You are on page 1of 55

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

KHOA THƯƠNG MẠI

Chương 3
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Giảng viên:Lưu Huỳnh


Khoa:Thương Mại

1
Nội dung

3.1 Một số vấn đề chung về phân tích tài chính

3.2 Phân tích các thông số tài chính

2
MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài này, các bạn sẽ nắm được các vấn đề
sau:
- Hiểu rõ mục tiêu, phương pháp và các tài liệu được sử dụng
phân tích tài chính
- Đọc hiểu các thông tin trên các báo cáo tài chính
- Sử dụng các công cụ phân tích để nắm bắt tình hình tài chính
của doanh nghiệp

3
3.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
3.1.1. Khái niệm, ý nghĩa
• Khái niệm: phân tích tài chính doanh nghiệp là một công cụ quản lý, sử dụng hệ thống chỉ
tiêu phân tích phù hợp thông qua các phương pháp phân tích nhằm đánh giá tình hình tài
chính của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Giúp cho các nhà quản trị
doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm đưa ra các quyết định nhằm tăng cường quản lý
tài chính và đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.
3.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
3.1.1 Khái niệm, ý nghĩa
 Ý nghĩa
- Đối với chủ nợ: đánh giá khả năng phát sinh ngân quỹ
và khả năng thanh toán....
- Đối với nhà đầu tư: đánh giá khả năng thu hồi vốn, khả
năng sinh lợi và những rủi ro gắn với khoản đầu tư
- Nội bộ công ty: phân tích hiệu quả tài chính để lập kế
hoạch và kiểm soát
hình thức và nội dung phân tích tài chính thay đổi
tùy thuộc vào mối quan tâm của nhà phân tích 5
TRÌNH TỰ, CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH

6
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

Thứ nhất: So sánh theo thời gian


Nhà phân tích có thể so sánh thông số hiện tại với thông số quá khứ và thông số kỳ vọng trong tương lai của
một công ty
Thứ hai: So sánh theo không gian và các nguồn thông số ngành
Nhà phân tích so sánh các chỉ tiêu ở từng thời
điểm giữa các doanh nghiệp tương đương hay con số trung bình ngành.

7
NỘI DUNG PHÂN TÍCH

Là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua hệ
thống các phương pháp và công cụ phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ
các góc độ khác nhau, vừa đánh giá tổng hợp, toàn diện vừa xem xét một cách
chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp để có được nhận thức chính xác, trung
thực, khách quan về thực trạng tài chính, khả năng sinh lãi, hiệu quả quản lý kinh
doanh, triển vọng cũng như các rủi ro của doanh nghiệp.

8
TÀI LIỆU PHÂN TÍCH

• Bảng cân đối kế toán


• Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

9
Bảng cân đối kế toán (Balance sheet)
 Bảng cân đối kế toán là báo cáo phản ánh tổng quát
toàn bộ giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản đó
của DN tại một thời điểm nhất định.
 Về nguyên tắc:
Tổng tài sản (TSNH+TSDH) = Tổng nguồn vốn(NPT+VCSH)
 Khi phân tích, cần quan tâm tới 3 yếu tố:
 Tính thanh khoản
 Cơ cấu tài trợ :Nợ so với VCSH
 Cơ cấu tài sản: Các loại tài sản

10
Bảng cân đối kế toán (Balance sheet)

11
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo
cáo tài chính tổng hợp phản ánh một cách tổng quát
tình hình và kết quả kinh doanh của một doanh
nghiệp trong một kì kế toán (tháng, quý, năm,…).
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh
tình hình lãi, lỗ trong các kì. Các chỉ tiêu trên báo
cáo được sắp xếp để phản ánh phương trình:
Doanh thu – Chi phí = Lợi nhuận
- Hoạt động của một doanh nghiệp được chia thành
hoạt động kinh doanh và hoạt động khác, trong đó
hoạt động kinh doanh bao gồm hoạt động sản xuất
kinh doanh và hoạt động tài chính.

12
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh

13
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Giá vốn hàng bán là gi ?

Để quản lý dòng tiền trong kinh doanh một cách hiệu quả,
chúng ta phải hiểu được khái niệm giá vốn hàng bán là gì?
Giá vốn hàng bán (Cost of Goods Sold) là tất cả những chi
phí liên quan đến việc tạo ra sản phẩm bán ra trong một kỳ
kế toán (một năm, một quý hoặc tháng). Hay nói cách
khác, giá vốn hàng bán là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử
dụng để tạo ra hàng hóa để bán. Đây là một yếu tố quan
trọng trong các báo cáo thu nhập trong kinh doanh của các
doanh nghiệp.

14
Giá vốn hàng bán

• Giá vốn hàng bán bao gồm: các khoản chi phí để mua thiết bị, máy móc
phục vụ cho sản xuất; chi phí nguyên liệu, vật liệu đầu vào; chi phí sản
xuất, lương nhân công; chi phí quản lý doanh nghiệp; chi phí vận chuyển
hàng hóa;...
• Mỗi doanh nghiệp tùy vào hình thức kinh doanh hay hợp đồng với đơn vị
khác sẽ có những cách thức định nghĩa về giá vốn khác nhau:

15
Giá vốn hàng bán

• Doanh nghiệp sản xuất ( sản xuất sản phẩm trực tiếp) sẽ có giá vốn hàng
bán cao hơn do chi phí của các nguyên liệu đầu vào sản xuất sản phẩm.
• Doanh nghiệp thương mại (nhập hàng hóa của bên khác về bán) thì giá
vốn hàng bán sẽ bao gồm hết những chi phí nhập hàng về đến khi hàng
về kho như: giá nhập hàng từ bên cung cấp, chi phí vận chuyển hàng hóa
từ đơn vị cung cấp về kho, bảo hiểm hàng hóa, các loại thuế,...

16
Giá vốn hàng bán

Cách tính: Có 3 cách tính

- FIFO (First in First out) là cách tính giá vốn hàng bán theo phương pháp
nhập trước xuất trước.
Ví dụ: Một doanh nghiệp có hoàng hóa X tồn 200kg hàng với giá nhập 5000
đồng/kg
• Ngày thứ nhất nhập 50kg hàng với giá 6000 đồng/kg
• Ngày thứ ba xuất sử dụng 230kg hàng
• Ngày thứ năm nhập 100kg hàng với giá 5500 đồng/kg

17
Giá vốn hàng bán

Đáp án:

Vậy theo công thức FIFO, giá xuất kho của 230kg hàng vào
ngày thứ ba = 200 x 5000 + 30 x 6000 = 1.180.000 đồng

18
Giá vốn hàng bán

- LIFO (Last in First out) là cách tính giá vốn hàng bán theo phương pháp nhập sau xuất trước.
Ví dụ: Một doanh nghiệp ngày thứ nhất nhập 10 mặt hàng X với giá 10.000 đồng
• Ngày thứ ba, doanh nghiệp tiếp tục nhập thêm 5 mặt hàng X có giá 15.000 đồng
• Ngày thứ năm, doanh nghiệp bán được 6 sản phẩm

19
Giá vốn hàng bán

Đáp án:
Áp dụng công thức ta tính được = 5 x 15.000 + 1 x 10.000 = 85.000 đồng

20
Giá vốn hàng bán

- Tính binh quân gia quyền


Công thức tính:
MAC = (A+B) / C
Trong đó:
MAC: giá vốn hàng hóa theo bình quân
A: Giá trị hàng nhập kho trước
B: Giá trị hàng nhập mới
C: Tổng khối lượng hàng nhập

21
Giá vốn hàng bán

Ví dụ: Một doanh nghiệp nhập xuất hàng hóa trong quý 1 như sau:
• Lần thứ nhất: Doanh nghiệp nhập 1000kg nguyên liệu X với giá 1000 đồng/kg
• Lần thứ hai: Doanh nghiệp nhập thêm 3000kg nguyên liệu X với giá 1200 đồng/kg

22
Giá vốn hàng bán

Đáp án:
Vậy theo công thức, đơn giá trung bình của 1kg nguyên liệu X trong quý 1 = (1000 x 1000 + 3000 x 1200) /
(1000 + 3000) = 1150 đồng/kg

23
Phân tích các thông số tài chính

1. Thông số khả năng thanh toán

Tổng tài sản


Khả năng thanh toán tổng quát =
Nợ phải trả

TSNH
Khả năng thanh toán ngắn hạn =
Nợ ngắn hạn

TSNH - Hàng tồn kho


Khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn

Tiền và chứng khoán ngắn hạn


Khả năng thanh toán tức thời =
Nợ ngắn hạn

24
Phân tích các thông số tài chính

Thông số khả năng thanh toán lãi vay

25
Phân tích các thông số tài chính

2. Thông số khả năng luân chuyển vốn

Giá vốn hàng bán


Vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân

365
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho =
Vòng quay hàng tồn kho

26
Phân tích các thông số tài chính

2. Thông số khả năng luân chuyển vốn


DTT
Vòng quay khoản phải thu =
Phải thu bình quân

365
Kỳ thu tiền bình quân (ACP) =
Vòng quay khoản phải thu

DTT
Vòng quay khoản phải trả =
Phải trả bình quân

365
Kỳ trả tiền bình quân =
Vòng quay khoản phải trả 27
Phân tích các thông số tài chính

3. Phân tích các thông số nợ

Nợ
Hệ số nợ =
Tổng Tài sản

VCSH
Hệ số tự chủ tài chính =
Tổng tài sản

Nợ
Hệ số nợ trên VCSH =
VCSH

28
Phân tích các thông số tài chính

4. Phân tích thông số khả năng sinh lời


- Tỷ suất doanh lợi trên doanh thu

Tỷ số doanh lợi doanh thu LNST


=
-ROS
Tỷ suất doanh lợi trên vốn chủ (ROE) DTT

LNST
Tỷ số doanh lợi VCSH =
VCSH

29
Phân tích các thông số tài chính

4. Phân tích thông số khả năng sinh lời

- Tỷ số doanh lợi tổng tài sản (ROA)


LNST
ROA =
Tổng TS

ROA EBIT
=
Tổng TS

ROA LNST+I
=
Tổng TS
30
Phân tích các thông số tài chính

Sử dụng phương trình Dupont để phân tích tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

31
Phân tích các thông số tài chính

Kết luận: Để tăng vốn tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ cần:
- Tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: doanh nghiệp phải tiết
kiệm chi phí, tang doanh thu để tăng tổng mức lợi nhuận và đạt
tốc độ tăng lợi nhuận tốt hơn tốc độ tang doanh thu
- Tăng tốc độ luân chuyển tài sản: doanh nghiệp phải tăng doanh
thu và đầu tư, dự
trữ tài sản hợp lý.
- Giảm tỷ lệ vốn sở hữu: doanh nghiệp phải đảm bảo tốc độ tăng
vốn sở hữu thấp hơn tốc độ tăng tài sản

32
Phân tích các thông số tài chính

5. Phân tích các thông số thị trường

- Tỷ lệ thu nhập của cổ phần thường (EPS)


Thu nhập của cổ phần thường
Tỷ lệ thu nhập của cp thường =
- Tỷ lệ giá trên thu nhập Số cp thường đang lưu hành

Thị giá P
Tỷ lệ giá trên thu nhập = =
Thu nhập 1 cp thường EPS

33
Bài tập/câu hỏi
Các chỉ tiêu tài chính đặc trưng trung bình của ngành cho như sau:

1. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn: 2,5 lần

2. Vòng quay hàng tồn kho: 8 lần

3. Vòng quay vốn cố đinh: 4 lần

4. Kỳ thu tiền bình quân: 21 ngày

5. Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu: 4%

6. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: 12%

7. Tỷ lệ doanh lợi vốn: 8%

Doanh nghiệp dự kiến doanh thu tiêu thụ sẽ đạt 6.000 triệu đồng năm kế
hoạch

Lập bảng cân đối kế toán 34


TÀI SẢN Giá trị NGUỒN VỐN Giá trị

a.TSNH 1500 A. Nợ phải trả 1000

1. Tiền 400 1. Nợ ngắn hạn 600

2. Khoản phải thu 350 2. Nợ dài hạn 400

3. Hàng tồn kho 750

b. TSDH 1500 B. Vốn CSH 2000

TỔNG TS 3000 TỔNG NV 3000


35
TỔNG KẾT BÀI HỌC

Sau bài học hôm nay các bạn đã hiểu:


- Các bước phân tích tài chính
- Các thông số tài chính đặc trưng của doanh nghiệp đã đề cập trong bài và vận
dụng tính toán

36
BÀI HỌC TIẾP THEO

CHƯƠNG 3: ( TIẾP)
Các nội dung cần chuẩn bị:
- Phân tích đòn bảy ?

37
CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT

38
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
KHOA THƯƠNG MẠI

Chương 3
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Giảng viên:Lưu Huỳnh


Khoa:Thương Mại

39
Nội dung

3.3 Phân tích đòn bảy

40
MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài này, các bạn sẽ nắm được các vấn đề
sau:
- Thế nào là đòn bảy hoạt động?
- Thế nào là đòn bảy tài chính ?
- Thế nào là đòn bảy tổng hợp ?
- Cách tính các đòn bảy và ý nghĩa của từng đòn bảy

41
Phân tích đòn bẩy

Rủi ro Đòn bẩy Đòn bẩy

Rủi ro hoạt động Đòn bẩy hoạt động Hệ số đòn bẩy hoạt động
Rủi ro tài chính Đòn bẩy tài chính Hệ số đòn bẩy tài chính
Rủi ro tổng hợp Đòn bẩy tổng hợp Hệ số đòn bẩy tổng hợp
Phân tích các đòn bảy

1. Đòn bảy hoạt động (DOL)


Đòn bẩy hoạt động là tỷ lệ giữa tổng chi phí cố định và tổng chi phí biến đổi, biểu hiện mức độ định phí mà doanh nghiệp
sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đòn bẩy hoạt động giúp cho nhà quản trị tài chính thấy được sự tác động
của sự thay đổi doanh thu (hoặc khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ) lên lợi nhuận trước lãi vay và thuế

43
1.Phân tích đòn bẩy hoạt động
• Mức độ đòn bẩy hoạt động DOL = D EBIT%
DS%
• Mức độ đòn bẩy hoạt động tại sản lượng Q Q( P  V ) Q
DOLQ  
Q( P  V )  F Q  QBE
• Mức độ đòn bẩy hoạt động tại doanh thu S S V EBIT  F
DOLS  
S V  F EBIT

• Ý nghĩa: Khi sản lượng( doanh thu) thay đổi 1% thì EBIT thay
đổi bn %
1.Phân tích đòn bẩy hoạt động
• Ví dụ:
Giả sử công ty sản xuất xe đạp có đơn giá bán là 30.000đ,
chi phí cố định hàng năm là 5.000.000 đvà chi phí biến đổi
là 20.000đ/đơn vị. Sản lượng tiêu thụ là 1000 chiếc.
Tính DOL? Ý nghĩa? Tăng sản lượng 50% DOL=?
Khi chi phí biến đổi của một đơn vị sản phẩm tăng 24.000đ và
chi phí cố định còn 1.000.000đ thì DOL mới là bao nhiêu?
Ý nghĩa?
Giải:

1.DOL=1.000(30.000-20.000)/1.000(30.000-20.000)-5000.000=2

Khi doanh thu thay đổi 1% thì lợi nhuận hoạt động sẽ thay đổi 2%

2.Vậy khi sản lượng tăng 50% các yếu tố khác không đổi sẽ làm cho

doanh thu tăng 50% và khi đó lợi nhuận hoạt động sẽ tăng 100%

3.Khi chi phí biến đổi của một sản phẩm thay đổi và tổng chi phí cố định

thay đổi thì hệ số hoạt động tại mức sản lượng 1000sp là

DOL=1.000(30.000-24.000)/1000(30.000-24.000)-1000.000=1,2

Doanh thu thay đổi 1% thì lợi nhuận hoạt động chỉ thay đổi 1,2%
46
Đòn bảy tài chính

Đòn bẩy tài chính là tỷ số giữa tổng nợ và tổng số vốn hay còn gọi là hệ số nợ. Đòn bẩy tài chính được sử
dụng với mong muốn làm tăng thu nhập trên vốn chủ.
Sự biến động của phí tổn vốn vay ảnh hưởng đến thu nhập của cổ đông, và khi tổng lợi
nhuận kế toán trước thuế và lãi biến động, việc sử dụng chi phí tài trợ cố định càng nhiều
sẽ càng tác động đến thu nhập của cổ đông

47
EPS(%)
• Mức độ của đòn bẩy tài chính
DFL 
EBIT (%)
• Mức độ của đòn bẩy tài chính theo sản lượng, theo EBIT

Q( P  V )  F EBIT
DFL  
Q ( P  V )  F  R EBIT  R
• R: Chi phí lãi vay
• Ý nghĩa: Khi EBIT thay đổi 1% thì EPS thay đổi bao nhiêu %.
Đòn bẩy tổng hợp (DTL)

Khi đòn bẩy tài chính kết hợp với đòn bẩy hoạt động, sẽ hình thành đòn bẩy tổng hợp. Kết quả sự thay đổi về doanh thu
tạo ra một sự thay đổi tương đối lớn hơn của lãi cơ bản trên cổ phiếu.
Đòn bẩy tổng hợp là tỷ lệ thay đổi của lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) so với tỷ lệ thay đổi của doanh thu
Lưu ý : Những doanh nghiệp không mắc nợ ( hệ số nợ bằng 0) sẽ không có đòn bẩy tài chính

49
Độ lớn đòn bẩy tổng hợp

Mức độ đòn bẩy Mức độ ảnh hưởng của đòn Mức độ ảnh hưởng của đòn
= x
tổng hợp bẩy kinh doanh bẩy tổng hợp
D EPS%
DTL =
D S (%)

Q (P – V)
DTLq =
Q (P –V) – F – R
EBIT+F
DTLs =
EBIT -R
4 - 20
Bài tập/câu hỏi

Cho số liệu về công ty như sau:

- Giá bán sp là 30.000đ

- Chi phí cố định hàng năm là 5.000.000 đ


- Chi phí biến đổi là 20.000đ/đơn vị.
- Sản lượng tiêu thụ là 1000 chiếc.
Tính DOL, tăng sản lượng 50% DOL thay đổi như thế nào ? Khi chi phí biến đổi
của một đơn vị sản phẩm tăng 24.000đ và chi phí cố định còn 1.000.000đ các
yếu tố khác không đổi thì DOL mới là bao nhiêu? Ý nghĩa?
51
Đáp án:
Tính
DOL=Q(P-V)/Q(P-V)-F=1.000(30.000-20.000)/1.000(30.000-
20.000)-5.000.000 =2
Khi sản lượng tăng 50% các yếu tố khác không đổi sẽ làm
cho doanh thu tăng 50% và khi đó lợi nhuận hoạt động sẽ
tăng 100%
Khi thay đổi chi phí biến đổi và CPCĐ ta có
DOL=1.000(30.000-24.000)/1000(30.000-24.000)-
1000.000=1,2
Ý nghĩa:Khi doanh thu thay đổi 1% thì lợi nhuận hoạt động
sẽ thay đổi 1,2%

52
TỔNG KẾT BÀI HỌC

Sau bài học hôm nay các bạn đã biết:


- Các đòn bảy trong phân tích tài chính
- Cách tính của từng đòn bảy và ý ngĩa của nó là gì
- Sử dụng các đòn bảy để đưa ra các quyết định tài chính liên quan

53
BÀI HỌC TIẾP THEO

Thảo luận và kiểm tra định kì lần 1


Các nội dung cần chuẩn bị:
- Nghiên cứu TLHT
- Làm bài tập câu hỏi trong LMS

54
CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT

55

You might also like