You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HCM

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

CHƯƠNG 4. DỰ TOÁN NGÂN SÁCH


I. Những vấn đề cơ bản của dự toán ngân sách

1.Khái niệm:

- Dự toán:

Dự toán là những tính toán, dự kiến một cách toàn diện mục tiêu
mà tổ chức cần phải đạt được, đồng thời chỉ rõ cách thức huy động
các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu mà tổ chức đặt ra. Dự toán
được xác định bằng một hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị
cho một khoảng thời gian xác định trong tương lai. Dự toán được
xây dựng dựa trên cơ sở của kế hoạch và là trung tâm của kế hoạch
(chi tiết về mục tiêu, nguồn lực, giải pháp-> dự toán ngắn hạn)
I. Những vấn đề cơ bản của dự toán ngân sách

- Dự toán ngân sách: Là những tính toán, dự kiến một cách


toàn diện mục tiêu kinh tế, tài chính mà doanh nghiệp cần đạt được
trong kỳ hoạt động, đồng thời chỉ rõ cách thức, biện pháp huy động
các nguồn lực để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đó. Dự toán ngân
sách là một hệ thống bao gồm nhiều dự toán như: dự toán tiêu thụ, dự
toán sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu, dự toán chi phí nhân
công, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng, dự
toán chi phí quản lý doanh nghiệp, dự toán giá vốn hàng bán, dự toán
vốn đầu tư, dự toán tiền, dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, dự toán bảng cân đối kế toán .
I. Những vấn đề cơ bản của dự toán ngân sách
I. Những vấn đề cơ bản của dự toán ngân sách

• Dự toán ngân sách cung cấp cho nhà quản trị


doanh nghiệp toàn bộ thông tin về kế hoạch sản xuất,
kinh doanh trong từng thời gian cụ thể và cả quá trình
sản xuất kinh doanh.

• Dự toán ngân sách chỉ rõ nhiệm vụ của từng bộ


phận và đánh giá trách nhiệm quản lý cuả từng bộ
phận trong việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
I. Những vấn đề cơ bản của dự toán ngân sách
I. Những vấn đề cơ bản của dự toán ngân sách
I. Những vấn đề cơ bản của dự toán ngân sách
II )Phân loại dự toán ngân sách.

1. Phân loại theo thời gian:

• Dự toán ngân sách ngắn hạn:

Dự toán ngân sách ngắn hạn là dự toán được lập


cho kỳ kế hoạch là môt năm và được chia ra từng kỳ
ngắn hơn là hàng quí và hàng tháng. Dự toán ngân sách
ngắn hạn được lập hàng năm trước khi niên độ kế toán
kết thúc và được xem như là định hướng chỉ đạo cho
mọi hoạt động của tổ chức trong năm kế hoạch.
II )Phân loại dự toán ngân sách.

• Dự toán ngân sách dài hạn:

Dự toán ngân sách dài hạn còn được gọi là dự toán


ngân sách vốn, đây là dự toán được lập liên quan đến tài sản
dài hạn, điểm cơ bản của dự toán ngân sách vốn là lợi nhuận
dự kiến lớn, mức độ rủi ro cao, thời gian thu hồi vốn dài.
II )Phân loại dự toán ngân sách.

2. Phân loại theo chức năng:

• Dự toán hoạt động:

Dự toán hoạt động là dự toán liên quan đến


hoạt động chính, cơ bản và cụ thể của doanh nghiệp.
Ví dụ như dự toán tiêu thụ nhằm dự kiến tình hình
tiêu thụ, dự toán sản xuất nhằm dự kiến sản lượng
sản xuất, dự toán mua hàng nhằm dự toán khối lượng
hàng cần thiết mua vào…
II )Phân loại dự toán ngân sách.

• Dự toán tài chính:

Dự toán tài chính là các dự toán liên quan đến


tiền tệ, vốn đầu tư như dự toán bảng cân đối kế toán,
dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, dự
toán tiền…
II )Phân loại dự toán ngân sách.
II )Phân loại dự toán ngân sách.
III. Qui trình lập và quản lý ngân sách

1. Quy trình lập và quản lý ngân sách


Quy trình lập và quản lý ngân sách chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn chuẩn bị

Trong giai đoạn này những công việc phải thực hiên là
làm sáng rõ mục tiêu của doanh nghiệp, xây dựng một mẫu dự
toán ngân sách chuẩn, xác định nhiệm vụ những cá nhân, bộ phận
tham gia soạn thảo dự toán và xem xét lại hệ thống cung cấp
thông tin cho việc lập dự toán ngân sách
III. Qui trình lập và quản lý ngân sách

Giai đoạn soạn thảo

Trong giai đoạn này những cá nhân, bộ phận có liên


quan trong việc lập dự toán ngân sách phải tập hợp toàn bộ
thông tin về các nguồn lực sẳn có trong doanh nghiệp và thông
tin về các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt
động doanh nghiệp trên cơ sở đó soạn thảo các báo cáo dự toán
tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán nguyên vật liệu, dự toán tiền,
dự toán bảng cân đối kế toán, dự toán báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh v.v…
III. Qui trình lập và quản lý ngân sách

Giai đoạn theo dõi

Trong giai đoạn này, nhà quản trị phải thường xuyên theo
dõi, đánh giá tình hình thực hiện dự toán, từ đó đánh giá trách
nhiệm của từng các nhân, từng bộ phận trong việc thực hiện
dự toán, đánh giá lại tính hiện thực của số liệu trong dự toán,
trên cơ sở đó điều chỉnh và rút kinh nghiệm cho lần lâp dự
toán ngân sách kế tiếp.
III. Qui trình lập và quản lý ngân sách

2. Trình tự lập dự toán


Dự toán tiêu thụ luôn là dự toán chủ đạo, dự toán tiêu thụ
phải được lập đầu tiên. Hầu hết các dự toán khác trong dự toán
ngân sách đều phụ thuộc vào dự toán tiêu thụ. Căn cứ vào dự báo
tiêu thụ và kết hợp với dự toán tồn kho sẽ tiến hành lập dự toán sản
xuất, từ dự toán sản xuất sẽ lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất
chung. Căn cứ vào dự toán tiêu thụ sẽ lập dự toán chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp và cuối cùng là lập dự toán tài
chính bao gồm dự toán báo cáo KQHĐKD, dự toán bảng cân đôí kế
toán, dự toán báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
IV - Lập dự toán ngân sách:
IV- Lập dự toán ngân sách:

3. Dự toán mua hàng:


 Phản ánh giá trị của hàng hóa mua vào (b) = Khối lượng hàng
hóa mua vào (c) x đơn giá
(c) = Khối lượng hàng hóa tồn kho cuối kỳ + Khối lượng hàng
hóa tiêu thụ - Khối lượng hàng hóa tồn kho đầu kỳ.
 Phản ánh lịch trình chi tiền để mua hàng hóa
IV- Lập dự toán ngân sách:

4. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:


 Phản ánh giá trị nguyên vật liệu mua vào = klg nguyên liệu
mua vào (d) x đơn giá
(d) = Khối lượng nguyên liệu dùng cho sản xuất (e) + Khối lượng
nguyên liệu tồn kho cuối kỳ - Khối lượng nguyên liệu tồn kho đầu
kỳ.
Khối lượng nguyên liệu dùng cho sản xuất (e) = Khối lượng sản
phẩm sản xuất x Định mức tiêu hao nguyên liệu.
Phản ánh chi phí nguyên liệu trực tiếp = Klg nguyên liệu dùng cho
sản xuất x đơn giá nguyên liệu
 Phản ánh lịch trình chi tiền để mua nguyên liệu.
IV - Lập dự toán ngân sách:

 5. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp.


 Phản ánh tổng chi phí nhân công phát sinh ở trong kỳ hoạt
động (e) = Tổng giờ công x đơn giá giờ công
 Trong đó: Tổng giờ công = Khối lượng sản phẩm sản xuất x
Định mức giờ công.
IV - Lập dự toán ngân sách:

6. Dự toán chi phí sản xuất chung


- Phản ánh hai nội dung:
+ Phản ánh tổng CPSXC phát sinh ở trong kỳ hoạt động, nó bao
gồm:
 CPSXCKB (Biến phí SXC) = Tổng giờ công (giờ máy…) x
Đơn giá phân bổ CPSXCKB của 1h công ( giờ máy…)
 CPSXCBB (Định phí SXC): Để xác định CPSXCBB phải dựa
vào kinh nghiệm của kỳ trước
+ Phản ánh chi tiền cho CPSXC = Tổng CPSXC – CP khấu hao -
và các khoản chi phí đã trích
IV- Lập dự toán ngân sách:

7. Dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ:

- Phản ánh 2 nội dung:

+ Phản ánh giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm .

Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm = CPNLTT + CPNCTT +


CPSXC

+ Phản ánh giá trị của thành phẩm tồn kho cuối kỳ .

Giá trị của thành phẩm tồn kho cuối kỳ = Khối lượng thành phẩm
tồn kho cuối kỳ x Giá thành sản xuất đơn vị
IV - Lập dự toán ngân sách:

8. Dự toán CPBH và CPQL.


- Phản ánh 2 nội dung:
+ Phản ánh tổng CPBH và CPQL phát sinh ở trong kỳ hoạt động, nó bao
gồm:
 CPBH&QLKB (Biến phí bán hàng quản lý) = Khối lượng sản phẩm
tiêu thụ x Đơn giá phân bổ CPBH&QLKB một sản phẩm
 CPBH&QLBB ((Định phí bán hàng quản lý) : Để xác định
CPBH&QLBB phải dựa vào kinh nghiệm của kỳ trước
+ Phản ánh chi tiền cho CPBH&QL (giống dự toán chi phí sxc)
Chi tiền cho CPBH&QL = Tổng CPBH&QL - CP khấu hao và các khoản
chi phí đã trích.
IV - Lập dự toán ngân sách:

9. Dự toán tiền:
- Phản ánh tổng thu tiền và tổng khả năng về tiền.
- Phản ánh tổng chi tiền
- Phản ánh cân đối thu chi: Có 2 trường hợp xảy ra.
+ Tổng thu < Tổng chi  Thiếu 1 lượng tiền mặt trong hoạt động, vì
vậy phải đi vay ngân hàng.
+ Tổng thu > Tổng chi  Thừa 1 lượng tiền mặt trong hoạt động và
sử dụng để trả nợ vay ngân hàng…
10. Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
11. Dự toán bảng cân đối kế toán.

You might also like