấu hao nhanh tăng tốc độ ghi nhận chi phí khấu hao một cách có hệ thống để
ghi nhận nhiều chi phí khấu hao hơn trong những năm đầu của vòng đời tài
sản và ít chi phí khấu hao hơn trong những năm cuối vòng đời của tài sản.
Tổng chi phí khấu hao trong suốt thời gian sử dụng của tài sản sẽ giống như
nếu sử dụng khấu hao theo đường thẳng. Một phương pháp khấu hao nhanh
thường được sử dụng là phương pháp số dư giảm dần (diminishing balance
method)

4. Các khoản mục hoạt động không định kỳ và các khoản mục không liên quan đến
hoạt động sản xuất, kinh doanh

a. Hạng mục đã bị loại bỏ

Khi một công ty từ bỏ hoặc lên kế hoạch loại bỏ một trong các hoạt động kinh doanh
của mình, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ báo cáo riêng ảnh hưởng của việc
loại bỏ này là hoạt động “bị ngừng lại” theo cả tiêu chuẩn của IFRS và US GAAP.

b. Các hạng mục hoạt động không định kỳ

Theo US GAAP, các hạng mục bất thường (unusual) hoặc không thường xuyên
(infrequent) được báo cáo như một phần trong các hoạt động kinh doanh của công ty
nhưng được trình bày riêng.

c. Những thay đổi trong chính sách kế toán

Đôi khi, các nhà xây dựng tiêu chuẩn ban hành các tiêu chuẩn mới yêu cầu các công
ty phải thay đổi chính sách kế toán. Tùy thuộc vào chuẩn mực, các công ty có thể áp
dụng các chuẩn mực mới trong tương lai hoặc áp dụng theo cách thức điều chỉnh
hồi tố (retrospectively) (điều chỉnh báo cáo tài chính đã lập trong quá khứ).

Điều chỉnh hồi tố có nghĩa là báo cáo tài chính cho tất cả các năm tài chính được trình
bày được trình bày như thể nguyên tắc kế toán mới đã được sử dụng trong toàn bộ
thời kỳ đó. Thuyết minh báo cáo tài chính phải mô tả sự thay đổi và giải thích lý do.

Ngược lại với những thay đổi trong chính sách kế toán, các công ty đôi khi thực hiện
các thay đổi trong ước tính kế toán (chẳng hạn như thay đổi thời gian sử dụng hữu ích
của tài sản có thể khấu hao), những thay đổi đáng kể cần được trình bày trong thuyết
minh. Những điều chỉnh này được áp dụng cho các báo cáo tài chính kể cả trong quá
khứ và tương lai

Một điều chỉnh khác có thể xảy ra là khắc phục sai sót của kỳ trước. Việc điều chỉnh
các báo cáo tài chính các kỳ trước (restate) được trình bày trong báo cáo tài chính hiện
tại.

5. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS)

a. Cấu trúc vốn đơn giản và phức tạp

Khi một công ty phát hành bất kỳ công cụ tài chính nào có khả năng chuyển
đổi thành cổ phiếu phổ thông: trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi có thể
chuyển đổi, quyền chọn mua cổ phiếu cho nhân viên và chứng quyền, thì
công ty đó được cho là có cấu trúc vốn phức tạp. Nếu cấu trúc vốn của một
công ty không bao gồm các công cụ tài chính có khả năng chuyển đổi như
vậy, thì nó được cho là có cấu trúc vốn đơn giản.
b. EPS cơ bản

EPS cơ bản là số thu nhập dành cho cổ đông phổ thông chia cho bình quân
gia quyền số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong một thời kỳ. Mức thu
nhập dành cho cổ đông phổ thông là số thu nhập ròng còn lại sau khi cổ tức
ưu đãi (nếu có) đã được trả. Do đó, công thức để tính EPS cơ bản là:

c. EPS pha loãng

Theo định nghĩa, EPS pha loãng luôn bằng hoặc nhỏ hơn EPS cơ bản. Các
phần dưới đây mô tả ảnh hưởng của ba loại công cụ tài chính có khả năng
suy yếu đối với EPS pha loãng: ưu đãi có thể chuyển đổi, nợ có thể chuyển
đổi và quyền chọn mua cổ phiếu của nhân viên. Phần cuối cùng giải thích lý
do tại sao không phải tất cả các công cụ tài chính có khả năng suy giảm đều
thực sự dẫn đến sự khác biệt giữa EPS cơ bản và pha loãng.

You might also like