You are on page 1of 63

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

KHOA THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 3:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
TRONG DOANH NGHIỆP
NỘI DUNG BÀI HỌC

3.1. Một số vấn đề chung về phân tích tài chính


3.2. Phân tích các thông số tài chính
3.3. Phân tích đòn bảy

2
MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG

Sau khi học xong chương này, người học cần nắm được các nội dung sau:
- Hiểu được mục tiêu, ý nghĩa và khuôn khổ phân tích tài chính.
- Nắm được các thước đo cơ bản về tình hình tài chính của công ty.
- Có khả năng đọc hiểu phân tích các thông tin trên báo cáo tài chính.
- Sử dụng thuần thục các công cụ phân tích tài chính để nắm bắt tình hình tài chính của công ty.

3
3.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

4
1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

❖Khái niệm phân tích tài chính


“Phân tích tài chính doanh nghiệp là một công cụ quản lý, trên cơ sở sử
dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích phù hợp thông qua các phương pháp phân
tích nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một khoảng
thời gian nhất định.
➔Trên cơ sở đó, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp và các đối tượng
quan tâm đưa ra quyết định nhằm tăng cường quản lý tài chính và đạt hiệu
quả cao nhất trong kinh doanh.”

5
1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

❑Ý nghĩa của phân tích tài chính


Thông tin tài chính của doanh nghiệp được
nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm. Ví dụ:
- Các nhà đầu tư
- Các nhà quản trị doanh nghiệp
- Các nhà cung cấp tín dụng
- Các cơ quan quản lý chức năng
- Người lao động

6
2. TRÌNH TỰ VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH
❑ Phân tích tài chính dựa vào mục đích

7
3. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Phương pháp phân tích tài chính

SO SÁNH THEO THỜI GIAN SO SÁNH THEO KHÔNG GIAN


VÀ CÁC NGUỒN THÔNG SỐ NGÀNH
So sánh theo thời gian nhằm nghiên cứu bản chất Việc so sánh này được thực hiện bằng cách so
sự thay đổi về điều kiện và hiệu suất tài chính của sánh các chỉ tiêu ở từng thời điểm giữa các doanh
công ty. Nhà phân tích có thể so sánh thông số nghiệp tương đương hay con số trung bình ngành.
hiện tại với thông số quá khứ và thông số kỳ vọng
trong tương lai của một công ty.

8
3. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

Các thông tin có trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
• Bảng cân đối kế toán
• Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
• Thuyết minh báo cáo tài chính

(Theo thông tư số 200 của BTC)

9
3. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán cho biết tại thời điểm này, mọi thứ
đang ở đâu?

Phương trình cần lưu ý:


Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

10
3. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán cho biết tại thời điểm này, mọi thứ
đang ở đâu?

Cấu tạo của bảng cân đối kế toán bao gồm:


• Tài sản
• Nguồn vốn

Phương trình cần lưu ý:


Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

11
3. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Bảng cân đối kế toán

Tài sản trên bảng CĐKT


• Tài sản ngắn hạn: Tiền và các khoản tương đương tiền;
đầu tư tài chính ngắn hạn; các khoản phải thu ngắn hạn;
hàng tồn kho; các loại tài sản ngắn hạn khác…
• Tài sản dài hạn: Các khoản phải thu dài hạn; tài sản cố
định; BĐS đầu tư; Tài sản dở dang dài hạn; đầu tư tài
chính dài hạn; tài sản dài hạn khác,…

12
3. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Bảng cân đối kế toán

Vốn trên bảng CĐKT


• Nợ phải trả: Nợ ngắn hạn; Nợ dài hạn;…
• Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu; nguồn kinh phí và quỹ
khác;…

13
3. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán cho biết, phần lớn tài sản của
doanh nghiệp tập trung ở đâu? Nguồn tài sản của
doanh nghiệp chủ yếu đến từ nguồn nào?

→ Nên quan tâm đến những thay đổi lớn và tỷ trọng lớn
trong bảng cân đối kế toán.

14
3. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

• Báo cáo KQKD là báo cáo tổng kết doanh thu, chi
phí hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo
(quý hoặc năm tài chính).
• Báo cáo KQKD chia hoạt động của doanh nghiệp
thành 3 mảng: Hoạt động kinh doanh chính (hoạt
động cốt lõi), Hoạt động tài chính và Hoạt động
khác.
• Công thức cần nhớ:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

15
3. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Các hoạt động kinh doanh chính bao gồm: doanh


thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ; giá vốn
hàng bán; lợi nhuận gộp; chi phí bán hàng, quản lý
doanh nghiệp.

16
3. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Các hoạt động tài chính bao gồm: Doanh thu tài
chính; chi phí tài chính;…

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi


nhuận gộp + Doanh thu TC – Chi phí TC – Chi phí
BH, QLDN

17
3. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Các hoạt động khác bao gồm: Thu nhập khác, chi
phí khác, lợi nhuận khác,…

18
3. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Về lợi nhuận trong bảng báo cáo KQHĐKD

Lợi nhuận trước thuế


Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần từ HĐKD
+ Lợi nhuận khác

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế


TNDN

19
3. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Công thức lưu ý đối với DNSX

Giá vốn hàng bán = Giá thành sản xuất + chênh lệch
thành phẩm tồn kho

Giá thành sản xuất = Chi phí sản xuất + chênh lệch
sản phẩm dở dang

20
3. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Công thức lưu ý đối với DN thương mại

Giá vốn hàng đã bán = Giá mua hàng hóa + Chênh


lệch hàng hóa tồn kho
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng
bán

21
3. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Những hạn chế của bảng báo cáo thu nhập


• Chưa chỉ ra được các cơ hội tiềm năng trong hoạt
động đầu tư tài sản.
• Tác động của lạm phát làm giá cả tăng và có thể
làm cho thu nhập của công ty khác nhau.
• Bảng báo cáo thu nhập không phản ánh chính xác
bản chất của các chi phí tham gia vào việc tạo ra
doanh thu.

22
3. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Các công cụ phân tích tài chính

• Phân tích các thông số tài chính bao gồm:


Thông số khả năng thanh toán; khả năng sinh
lợi; thông số nợ; thông số thị trường,…

• Phân tích đòn bẩy: đòn bẩy hoạt động; đòn bẩy
tài chính.

23
3.2. PHÂN TÍCH CÁC THÔNG SỐ TÀI CHÍNH

24
MẪU BCTC SỬ DỤNG ĐI KÈM

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk – 2022 (Trang 6-13)


Link: VNM_Baocaotaichinh_2022_Kiemtoan_Hopnhat.pdf (vietstock.vn)

25
1. PHÂN TÍCH THÔNG SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Khả năng thanh toán tổng quát

Công thức:
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏
𝑲𝒉ả 𝒏ă𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒐á𝒏 𝒕ổ𝒏𝒈 𝒒𝒖á𝒕 𝑯𝟏 =
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒏ợ 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒓ả
• Nếu H1>1: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt
• Nếu H1<1 quá nhiều thì không tốt, chứng tỏ doanh nghiệp chưa tận dụng được cơ hội chiếm
dụng vốn.
• Nếu H1<1 và → 0 báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp

26
1. PHÂN TÍCH THÔNG SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Khả năng thanh toán tổng quát

Ví dụ: Theo dõi trang 6-8 của BCTC Vinamilk. Tính hệ số thanh toán tổng quát đầu năm (1/1/2022)
và hệ số thanh toán tổng quát cuối kỳ (31/12/2022)?

Tính toán:
- Hệ số thanh toán đầu năm: 3.095
- Hệ số thanh toán cuối năm: 3.05
Hệ số thanh toán tổng quát như trên là tốt, đầu năm doanh nghiệp cứ đi vay 1đ thì có 3,095đ tài
sản đảm bảo; còn cuối kỳ thì cứ đi vay 1đ thì có 3,05đ tài sản đảm bảo.

27
1. PHÂN TÍCH THÔNG SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Công thức:
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏
𝑲𝒉ả 𝒏ă𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒐á𝒏 𝒏ợ 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏 𝑯𝟐 =
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒏ợ 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏
• Nếu H2=1 là hợp lý nhất.
• Nếu H2>1 thể hiện khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp dư thừa.
• Nếu H2>1 quá nhiều chứng tỏ vốn lưu động của doanh nghiệp bị ứ đọng, trong khi đó hiệu quả
kinh doanh chưa tốt.
• Nếu H2<1 cho thấy khả năng thanh toán hiện hành chưa cao.

28
1. PHÂN TÍCH THÔNG SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Ví dụ: Theo dõi trang 6-8 của BCTC Vinamilk. Tính hệ số thanh toán ngắn hạn đầu năm (1/1/2022)
và hệ số thanh toán ngắn hạn cuối kỳ (31/12/2022)?

Tính toán:
- Hệ số thanh toán ngắn hạn đầu năm: 2,061
- Hệ số thanh toán ngắn hạn cuối năm: 2,116

29
1. PHÂN TÍCH THÔNG SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Khả năng thanh toán nhanh

Công thức:
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏 − 𝑯à𝒏𝒈 𝒕ồ𝒏 𝒌𝒉𝒐
𝑲𝒉ả 𝒏ă𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒐á𝒏 𝒏ợ 𝒏𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝟑 =
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒏ợ 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏
• Nếu H3=1 là hợp lý nhất.
• Nếu H3>1 phản ánh tình hình thanh toán nợ không tốt vì tiền các khoản tương đương tiền bị ứ
đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
• Nếu H3<1 cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ.

30
1. PHÂN TÍCH THÔNG SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Ví dụ: Theo dõi trang 6-8 của BCTC Vinamilk. Tính hệ số thanh toán nhanh đầu năm (1/1/2022) và
hệ số thanh toán nhanh cuối kỳ (31/12/2022)?

Tính toán:
- Hệ số thanh toán ngắn hạn đầu năm: 1,67
- Hệ số thanh toán ngắn hạn cuối năm: 1,72

31
1. PHÂN TÍCH THÔNG SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Khả năng thanh toán lãi vay

Công thức:
𝑬𝑩𝑰𝑻
𝑲𝒉ả 𝒏ă𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒐á𝒏 𝒍ã𝒊 𝒗𝒂𝒚 =
𝑳ã𝒊 𝒗𝒂𝒚
• Hệ số <1 doanh nghiệp có khả năng bị lỗ.
• Hệ số >1 chứng tỏ lợi nhuận trước khi trả lãi vay đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm.

𝑬𝑩𝑰𝑻 = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒕𝒓ướ𝒄 𝒕𝒉𝒖ế + 𝒍ã𝒊 𝒗𝒂𝒚

32
1. PHÂN TÍCH THÔNG SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Ví dụ: Theo dõi trang 9 của BCKQHĐKD Vinamilk. Tính khả năng thanh toán lãi vay đầu năm và
cuối năm của Vinamilk?

Tính toán:
- Hệ số thanh toán ngắn hạn đầu năm: 64,211
- Hệ số thanh toán ngắn hạn cuối năm: 146,522

33
2. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG LUÂN CHUYỂN VỐN
Vòng quay hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ ngắn hạn để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh
doanh diễn ra liên tục. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho được thể hiện qua 2 chỉ tiêu: vòng quay
hàng tồn kho và chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho
Công thức:
𝑮𝒊á 𝒗ố𝒏 𝒉à𝒏𝒈 𝒃á𝒏
𝑽ò𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂𝒚 𝒉à𝒏𝒈 𝒕ồ𝒏 𝒌𝒉𝒐 =
𝑯à𝒏𝒈 𝒕ồ𝒏 𝒌𝒉𝒐 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏

34
2. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG LUÂN CHUYỂN VỐN
Vòng quay hàng tồn kho

Ví dụ: Theo dõi trang 6 đến 9 của BCKQHĐKD Vinamilk. Tính vòng quay hàng tồn kho của
Vinamilk trong năm 2022?

Tính toán:
Số vòng quay hàng tồn kho = 5,858 vòng
Vòng quay hàng tồn kho phản ánh trong kỳ Vinamilk bình quân có 5,858 lần nhập kho/xuất
kho/mua hàng/…

35
2. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG LUÂN CHUYỂN VỐN
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho/Chu kỳ chuyển hóa tồn kho

Thông tin này cho biết trung bình phải mất bao nhiêu ngày để hàng tồn kho được chuyển thành
khoản phải thu và tiền mặt.
Công thức:
𝑺ố 𝒏𝒈à𝒚 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒏ă𝒎
𝑲ỳ 𝒍𝒖â𝒏 𝒄𝒉𝒖𝒚ể𝒏 𝒉à𝒏𝒈 𝒕ồ𝒏 𝒌𝒉𝒐 =
𝑽ò𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂𝒚 𝒉à𝒏𝒈 𝒕ồ𝒏 𝒌𝒉𝒐
Hoặc:
𝑻ồ𝒏 𝒌𝒉𝒐 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏
𝑪𝒉𝒖 𝒌ỳ 𝒄𝒉𝒖𝒚ể𝒏 𝒉ó𝒂 𝒕ồ𝒏 𝒌𝒉𝒐 =
𝑮𝒊á 𝒗ố𝒏 𝒉à𝒏𝒈 𝒃á𝒏 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏 𝒎ỗ𝒊 𝒏𝒈à𝒚

36
2. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG LUÂN CHUYỂN VỐN
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho/Chu kỳ chuyển hóa tồn kho

Ví dụ: Theo dõi trang 6 đến 9 của BCKQHĐKD Vinamilk. Tính vòng quay hàng tồn kho của
Vinamilk trong năm 2022?

Tính toán:
Số vòng quay hàng tồn kho = 5,858 vòng
→Kỳ luân chuyển hàng tồn kho = 62,3 ngày
Như vậy, trung bình khoảng 62,3 ngày thì Vinamilk xuất hàng 1 lần /mua hàng 1 lần/khoảng cách 2
lần nhập kho.

37
2. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG LUÂN CHUYỂN VỐN
Vòng quay các khoản phải thu

Thông số này cho chúng ta biết số lần khoản phải thu được chuyển hóa thành tiền trong năm. Số
vòng quay càng lớn thì thời gian chuyển hóa từ doanh số thành tiền mặt càng ngắn.
Công thức:
𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏
𝑽ò𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂𝒚 𝒌𝒉𝒐ả𝒏 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒉𝒖 =
𝑷𝒉ả𝒊 𝒕𝒉𝒖 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏
→Kỳ thu tiền bình quân xuất hiện, phản ánh kể từ lúc xuất giao hàng đến khi thu được tiền bán
hàng thì mất bao lâu?
Công thức
𝑺ố 𝒏𝒈à𝒚 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒌ỳ
𝑲ỳ 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒊ề𝒏 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏 =
𝑽ò𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂𝒚 𝒄á𝒄 𝒌𝒉𝒐ả𝒏 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒉𝒖

38
2. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG LUÂN CHUYỂN VỐN
Vòng quay các khoản phải thu

Ví dụ: Theo dõi trang 6 đến 9 của BCKQHĐKD Vinamilk. Tính vòng quay các khoản phải thu?

Tính toán:
Vòng quay các khoản phải thu=10,31 vòng.
1 năm có 365 ngày, kỳ thu tiền bình quân sẽ rơi vào khoảng 35,4 ngày.

39
2. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG LUÂN CHUYỂN VỐN
Vòng quay các khoản phải trả

Công thức:
𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏
𝑽ò𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂𝒚 𝒌𝒉𝒐ả𝒏 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒓ả =
𝑷𝒉ả𝒊 𝒕𝒓ả 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏
→Kỳ thu tiền bình quân xuất hiện, phản ánh kể từ lúc xuất giao hàng đến khi thu được tiền bán
hàng thì mất bao lâu?
Công thức
𝑺ố 𝒏𝒈à𝒚 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒌ỳ
𝑲ỳ 𝒕𝒓ả 𝒕𝒊ề𝒏 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏 =
𝑽ò𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂𝒚 𝒄á𝒄 𝒌𝒉𝒐ả𝒏 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒓ả

40
2. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG LUÂN CHUYỂN VỐN
Vòng quay các khoản phải trả

Ví dụ: Theo dõi trang 6 đến 9 của BCKQHĐKD Vinamilk. Tính vòng quay các khoản phải thu?

Tính toán:
Vòng quay các khoản phải trả=3,73 vòng.
1 năm có 365 ngày, kỳ trả tiền bình quân sẽ rơi vào khoảng 97,98 ngày.

41
3. PHÂN TÍCH CÁC THÔNG SỐ NỢ
Hệ số nợ

Hệ số nợ là một hệ số quan trọng để quyết định đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không; hệ số này
cho biết mức độ an toàn tài chính cao hay thấp, có trang trải được nợ khi doanh nghiệp phá sản
hay không.
𝑵ợ 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒓ả
𝑯ệ 𝒔ố 𝒏ợ = = 𝟏 − 𝑯ệ 𝒔ố 𝒏𝒈𝒖ồ𝒏 𝒗ố𝒏 𝒄𝒉ủ 𝒔ở 𝒉ữ𝒖
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒖ồ𝒏 𝒗ố𝒏
𝑵𝒈𝒖ồ𝒏 𝒗ố𝒏 𝑪𝑺𝑯
𝑯ệ𝒔ố 𝒏𝒈𝒖ồ𝒏 𝒗ố𝒏 𝒄𝒉ủ 𝒔ở 𝒉ữ𝒖 = = 𝟏 − 𝑯ệ 𝒔ố 𝒏ợ
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒖ồ𝒏 𝒗ố𝒏
Hệ số nợ cho biết trong một đồng vốn kinh doanh có mấy đồng hình thành từ vay nợ bên ngoài,
còn hệ số nguồn vốn CSH lại đo lường sự góp vốn của CSH trong tổng nguồn vốn hiện nay của
doanh nghiệp. Vì vậy, hệ số nguồn vốn CSH còn gọi là hệ số tài trợ.

42
3. PHÂN TÍCH CÁC THÔNG SỐ NỢ
Hệ số nợ

Ví dụ: Theo dõi BCTC Vinamilk. Tính hệ số nợ và hệ số nguồn vốn chủ sở hữu?

Tính toán:
Hệ số nợ=0,323.
Hệ số vốn CSH=0,677

43
3. PHÂN TÍCH CÁC THÔNG SỐ NỢ
Hệ số nợ trên vốn CSH

Hệ số nợ trên vốn CSH đo lường quy mô tài chính của một doanh nghiệp, cho biết trong tổng
nguồn vốn CSH của DN thì nợ chiếm bao nhiêu phần trăm.
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒏ợ
𝑯ệ 𝒔ố 𝒏ợ 𝒕𝒓ê𝒏 𝒗ố𝒏 𝑪𝑺𝑯 =
𝑽ố𝒏 𝑪𝑺𝑯
Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của DN được tài trợ chủ yếu bởi các
khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của DN được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn CSH.

44
3. PHÂN TÍCH CÁC THÔNG SỐ NỢ
Hệ số nợ trên vốn CSH

Ví dụ: Theo dõi BCTC Vinamilk. Tính hệ số nợ trên chủ sở hữu?

Tính toán: 0,477

45
3. PHÂN TÍCH CÁC THÔNG SỐ NỢ
Hệ số nợ dài hạn trên vốn CSH

Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn CSH so sánh tương quan giữa nợ dài hạn và vốn CSH. Tỷ lệ này được
tính bằng cách chia nợ dài hạn cho vốn CSH.
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒏ợ 𝒅à𝒊 𝒉ạ𝒏
𝑯ệ 𝒔ố 𝒏ợ 𝒅à𝒊 𝒉ạ𝒏 =
𝑽ố𝒏 𝑪𝑺𝑯
Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn CSH cũng tương tự như tỷ lệ tổng nợ trên vốn CSH.

46
3. PHÂN TÍCH CÁC THÔNG SỐ NỢ
Hệ số nợ dài hạn trên vốn CSH

Ví dụ: Theo dõi BCTC Vinamilk. Tính hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu?

Tính toán:
Đầu kỳ: 0,012
Cuối kỳ: 0,011

47
4. PHÂN TÍCH THÔNG SỐ KHẢ NĂNG SINH LỢI
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Chỉ tiêu này phản ánh trong 1 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có mấy đồng lợi
nhuận. Về lợi nhuận có 2 chỉ tiêu mà quản trị tài chính rất quan tâm là lợi nhuận trước thuế và sau
thuế.
Công thức:
𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒕𝒓ướ𝒄 𝒕𝒉𝒖ế
𝑻ỷ 𝒔𝒖ấ𝒕 𝒍ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒕𝒓ướ𝒄 𝒕𝒉𝒖ế 𝒕𝒓ê𝒏 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 = × 𝟏𝟎𝟎
𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏
𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế
𝑻ỷ 𝒔𝒖ấ𝒕 𝒍ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế 𝒕𝒓ê𝒏 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 = × 𝟏𝟎𝟎
𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏

48
4. PHÂN TÍCH THÔNG SỐ KHẢ NĂNG SINH LỢI
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Ví dụ: Theo dõi BCTC Vinamilk. Tính tỷ suất lợi nhuận trước thuế và sau thuế trên doanh thu năm
2022?

Tính toán:
Trước thuế: 0,17
Sau thuế: 0,14

49
4. PHÂN TÍCH THÔNG SỐ KHẢ NĂNG SINH LỢI
Tỷ suất sinh lời của tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng giá trị tài sản mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh
tạo ra mấy đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Công thức:
𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒕𝒓ướ𝒄 𝒕𝒉𝒖ế 𝒗à 𝒍ã𝒊 𝒗𝒂𝒚
𝑻ỷ 𝒔𝒖ấ𝒕 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒍ờ𝒊 𝒄ủ𝒂 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 = × 𝟏𝟎𝟎
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏

50
4. PHÂN TÍCH THÔNG SỐ KHẢ NĂNG SINH LỢI
Tỷ suất sinh lời của tài sản

Ví dụ: Theo dõi BCTC Vinamilk. Tính tỷ suất sinh lời năm 2022?

Tính toán: Tỷ suất sinh lời năm 2022: 0,209

51
4. PHÂN TÍCH THÔNG SỐ KHẢ NĂNG SINH LỢI
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh

Đây là chỉ tiêu đo lường mức sinh lợi của đồng vốn. Cũng như chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu, người ta thường tính riêng rẽ mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế và sau thuế với vốn kinh
doanh.
Công thức:
𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒕𝒓ướ𝒄 𝒕𝒉𝒖ế
𝑻ỷ 𝒔𝒖ấ𝒕 𝒍ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒕𝒓ướ𝒄 𝒕𝒉𝒖ế 𝒗ố𝒏 𝒌𝒊𝒏𝒉 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 = × 𝟏𝟎𝟎
𝑽ố𝒏 𝒌𝒊𝒏𝒉 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏
𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế
𝑻ỷ 𝒔𝒖ấ𝒕 𝒍ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế 𝒗ố𝒏 𝒌𝒊𝒏𝒉 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 = × 𝟏𝟎𝟎
𝑽ố𝒏 𝒌𝒊𝒏𝒉 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏

52
4. PHÂN TÍCH THÔNG SỐ KHẢ NĂNG SINH LỢI
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh

Ví dụ: Theo dõi BCTC Vinamilk. Tính tỷ suất lợi nhuận trước thuế và sau thuế với vốn kinh doanh
năm 2022?

Tính toán:
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế: 0,206
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế: 0,168

53
4. PHÂN TÍCH THÔNG SỐ KHẢ NĂNG SINH LỢI
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh

Thực tế, trong 2 chỉ tiêu thì người quản lý sẽ quan tâm đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh
doanh nhiều hơn.
Công thức:
𝑻ỷ 𝒔𝒖ấ𝒕 𝒍ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế 𝒗ố𝒏 𝒌𝒊𝒏𝒉 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉
𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế 𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏
= ×
𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏 𝑽ố𝒏 𝒌𝒊𝒏𝒉 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏
= 𝑻ỷ 𝒔𝒖ấ𝒕 𝒍ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế 𝒕𝒓ê𝒏 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 × 𝑽ò𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂𝒚 𝒕𝒐à𝒏 𝒃ộ 𝒗ố𝒏 𝒌𝒊𝒏𝒉 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉

→Phương trình hoàn vốn


𝑹𝑶𝑰 = 𝑻ỷ 𝒔𝒖ấ𝒕 𝒍ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế 𝒕𝒓ê𝒏 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 × 𝑽ò𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂𝒚 𝒕𝒐à𝒏 𝒃ộ 𝒗ố𝒏 𝒌𝒊𝒏𝒉 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉

54
4. PHÂN TÍCH THÔNG SỐ KHẢ NĂNG SINH LỢI
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh

Ví dụ: Theo dõi BCTC Vinamilk. Tính ROI?

Tính toán:
ROI=1,35

55
4. PHÂN TÍCH THÔNG SỐ KHẢ NĂNG SINH LỢI
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH

Thực tế, trong 2 chỉ tiêu thì người quản lý sẽ quan tâm đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh
doanh nhiều hơn.
Công thức:
𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế
𝑻ỷ 𝒔𝒖ấ𝒕 𝒍ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒗ố𝒏 𝑪𝑺𝑯 = × 𝟏𝟎𝟎%
𝑽ố𝒏 𝒄𝒉ủ 𝒔ơ 𝒉ữ𝒖 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏

56
4. PHÂN TÍCH THÔNG SỐ KHẢ NĂNG SINH LỢI
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH

Ví dụ: Theo dõi BCTC Vinamilk. Tính tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH?

Tính toán: 25%


Điều này có nghĩa là: một đồng vốn mà CSH bỏ vào kinh doanh mang lại 0,25 đồng lợi nhuận sau
thuế.

57
4. PHÂN TÍCH THÔNG SỐ KHẢ NĂNG SINH LỢI
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH

Sử dụng phương trình Dupont để phân tích tỷ suất lợi nhuận vốn CSH tương tự như trên ta có
phương trình Dupont như sau:
Công thức:
𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế 𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏
𝑻ỷ 𝒔𝒖ấ𝒕 𝒍ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒗ố𝒏 𝑪𝑺𝑯 = × ×
𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝑽ố𝒏 𝑪𝑺𝑯
𝟏
= 𝑻ỷ 𝒔𝒖ấ𝒕 𝒍ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒕𝒓ê𝒏 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 × 𝑺ố 𝒗ò𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂𝒚 𝒄ủ𝒂 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 ×
𝑽ố𝒏 𝑪𝑺𝑯
Nếu xem xét qua chỉ số Dupont để tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH thì doanh nghiệp cần phải:
Tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu; tăng tốc độ luân chuyển tài sản; giảm tỷ lệ vốn CSH.
*Theo dõi phần “Dự đoán nhu cầu vốn bằng các chỉ tiêu tài chính đặc trưng”

58
5. PHÂN TÍCH THÔNG SỐ THỊ TRƯỜNG
Thu nhập mỗi cổ phiếu thường

Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phiếu thường đang được lưu hành trên thị
trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp,
được tính bởi công thức:
𝑳ơ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế − 𝑪ổ 𝒕ứ𝒄 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖 ư𝒖 đã𝒊
𝑻𝒉𝒖 𝒏𝒉ậ𝒑 𝒎ỗ𝒊 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖 𝒕𝒉ườ𝒏𝒈 𝑬𝑷𝑺 =
𝑺ố 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖 𝒕𝒉ườ𝒏𝒈 đ𝒂𝒏𝒈 𝒍ư𝒖 𝒉à𝒏𝒈
Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cô phiêu lưu hành bình quân trong
kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trong thực tế
người ta thường đơn giản hóa việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào
thời điểm cuối kỳ.

59
5. PHÂN TÍCH THÔNG SỐ THỊ TRƯỜNG
Cổ tức của mỗi cổ phiếu thường

Khi bạn là cổ đông, việc công ty trả cổ tức sẽ thể hiện rằng công ty vẫn đang hoạt động có lãi. Đối
với nhiều nhà đầu tư, việc công ty trả cổ tức vẫn tốt hơn là công ty giữ lại tiền của cổ đông.
𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 đượ𝒄 𝒄𝒉𝒊𝒂 𝒄𝒉𝒐 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖
𝑪ổ 𝒕ứ𝒄 𝒄ủ𝒂 𝒎ỗ𝒊 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖 𝒕𝒉ườ𝒏𝒈 =
𝑺ố 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖 𝒕𝒉ườ𝒏𝒈 đ𝒂𝒏𝒈 𝒍ư𝒖 𝒉à𝒏𝒉

60
5. PHÂN TÍCH THÔNG SỐ THỊ TRƯỜNG
Cổ tức của mỗi cổ phiếu thường

Khi bạn là cổ đông, việc công ty trả cổ tức sẽ thể hiện rằng công ty vẫn đang hoạt động có lãi. Đối
với nhiều nhà đầu tư, việc công ty trả cổ tức vẫn tốt hơn là công ty giữ lại tiền của cổ đông.
𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 đượ𝒄 𝒄𝒉𝒊𝒂 𝒄𝒉𝒐 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖
𝑪ổ 𝒕ứ𝒄 𝒄ủ𝒂 𝒎ỗ𝒊 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖 𝒕𝒉ườ𝒏𝒈 =
𝑺ố 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖 𝒕𝒉ườ𝒏𝒈 đ𝒂𝒏𝒈 𝒍ư𝒖 𝒉à𝒏𝒉

61
5. PHÂN TÍCH THÔNG SỐ THỊ TRƯỜNG
Tỷ suất trả cổ tức

Tỷ lệ chi trả cổ tức là tỷ lệ của tổng số tiền cổ tức chi trả cho các cổ đông trên thu nhập ròng của
công ty. Đó là phần trăm thu nhập trả cho cổ đông dưới dạng cổ tức. Số tiền không được trả cho
các cổ đông được công ty giữ lại để trả nợ hoặc tái đầu tư vào các hoạt động cốt lõi.
𝑪ổ 𝒕ứ𝒄 𝒉à𝒏𝒈 𝒏ă𝒎 𝒎ỗ𝒊 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖
𝑻ỷ 𝒍ệ 𝒄𝒉𝒊 𝒕𝒓ả 𝒄ổ 𝒕ứ𝒄 𝒄ủ𝒂 𝒎ỗ𝒊 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖 =
𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒕𝒓ê𝒏 𝒎ỗ𝒊 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖
𝑻ỷ 𝒍ệ 𝒄𝒉𝒊 𝒕𝒓ả 𝒄ổ 𝒕ứ𝒄 𝒄ủ𝒂 𝒎ỗ𝒊 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖 = 𝟏 − 𝑻ỷ 𝒍ệ 𝒍ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒈𝒊ữ 𝒍ạ𝒊
Ti lệ chi trả cổ tức cho thấy một công ty trả bao nhiêu tiền cho các cổ đông so với số tiền họ đang
giữ để tái đầu tư tăng trưởng, trả nợ hoặc thêm vào lợi nhuận giữ.

62
5. PHÂN TÍCH THÔNG SỐ THỊ TRƯỜNG
Tỷ suất sinh lãi (tỷ lệ cổ tức)

Tỷ lệ chi trả cổ tức cho thấy một công ty trả bao nhiêu tiền cho các cổ đông so với số tiền họ đang
giữ để tái đầu tư tăng trưởng, trả nợ hoặc thêm vào lợi nhuận giữ.
𝑪ổ 𝒕ứ𝒄 𝒄ủ𝒂 𝒎ỗ𝒊 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖 𝒕𝒉ườ𝒏𝒈
𝑻ỷ 𝒔𝒖ấ𝒕 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒍ã𝒊 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖 =
𝑮𝒊á 𝒕𝒉ị 𝒕𝒓ườ𝒏𝒈 𝒄ủ𝒂 𝒎ỗ𝒊 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖
Tỷ suất sinh lợi là tỷ số đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, tỷ số này càng lớn thì tiền mà
các cổ đông nhận được càng cao.

63

You might also like