You are on page 1of 7

Tăng Tuấn Đạt – MSSV: 87231020187

Họ và tên: Tăng Tuấn Đạt; MSSV: 87231020187


Lớp học phần: 23C3ACC50706301; Môn Kế toán Quản Trị 1

BÀI TẬP CHƯƠNG I

CÂU HỎI LÝ THUYẾT

Câu 1: Trình bày các chức năng cơ bản của nhà quản trị?

Quản trị là một phương thức làm cho những hoạt động tiến tới mục tiêu của tổ
chức được hoàn thành với hiệu quả cao. Phương thức này bao gồm các chức năng cơ
bản:

- Chức năng hoạch định


- Chức năng tổ chức – điều hành
- Chức năng kiểm soát
- Chức năng ra quyết định
Câu 2: Thông tin kế toán quản trị phục vụ như thế nào cho từng chức năng
của nhà quản trị?
Chức năng hoạch định: Cơ sở định hướng, chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh,
phối hợp các chương trình hoạt động của các bộ phận liên quan. Cơ sở để kiểm soát
các hoạt động kinh doanh, phát hiện những chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch
cới những nguyên nhân hợp lý và bất hợp lý. Cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động của
các bộ phận trong doanh nghiệp, tăng cường trách nhiệm vật chất, thực hiện các
phương pháp quản lý và điều hành doanh nghiệp.
Chức năng tổ chức – điều hành: Xây dựng và phát triển một cơ cấu nguồn lực
hợp lý, tạo điều kiện hoạt động cần thiết bảo đảm cho cơ cấu tổ chức được vận hành
hiệu quả. Hoạt động đôn đốc, động viên, giám sát các công việc hàng ngày, đảm bảo
các hoạt động trong tổ chức được thực hiện một cách nhịp nhàng, thúc đẩy các thành
viên trong tổ chức hoạt động với một hiệu quả cao nhằm đạt mục tiêu của tổ chức.
Chức năng kiểm soát: Đảm bảo cho mọi hoạt động trong tổ chức đi đúng mục
tiêu, so sánh kết quả thực hiện với kế hoạch để kịp thời phát hiện những sai sót nhằm
điều chỉnh, giúp cho tổ chức hoàn thành nhiệm vụ.
Tăng Tuấn Đạt – MSSV: 87231020187

Chức năng ra quyết định: Khâu mấu chốt trong quá trình quản trị, việc điều hành
sản xuất kinh doanh và việc giải quyết các vấn đề mang tính chiến lược đều được tiến
hành dựa trên cơ sở những quyết định thích hợp.
Câu 3: Cho biết nguyên nhân dẫn đến sự phân chia hệ thống kế toán thành
kế toán quản trị và kế toán tài chính?
Nguyên nhân chính dẫn đến sự khác nhau của kế toán quản trị và kế toán tài
chính đó là đối tượng sử dụng thông tin. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán quản trị
là các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh,
còn với thông tin kế toán tài chính cung cấp thông tin chủ yếu cho đối tượng bên ngoài
doanh nghiệp quan tâm đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Câu 4: Trong các bộ phận sau đây trong một doanh nghiệp: kế toán chi
phí, kế toán tài chính, kế toán quản trị, kiểm toán nội bộ, bộ phận nào sẽ cung
cấp thông tin hữu ích giúp cho các nhân viên, các nhà quản trị các cấp trong một
doanh nghiệp đưa ra quyết định.
Việc ra quyết định không thực hiện độc lập mà được thực hiện đồng thời và các
chức năng khác của nhà quản trị. Kế toán quản trị đóng vai trò hoạch định cho hoạt
động kinh doanh và đồng thời phối hợp với các chương trình hoạt động của các bộ
phận liên quan để có thể đi đến một quyết định, mục tiêu chung cho toàn doanh
nghiệp.
Câu 5: Cho biết những điểm giống nhau và khác nhau giữa kế toán tài
chính và kế toán quản trị?
Giống nhau: Cùng đối tượng nghiên cứu là các sự kiện kinh tế diễn ra trong quá
trình kinh doanh của doanh nghiệp. Cả hai đều dựa vào một nguồn hệ thống ghi chép
ban đầu của kế toán từ đó xử lý thông tin kế toán theo mục tiêu riêng. Kế toán quản trị
và kế toán tài chính đều thể hiện trách nhiệm của nhà quản trị trong toàn doanh nghiệp.
Khác nhau:
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
Đối tượng sử
Các nhà quản trị bên trong doanh Những đối tượng bên ngoài doanh
dụng thông
nghiệp là chủ yếu nghiệp là chủ yếu
tin
Tăng Tuấn Đạt – MSSV: 87231020187

Hướng về tương lai, linh hoạt, theo


Phản ánh quá khứ, cố định, tuân thủ
Đặc điểm yêu cầu nhà quản trị. Biểu hiện
nguyên tắc kế toán. Biểu hiện chủ
thông tin thông qua 3 loại thước đo tiền tệ,
yếu dưới thước đo giá trị.
hiện vật và lao động
Yêu cầu Đòi hỏi tính kịp thời cao hơn tính
Đòi hỏi tính chính xác cao
thông tin chính xác
Phạm vi cung
Từng bộ phận, toàn doanh nghiệp Toàn doanh nghiệp
cấp thông tin
Các loại báo Báo cáo theo yêu cầu và mục đích Báo cáo tài chính do Nhà nước quy
cáo sử dụng cho nhà quản trị định
Kỳ hạn lập
Thường xuyên Định kỳ
báo cáo
Quan hệ với
các ngành học Quan hệ nhiều Quan hệ ít
khác
Tính bắt buộc Không có tính bắt buộc Có tính bắt buộc

Câu 6: Cho biết nhân viên kế toán quản trị có thể thiết kế một loại báo cáo
có thể thỏa mãn được hết tất cả nhu cầu thông tin của mọi cấp độ quản trị trong
một doanh nghiệp hay không? Giải thích?
Nhân viên kế toán quản trị có thể thiết kế một loại báo cáo có thể thỏa mãn được
hết tất cả như cầu thông tin của mọi cấp độ quản trị, tuy nhiên điều này không được
khuyến khích vì:
- Tính kịp thời sẽ giảm khi lập một báo cáo có quy mô lớn hơn và sẽ mất nhiều
thời gian để thu thập đầy đủ thông tin để hoàn thiện báo cáo. Điều này có thể
khiến doanh nghiệp vụt mất cơ hội kinh doanh tiềm năng khi việc đưa ra
quyết định của nhà quản trị bị trì hoãn.
- Có thể có hiện trạng bị trùng lặp hoặc dư thừa thông tin khi nhu cầu và mục
đích sử dụng của nhà quản trị không liên quan đến một số bộ phận khác được
nêu trong báo cáo. Điều này làm cho báo cáo kế toán quản trị bị thiếu sự
thống nhất, định hướng rõ ràng gây sự hiểu lầm cho nhà quản trị khó kiểm
soát chi tiết được hoạt động đã đi đúng mục tiêu chưa.
Tăng Tuấn Đạt – MSSV: 87231020187

Câu 7: Một sinh viên đã phát biểu như sau: “Các báo cáo kế toán quản trị
thường là báo cáo tổng hợp, được lập cho phạm vi toàn doanh nghiệp”. Nhận xét
như thế nào về phát biểu này?
Phạm vi cung cấp thông tin của kế toán quản trị là toàn doanh nghiệp và từng bộ
phận trong doanh nghiệp. Kế toán quản trị gắn liên với các bộ phận của doanh nghiệp
và mỗi loại báo cáo của kế toán quản trị phục vụ riêng cho từng nhu cầu và mục đích
sử dụng cho từng phòng ban trong công ty.
Câu 8: Nếu kế toán tài chính có 4 loại báo cáo là: Bảng cân đối kế toán, báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo
cáo tài chính, thì số lượng báo cáo kế toán quản trị là bao nhiêu ? Giải thích?
Báo cáo của kế toán quản trị được thiết lập dựa trên tùy thuộc theo yêu cầu và
mục đích sử dụng của nhà quản trị, chúng không cần tuân theo những nguyên tắc kế
toán và không đòi hỏi có độ chính xác cao. Vì vậy số lượng báo cáo kế toán quản trị có
thể sản xuất là vô hạn, miễn là các báo cáo phù hợp với hình thức kinh doanh của
doanh nghiệp và tuân theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt
Nam.
Câu 9: Có ý kiến cho rằng: “Thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc ra
quyết định, nên những thông tin này chủ yếu hướng về tương lai, do đó thông tin
do kế toán quản trị cung cấp mang tính chủ quan cao, độ tin cậy thấp hơn thông
tin do kế toán tài chính cung cấp.” Bạn có đồng ý với ý kiến trên? Ý kiến của bạn
như thế nào ?
Ý kiến trên là sai. Để thiết lập nên một báo cáo kế toán quản trị, người lập có rất
nhiều hướng tiếp cận và phương pháp kỹ thuật chuyên môn được chọn lọc nhằm đáp
ứng được mục đích sử dụng của nhà quản trị. Kế toán quản trị có thể tiếp cận theo
những tiêu thức khác nhau theo: nội dung thông tin, quy trình công việc, đo lường
đánh giá thành quả quản lý hoặc theo từng lĩnh vực quản trị. Và các phương pháp kỹ
thuật kế toán quản trị để đảm bảo độ hiệu quả của nội dung báo cáo như: Thu thập,
phân tích, tổng hợp thông tin trên sự kiện kinh tế đang phát sinh trong doanh nghiệp;
Những phương pháp kế toán truyền thống (hệ thống tài khoản; chứng từ;...), các mô
hình đo lường, phân tích, dự báo,...
Tăng Tuấn Đạt – MSSV: 87231020187

Câu 10: Giải thích tại sao vấn đề tôn trọng và hành xử theo những nguyên
tắc xử sự của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên quản trị là rất cần
thiết và quan trọng, cần phải được đảm bảo thực hiện trong thời kỳ kinh tế thế
giới đang phát triển như hiện nay ?
Trong thời đại ngày nay, khi lĩnh vực kế toán đang phát triển vượt bậc thì giá trị
đạo đức nghề nghiệp phải luôn được quan tâm và giữ gìn. Ta có thể thấy được vai trò
của kế toán quản trị có thể thuyết phục nhà quản trị thay đổi môi trường kinh doanh
của doanh nghiệp, cụ thể là chiến lực, phân chia quyền lực, quy trình hoạt động, cấu
trúc tổ chức nhằm sử dụng nguồn lực trong các hoạt động hiệu quả hơn. Tại đây, đạo
đức nghề nghiệp phải cùng kế toán quản trị song hành để điều tiết những áp lực của
người kế toán như: tạo nên những số liệu không đúng so với thực tế, thay đổi những
kết quả được báo cáo khi có mối quan hệ với sự đền bù bằng vật chất hoặc sự thăng
tiến. Điều này là đi ngược với mục tiêu chung mà những người đứng đầu doanh nghiệp
đề ra và chính người kế toán quản trị này đã gián tiếp đưa tổ chức kinh doanh ngày
càng trì tuệ chỉ vì bỏ qua đạo đức nghề nghiệp cũng như những giá trị thặng dư tiềm
năng trong tương lai có thể lớn hơn những lợi ích ngắn hạn.
Vì vậy, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp về các quy tắc xử sự của kế toán viên
quản trị ra đời như là một chuẩn mực thực hành, một người dẫn đường để môi trường
đạo đức trong nghề nghiệp kế toán quản trị luôn được bảo tồn.
Câu 11: Một sinh viên đã phát biểu như sau: “Các tổ chức không vì lợi
nhuận như bệnh viện công, trường công lập, các tổ chức từ thiện,… không cần
thông tin kế toán quản trị vì những tổ chức này không tồn tại vì mục tiêu tìm
kiếm lợi nhuận.” Nhận xét như thế nào về phát biểu này ? Chứng minh cho quan
điểm của bạn ?
Các tổ chức trên có thể hoạt động không vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận nhưng
thông tin kế toán quản trị vẫn là điều cần thiết nhất đối với những người đầu tư thiện
nguyện hoặc những đơn vị hành chính sự nghiệp tại Việt Nam. Người đứng đầu điều
hành tổ chức thiện nguyện, cơ quan phải thiết lập nên những hệ thống báo cáo kế toán
quản trị vì:
Tăng Tuấn Đạt – MSSV: 87231020187

- Tôn trọng nhà đầu tư, cơ quan nhà nước giúp họ thấy được dòng tiền của họ
đang được vận hành đúng kế hoạch hoặc cần có sự điều chỉnh lại nguồn lực
đang được phân bổ trong các hoạt động thiện nguyện.
- Việc quản lý, kiểm soát tốt những kế hoạch thiện nguyện được đề ra thậm chí
có thể tạo ra lợi nhuận, điều này là điều tốt vì khi lợi nhuận được tạo ra cùng
với mục đích thiện nguyện ban đầu, các nhà đầu tư luôn luôn sẽ tái đầu tư
nhằm có thể nuôi sống tổ chức tiếp tục duy trì đến những hoạt động tiếp theo
trong tương lai.
Câu 12: Hồng đang làm kế toán trưởng cho công ty cổ phần ABC. Ngọc -
một chuyên viên kinh tế đang thực hiện một công trình nghiên cứu với đề tài về
các nghiệp vụ tài chính doanh nghiệp mà các hoạt động này cùng lĩnh vực với
công ty ABC. Do vậy, Ngọc đề nghị Hồng cung cấp thông tin hay cho nhận xét về
những hoạt động tài chính của công ty ABC. Ngọc hứa sẽ bảo mật các thông tin
mà Hồng cung cấp. Xác định liệu có vi phạm đạo đức nghề nghiệp theo báo cáo
ứng xử đạo đức nghề nghiệp của IMA?
Nếu Hồng bí mật cung cấp thông tin cho Ngọc thì việc này đã vi phạm vào chuẩn
mực “Bảo mật” về ứng xử đạo đức nghề nghiệp của IMA. Người hành nghề có trách
nhiệm:
1. Giữ thông tin bí mật trừ khi được quyền công bố hoặc luật pháp yêu cầu.
2. Thông báo cho các bên liên quan về việc sử dụng thông tin bí mật thích hợp.
Giám sát các hành vi của cấp dưới để đảm bảo tuân thủ tính bảo mật.
3. Tránh sử dụng thông tin bảo mật cho lợi ích phi pháp hoặc phi đạo đức.
Câu 13: Phân tích những khác biệt trong nhận thức về kế toán quản trị theo
định nghĩa kế toán quản trị của Luật kế toán Việt Nam và của Hiệp hội kế toán
viên quản trị Hoa Kỳ.
Theo luật kế toán Việt Nam, kế toán quản trị được định nghĩa là “việc thu thập,
xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết
định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán (Luật kế toán, khoản 3, điều 4).
Theo định nghĩa của Hiệp hội kế toán viên quản trị Hoa Kỳ: “Kế toán quản trị là
quá trình nhận diện, đo lường, tổng hợp, phân tích, soạn thảo, diễn giải và truyền đạt
Tăng Tuấn Đạt – MSSV: 87231020187

thông tin được nhà quản trị sử dụng để lập kế hoạch, đánh giá và kiểm tra trong nội bộ
tổ chức và để đảm bảo việc hợp lý và có trách nhiệm đối với các nguồn lực của tổ chức
đó.”
Câu 14: Thông tin kế toán quản trị bao gồm thông tin tài chính và thông tin
phi tài chính. So sánh sự khác nhau giữa hai nhóm thông tin này và cho ví dụ
minh họa.
Kế toán quản trị cung cấp hai loại thông tin: Thông tin tài chính và thông tin phi
tài chính. Tất cả những thông tin này được gọi chung là thông tin quản trị. Trước khi
cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo, kế toán quản trị cần hiểu rõ mục đích của những
thông tin đó.
Câu 15: Cho biết những yêu cầu về chất lượng thông tin kế toán quản trị.
Lấy một ví dụ cụ thể về thông tin kế toán quản trị để minh họa thông tin đó cần
những đặc điểm chất lượng nào ?
Để đảm bảo chất lượng thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp hoạt động
hiệu quả, cần nghiên cứu trên các góc độ: Mục tiêu, cấu trúc và môi trường hoạt động
của hệ thống thông tin kế toán quản trị.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1C; 2D; 3C; 4D; 5D; 6C; 7B; 8B; 9D; 10A; 11A; 12B; 13D; 14A
– Kết thúc bài làm –

You might also like