You are on page 1of 5

BÀI NGHIÊN CỨU

Giải thích khái niệm và đặc điểm các thuật ngữ sau:
+ Giá trị thuần có thể thực hiện được của tài sản
+ Giá gốc của tài sản (historical value)
+ Giá trị ròng của tài sản và giá trị hiện tại của tài sản (net value, present value)
+ Giá trị ước tính và giá trị hợp lý
+ Giá trị còn lại (residual value)
+ Giá vốn
+ Giá cả của tài sản (Price)
+ Giá trị tuyên bố (Value Proposition)
+ Giá trị doanh nghiệp
Cho ví dụ minh họa xuyên suốt các khái niệm?
(Chú ý: Sắp xếp và phân loại các thuật ngữ thành các nhóm tiêu chí như: kinh
doanh, đầu tư, kế toán, quản trị / Gạch chân hoặc bôi đậm những key word trong
bài viết – Nhớ trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo).
 
Làm trên WORD, đính kèm và hạn nộp cuối cùng là ngày: 9h sáng thứ 6, ngày 25
tháng 3 năm 2022.

Bài làm:
1. Giá trị thuần có thể thực hiện được của tài sản
Giá trị thuần thuần có thể thực hiện được của tài sản (Net Realizable Value - NRV)
có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh
doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thiện sản phẩm và chi phí ước
tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
NRV được sử dụng để đánh giá giá trị tài sản cho nghiệp vụ kế toán hàng tồn kho.
Phương pháp này được sử dụng trong cả Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung
(GAAP) và Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS).
Hai trong số các tài sản lớn nhất mà một công ty có thể liệt kê trên bảng cân đối kế
toán là các khoản phải thu và hàng tồn kho. NRV được sử dụng để định giá cả hai
loại tài sản này.
Ví dụ: Giá bán dự kiến của hàng tồn kho là $ 5,000. Tuy nhiên, ABC cần chi 800
đô la để hoàn thành hàng hóa và thêm 200 đô la cho chi phí vận chuyển. Xem xét
thông tin có sẵn, giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải được
tính theo cách sau:
NRV = 5.000 đô la – (800 đô la + 200 đô la) =  4.000 đô la
2. Giá gốc của tài sản (historical value)
Giá gốc của tài sản là giá trị khoản tiền hoặc tương đương tiền mà đơn vị kế toán đã
trả, phải trả để có được tài sản; hoặc tính theo giá trị hợp lí của tài sản đó vào thời
điểm tài sản được khi nhận.
Phân loại giá gốc của tài sản
(1) Giá gốc của tài sản tại thời điểm ghi nhận ban đầu
(2) Giá gốc của tài sản tại thời điểm sau ghi nhận ban đầu
(3) Giá gốc của tài sản tại thời điểm lập báo cáo kế toán
Giá gốc tài sản cuối kì = Giá gốc tài sản đầu kì + Giá gốc tài sản tăng trong kì - Giá
gốc tài sản giảm trong kì
- Ưu điểm
Cơ sở giá gốc có cách tiếp cận đơn giản, đảm bảo được tính thích hợp và đáng tin
cậy của thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng. 
- Hạn chế
Bên cạnh ưu điểm kể trên cơ sở giá gốc có hạn chế là cung cấp thông tin quá khứ
nên không thích hợp với các quyết định trong tình hình kinh doanh hiện tại theo
nền kinh tế thị trường.
Ví dụ: Công ty TNHH A mua một số lượng điều hòa trị giá 40.000.000 đồng chưa
bao gồm thuế GTGT 10%
Chi phí vận chuyển : 1.500.000 đồng (chưa bao gồm thuế GTGT 10%)
Chi phí lắp đặt: 1.000.000 đồng
Như vậy theo nguyên tắc giá gốc thì nguyên giá của máy điều hòa là = 40.000.000
+ 1.500.000 + 1.000.000 = 42.500.000 đồng
3. Giá trị ròng của tài sản và giá trị hiện tại của tài sản (net value, present value)
* Giá trị ròng của tài sản là giá trị của tất cả tài sản tài chính và phi tài chính đang
sở hữu trừ đi tất cả các khoản nợ chưa thanh toán. Trong đó tài sản bao gồm tiền
mặt và các khoản đầu tư, bất động sản, xe ô tô hoặc bất kỳ thứ gì khác có giá trị mà
bạn sở hữu. Nợ chưa thanh toán hay nợ phải trả là những gì cá nhân nợ trên các tài
sản đó – bao gồm các khoản vay mua xe, thế chấp của cá nhân và nợ vay bạn bè,
người thân.
Nói cách khác, giá trị tài sản ròng là những gì được sở hữu trừ đi những gì còn nợ.
Giá trị tài sản ròng có thể áp dụng cho cá nhân, công ty và chính phủ hoặc toàn bộ
các quốc gia.
Công thức tính giá trị ròng:
Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản – Nợ phải trả
Ví dụ: Một công ty có khoản nợ phải trả 45 triệu USD và tài sản có giá trị 65 triệu
USD thì giá trị tài sản ròng của cổ đông công ty là: 65 triệu – 45 triệu = 20 triệu
USD.
- Đối với cá nhân
Đối với cá nhân, giá trị ròng hoặc của cải là giá trị tài sản của cá nhân trừ đi các
khoản nợ. Ví dụ về các tài sản mà một cá nhân sẽ tính vào giá trị ròng của họ bao
gồm tài khoản hưu trí, các khoản đầu tư khác, nhà và xe. Nợ phải trả bao gồm cả nợ
có bảo đảm (như thế chấp nhà) và nợ không có bảo đảm (như nợ tiêu dùng hoặc
vay cá nhân).
Thông thường các tài sản vô hình như bằng cấp giáo dục không được tính vào giá
trị ròng, mặc dù các tài sản đó đóng góp tích cực vào tình hình tài chính chung của
một người.
- Đối với công ty
Giá trị tài sản ròng trong kinh doanh còn được gọi là giá trị sổ sách hoặc vốn chủ sở
hữu riêng. Nó thường dựa trên giá trị của tất cả tài sản và nợ phải trả được thể hiện
trên báo cáo tài chính. Trong bảng cân đối kế toán, nếu các khoản lỗ lũy kế vượt
quá vốn chủ sở hữu của cổ đông, giá trị ròng sẽ mang giá trị âm.
- Đối với chính phủ
Bảng cân đối kế toán bao gồm tất cả các tài sản và nợ cũng có thể được xây dựng
cho các chính phủ. So với nợ chính phủ, giá trị ròng của chính phủ là thước đo thay
thế cho sức mạnh tài chính của chính phủ.
- Đối với quốc gia
Giá trị ròng của một quốc gia được tính bằng tổng giá trị ròng của tất cả các công
ty và cá nhân cư trú tại quốc gia này, cộng với giá trị ròng của chính phủ.
* Giá trị hiện tại (present value)
Giá trị hiện tại (present value) là giá trị hiện tại của một khoản thanh toán hay một
dòng tiền thanh toán đến hạn phải trả vào thời điểm xác định trong tương lai, được
khấu trừ theo lãi suất ghép hay suất chiết khấu. Giá trị hiện tại của một dòng tiền
mặt sẽ có giá trị thấp hơn tổng của dòng tiền mặt sẽ nhận được hay tiết kiệm được
theo thời gian. Hạch toán theo giá trị hiện tại được sử dụng rộng rãi trong việc phân
tích dòng tiền mặt chiết khấu.
4. Giá trị ước tính và giá trị hợp lý
Giá trị hợp lý là cơ sở tính giá phản ánh mức giá kỳ vọng của thị trường hiện tại và
tương lai đối với một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả.
5. Giá trị còn lại (residual value)
Giá trị còn lại là giá trị dự kiến hay giá trị thị trường hợp lý của một tài sản khi hết
hạn thuê mua. Giá trị thị trường hợp lý được xác định bằng bản thỏa thuận hay
bằng sự thẩm định. Trong hợp đồng thuê mua mở, một hợp đồng thuê mua tiêu
dùng thường dùng trong tài trợ mua xe, người ký hợp đồng có quyền chọn mua xe
theo giá trị còn lại chấp nhận. Theo quy định của Dự trữ Liên bang, các công ty cổ
phần ngân hàng được phép chấp nhận giá trị còn lại không lớn hơn 25% của chi phí
mua tài sản.
Ví dụ: Công ty mua một xe ô tô chở hàng với thời gian sử dụng 25 năm. giá trị
chiếc xe sau 25 năm sử dụng chính là giá trị còn lại.
6. Giá vốn
Giá vốn hàng bán là chi phí trực tiếp để sản xuất hàng hóa bán ra của một công ty.
Số tiền này bao gồm chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp sử dụng để tạo
ra hàng hóa. Nó không bao gồm các chi phí gián tiếp, chẳng hạn như chi phí phân
phối và chi phí lực lượng bán hàng.
Giá vốn hàng bán là một số liệu quan trọng trên báo cáo tài chính vì nó được trừ
khỏi doanh thu của một công ty để xác định lợi nhuận gộp của công ty. Lợi nhuận
gộp là một thước đo khả năng sinh lời để đánh giá mức độ hiệu quả của một công
ty trong việc quản lý lao động và vật tư của mình trong quá trình sản xuất. Biết
được giá vốn hàng bán giúp các nhà phân tích, nhà đầu tư và nhà quản lý ước tính
lợi nhuận của công ty. Nếu giá vốn hàng bán tăng, thu nhập ròng sẽ giảm.
Ví dụ: Doanh nghiệp bạn bán 1 cái ghế với giá 15 đồng, tuy nhiên trong đó có 5
đồng dùng để mua nguyên vật liệu, chi phí lắp ráp, nhân công chế tạo và vận
chuyển,... thì 5 đồng này được gọi là giá vốn.
7. Giá cả của tài sản (Price)
8. Giá trị tuyên bố (Value Proposition)
Giá trị tuyên bố là giá trị mà một công ty hứa sẽ cung cấp cho khách hàng nếu họ
chọn mua sản phẩm của công ty mình. Giá trị tuyên bố cũng là một lời bày tỏ về ý
định hoặc một lời tuyên bố nhằm giới thiệu thương hiệu của công ty với người tiêu
dùng, bằng cách khách hàng biết công ty đại diện cho điều gì, cách thức hoạt động
và lí do công ty lựa chọn thương hiệu đó.
Giá trị tuyên bố có thể được trình bày dưới dạng một lời tuyên bố kinh doanh hoặc
tuyên bố trong marketing mà công ty sử dụng để tóm tắt lí do tại sao người tiêu
dùng nên mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của họ. 
Ví dụ: Apple iPhone- trải nghiệm là sản phẩm, Slack- Năng suất hơn trong công
việc với nỗ lực ít hơn
9. Giá trị doanh nghiệp
Giá trị doanh nghiệp (Enterprise Value, viết tắt là EV) được hiểu chung là biểu hiện
bằng tiền của toàn bộ các khoản lợi ích hay thu nhập mà doanh nghiệp có thể thu
được trong tương lai. Xác định giá trị doanh nghiệp được hiểu và thừa nhận một
cách rộng rãi là việc: điều tra chi tiết và đánh giá các hoạt động của công ty nhằm
xác định giá trị hiện hữu và tiềm năng của một doanh nghiệp.
Giá trị doanh nghiệp thể hiện các giá trị tại thời điểm khác nhau phản ánh bởi cổ
phiếu phát hành. Được hiểu là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản lợi ích
hay thu nhập mà doanh nghiệp có thể thu được trong tương lai. Giá trị này phải
được xác định trên các căn cứ ở hiện tại. Tại các dấu móc khác nhau, cá giá trị sinh
ra và phản ánh cho doanh nghiệp cũng khác nhau. Xác định giá trị doanh nghiệp là
việc: điều tra chi tiết và đánh giá các hoạt động của công ty. Nhằm xác định giá trị
hiện hữu và tiềm năng của một doanh nghiệp. Như vậy trong tương lai có thể đánh
giá với giá trị doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm.

Với cách tiếp cận theo tình trạng doanh nghiệp. Có thể phản ánh giá trị doanh
nghiệp thông qua: Giá trị thị trường, giá trị sổ sách, giá trị thanh lí và giá trị còn lại
(giá trị thu hồi), giá trị hoạt động. Đây là các phản ánh khác nhau, từ đó cũng thể
hiện giá trị doanh nghiệp theo nó.

– Giá trị thị trường là giá trị phản ánh các định giá dựa trên yếu tố thị trường. Khi
đó, doanh nghiệp tiến hành xác định các tài sản của mình. Cùng với xem xét các tài
sản tương tự trên thị trường. Từ đó xác định được tổng giá trị các tài sản doanh
nghiệp.

– Giá trị thanh lý: Được xác định khi doanh nghiệp phá sản và tiến hành hoạt động
thanh lý tài sản. Các tài sản được tham gia thanh lý là tài sản hữu hình. Bao gồm
bất động sản, hàng tồn kho, máy móc thiết bị. Giá trị doanh nghiệp khi thanh lý
thường thấp.

https://isinhvien.com/gia-tri-thuan-co-the-thuc-hien-duoc-la-gi-cach-tinh/

https://vietnambiz.vn/gia-goc-cua-tai-san-historical-cost-of-assets-la-gi-uu-va-
nhuoc-diem-cua-co-so-gia-goc-20190908235713967.htm#:~:text=Gi
%C3%A1%20g%E1%BB%91c%20c%E1%BB%A7a%20t%C3%A0i%20s
%E1%BA%A3n%20trong%20ti%E1%BA%BFng%20Anh
%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20g%E1%BB%8Di,t%C3%A0i%20s
%E1%BA%A3n%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20khi%20nh%E1%BA
%ADn.

You might also like