You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HỒ CHÍ MINH

TÀI LIÊU THAM KHẢO
• Giáo trình Kế toán quản trị của Bộ môn KTQT –
ĐHKT(Nhà xuất bản Kinh tế ,2016)

• Kế toán quản lý – Hùng Mạnh (NXB Thống


kê,2000).
• Managerial Accounting- Ray H.Garrison ( 1995 ,
2011)
• Advanced Management Accounting – Robert S.
Kaplan & Anthony A. Atkinson (1998).
----------------------------------------------------
Chương 1: Tổng quan về Kế toán quản trị

I) Sự cần thiết thông tin Kế toán quản trị đối với


nhà quản lý

II) Những điểm khác nhau giữa Kế toán tài chính


và Kế toán quản trị

III) Những điểm giống nhau giữa Kế toán tài


chính và Kế toán quản trị
I. Sự cần thiết của thông tin KTQT đối với nhà quản lý

Để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi


phải nắm được thông tin, thông tin do nhiều nguồn cung
cấp, trong đó thông tin KTQT giữ một vị trí quan trọng
trong việc thực hiện các chức năng của nhà quản lý.
I. Sự cần thiết của thông tin KTQT đối với nhà quản lý

Nhà quản lý có 4 chức năng chính:

Chức năng lập kế hoạch


Chức năng tổ chức và điều hành
Chức năng kiểm tra ,kiểm soát

Chức năng ra quyết định


I. Sự cần thiết của thông tin KTQT đối với nhà quản lý

Chức năng lập kế hoạch

Để lập kế hoạch đòi hỏi phải nắm được những


thông tin đã xảy ra, phải có những phương pháp để phân
tích đánh giá tình hình và phải có những công cụ để đưa
ra những dự báo trong tương lai. KTQT sẽ cung cấp
thông tin về tình hình đã xảy ra, cung cấp những
công cụ, phương pháp để phân tích đánh giá tình
hình và đưa ra dự báo. Vì vậy KTQT giữ một vị trí rất
quan trọng trong chức năng lập kế hoạch.
I. Sự cần thiết của thông tin KTQT đối với nhà quản lý

Chức năng tổ chức và điều hành


Tổ chức và điều hành là quá trình thực hiện các công việc
như : Tổ chức về nhân sự, phân bổ tài sản, nguồn vốn…Để thực
hiện tốt các công việc trên đòi hỏi phải nắm được thông tin về tình
hình hoạt động của từng bộ phận, phải có những công cụ để đánh
giá kết quả, hiệu quả của từng bộ phận , từ đó xác định được trách
nhiệm của từng bộ phận, của mỗi cá nhân phụ trách từng bộ phận
trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn bộ DN. KTQT sẽ
cung cấp những thông tin và công cụ để đánh giá kết quả, hiệu
quả hoạt động của từng bộ phận phục vụ cho mục đích trên. Vì
vậy KTQT giữ một vị trí quan trọng trong việc thực hiện chức
năng tổ chức và điều hành..
I. Sự cần thiết của thông tin KTQT đối với nhà quản lý

Chức năng kiểm tra/ kiểm soát

Kiểm tra là quá trình đối chiếu, so sánh giữa


số liệu thực tế với số liệu phản ánh mục tiêu ,nhiệm
vụ và kế hoạch đề ra nhằm đánh giá tình hình thực
hiện kế hoạch…KTQT có vai trò trong việc hình
thành thông tin thực tế và kế hoạch phục vụ cho
công tác kiểm tra. Vì vậy nó giữ một vị trí rất
quan trọng trong việc thực hiện chức năng này.
I. Sự cần thiết của thông tin KTQT đối với nhà quản lý

Chức năng ra quyết định

Nói đúng hơn ra quyết định không phải là


một chức năng riêng biệt mà nó là một bộ phận của
3 chức năng trên, bởi vì chính trong quá trình lập
kế hoạch, tổ chức – điều hành và kiểm tra cũng
phải ra quyết định. Qua những phân tích trên,
chứng tỏ KTQT giữ một vị trí quan trọng trong
việc thực hiện chức năng ra quyết định.
II. Những điểm khác nhau giữa kế toán quản trị
và kế toán tài chính
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Những đối tượng bên ngoài doanh Nhà quản trị bên trong
nghiệp là chủ yếu: nhà đầu tư , chủ doanh nghiệp là chủ yếu
nợ, cơ quan thuế, ngân hàng
(thường là tt bí mật)
Chú trọng đến hiện tại và
quá khứ Hướng về tương lai
Thông tin của KTTC đòi hỏi
Linh hoạt và thích hợp đối
khách quan và thẩm tra
với từng vấn đề ra quyết định
được
Đòi hỏi tính chính xác Đòi hỏi tính kịp thời .
Phản ánh tình hình và kết quả Phản ánh tình hình và kqhđ từng
hđ toàn doanh nghiệp bộ phận, toàn doanh nghiệp
Có tính pháp lý và tuân thủ Mang tính nội bộ và những
những nguyên tắc nhà nước quy định do người quản lý đặt
quy định ra
III. Những điểm giống nhau giữa kế toán quản trị
và kế toán tài chính.

 KTTC và KTQT có cùng đối tượng nghiên cứu là


các sự kiện kinh tế - tài chính diễn ra trong quá
trình kinh doanh của doanh nghiệp
 KTTC và KTQT có cùng hệ thống ghi chép ban
đầu
 KTTC và KTQT cùng liên quan và phản ánh trách
nhiệm
 KTTC và KTQT cùng là hệ thống thông tin kế toán

You might also like