You are on page 1of 17

Chuẩn mực kế toán số 14: Doanh thu, thu nhập khác

1. Giới thiệu sự ra đời của chuẩn mực kế toán số 14


Tại Việt Nam, để có 1 quy định về doanh thu nhà nước thì Bộ tài chính đã ban hành
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 (VAS 14)
- Mục đích: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh
thu và thu nhập khác, gồm: Các loại doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu,
phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập
báo cáo tài chính.
- Phạm vi áp dụng: Chuẩn mực này áp dụng trong kế toán các khoản doanh thu và thu
nhập khác phát sinh từ các giao dịch và nghiệp vụ sau:
(a) Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hóa mua vào.
(b) Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một
hoặc nhiều kỳ kế toán.
(c) Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia.
(d) Các khoản thu nhập khác ngoài các giao dịch và nghiệp vụ tạo ra doanh thu kể
trên (Nội dung các khoản thu nhập khác quy định tại đoạn 30).
- Chuẩn mực này không áp dụng cho kế toán các khoản doanh thu và thu nhập khác
được quy định ở các chuẩn mực kế toán khác.
2. Giới thiệu tên chuẩn mực quốc tế có liên quan
IFRS 15: DOANH THU TỪ HỢP ĐỒNG VỚI KHÁCH HÀNG
Doanh thu là một thông tin quan trọng đối với người đọc báo cáo tài chính, nó được sử
dụng để đánh giá hoạt động kinh doanh và vị trí tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên
các hướng dẫn trước đây về ghi nhận doanh thu theo IFRS và US GAAP (Những nguyên
tắc kế toán chung được thừa nhận Mỹ - US Generally Accepted Accounting Principles) có
sự khác biệt và cả hai đều cần cải tiến. Chính vì vậy hai tổ chức ban hành chuẩn mực
IASB và FASB (Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ - Financial Accounting
Standards Board) đã triển khai một dự án kết hợp để làm rõ các nguyên tắc ghi nhận
doanh thu cũng như xây dựng một chuẩn mực chung về ghi nhận doanh thu. Dự án này
bắt đầu từ tháng 10/2002 và kết quả là IFRS 15 – Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng
được ban hành vào tháng 5/2014 và có hiệu lực từ kỳ kế toán bắt đầu ngày 1/1/2017.
IFRS 15 ra đời thay thế các chuẩn mực và quy định sau:
- IAS 11; IAS 18; IFRIC 13; IFRIC 15; IFRIC 18 của IASB
- SIC 31 của FASB
3. Nội dung chuẩn mực
04. Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được
hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế,
không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu (Ví
dụ: Khi người nhận đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị chủ hàng, thì doanh thu của
người nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng được hưởng). Các khoản góp vốn của cổ đông
hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu.
- Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh kế doanh nghiệp đã thu được
hoặc sẽ thu được, góp phân làm tắng vốn chủ sở hữu
- Các khoản thu hộ bên thứ 3 ko làm tăng vốn chủ sở hữu nên ko phải doanh thu
- Các khoán góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn CSG nhưng ko là doanh
thu (do chưa chắc đã làm tăng lợi ích kinh tế)
VD: Khoản nợ không có khả năng thu hồi thì phải xóa sổ.
2.1 Xác định doanh thu
05. Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.
06. (giải thích thêm cho đoạn 05) Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi
thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định
bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản
chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị
trả lại.
VD: Công ty A bán cho cty B lô hàng hóa trị giá 150trđ (chưa thuế GTGT 10%). Giá vốn
của lô hàng này là 80trđ. Công ty B đã thanh toán cho cty A bằng CK, Do thanh toán
sớm nên công ty A cho Cty hưởng chiết khấu 1%
- BT 1: giá vốn Nợ 632/ 156:80
- BT 2: phản ánh doanh thu
Nợ 112: 165
Có 511: 150
Có 33311: 15
- BT 3: Phản ánh số tiền cho B hưởng CK
Nợ TK 635: 1%* 165 = 1,65
Có TK 112: 1,65
=> Dt cty A thu được: 150 -1.65 = 148,35
07. Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu
được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong
tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành.
Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu
được trong tương lai. (bán hàng trả góp)
( Đoạn này đề cập đến doanh khi bán hàng trả góp sẽ được ghi nhận theo giá trị hiện
tại sẽ nhỏ hơn số tiền sẽ thu được trong tương lai do : doanh thu hiện tại + tiền lãi =
số thu được trong tương lai.
Phù hợp với việc ghi nhận doanh thu trong trường hợp bán hàng trả góp. Xác định giá
trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu giống như xác định giá trị hiện tại của
khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.)
VD: Công ty A là công ty bán đồ dùng điện máy các loại, trong tháng bán cho khách
hàng B một chiếc tủ lạnh theo phương thức trả góp trả chậm trong vòng 1 năm với giá
15trđ (chưa có thuế GTGT 10%). Biết rằng, nếu cùng thời điểm này khách hàng B thanh
toán ngay thì chỉ phải thanh toán với giá 13trđ (chưa có thuế GTGT 10%). Gía vốn của tủ
lạnh là 11trđ. (Đvt: Trđ)
- BT1: Phản ánh giá vốn hàng bán
Nợ TK 632: 11
Có Tk 156: 11
- BT2: Phản ánh doanh thu
Nợ TK 131: 17,6
Có TK 511: 13
Có Tk 33311: 1,3
Có Tk 3387: 3,3
- Khi thu được tiền
Nợ TK 111,112: 17,6
Có TK 131: 17,6
- Ghi nhận tiền lãi trả chậm trả góp
Nợ TK 3387: 3,3
Có TK 515: 3,3
08. Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về
bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.
Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác không tương
tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu. Trường hợp này
doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về, sau khi
điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm. Khi không
xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác
định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các
khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.
2.2 Nhận biết giao dịch
09. Tiêu chuẩn nhận biết giao dịch trong chuẩn mực này được áp dụng riêng biệt cho
từng giao dịch. Trong một số trường hợp, các tiêu chuẩn nhận biết giao dịch cần áp
dụng tách biệt cho từng bộ phận của một giao dịch đơn lẻ để phản ánh bản chất của
giao dịch đó.
Ví dụ: khi trong giá bán một sản phẩm có một khoản đã định trước cho việc cung cấp
dịch vụ sau bán hàng thì khoản doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ sau bán hàng sẽ
được dời lại cho đến khi doanh nghiệp thực hiện dịch vụ đó. Tiêu chuẩn nhận biết giao
dịch còn được áp dụng cho hai hay nhiều giao dịch đồng thời có quan hệ với nhau về
mặt thương mại. Trường hợp này phải xem xét chúng trong mối quan hệ tổng thể. Ví
dụ, doanh nghiệp thực hiện việc bán hàng và đồng thời ký một hợp đồng khác để mua
lại chính các hàng hóa đó sau một thời gian thì phải đồng thời xem xét cả hai hợp đồng
và doanh thu không được ghi nhận.
3.3 Doanh thu bán hàng
10. Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện
sau:
(a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản
phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
(b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng
hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;  Xác định là bao nhiêu tiền
(d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được (VAS 01, nguyên tắc cơ sở dồn tích) lợi
ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;  Khách hàng thanh toán ngay hoặc chấp nhận thanh
toán
(e) Xác định được chi phí liên quan (VAS 01, nguyên tắc phù hợp) đến giao dịch bán
hàng. (632, 641, 642)
VD: Công ty A bán cho công ty B lô hàng hóa giá trị 150trđ (chưa thuế GTGt 10%). Giá
Vốn của lô hàng này là 80trđ. Công ty B đã thanh toán cho công ty A bằng chuyển khoản
và được hưởng khoản giảm giá hàng bán 1% trừ ngay vào số tiền phải trả do công ty B
thấy lô hàng có một số sai sót. (ĐVT trđ)
Tại công ty A hạch toán như sau:
- BT1: Phản ánh giá vốn
Nợ TK 632: 80
Có TK 156: 80
- BT2: Phản ánh doanh thu bán hàng
Nợ TK 112: 163,35
Có TK 511: 150 – (1%*150) = 148,5
Có TK 3331: 14,85
11. (Giải thích cho đoạn 10) Doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn
rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong từng trường
hợp cụ thể. Trong hầu hết các trường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng
với thời điểm chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền kiểm
soát (bán hàng trả góp mới chỉ chuyển giao phần lớn quyền kiểm soát mà chưa chuyển
giao quyền sở hữu) hàng hóa cho người mua.
12. (Giải thích cho đoạn 11) Trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn
liền với quyền sở hữu hàng hóa thì giao dịch không được coi là hoạt động bán hàng và
doanh thu không được ghi nhận. Doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro gắn liền với quyền
sở hữu hàng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau, như:
(a) Doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho tài sản được hoạt động
bình thường mà việc này không nằm trong các điều khoản bảo hành thông thường;
(b) Khi việc thanh toán tiền bán hàng còn chưa chắc chắn vì phụ thuộc vào người mua
hàng hóa đó; (bán hàng theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận)
(c) Khi hàng hóa được giao còn chờ lắp đặt và việc lắp đặt đó là một phần quan trọng
của hợp đồng mà doanh nghiệp chưa hoàn thành;
(d) Khi người mua có quyền huỷ bỏ việc mua hàng vì một lý do nào đó được nêu trong
hợp đồng mua bán và doanh nghiệp chưa chắc chắn về khả năng hàng bán có bị trả lại
hay không.
VD: Công ty A gửi cho đại lý B bán hàng đúng giá hưởng hoa hồng, trị giá hàng gửi bán là
60trđ. Khi giao hàng đi bán công ty A chỉ hạch toán như sau:
Nợ TK 157: 60
Có TK 156: 60
 Chưa ghi nhận doanh thu và giá vốn. Khi nào đại lý B thông báo bán được hàng và
chuyển tiền thì khoản doanh thu được ghi nhận.
13. (Giải thích cho đoạn 11) Nếu doanh nghiệp chỉ còn phải chịu một phần nhỏ rủi ro gắn
liền với quyền sở hữu hàng hóa thì việc bán hàng được xác định và doanh thu được ghi
nhận. Ví dụ doanh nghiệp còn nắm giữ giấy tờ về quyền sở hữu hàng hóa chỉ để đảm
bảo sẽ nhận được đủ các khoản thanh toán.  Xuất khẩu hàng, hàng đã chuyển, đã thu
được một phần tiền hàng, số còn lại sẽ thu nốt khi khách hàng nhận được hàng.
14. Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợi
ích kinh tế từ giao dịch.  Phù hợp với nguyên tắc thận trọng. Trường hợp lợi ích kinh
tế từ giao dịch bán hàng còn phụ thuộc yếu tố không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh
thu khi yếu tố không chắc chắn này đã xử lý xong (ví dụ, khi doanh nghiệp không chắc
chắn là Chính phủ nước sở tại có chấp nhận chuyển tiền bán hàng ở nước ngoài về hay
không). Nếu doanh thu đã được ghi nhận trong trường hợp chưa thu được tiền thì khi
xác định khoản tiền nợ phải thu này là không thu được thì phải hạch toán vào chi phí sản
xuất, kinh doanh trong kỳ mà không được ghi giảm doanh thu. Khi xác định khoản phải
thu là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải
thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu. Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định
thực sự là không đòi được thì được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi.
15. (Giải thích cho đoạn 10) Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải
được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Các chi phí, bao gồm cả chi phí phát
sinh sau ngày giao hàng (như chi phí bảo hành và chi phí khác), thường được xác định
chắc chắn khi các điều kiện ghi nhận doanh thu được thỏa mãn. Các khoản tiền
nhận trước của khách hàng không được ghi nhận là doanh thu mà được ghi nhận là một
khoản nợ phải trả tại thời điểm nhận tiền trước của khách hàng. Khoản nợ phải trả về số
tiền nhận trước của khách hàng chỉ được ghi nhận là doanh thu khi đồng thời thỏa mãn
năm (5) điều kiện quy định ở đoạn 10.
3.4 Doanh thu cung cấp dịch vụ
16. Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch
đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên
quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã
hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp
dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả bốn (4) điều kiện sau:
(a) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;  Xác định là bao nhiêu tiền
(b) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;  Khách
hàng thanh toán ngay hoặc chấp nhận thanh toán
(c) Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán;
(d) Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch
cung cấp dịch vụ đó.
17. (Giải thích cho đoạn 16) Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ thực hiện trong
nhiều kỳ kế toán thì việc xác định doanh thu của dịch vụ trong từng kỳ thường được
thực hiện theo phương pháp tỷ lệ hoàn thành. Theo phương pháp này, doanh thu được
ghi nhận trong kỳ kế toán được xác định theo tỷ lệ phần công việc đã hoàn thành.  Giả
sử đã hoàn thành đươc 1/5 công việc thì sẽ ghi nhận doanh thu là 1/5 giá trị hợp đồng.
18. (Giải thích cho đoạn 16) Doanh thu cung cấp dịch vụ chỉ được ghi nhận khi đảm bảo
là doanh nghiệp nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch. (Tiêu chuẩn b) Khi không thể thu
hồi được khoản doanh thu đã ghi nhận thì phải hạch toán vào chi phí mà không được
ghi giảm doanh thu. Khi không chắc chắn thu hồi được một khoản mà trước đó đã ghi
vào doanh thu (Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà
không ghi
giảm doanh thu. Khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì
được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi. (giống đoạn số 14 của doanh
thu bán hàng)
19. (Giải thích cho đoạn 16) Doanh nghiệp có thể ước tính doanh thu cung cấp dịch vụ
khi thỏa thuận được với bên đối tác giao dịch những điều kiện sau: (tiêu chuẩn a)
(a) Trách nhiệm và quyền của mỗi bên trong việc cung cấp hoặc nhận dịch vụ;
b) Giá thanh toán;
(c) Thời hạn và phương thức thanh toán. Để ước tính doanh thu cung cấp dịch vụ,
doanh nghiệp phải có hệ thống kế hoạch tài chính và kế toán phù hợp. Khi cần thiết,
doanh nghiệp có quyền xem xét và sửa đổi cách ước tính doanh thu trong quá trình
cung cấp dịch vụ.
20. (Giải thích cho đoạn 16) Phần công việc đã hoàn thành được xác định theo một
trong ba phương pháp sau, tuỳ thuộc vào bản chất của dịch vụ: (Tiêu chuẩn c)
(a) Đánh giá phần công việc đã hoàn thành;
(b) So sánh tỷ lệ (%) giữa khối lượng công việc đã hoàn thành với tổng khối lượng công
việc phải hoàn thành;
(c) Tỷ lệ (%) chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ước tính để hoàn thành toàn bộ giao
dịch cung cấp dịch vụ. Phần công việc đã hoàn thành không phụ thuộc vào các khoản
thanh toán định kỳ hay các khoản ứng trước của khách hàng.
 Theo đoạn 17, doanh thu được ghi nhận theo phần công việc đã hoàn thành.
 Theo đoạn 20, phần công việc hoàn thành không phụ thuộc vào các khoản thanh
toán định kỳ
 Khoản thanh toán định kỳ của khách hàng không phải là doanh thu
Ví dụ: Công ty nhận được hợp đồng cung cấp dịch vụ trong vòng 2 năm, trị giá hợp đồng
là 800trđ, mỗi năm khách hàng thanh toán 50% giá trị hợp đồng bằng chuyển khoản.
Cuối năm I: Công ty hoàn thành được 3/5 Cuối năm II: Công ty hoàn thành được
phần công việc  Doanh thu được ghi 2/5 phần công việc  Doanh thu
nhận là 3/5 * 800 = 480trđ, kế toán ghi: được ghi nhận là 2/5 * 800 = 320trđ, kế
1. Khi nhận được tiền của khách hàng: toán ghi:
Nợ TK 112: 440 1. Khi nhận được tiền của khách hàng:
Có TK 131A: 440 Nợ TK 112: 440
2.Khi ghi nhận doanh thu: Có TK 131A: 440
Nợ TK 131A: 528 2.Khi ghi nhận doanh thu:
Có TK 511: 480 Nợ TK 131A: 352
Có TK 33311: 48 Có TK 511: 320
Đồng thời ghi nhận giá vốn theo phần Có TK 33311: 32
công việc đã hoàn thành. Đồng thời ghi nhận giá vốn theo phần
công việc đã hoàn thành.
Sau 2 năm, số dư trên TK 131A = 0, hợp đồng đã hoàn thành.

21. Trường hợp dịch vụ được thực hiện bằng nhiều hoạt động khác nhau mà không tách
biệt được, và được thực hiện trong nhiều kỳ kế toán nhất định thì doanh thu từng kỳ
được ghi nhận theo phương pháp bình quân. Khi có một hoạt động cơ bản so với các
hoạt động khác thì việc ghi nhận doanh thu được thực hiện theo hoạt động cơ bản đó.
VD: là dịch vụ nhà hàng. Trong nhà hàng chủ yếu là hoạt động bán cơm suất. Nhưng nếu
có khách hàng đặt tiệc sinh nhật thì doanh thu của tiệc sinh nhật được tính vào doanh
thu của nhà hàng ( tức là doanh thu bán cơm vì bán suất cơm là dịch vụ cơ bản).
Ví dụ kinh doanh khách sạn có hoạt động cơ bản là cho thuê phòng thì doanh thu các
hoạt động giặt ủi, cung cấp bữa ăn cho khách được tính hết vào doanh thu của hoạt
động cho thuê phòng.
22. Khi kết quả của một giao dịch về cung cấp dịch vụ không thể xác định được chắc
chắn thì doanh thu được ghi nhận tương ứng với chi phí đã ghi nhận và có thể thu hồi.
 Phù hợp nguyên tắc thận trọng
23. Trong giai đoạn đầu của một giao dịch về cung cấp dịch vụ, khi chưa xác định được
kết quả một cách chắc chắn thì doanh thu được ghi nhận bằng chi phí đã ghi nhận và có
thể thu hồi được (Giống đoạn 22). Nếu chi phí liên quan đến dịch vụ đó chắc chắn không
thu hồi được thì không ghi nhận doanh thu, và chi phí đã phát sinh được hạch toán vào
chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ  Phù hợp với nguyên tắc thận trọng.
Khi có bằng chứng tin cậy về các chi phí đã phát sinh sẽ thu hồi được thì doanh thu được
ghi nhận theo quy định tại đoạn 16.
VD: Doanh nghiệp A cung cấp dịch vụ sửa chửa tàu biển cho doanh nghiệp B theo trị giá
hợp đồng là 550trđ (đã gồm thuế 10%). Sau khi hoàn thành B mới thanh toán 400trđ vì
lý do A không đáp ứng được công việc sửa chửa mà B yêu cầu. Chi phí hoàn thành dịch
vụ mà A đã tập hợp được là 450trđ.
 Tại A chỉ được ghi nhận doanh thu là 400trđ và đồng thời ghi nhận giá vốn là 450trđ.
 Theo đoạn số 23, doanh thu sẽ được ghi nhận theo đúng số tiền chắc chắn thu được
là 400trđ, phần không thu hồi được là 50trđ sẽ được ghi nhận là chi phí giá vốn hàng
bán.
1. Ghi nhận doanh thu 2. Ghi nhận chi phí
Nợ TK 112: 440 Nợ TK 632: 450
Có TK 5113: 400 Có TK 154: 450
Có TK 33311: 40
3.5 Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia
24.Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia của
doanh nghiệp được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai (2) điều kiện sau:
(a)Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;
(b)Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
25.Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận
trên cơ sở:
(a)Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ;
(b)Tiền bản quyền được ghi nhận trên cơ sở dồn tích phù hợp với hợp đồng;
(c)Cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông được quyền nhận cổ tức
hoặc các bên tham gia góp vốn được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn.
VD: Doanh nghiệp A nhận được lợi nhuận được chia sau khi góp vốn liên doanh với công
ty B là 200trđ. Doanh nghiệp A quyết định thu 100trđ bằng chuyển khoản , còn lại bổ
sung góp vốn liên doanh với công ty B.
Nợ TK 112: 100
Nợ TK 222: 100
Có TK 515: 200
26.Lãi suất thực tế là tỷ lệ lãi dùng để quy đổi các khoản tiền nhận được trong tương lai
trong suốt thời gian cho bên khác sử dụng tài sản về giá trị ghi nhận ban đầu tại thời
điểm chuyển giao tài sản cho bên sử dụng. Doanh thu tiền lãi bao gồm số phân bổ các
khoản chiết khấu, phụ trội, các khoản lãi nhận trước hoặc các khoản chênh lệch giữa giá
trị ghi sổ ban đầu của công cụ nợ và giá trị của nó khi đáo hạn.
VD: Mua hàng trị giá 330trđ, được hưởng chiết khấu thanh toán theo tỷ lệ 1̀ %, nhận
bằng tiền mặt.
Nợ TK 111: 3,3
Có TK 515: 3,3
VD: Mua trái phiếu, giá mua 3.000trđ mệnh giá 3.100trđ, lãi suất 8%/ năm, kỳ hạn 5
năm. Nhận lãi trước của 2 năm, thanh toán bằng chuyển khoản.
- Khi mua: Nợ TK 1282: 3.000
Có TK 3387: 8% *2* 3.100 = 496
Có TK 112: 2.504
- Khi phân bổ lãi định kỳ: Nợ TK 3387:
Có 515:
27.Khi tiền lãi chưa thu của một khoản đầu tư đã được dồn tích trước khi doanh nghiệp
mua lại khoản đầu tư đó, thì khi thu được tiền lãi từ khoản đầu tư, doanh nghiệp phải
phân bổ vào các kỳ trước khi nó được mua. Chỉ có phần tiền lãi của các kỳ sau khi khoản
đầu tư được mua mới được ghi nhận là doanh thu của doanh nghiệp. Phần tiền lãi của
các kỳ trước khi khoản đầu tư được mua được hạch toán giảm giá trị của chính khoản
đầu tư đó.
Ví dụ: Mua một số cổ phiếu X nhằm mục đích kinh doanh từ đầu quý 2/N. Đến cuối
năm N được thông báo số cổ tức được hưởng cả năm là 100trđ.
Phần của quý 1/N (phần của trước khi mua
cổ phiếu) là 100trđ/4 = 25trđ sẽ được ghi
nhận giảm giá gốc của cổ phiếu X
 Theo đoạn số 27, số cổ tức 100trđ Nợ TK 112/ Có TK 1211X: 25
này được chia thành 2 phần: Phần của quý 2, 3, 4 /N (phần của sau khi
mua cổ phiếu) là 75trđ sẽ được ghi nhận là
doanh thu từ cổ tức được chia.
Nợ TK 112/ Có TK 515: 75

VD: Nhận lãi của công ty A là 200trđ bằng chuyển khoản biết doanh nghiệp mua lại cổ
phiếu bao gồm cả khoản lãi dồn tích trước đó, phần tiền lãi cổ phiếu dồn tích trước
của công ty mua lại khoản đầu tư là 100trđ.
Nợ TK 112: 200
Có TK 1211: 100  ghi giảm giá trị khoản đầu tư
Có TK 515: 100  ghi nhận doanh thu từ tiền lãi
28.Tiền bản quyền được tính dồn căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng (ví dụ như
tiền bản quyền của một cuốn sách được dồn tính trên cơ sở số lượng sách xuất bản
từng lần và theo từng lần xuất bản) hoặc tính trên cơ sở hợp đồng từng lần.
29.Doanh thu được ghi nhận khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợi ích kinh tế từ
giao dịch. Khi không thể thu hồi một khoản mà trước đó đã ghi vào doanh thu thì khoản
có khả năng không thu hồi được hoặc không chắc chắn thu hồi được đó phải hạch toán
vào chi phí phát sinh trong kỳ, không ghi giảm doanh thu.
3.6 Thu nhập khác
30.Thu nhập khác quy định trong chuẩn mực này bao gồm các khoản thu từ các hoạt
động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, gồm:
-Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ;
-Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng;
-Thu tiền bảo hiểm được bồi thường;
-Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước;
-Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập;
-Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại;
-Các khoản thu khác.
VD: Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng. Khách hàng B phải trả cho công ty A
15trđ do trả quá hạn số tiền phải trả cho công ty B theo hợp đồng. Khách hàng B đã
thanh toán bằng tiền mặt.
Nợ TK 111: 15
Có TK 711: 15
31.Khoản thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ là tổng số tiền đã thu và sẽ thu được
của người mua từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Các chi phí về thanh lý,
nhượng bán TSCĐ được ghi nhận là chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
32.Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí của kỳ trước là khoản nợ
phải thu khó đòi, xác định là không thu hồi được, đã được xử lý xóa sổ và tính vào chi
phí để xác định kết quả kinh doanh trong các kỳ trước nay thu hồi được.
33.Khoản nợ phải trả nay mất chủ là khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ
hoặc chủ nợ không còn tồn tại.
3.7 Trình bày báo cáo tài chính
34. Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày:
(a) Chính sách kế toán được áp dụng trong việc ghi nhận doanh thu bao gồm
phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của các giao dịch về cung cấp dịch
vụ;
(b) Doanh thu của từng loại giao dịch và sự kiện:
- Doanh thu bán hàng;
- Doanh thu cung cấp dịch vụ;
- Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia.
(c) Doanh thu từ việc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ theo từng loại hoạt động trên.
(d) Thu nhập khác, trong đó trình bày cụ thể các khoản thu nhập bất thường
4. So sánh với chuẩn mực kế toán quốc tế có liên quan.
So với chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” (VAS 14), IFRS
15 có những điểm tương đồng về nguyên tắc ghi nhận doanh thu là doanh thu chỉ được
xác định theo giá trị hợp lý của các khoản mà doanh nghiệp có thể nhận được. Ngoài ra
giữa VAS 14 và IFRS 15 còn một số điều kiện ghi nhận doanh thu cũng tương đồng là
doanh thu được ghi nhận khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch và doanh
thu được xác định một cách đáng tin cậy.
Tuy nhiên giữa VAS 14 và IFRS 15 cũng khá nhiều điểm khác biệt về các bước xác định
doanh thu, các hướng dẫn cho các giao dịch không được đề cập trước đó, các thuyết
minh về doanh thu.
Như đã trình bày trong phần giới thiệu ở trên IFRS 15 có một số điểm mới đó là phương
pháp xác định doanh thu với 5 bước, còn VAS 14 không nhắc đến các bước xác định
doanh thu nhưng có 5 điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng và dịch vụ. Với 5 điều kiện
ghi nhận này VAS 14 nhấn mạnh đến chuyển giao rủi ro là lợi ích còn với phương pháp
xác định doanh thu với 5 bước IFRS 15 nhấn mạnh đến quyền kiểm soát.
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 quy định rõ ràng các tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu
từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia và có các quy định cụ thể về
các khoản thu nhập khác. Khác biệt hơn VAS 14, IFRS 15 lại cho phép thống nhất trong
việc nhận biết tất cả các loại thu nhập. Thể hiện điều đó là IFRS 15 cung cấp một mô
hình 5 bước tiêu chuẩn để nhận dạng tất cả các loại doanh thu thu được từ hợp đồng
khách hàng.

Tiêu chí so sánh IFRS 15 VAS 14


Các bước xác định doanh 5 bước Không đề cập đến
thu
Các hướng dẫn cho các cho phép thống nhất trong quy định rõ ràng các tiêu
giao dịch không được đề việc nhận biết tất cả các loại chuẩn ghi nhận doanh thu từ
cập trước đó thu nhập tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức
và lợi nhuận được chia và có
các quy định cụ thể về các
khoản thu nhập khác
Các thuyết minh về trình bày những thông tin về: đưa ra các yêu cầu chi tiết về
doanh thu trình bày trên những hợp đồng với khách việc trình bày các khoản mục
báo cáo hàng; những ước tính quan doanh thu
tài chính trọng, khả năng thay đổi ước
tính đó đối với từng hợp đồng;
bất kỳ tài sản nào được ghi
nhận từ chi phí để nhận được
hợp đồng với khách hàng

Do vậy mà các yêu cầu trình bày thông tin trên báo cáo tài chính của hai hệ thống
chuẩn mực cũng khác nhau. Theo IFRS 15 mục đích của việc trình bày thông tin là
cung cấp thông tin cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu tính chất, số tiền, thời
gian, và sự không chắc chắn của doanh thu và dòng tiền tăng từ hợp đồng với khách
hàng. Để đạt những mục tiêu đó, doanh nghiệp cần trình bày những thông tin định
tính và định lượng sau: những hợp đồng với khách hàng; những ước tính quan
trọng, khả năng thay đổi ước tính đó đối với từng hợp đồng; bất kỳ tài sản nào được
ghi nhận từ chi phí để nhận được hợp đồng với khách hàng. Theo VAS 14 lại đưa ra
các yêu cầu chi tiết về việc trình bày các khoản mục doanh thu, trong báo cáo tài
chính doanh nghiệp phải trình bày: chính sách kế toán được áp dụng trong việc ghi
nhận doanh thu bao gồm phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của
các giao dịch về cung cấp dịch vụ; doanh thu của từng loại giao dịch và sự kiện;
doanh thu bán hàng; doanh thu cung cấp dịch vụ; tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và
lợi nhuận được chia; doanh thu từ việc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ theo từng
loại hoạt động trên; thu nhập khác, trong đó trình bày cụ thể các khoản thu nhập bất
thường.

5. Trình bày xu hướng chuẩn mực trong tương lai


Ở Việt Nam, những khó khăn và thách thức khi áp dụng IFRS là không nhỏ, do các yếu tố
sau: Thị trường hoạt động; Vấn đề nội tại của IFRS; Hạ tầng cơ sở thông tin; Rào cản
ngôn ngữ; Năng lực nguồn nhân sự... Thực tế cho thấy, chỉ một số ít DN niêm yết trên
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), chủ yếu là các DN có giao dịch với
các đối tác quốc tế là đã có thực hành IFRS. Các DN khác vẫn còn khá xa lạ với chuẩn
mực quốc tế này. Cụ thể như:
Thứ nhất, chi phí cho việc áp dụng các IFRS: Mặc dù IFRS làm tăng tính minh bạch tài
chính cho người sử dụng BCTC trên toàn thế giới nhưng một số DN cho rằng hệ thống kế
toán IFRS là quá phức tạp.
Thứ hai, một số khác biệt cơ bản giữa VAS và IFRS: Nguyên nhân chính khiến các DN
chưa sẵn sàng áp dụng IFRS là do những điểm khác biệt cơ bản giữa VAS và FRS. Ví dụ,
kế toán VAS dựa trên nguyên tắc giá gốc, trong khi đó IFRS dựa trên nguyên tắc giá trị
hợp lý. Mặc dù, xác định giá trị hợp lý không phải dễ dàng trong một số trường hợp,
nhất là trong bối cảnh thị trường Việt Nam, khái niệm giá trị hợp lý đang được ủng hộ
rộng rãi. Ghi nhận dựa trên cơ sở giá gốc sẽ không đem lại cái nhìn đúng đắn về tình
hình tài chính của DN, đặc biệt là đối với danh mục tài sản, phần mà giá trị hợp lý thay
đổi theo thời gian, chẳng hạn như nhà đất, trang thiết bị… Nhìn chung, các DN tại Việt
Nam khi áp dụng IFRS cần phải áp dụng song song cả hai hệ thống VAS và IFRS.
Thứ ba, thiếu quy định hạch toán kế toán cho một số khoản mục trong VAS. Ví dụ: VAS
vẫn chưa giải quyết vấn đề thanh toán trên cở sở cổ phiếu (IFRS 2) hay hệ thống kế toán
Việt Nam vẫn chưa có chuẩn mực dành cho tài sản dài hạn nắm giữ, để bán và hoạt
động không liên tục (IFRS 5).
Thứ tư, việc chuyển đổi thuật ngữ kế toán từ tiếng Việt sang tiếng Anh cũng là một
thách thức đối với các DN.
Thứ năm, các cơ sở đào tạo (các trường đại học, Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt
Nam (VACPA) và các đơn vị đào tạo trong nước) tại Việt Nam hiện chưa có chương trình
đào tạo về IFRS một cách hệ thống.
Thứ sáu, bản thân cơ quan thuế cũng như các cán bộ thuế cũng chưa nắm rõ về các
chuẩn mực của IFRS, nên khi thực hiện theo IFRS thì chênh lệch giữa thu nhập chịu thuế
và lợi nhuận kế toán sẽ ngày càng khác biệt. Do vậy, vẫn còn xảy ra những tranh luận
giữa cơ quan thuế và DN khi các cơ quan này nhận được bộ BCTC theo IFRS từ phía các
DN.

You might also like