You are on page 1of 95

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

Giảng viên: Phạm Thị Ngọc Thu


Khoa: Kế toán – Kiểm toán
Điện thoại: 0899556886
Email: Thuptn@ftu.edu.vn
Môn học cung cấp các kiến thức cơ bản về nguyên lý kế
toán, các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận, chức
năng, nhiệm vụ cụ thể của kế toán doanh nghiệp, các kỹ
thuật xử lý nghiệp vụ kế toán (practical accounting) và Báo
cáo tài chính (Financial Statements)

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Sau khi học xong môn này, sinh viên có thể:
§ Hiểu và phân tích được các đối tượng của kế toán

§ Nắm bắt và vận dụng được các phương pháp kế toán

§ Hiểu được các mối quan hệ kinh tế giữa DN với các bên có

liên quan: Nhà nước, chủ sở hữu, chủ nợ, nhà cung cấp,
người lao động và khách hàng.

§ Nắm được các quy trình kinh doanh cũng như sự ảnh hưởng

của chúng tới hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Ø Giáo trình
§ Giáo trình Nguyên lý kế toán – Trường ĐH Ngoại thương – PGS
TS. Trần Thị Kim Anh chủ biên
§ Bài tập nguyên lý kế toán – Trường ĐH Ngoại thương – PGS TS
Nguyễn Thị Thu Hằng
Ø Hệ thống văn bản pháp luật
§ Luật Kế toán 88/2015/QH13 (Có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017)
§ Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt nam (VAS).
§ Thông tư 200/2014/TT-BTC: Chế độ kế toán DN
§ Các thông tư hướng dẫn và văn bản pháp luật có liên quan

Ø Websites:
§ Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn
§ Forum kế toán viên: www.webketoan.com; www.danketoan.com;
www.ketoantruong.com.vn
§ Kiểm toán: www.kiemtoan.com.vn

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Chương I: Bản chất và đối tượng của kế toán

Chương II: Chứng từ kế toán

Chương III: Tài khoản kế toán

Chương IV: Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

Chương V: Báo cáo tài chính

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


BẢN CHẤT VÀ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
1 Bản chất của kế toán

2 Đối tượng của kế toán

3 Yêu cầu của thông tin kế toán và các nguyên tắc cơ bản của kế
toán

Một số quy định pháp lý liên quan đến kế toán Việt nam
4 • Luật kế toán
• Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt nam

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Kế toán là:
“Việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh
tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”
(Điều 3, Luật kế toán 2015).
“Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại tổng hợp theo một cách
riêng có bằng những khoản tiền các nghiệp vụ và các sự kiện mà
chúng có ít nhất một phần tính chất tài chính và trình bày kết quả
của nó”
(Liên đoàn kế toán quốc tế IFAC)
“Kế toán là quá trình thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin kinh tế tàI
chính giúp các đối tượng sử dụng thông tin ra quyết định kinh tế
liên quan đến đơn vị kế toán.”

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


ThS. Phạm Thị Ngọc Thu
Bản chất của kế toán là một hệ thống thông tin:
§ Hướng tới việc ra quyết định kinh tế
§ Thông tin định lượng
§ Gắn với một thực thể cụ thể

Vai trò của kế toán:

§ KT là công cụ quản lý
ü Vĩ mô: Kiểm tra, giám sát việc thực thi luật pháp về kinh tế, các
chính sách, chế độ của NN.
ü Vi mô: Điều hành hoạt động để đạt được các mục tiêu của DN,
nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn.

§ KT là công cụ kiểm soát

§ KT hỗ trợ việc ra các quyết định kinh tế

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Đơn vị kế toán là cơ quan, tổ chức, đơn vị dưới đây có lập báo cáo
tài chính.

§ Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp.

§ Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân


sách nhà nước.

§ Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước.

§ Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt
Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước
ngoài hoạt động tại Việt Nam.

§ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Các loại hình doanh nghiệp
§ Doanh nghiệp tư nhân
§ Công ty hợp danh
§ Công ty TNHH
§ Công ty cổ phần

à Đặc điểm vốn chủ sở hữu của các công ty?


à Chế độ trách nhiệm của chủ sở hữu?
Các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp
§ Hoạt động tài chính: vốn chủ, vốn vay
§ Hoạt động đầu tư: đầu tư vào TSCĐ và đầu tư tài chính
§ Hoạt động sản xuất kinh doanh
à Các quyết định kinh doanh?
à Nhu cầu về thông tin?

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Bên ngoài DN
Bên trong DN
Quản lý nhân sự
Cơ quan thuế

Chủ sở hữu
CEO, CFO Khách hàng
Ngân hàng, tổ
chức tín dụng
Quản lý
Marketing
Nhà nước
Nhà đầu tư
Nhân viên

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Kế toán tài chính (điều 3 luật Kế toán quản trị (điều 3 luật
Kế toán, 2015): Kế toán, 2015)

là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, là việc thu thập, xử lý, phân
phân tích và cung cấp thông tích và cung cấp thông tin kinh
tin kinh tế, tài chính bằng báo tế, tài chính theo yêu cầu quản
cáo tài chính cho đối tượng có trị và quyết định kinh tế tài
nhu cầu sử dụng thông tin của chính trong nội bộ đơn vị kế
đơn vị kế toán. toán.

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Những điểm giống nhau:
§ Đều là bộ phận của hệ thống thông tin kế toán: KTQT sử
dụng các số liệu ghi chép hàng ngày của KTTC, nhằm cụ thể
hoá các số liệu, phân tích một cách chi tiết để phục vụ yêu cầu
quản lý cụ thể.
§ Cùng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp nhưng ở góc độ khác nhau. KTTC liên quan
đến quản lý toàn đơn vị, KTQT quản lý trên từng bộ phận, từng
hoạt động, từng loại chi phí.

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Những điểm khác nhau:

KTTC KTQT
1. Đối tượng sử dụng

2. Thông tin thể hiện

3. Nguyên tắc trình bày

4. Tính pháp lý

5. Hệ thống báo cáo

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Có 6 hiệp hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán đang hoạt động tại Việt
Nam là:
§ Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (Vietnam association of
accountants and auditors - VAA)
§ Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (Vietnam association of
Certified Public Accountants – VACPA),
§ CPA australia
§ Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc (The Association of Chartered
certified accountants – ACCA)
§ Viện kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW)

§ Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh (Chartered Institute of
Management Accountants - CIMA).

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Hiệp hội Chứng chỉ Điều kiện dự thi Nội dung thi Phạm vi chứng
chỉ
Bộ tài -Kiểm toán 4 năm kinh nghiệm trợ lý Kế toán viên hành Việt Nam
chính Việt viên kiểm toán hoặc 5 năm kinh nghề: 4 môn, Kiểm
Nam - Kế toán viên nghiệm tài chính toán viên: 6 môn +
hành nghề ngoại ngữ
CPA Úc 3 năm kinh nghiệm + bằng 14 môn 150.000 hội
cử nhân đại học/sau đại học viên/hơn 120
được CPA Úc công nhận nước

ACCA ACCA 3 năm kinh nghiệm tài 14 môn 170.000 hội


(DipIFR, chính kế toán viên/hơn 180
FIA/CAT) nước
ICAEW ACA (CFAB) 450 ngày làm việc thực tế, 15 môn 140.000 hội
nộp giấy tờ chứng thực quá viên/hơn 160
trình làm việc và nhận xét nước
của quản lý cấp trên
CIMA CIMA 3 năm kinh nghiệm 17 môn 227.000 hội
viên/179 nước

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


§ Hệ thống báo cáo kế toán tài chính:
§ Bảng Cân đối kế toán
§ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
§ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
§ Thuyết minh báo cáo tài chính

§ Hệ thống báo cáo kế toán quản trị:


§ Báo cáo chi phí, giá thành
§ Báo cáo dự toán…

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


1. Tài sản: còn
thu được LIKT
trong tươg lai

5. Chi phí:
2. Nợ phải trả:
LIKT mất đi
trong tương
trong kỳ phục
vụ cho hoạt
động sxkd Lợi ích lai phải hy
sinh LIKT

kinh tế
(LIKT)

4. Doanh thu:
LIKT thu được 3. Vốn CSH =
trong kỳ từ Tổng tài sản –
hoạt động Nợ phải trả
sxkd

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


TÀI SẢN = NGUỒN VỐN
TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU

CÁC NGUỒN AI LÀ NGƯỜI CUNG CẤP CÁC NGUỒN


LỰC KINH TẾ LỰC KINH TẾ CHO DN HAY QUYỀN ĐỐI
MÀ DN SỬ VỚI CÁC NGUỒN LỰC NÀY.
DỤNG

Hai mặt của cùng một lượng giá trị


ThS. Phạm Thị Ngọc Thu
Doanh nghiệp thành lập ngày 1/1/N.
§ 1/1/N Chủ sở hữu góp vốn 3 tỷ bằng TGNH
§ 10/1/N Doanh nghiệp dùng TGNH mua 500 triệu hàng
hóa
§ 12/1 Doanh nghiệp mua chịu hàng hoá trị giá 250
triệu, đã nhận hàng nhưng chưa thanh toán
§ 15/1Doanh nghiệp vay ngân hàng 1 tỷ, sử dụng để
mua oto chở hàng
Yêu cầu: Tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp
thay đổi thế nào sau mỗi nghiệp vụ kinh tế?
ThS. Phạm Thị Ngọc Thu
Khái niệm tài sản:
- Là nguồn lực thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp, có
khả năng đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh
nghiệp.
- Có khả năng xác định được giá trị.
(Chuẩn mực kế toán 01).

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Khả năng kiểm soát:
§ Thu được lợi ích kinh tế
§ Ngăn ngừa đối tượng khác tiếp cận lợi ích đó

Lợi ích kinh tế trong tương lai:


§ Sử dụng trong SXKD, cung cấp dịch vụ
§ Bán, trao đổi lấy TS khác
§ Thanh toán các khoản nợ
§ Phân phối cho các chủ sở hữu

Xác định được giá trị

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Xác định tài sản của DN?
1. Uy tín của ban lãnh đạo
2. Đội ngũ nhân viên tay nghề cao
3. Hàng hoá nhận giữ hộ
4. Máy móc, thiết bị sản xuất
5. Sản phẩm dở dang
6. Tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 6 tháng
7. Văn phòng DN đi thuê
8. Thương hiệu
9. Bằng phát minh sáng chế
10. Cổ phiếu

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Khi trình bày các Tài sản trên Bảng cân đối kế toán, phải căn
cứ vào thời gian nắm giữ/sử dụng tài sản kể từ ngày lập
BCTC để phân loại thành TSNH và TSDH
§ Tài sản ngắn hạn: là các tài sản có thời gian sử dụng và thu

hồi vốn trong thời gian 1 năm hoặc 1 chu kỳ sản xuất kinh
doanh

§ Tài sản dài hạn: là các tài sản có thời gian sử dụng và thu hồi

vốn trên 1 năm hoặc nhiều hơn 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


§ Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp mà thời gian sử dụng, thu hồi, luân chuyển
ngắn, thường là trong vòng một năm hay một chu kỳ
kinh doanh.
§ Bao gồm
üTiền và các khoản tương đương tiền
üCác khoản đầu tư ngắn hạn
üCác khoản phải thu ngắn hạn
üHàng tồn kho
üTài sản ngắn hạn khác

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


§ Tiền: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang
chuyển
§ Tương đương tiền: là những khoản đầu tư ngắn hạn
có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng
kể từ ngày đầu tư có khả năng chuyển đổi dễ dàng
thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong
chuyển đổi kể từ ngày mua. VD: kỳ phiếu, tín phiếu
kho bạc…

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


§ Đầu tư tài chính ngắn hạn là các khoản đầu tư có
thời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm hoặc trong một chu
kỳ sản xuất kinh doanh không bao gồm những khoản
đầu tư ngắn hạn được coi là tương đương tiền.
§ Ví dụ: chứng khoán kinh doanh, tiền gửi ngắn hạn,
đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có kỳ hạn không
quá 12 tháng và không được coi là tương đương
tiền…
§ Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


§ Các khoản phải thu ngắn hạn là những tài sản mà
doanh nghiệp đang bị khách hàng chiếm dụng tại thời
điểm lập báo cáo và sẽ thu được về trong thời gian
ngắn. Bao gồm các khoản: phải thu từ khách hàng,
phải thu nội bộ, trả trước tiền cho người bán, phải thu
khác…
§ Dự phòng phải thu ngắn hạn

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


§ Hàng tồn kho là vật tư, hàng hoá, thành phẩm, giá trị
sản phẩm sở dang....dự trữ để phục vụ cho hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
üTồn kho ở khâu dự trữ: NVL, CCDC, Hàng mua
đang đi đường.
üTồn kho ở khâu sản xuất: Chi phí SXKD dở dang.
üTồn kho trong lưu thông: Hàng hóa, thành phẩm,
hàng gửi bán.
§ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Là khoản dự phòng
được lập khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể
thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho.
ThS. Phạm Thị Ngọc Thu
Tài sản ngắn hạn khác

§ Thuế và các khoản phải thu khác từ nhà nước


§ Các khoản tạm ứng cho nhân viên
§ Các khoản doanh nghiệp đem đi ký quỹ, ký cược.
§ Chi phí trả trước ngắn hạn
§ Trả trước cho người bán

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Trả trước cho người bán
20/6/N công ty B trả trước cho nhà cung cấp 300 triệu tiền hàng
bằng TGNH

TH1: 1/7/N nhà cung cấp giao lô hàng với giá bán 300 triệu cho
công ty B. Tiền hàng trừ vào tiền ứng trước.

TH 2: 1/7/N nhà cung cấp giao lô hàng với giá bán 500 triệu cho
công ty B. Tiền hàng trừ vào tiền ứng trước, còn lại công ty B nợ.

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Chi phí trả trước là tài sản đang trong quá trình chuyển hóa
thành chi phí
§ 1/3/N công ty A ký hợp đồng thuê nhà để làm văn phòng, tiền
thuê 10 triệu/tháng, thời hạn thuê 1 năm. Tiền nhà thanh toán 1
lần vào 1/3/N
§ 1/5/N, xuất 1 máy tính 6 triệu sử dụng cho bộ phận quản lý.
Biết thời gian sử dụng hữu ích của nó là 3 tháng.

Thời điểm TS tiêu


dùng hết

Thời điểm đưa TS


vào sử dụng
ThS. Phạm Thị Ngọc Thu
§ Tài sản dài hạn là những tài sản của doanh nghiệp có
thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi trên 1 năm
hoặc nhiều hơn 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh.

§ Bao gồm
ü Các khoản phải thu dài hạn

ü Tài sản cố định

ü Bất động sản đầu tư

ü Đầu tư tài chính dài hạn

ü Tài sản dài hạn khác

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


§ Các khoản phải thu dài hạn là số tài sản của doanh
nghiệp đang bị chiếm dụng và có thời hạn thu hồi trên
1 năm hay trên 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh.

§ Dự phòng phải thu khó đòi

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


§ TheoTT 45/2013/TT-BTC có 4 tiêu chuẩn ghi nhận
TSCĐ:
§ Chắc chắn thu được LIKT trong tương lai
§ Nguyên giá xác định được một cách đáng tin cậy.
§ Thời gian sử dụng ước tính là trên 1 năm
§ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.

§ Phân biệt giữa TSCĐ và CCDC ???


§ Nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


§ Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất cụ

thể do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng trong SXKD phù hợp với
tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ.

§ Tài sản cố định vô hình: là tài sản không có hình thái vật chất

nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng
trong SXKD, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê
phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.

§ Tài sản cố định thuê tài chính: là các TSCĐ được hình thành từ

các hoạt động thuê tài chính, đây là hình thức thuê vốn hoá về
TSCĐ.
ThS. Phạm Thị Ngọc Thu
§ Bao gồm: quyền sử dụng đất, nhà, cơ sở hạ tầng do doanh
nghiệp nắm giữ nhằm mục đích cho thuê hoặc chờ tăng giá để
bán chứ không phải để sử dụng trong SXKD hoặc bán trong kỳ
kinh doanh thông thường.

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


§ Là những khoản đầu tư tài chính có thời hạn thu hồi vốn trên 1
năm hay 1 chu kỳ SXKD như: đầu tư chứng khoán dài hạn (cổ
phiếu, trái phiếu), đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên
kết…

§ Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


§ Chi phí trả trước dài hạn
§ Tài sản thuế TNDN hoãn lại

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


2.2.1. Nợ phải trả
2.2.2. Vốn chủ sở hữu

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các
giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh
toán từ các nguồn lực của mình.

Các cách trả nợ:


§ Trả bằng tiền
§ Trả bằng tài sản khác hoặc cung cấp một dịch vụ
§ Thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác
§ Chuyển đổi nghĩa vụ nợ thành vốn chủ sở hữu

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


ØPhân loại theo đối tượng nợ:
§ Vay và nợ thuê tài chính
§ Phải trả người bán, người mua trả tiền trước
§ Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
§ Phải trả người lao động
§ Quỹ khen thưởng, phúc lợi
§ Chi phí phải trả
§ Doanh thu chưa thực hiện
ØPhân loại theo thời gian:
§ Nợ ngắn hạn: các khoản vay và nợ còn phải trả có thời hạn thanh
toán không quá 12 tháng hoặc dưới 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh
thông thường.
§ Nợ dài hạn: các khoản vay và nợ còn phải trả có thời hạn thanh toán
trên 12 tháng hoặc 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường.

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


§ Người mua trả trước tiền hàng
§ Doanh thu chưa thực hiện
§ Chi phí phải trả
§ Dự phòng phải trả

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Người mua trả trước tiền hàng
§ 20/6/N công ty B trả trước cho công ty A 300 triệu tiền
hàng bằng TGNH

§ 1/7/N công ty A giao lô hàng với giá bán 300 triệu cho công
ty B, tiền hàng trừ vào tiền ứng trước. (TH 2: lô hàng có giá
bán 500 triệu)

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Doanh thu chưa thực hiện
§ Cho thuê nhà trong thời hạn 3 tháng, mỗi tháng 10 triệu.
Tiền thuê nhà nhận trước từ đầu thời điểm thuê.
§ Bán vé tập bơi cho 3 tháng hè, giá mỗi vé là 900.000 đồng.

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Doanh thu chưa thực hiện Thời điểm giao
dịch hoàn thành

Thời điểm nhận tiền Thời điểm hiện tại


ứng trước của KH 1. Ghi nhận phần doanh thu đã
(Tạo ra nợ phải trả - thực sự kiếm được
DT chưa thực hiện). 2. Ghi giảm số dư của tài khoản
DT chưa thực hiện (Nợ phải
trả).

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Chi phí phải trả
Thời điểm thực tế
trả tiền cho NCC

Thời điểm bắt đầu Thời điểm hiện tại


tiêu dùng dịch vụ ŒGhi nhận số tiền phải trả
cho thời gian sử dụng dịch
vụ đã qua.
Dự phòng phải trả:

§ Ví dụ:

- Dự phòng phải trả bảo hành sản phẩm

- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng,

- Dự phòng sửa chữa bảo dưỡng định kỳ TSCĐ (theo yêu cầu
KT)

- …
Phân biệt các đối tượng kế toán sau:
§ Phải thu từ khách hàng, khách hàng trả trước tiền hàng

§ Phải trả người bán, trả trước cho người bán

§ Khách hàng trả trước tiền hàng, doanh thu chưa thực

hiện

§ Trả trước cho người bán, chi phí trả trước.

§ Chi phí phải trả, phải trả người bán


VCSH Tăng VCSH Giảm

Chủ SH đầu tư Chủ SH rút vốn


vào DN khỏi DN

VCSH

Doanh thu Chi phí


ThS. Phạm Thị Ngọc Thu
Phân loại:
§ Vốn góp của chủ sở hữu
§ Thặng dư vốn cổ phần
§ Lợi nhuận chưa phân phối
§ Các quỹ của doanh nghiệp: Quỹ đầu tư phát triển,
nguồn vốn đầu tư XDCB, quỹ hỗ trợ sắp xếp DN…
§ Chênh lệch đánh giá lại tài sản
§ Chênh lệch đánh giá lại tỷ giá
§ Chỉ tiêu điều chỉnh giảm nguồn vốn: Cổ phiếu quỹ

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


TÀI SẢN = NGUỒN VỐN
TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU

CÁC NGUỒN AI LÀ NGƯỜI CUNG CẤP CÁC NGUỒN


LỰC KINH TẾ LỰC KINH TẾ CHO DN HAY QUYỀN ĐỐI
MÀ DN SỬ VỚI CÁC NGUỒN LỰC NÀY.
DỤNG

Hai mặt của cùng một lượng giá trị


ThS. Phạm Thị Ngọc Thu
Có số liệu đầu kỳ của 1 DN như sau:
Phải thu của khách hàng (dưới
TSCĐ hữu hình 1.450.000 12 tháng) 130.000
Công cụ dụng cụ
(dưới 12 tháng) 170.000 Quỹ khen thưởng phúc lợi 100.000
Hàng hóa 200.000 Phải trả người lao động 45.000
Vay và nợ thuê tài chính (24
Tiền mặt 80.000 tháng) 200.000

Tiền gửi ngân hàng 200.000 Lợi nhuận chưa phân phối 110.000

Phải trả người bán 115.000 Hao mòn TSCĐ hữu hình (30.000 )

Vốn góp của CSH 1.630.000

Y/c: Lập bảng cân đối kế toán đầu kỳ của DN


ThS. Phạm Thị Ngọc Thu
1. Cho biết những nghiệp vụ sau ảnh hưởng như thế nào đến
phương trình cân bằng của kế toán:
§ Chủ sở hữu góp thêm vốn bằng tiền mặt 500tr, bằng 1 thiết bị sản
xuất trị giá 5 tỷ.
§ Chuyển khoản thanh toán tiền hàng còn nợ kỳ trước cho người
bán X 50tr.
§ Khách hàng chuyển khoản ứng trước cho kỳ sau 50tr.

§ Chi tiền mặt 100tr mua hàng hóa nhập kho.

§ Trích lợi nhuận chưa phân phối thành lập quỹ khen thưởng phúc
lợi 100tr.
2. Bài 2.1 (trang 92 - giáo trình), Bài 3, 4 (trang 50, 51 sách bài tập)

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Doanh thu Chi phí Lãi/Lỗ

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


§ Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong
kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động SXKD thông thường và các hoạt
động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng Vốn chủ SH.

§ Doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ 3.

§ Thu nhập khác

§ Phân loại:
ü Doanh thu bán hàng
ü Doanh thu cung cấp dịch vụ
ü Doanh thu hoạt động tài chính

§ Các khoản điều chỉnh giảm doanh thu: chiết khấu thương mại, giảm
giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Thời điểm ghi nhận doanh thu
§ Doanh thu và thu nhập được ghi nhận khi được xem là đã
được thực hiện và quá trình tạo thu nhập đã kết thúc về cơ
bản.
§ Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng bán hàng ngày 01/01/N trị giá
100tr. Ngày 01/02/N, khách hàng chuyển khoản 60tr ứng
trước cho lô hàng trên. Ngày 01/03/N, công ty A giao hàng
cho khách, số tiền còn lại được khách hàng thanh toán vào
ngày 01/04/N. Công ty A ghi nhận doanh thu bán lô hàng
trên vào thời điểm nào, trị giá bao nhiêu?

Thời điểm ghi nhận


doanh thu
???

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


§ Công ty mua 1 lô hàng với giá 10tr, sau đó bán lại với giá 15tr,

các giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt.

§ Chủ doanh nghiệp chuyển khoản 100tr góp vốn vào công ty.

§ Khách hàng chuyển khoản 50tr ứng trước tiền cho lô hàng được

giao vào tháng sau.

§ Vietnam Airlines trong tháng 9/N bán được 500 vé máy bay SG-

HN cho đợt Tết nguyên đán sắp tới.

§ Ngày 01/4/N nhận được 60tr tiền thuê văn phòng của khách hàng

cho quý II/N.

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


§ Chi phí: là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế
toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu hao tài
sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu.

§ Chi phí tạo doanh thu và chi phí vốn hóa

ü Một khoản chi được ghi nhận ngay là chi phí khi khoản đó
không mang lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau. (Revenue
Expenditure – Chi phí tạo ra doanh thu)

ü Một khoản chi mang lại lợi ích kinh tế cho nhiều kỳ kế toán trong
tương lai thì được ghi nhận là tài sản (vốn hóa vào tài sản)
(Capital Expenditure – Chi phí vốn hóa) và được phân bổ dần
vào chi phí tạo ra doanh thu trong các kỳ mà tài sản được sử
dụng.

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Có các thông tin về hoạt động của DN X trong tháng 4/N như sau:
§ Chi tiền lương tháng 3 cho CBNV: 50 triệu. Tháng này ước tính tiền
lương giảm 10 triệu so với tháng trước.
§ Chi trả nợ gốc ngân hàng 500 triệu
§ Chi thanh toán tiền mua hàng, trị giá 60 triệu. Trong tháng 4 bán
được 2/3 số hàng đã mua.
§ Thanh toán hoá đơn tiền điện, tiền nước của tháng 3 là 10 triệu
§ Thanh toán tiền thuê nhà quý II (tháng 4, 5,6): 30 triệu
§ Đầu tháng 4, chi tạm ứng công tác phí cho cán bộ là 5 triệu. Cuối
tháng tiến hành hoàn ứng, số tiền chi quá là 1 triệu đã được phê
duyệt.
§ Nhận được hóa đơn cước điện thoại và internet của tháng 4: 5 triệu,
chưa thanh toán.
§ Mua 4 chiếc máy tính, trị giá 9 triệu/ chiếc, dùng cho bộ phận bán
hàng, dự kiến phân bổ đều trong quý II.
Yêu cầu: Nhận diện các chi phí và tính tổng chi phí trong tháng 4 của
doanh nghiệp.
ThS. Phạm Thị Ngọc Thu
Phân loại theo nội dung kinh tế
§ Chi phí nguyên vật liệu
§ Chi phí nhân công
§ Chi phí công cụ, dụng cụ
§ Chi phí khấu hao TSCĐ
§ Chi phí dịch vụ thuê ngoài: chi phí điện, nước, bảo hiểm,
quảng cáo, thuê văn phòng…
§ Chi phí khác bằng tiền: chi phí tiếp khách, chi phí quà tặng…

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí CP Nguyên vật
Chi phí liệu trực tiếp
thu mua
Chi phí Yếu

Sản xuất
Chi phí Tố

Chi phí Chi phí SX


bán hàng chung

Chi phí
QLDN, chi phí tài
ThS. Phạm Thị Ngọc Thu chính, CP khác
§ Kết quả: là phần chênh lệch giữa doanh thu, thu nhập
và chi phí của cùng một kỳ kế toán.

Kết quả = DT + Thu nhập khác - CP


§ 3 trường hợp:
§ Kết quả > 0: Lãi → Tăng vốn chủ sở hữu.
§ Kết quả < 0: Lỗ → Giảm vốn chủ sở hữu.
§ Kết quả = 0 → Hoà vốn.

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Tổng tài sản(ck) = Nợ phải trả (ck) + Vốn chủ sở hữu (ck)
Nếu loại trừ ảnh hưởng của vốn góp của CSH và việc phân
phối lợi nhuận thì:
Tổng TS (ck) = Nợ phải trả (ck) + (Vốn chủ sở hữu (đk) + Lợi
nhuận trong kỳ )
Tổng TS (ck) = Nợ phải trả (ck) + Vốn CSH (đk) + Doanh thu
– Chi phí

Bài tập 6: bài 2.2 (Giáo trình – trang 92)

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


1. Bán lô hàng trị giá 100 triệu, thu về doanh
thu là 120 triệu bằng TGNH
2. Chi phí vận chuyển lô hàng trên đi bán là 2
triệu, doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiền
mặt
3. Chi phí lương nhân viên bán hàng 4 triệu,
thanh toán bằng tiền mặt.
Yêu cầu: phân tích thay đổi của tài sản, nguồn
vốn, doanh thu, chi phí?
§ Các nghiệp vụ sau đây ảnh hưởng như thế nào đến
phương trình cơ bản của kế toán:
§ Bán hàng với giá 100tr, giá vốn 60tr, khách hàng
chưa thanh toán? Khách hàng đã thanh toán bằng
chuyển khoản.
§ Chi tiền mặt thanh toán lương tháng này cho CBNV
50tr.
§ Chi tiền măt thanh toán lương tháng trước còn nợ
cho CBNV 50tr.
§ Ngày 01/04/N, thanh toán 60tr tiền thuê cửa hàng
cho quý II bằng tiền mặt.
§ Tháng 4/N nhận trước 20tr tiền dịch vụ sẽ cung cấp
trong tháng 5/N bằng chuyển khoản.

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


§ Bảng cân đối kế toán (Balance sheet/ Statement of
Financial Position)

§ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income


statement/ Statement of Profit-Loss)

§ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash-flow Statement/


Statement of Cash-flow)

§ Thuyết minh báo cáo tài chính (Notes to Financial


Statement)

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Tài sản Nguồn vốn
I. TSNH ……….. III. Nợ phải trả ……
…… ……. ….. …..
…… ……. ……. ……
II. TSDH …… IV. Vốn chủ sở ….
hữu
…… ……. ……….. ……..
Tổng tái sản ……… Tổng nguồn vốn ……

Liabilities +
Assets
Owners’ Equity

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


BCKQKD dạng bước đơn (Single-step Income Statement)
Doanh thu ……..
Doanh thu bán hàng ……
Doanh thu cung cấp dịch vụ ……
Doanh thu hoạt động tài chính ……
Thu nhập khác ……
Chi phí ……….
Giá vốn hàng bán ……
Chi phí bán hàng ……
Chi phí QLDN ……
Chi phí tài chính …….
Chi phí khác …..
Lợi nhuận ………..
ThS. Phạm Thị Ngọc Thu
BCKQKD dạng bước kép (Multiple-step Income Statement)
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ……..
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán ……..
Lợi nhuận gộp ……..
Chi phí bán hàng ……
Chi phí quản lý DN ……
Doanh thu hoạt động tài chính ……
Chi phí tài chính ……
Lợi nhuận thuần ……..
Thu nhập khác ……
Chi phí khác …….
Lợi nhuận trước thuế ……..
Chi phí thuế TNDN ………..
Lợi nhuận
ThS. Phạm sau thuế
Thị Ngọc Thu ………
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh
doanh
Tiền thu từ….. ………
Tiền chi cho….. ……...
Tiền thuần từ hoạt động sxkd …..
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
Tiền thu từ…. ……
Tiền chi để…. ……
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư ……
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Tiền thu từ…. …….
Tiền chi để…. ………
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính …….
IV. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ ……
V. Tiền đầu kỳ ……
ThS. Phạm Thị Ngọc Thu
VI. Tuần cuối kỳ …..
§ Ngày 01/01/200X, A và B góp vốn thành lập cửa hàng kinh
doanh nước giải khát với số tiền tương ứng là 50 triệu.
Ngoài ra, A còn góp vốn bằng 2 chiếc máy tính trị giá
8tr/chiếc.
§ Trong tháng, công ty mua 10 két Cocacola với giá 200.000
đ/két, thanh toán ½ bằng tiền mặt, ½ còn lại nợ đến tháng
sau. Cùng tháng, công ty bán được 8 két với giá bán
400.000đ/két thu tiền ngay.
§ Các chi phí khác của cửa hàng trong tháng là tiền điện
nước: 2 triệu đã thanh toán, tiền lương nhân viên bán
hàng: 3 triệu còn nợ.
Y/c: Lập các báo cáo tài chính của cửa hàng trong tháng.

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


§ Trung thực
§ Khách quan
§ Đầy đủ
§ Kịp thời
§ Dễ hiểu
§ Có thể so sánh được

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


§ Trung thực: Các thông tin và số liệu kế toán phải
được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng
đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng,
bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát
sinh
§ Khách quan: Các thông tin và số liệu kế toán phải
được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị
xuyên tạc, bóp méo.
§ Đầy đủ: Mọi NVKT TC phát sinh liên quan đến kỳ kế
toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị
bỏ sót.

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


§ Kịp thời: Các thông tin và số liệu kế toán phải được
ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng và trước thời hạn
quy định, không được chậm trễ.
§ Dễ hiểu: Các thông tin và số liệu kế toán trình bày
trong BCTC phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử
dụng.
§ Có thể so sánh

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Là những nguyên tắc chung được thừa nhận trong
công tác kế toán như: định giá các loại tài sản, ghi
chép sổ sách, phương pháp soạn thảo các báo cáo tài
chính kế toán…nhằm đảm bảo sự dể hiểu, đáng tin
cậy và có thể so sánh của các thông tin kế toán.

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


§ Cơ sở dồn tích
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên
quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu,
doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời
điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu
hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương.

Cơ sở dồn tích: Cơ sở tiền mặt:


Doanh thu và chi phí được Doanh thu và chi phí được
ghi sổ khi các giao dịch phát ghi sổ khi thực sự có nghiệp
sinh vụ thu hoặc chi tiền

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Trong tháng 8/N có các nghiệp vụ sau:
§ 1. Trả tiền điện cửa hàng tháng 7: 1 triệu đồng bằng tiền
mặt.
§ 2. Bán hàng doanh thu 7 triệu, chưa thu tiền.
§ 3. Trả tiền lương nhân viên bán hàng tháng 8 là 3 triệu
bằng TGNH
§ 4. Chi phí tiền điện cửa hàng tháng 8 là 1.2 triệu chưa
thanh toán

§ Yêu cầu: Xác định doanh thu, chi phí trong tháng 8 trong 2
trường hợp:
§ Áp dụng cơ sở dồn tích để hạch toán
§ Áp dụng cơ sở tiền mặt để hạch toán

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Hoạt động liên tục
§ Cơ sở giả định là DN đang hoạt động liên tục và sẽ
tiếp tục HĐKD bình thường trong tương lai gần (12
tháng tới);
§ DN không có ý định cũng như không buộc phải ngừng
hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt
động của mình.

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Nguyên tắc giá gốc
§ Theo nguyên tắc này, giá trị tài sản trong doanh
nghiệp được tính theo giá gốc, không quan tâm đến
giá trị thị trường của tài sản.
§ Giágốc của tài sản là tổng các chi phí hợp lý mà
doanh nghiệp phải bỏ ra để có được tài sản đó (VD:
ngoài giá mua còn có chi phí vận chuyển, lắp đặt,
chạy thử…)

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Nguyên tắc giá gốc
§ DN mua thiết bị sản xuất, giá mua: 500tr
1. Chi phí vận chuyển, lắp đặt: 50 triệu
2. Trong quá trình vận chuyển, máy bị hỏng 1 chút, chi
phí để sửa: 10 tr – do người vận chuyển bồi thường.
3. Mua máy bằng tiền vốn vay, do không trả đúng hạn
nên bị phạt 10tr
4. Giá thị trường của chiếc máy là 530tr.
Xác định giá gốc của tài sản là bao nhiêu?

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Nguyên tắc phù hợp
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với
nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu phải ghi nhận
một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo
ra doanh thu đó.
Chi phí tương ứng với doanh thu gồm: Chi phí của kỳ
tạo ra doanh thu, Chi phí của kỳ trước hoặc chi phí phải
trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Nguyên tắc nhất quán
§ Các chính sách và phương pháp kế toán doanh
nghiệp đã phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong
một (01) kỳ kế toán năm.
§ Ví dụ:
PP tính khấu hao TSCĐ
PP tính trị giá hàng xuất kho

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Nguyên tắc thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán
đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều
kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
§ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn
§ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các
khoản thu nhập
§ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải
trả và chi phí
§ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng
chứng chắc chắn về khả năng thu được LIKT, còn chi phí
phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát
sinh

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


Nguyên tắc trọng yếu
§ Theo nguyên tắc này, kế toán chỉ ghi nhận, theo dõi và
báo cáo những việc được xem là quan trọng; có thể
chấp nhận những sai sót không trọng yếu.
§ Việc bỏ sót hoặc sai sót trọng yếu sẽ làm sai lệch
đáng kể báo cáo tài chính, ảnh hưởng đến quyết định
kinh tế của người sử dụng BCTC.
§ Mức độ trọng yếu phụ thuộc vào quy mô và tính chất
của các bỏ sót hoặc sai sót được đánh giá trong hoàn
cảnh cụ thể.
(Chuẩn mực 29)

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


§ Đề cập tới trong thông tư 200/2014/TT-BTC
§ Giao dịch được ghi nhận và trình bày phù hợp với bản chất
kinh kế chứ không phải theo hình thức pháp lý của nó.
§ Ví dụ:
§ Thuê tài sản tài chính
§ Bán hàng có khuyến mại

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


§ Quốc hội => Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày
20/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017
§ Chính phủ => Các nghị định hướng dẫn luật kế toán
2015. VD: NĐ 174/2016/NĐ-CP
§ Bộ tài chính => Các chế độ kế toán. VD. Chế độ kế
toán doanh nghiệp ban hành theo thông tư
200/2015/TT-BTC

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu


§ Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo thông tư
200/2015/TT-BTC có hiệu lực từ 1/1/2017
§ Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành
theo thông tư 133/2016/TT-BTC có hiệu lực từ
1/1/2017
§ Chế độ kế toán áp dụng đối với công ty chứng khoán
ban hành theo thông tư 210/2014/TT-BTC, có hiệu lực
từ 1/1/2016
§ Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo
quyết định 19/2016/QĐ-BTC
§ Chế độ kế toán ngân hàng, tổ chức tín dụng do Ngân
hàng nhà nước ban hành
§ ....

ThS. Phạm Thị Ngọc Thu

You might also like