You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỀU LUẬN MÔN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

CHỦ ĐỀ : TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH NHỮNG


YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÁC LẬP TRỌNG TÂM
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Giảng viên hướng dẫn:


Họ và tên học viên:
Ngày, tháng, năm sinh:

TP.HCM, tháng 08/2021


MỤC LỤC
2

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tầm quan trọng của đề tài
Kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán quan trọng của doanh nghiệp. Nó cung cấp
cho nhà quản trị những thông tin về kinh tế và tài chính liên quan đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Kế toán quản trị là quá trình xác định, đo lường, phân tích, giải thích, và
truyền tải thông tin giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đã đặt ra. Trước đây, nhân sự
kế toán quản trị chủ yếu thực hiện những công việc liên quan đến kế toán chi phí và viết báo
cáo kế toán. Nhân sự này chủ yếu được bố trí ở những bộ phận mang tính bổ trợ.
Trong bối cảnh hiện nay, vai trò này đã có những sự thay đổi đáng kể. Ngoài những
công việc mang tính kỹ thuật đơn thuần, kế toán quản trị còn giúp nhà quản trị đánh giá hiệu
quả sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp. Do đó, thực tiễn hiện nay cho thấy rằng nhân sự kế
toán quản trị đang dần trở thành một thành viên trong quá trình tham vấn và ra quyết định bên
cạnh các phòng ban khác phụ trách về sản xuất, marketing, và kỹ thuật.
Có thể thấy rằng trọng tâm kế toán quản trị đã có sự thay đổi trong suốt chiều dài phát
triển của nền kinh tế và môi trường kinh doanh ở từng thời đại khác nhau. Điều này đặt ra sự
cần thiết phải phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc xác lập trọng tâm kế toán quản trị
phù hợp với nhu cầu và thực lực phát triển của doanh nghiệp. Hiểu được những yếu tố ảnh
hưởng đến xác lập trọng tâm kế toán quản trị sẽ giúp nhà quản trị đưa ra những giải pháp điều
chỉnh phù hợp đối với vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp hiện hữu nhằm đạt
được hiệu quả vận hành và quá trình ra quyết định.
2. Mục tiêu của đề tài
Bài tiểu luận hướng đến ba mục tiêu chính:
+ Trình bày tổng quan lý thuyết liên quan đến trọng tâm kế toán quản trị.
+ Xác định và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc xác lập trọng tâm kế toán
quản trị của doanh nghiệp.
+ Đề xuất những giải pháp cho doanh nghiệp và triển vọng nghiên cứu liên quan đến
trọng tâm kế toán quản trị.
3. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận sử dụng phương pháp phân tích những công trình công bố trong và ngoài
nước, tài liệu giáo trình liên quan đến kế toán quản trị, từ đó tổng hợp và phân tích những vấn
đề liên quan nhằm phục vụ các mục tiêu của đề tài.
4. Bố cục bài tiểu luận
Bài tiểu luận gồm có ba chương:
+ Chương 1 – Cơ sở lý thuyết về những trọng tâm kế toán quản trị: Chương này trình
bày quá trình thay đổi của trọng tâm kế toán quản trị trong doanh nghiệp theo thời gian cùng
với sự thay đổi của nền kinh tế và môi trường kinh doanh.
+ Chương 2 – Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc xác lập trọng tâm kế toán
quản trị: Chương này xác định những yếu tố ảnh hưởng, đồng thời lý giải nguyên nhân, phân
tích mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đối với việc xác lập trọng tâm kế toán quản trị trong
doanh nghiệp.
+ Chương 3 – Hàm ý quản trị cho doanh nghiệp và triển vọng nghiên cứu: Chương
này trình bày những đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp liên quan đến lựa chọn và xác lập
3

trọng tâm kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những triển vọng nghiên cứu
thực nghiệm tại Việt Nam cũng sẽ được thảo luận ở chương này.
4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NHỮNG TRỌNG TÂM KẾ TOÁN QUẢN TRỊ


1.1. Trọng tâm kế toán chi phí và kiểm soát tài chính
Trong giai đoạn trước những năm 1950, trọng tâm kế toán quản trị tập trung vào kế
toán chi phí, định giá hàng tồn kho, và kiểm soát tài chính của doanh nghiệp. Trong giai đoạn
này, nhân sự kế toán quản trị chỉ đóng vai trò đơn thuần là người ghi chép sổ sách kế toán của
doanh nghiệp (Fry, 1992). Họ chưa có vai trò trong quá trình ra quyết định và hoạch định
chiến lược kinh doanh. Chi phí được định nghĩa là những nguồn lực mà doanh nghiệp phải bỏ
ra để đạt được những mục tiêu cụ thể đặt ra trong quá trình kinh doanh. Kế toán chi phí có
nhiệm vụ đo lường và báo cáo những thông tin tài chính và phi tài chính liên quan đến việc
thu mua hoặc sử dụng những nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp (Stone, 1973). Trong giai
đoạn này, kế toán chi phí chủ yếu chỉ là một hoạt động đơn thuần mang tính kỹ thuật.
1.2. Trọng tâm hoạch định và kiểm soát hoạt động kinh doanh
Trong giai đoạn 1950-1965, thuật ngữ kế toán quản trị dần được sử dụng chính thức
và rộng rãi. Lúc này, trọng tâm kế toán quản trị hướng đến việc cung cấp thông tin cho nhà
quản trị trong quá trình hoạch định và kiểm soát hoạt động kinh doanh. Trọng tâm kế toán
quản trị trong giai đoạn này bao gồm việc xem xét các quyết định đầu tư, phân tích quyết
định, kế toán trách nhiệm và hình thành những kỹ thuật liên quan đến lập ngân sách, hoạch
định, và kiểm soát. Khi đó, hệ thống kế toán trong doanh nghiệp sẽ có nhiệm vụ cung cấp
thông tin quan trọng cho mục đích hoạch định những chiến lược tổng thể và kế hoạch trong
dài hạn của doanh nghiệp (Frezatti và cộng sự, 2011). Điều này bao gồm việc phát triển sản
phẩm mới và đầu tư vào các tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, nhà xưởng) và vô hình
(thương hiệu, bằng sáng chế, nhân lực), và hoàn thiện những báo cáo phục vụ những mục
đích đặc biệt.
Các nhà quản trị thường tìm kiếm và tham khảo những thông tin liên quan đến thị
trường, nhà cung ứng và khách hàng trước khi đưa ra các quyết định về chiến lược và kế
hoạch kinh doanh. Bên cạnh đó, những thông tin liên quan đến hoạt động vận hành như các
nguồn doanh thu, chi phí, tài sản, và nợ doanh nghiệp cũng sẽ được cung cấp bởi hệ thống kế
toán. Trong giai đoạn này, kế toán chi phí bắt đầu có chức năng quản trị, cung cấp và hỗ trợ
thông tin cho nhà quản trị trực tiếp một lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp
(Von Colbe, 1996).
1.3. Trọng tâm giảm tổn thất nguồn lực kinh tế trong hoạt động kinh doanh
Trong giai đoạn từ giữa những năm 1980, trọng tâm kế toán quản trị chuyển dần sang
việc giảm thiểu những tổn thất nguồn lực kinh tế trong hoạt động kinh doanh, đồng thời ứng
dụng những kỹ thuật mới bao gồm phân tích quá trình và quản trị chi phí. Nhân sự kế toán
quản trị đóng vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định của doanh nghiệp. Khi đó, hệ
thống kế toán trong doanh nghiệp sẽ có nhiệm vụ cung cấp thông tin quan trọng cho mục đích
ra quyết định liên quan đến phân bổ nguồn lực kinh tế hiệu quả và tiết kiệm (Abdel-Kader &
Luther, 2008). Những thông tin này chứa đựng trong những báo cáo về khả năng sinh lời của
sản phẩm và dịch vụ, các thương hiệu mà doanh nghiệp đang nắm giữ, khách hàng, và các
kênh phân phối.
1.4. Trọng tâm quản lý nguồn lực kinh tế và tạo nên giá trị gia tăng cho các hoạt động
kinh doanh
Trong giai đoạn từ giữa những năm 1990, trọng tâm kế toán quản trị chuyển dần sang
việc ứng dụng những kỹ thuật có độ bao quát rộng hơn liên quan đến quản lý nguồn lực kinh
tế cũng như tạo ra giá trị cho khách hàng và cổ đông thông qua việc sử dụng hiệu quả các
nguồn lực kinh tế. Khi đó, hệ thống kế toán trong doanh nghiệp sẽ có nhiệm vụ cung cấp
5

thông tin quan trọng cho mục đích đánh giá được hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực kinh
tế cũng như đo lường được giá trị gia tăng trong từng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
(Young, 2009). Trong giai đoạn này, người đứng đầu các bộ phận marketing và sản xuất
trong doanh nghiệp cũng tham gia vào quá trình hình thành và phân tích thông tin kế toán
quản trị. Trong giai đoạn này, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào
sản phẩm/dịch vụ mà còn tập trung và thị hiếu khách hàng. Chính thị trường mới là nơi phát
tín hiệu để doanh nghiệp dựa vào đó đưa ra những quyết định quản trị. Vì vậy, việc tạo ra giá
trị gia tăng cho khách hàng nhằm tạo dựng lòng trung thành và nắm giữ thị phần nhiều hơn
trở thành mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Từ đó, trọng tâm kế toán quản trị có xu
hướng chuyển dịch sang việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị liên quan đến thị hiếu
khách hàng và biến động của thị trường nhằm đem lại giá trị gia tăng cao nhất cho khách
hàng (Mazzucato & Shipman, 2014).
1.5. Trọng tâm quản lý nguồn lực kinh tế có chiến lược và trách nhiệm trong hoạt động
kinh doanh
Bắt đầu từ thế kỷ XXI, kế toán quản trị vẫn bao gồm nhiều kỹ thuật được phát triển
trong nhiều thập kỷ trước như là phân tích chi phí và ngân sách, tuy nhiên, nhiều kỹ thuật
hiện đại với sự hỗ trợ của nhiều thành tựu công nghệ đã ra đời giúp cho nhà quản trị có nhiều
công cụ hơn trong quá trình ra quyết định. Trọng tâm kế toán quản trị đang dần chuyển
hướng sang trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hướng đến cộng đồng xã hội và những bên
liên quan khác chịu ảnh hưởng bởi hoạt động kinh doanh. Những chủ thể này bao gồm các cơ
quan quản lý nhà nước, tổ chức phi chính phủ, cộng đồng địa phương, và nhân viên làm trong
doanh nghiệp. Ngoài ra, môi trường sinh thái cũng là một nội dung quan trọng liên quan đến
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
Nhân sự kế toán quản trị ngày nay cần có những kiến thức và kỹ năng liên quan đến
quản trị rủi ro và báo cáo tính bền vững của hoạt động kinh doanh. Trong giai đoạn này, hệ
thống kế toán trong doanh nghiệp sẽ có nhiệm vụ cung cấp thông tin quan trọng cho mục đích
đánh giá được hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực kinh tế gắn với chiến lược kinh doanh
của doanh nghiệp và đo lường được tác động của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đối
với các bên liên quan thuộc cộng đồng xã hội. Bên cạnh đó, trách nhiệm giải trình và minh
bạch hóa thông tin cũng là một nhiệm vụ mà doanh nghiệp cần thực hiện đối với cộng đồng
xã hội (Canning & O'Dwyer, 2001). Điều này có thể được thực hiện thông qua áp dụng chuẩn
mực kế toán quản trị phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và xác lập trọng tâm kế toán quản trị
theo hướng nâng cao trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
6

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÁC LẬP TRỌNG
TÂM KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
2.1. Yếu tố môi trường kinh doanh của ngành
Môi trường kinh doanh theo quan điểm của Michael Porter gồm có 05 yếu tố cấu
thành nên áp lực cạnh tranh mà doanh nghiệp phải đối mặt (Porter, 2008), bao gồm:
(1) Yếu tố đối thủ cạnh tranh: Đây là những doanh nghiệp trong cùng ngành, sản xuất
và cung ứng các sản phẩm dịch vụ tương tự. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc doanh
nghiệp phải nâng cao năng lực ra quyết định và dự báo dựa trên các thông tin chính xác và
cập nhật về chi phí, doanh thu, lợi nhuận, và các khoản thu chi khác.
Do đó, yếu tố này buộc trọng tâm kế toán quản trị phải dần chuyển sang hướng tập
trung cung cấp thông tin mang tính chiến lược và giúp nhà quản trị quản lý nguồn lực
kinh tế hiệu quả, gia tăng giá trị, giảm thiểu tổn thất và lãng phí nguồn lực kinh tế để có
thể giúp doanh nghiệp cạnh tranh với đối thủ trong ngành.
(2) Yếu tố đối thủ tiềm năng gia nhập ngành: Đối với những ngành có tính sinh lợi
cao, hấp dẫn nhà đầu tư, doanh nghiệp trong ngành phải đối mặt với thách thức đến từ những
nhà đầu tư ngoài ngành có ý định đầu tư vào ngành hiện tại. Những nhà đầu tư ngoài ngành
thường là các tập đoàn đa ngành, có năng lực tài chính, công nghệ, và quản trị rất cao.
Do đó, yếu tố này buộc trọng tâm kế toán phải hướng đến việc dần phải trở thành
một bộ phận quan trọng của doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin mang tính quản trị
và chiến lược giúp doanh nghiệp ứng phó được với những đối thủ tiềm năng gia nhập
ngành có năng lực cạnh tranh vượt trội.
(3) Yếu tố những sản phẩm/dịch vụ thay thế: Những sản phẩm/dịch vụ này có tính
năng và đem lại lợi ích tương tự nhưng khác về bản chất so với sản phẩm/dịch vụ của doanh
nghiệp. Chúng thường được cung cấp bởi những doanh nghiệp khác hoặc trong cùng ngành.
Sự phát triển vượt bậc của các sản phẩm/dịch vụ thay thế đe dọa đến thị phần của doanh
nghiệp.
Do đó, yếu tố này đòi hỏi kế toán quản trị phải hướng trọng tâm đến việc tạo ra giá
trị gia tăng cho khách hàng để giữ chân họ với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kế toán quản
trị cũng cần cung cấp thông tin cho quá trình định hình chiến lược cạnh tranh của doanh
nghiệp trước áp lực từ các sản phẩm/dịch vụ thay thế.
(4) Yếu tố quyền lực của khách hàng: Khách hàng của doanh nghiệp bao gồm khách
hàng trung gian và khách hàng cuối cùng. Khách hàng có thể ngưng sử dụng sản phẩm/dịch
vụ của doanh nghiệp khi mà chúng không đáp ứng được yêu cầu của họ. Thay vào đó, khách
hàng sẽ chuyển sang sử dụng sản phẩm/dịch vụ do đối thủ cung cấp hoặc là sử dụng sản
phẩm/dịch vụ thay thế.
Do đó, điều này đòi hỏi trọng tâm kế toán quản trị cần hướng đến việc tạo ra giá trị
gia tăng cho khách hàng nhằm gia tăng lòng trung thành của họ đối với sản phẩm và dịch
vụ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng là một yếu
tố mà khách hàng ngày nay quan tâm. Vì vậy, kế toán quản trị cũng cần hướng trọng tâm
đến quản lý nguồn lực kinh tế có trách nhiệm, chú trọng đến tính bền vững của chiến
lược kinh doanh.
(5) Yếu tố quyền lực của nhà cung ứng: Nhà cung ứng có vai trò cung cấp đầu vào
cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Họ quyết định đến tính ổn định và chất
lượng đầu ra là sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng, từ đó quyết
định đến lợi ích mà khách hàng nhận được cũng như thị phần của doanh nghiệp nắm giữ trên
7

thị trường. Ngoài ra, giá cả đầu vào cũng quyết đến đến giá bán, doanh thu và lợi nhuận của
doanh nghiệp.
Do đó, yếu tố này buộc trọng tâm kế toán quản trị phải thay đổi theo hướng từ kế
toán chi phí, doanh thu và lợi nhuận chuyển dần sang bổ sung chức năng hoạch định
chiến lược, tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng thông qua việc nâng cao chất lượng với
giá bán hợp lý. Ngoài ra, kế toán quản trị còn phải cung cấp thông tin giúp nhà quản trị
xây dựng chiến lược thu mua hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí nguồn lực kinh tế, xây
dựng mối quan hệ với nhà cung ứng, quản trị tồn kho tối ưu nhằm đem lại lợi thế cạnh
tranh cho doanh nghiệp.
Như vậy, các yếu tố trong môi trường kinh doanh ngành có ảnh hưởng đáng kể đến
việc xác lập trọng tâm kế toán quản trị. Các yếu tố này buộc doanh nghiệp phải xem xét và
cân nhắc vai trò của bộ phận kế toán và nhân sự kế toán trong quá trình ra quyết định và
hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Khi phân tích môi trường kinh doanh
của ngành, doanh nghiệp sẽ xác định lần lượt mức độ ảnh hưởng của cả năm yếu tố áp lực kể
trên để từ đó xác lập trọng tâm quản trị phù hợp.
Y
ế
g
ă
n
m
tiề

ư
cạ
rp
đ

u

h
lự
a
y
qsả
ịb
/d


v
á

Trọng tâm
kế toán
quản trị

Hình 1: Môi trường kinh doanh ngành và trọng tâm kế toán quản trị
Nguồn: Tác giả đề xuất dựa trên Porter (2008).
Hình 1 cho thấy năm yếu tố môi trường cạnh tranh ngành tạo áp lực đối với năng lực
cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải xem xét và thay đổi, xác lập trọn tâm kế toán quản trị mới
phù hợp với sự biến động của ngành.
2.2. Yếu tố công nghệ
Sự tiến bộ vượt bậc của những thành tựu khoa học công nghệ trong các lĩnh vực công
nghệ thông tin, Big Data, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây và máy học đã cung cấp cho
nhà quản trị những công cụ hữu hiệu trong việc lưu trữ và xử lý thông tin. Do đó, việc xác lập
trọng tâm kế toán quản trị chịu ảnh hưởng bởi những thay đổi trong công nghệ
(Taipaleenmäki & Ikäheimo, 2013). Nói cách khác, những thành tựu trong khoa học công
nghệ cho phép hoạt động kế toán trở nên hiệu quả và trở thành một bộ phận quan trọng trong
8

quá trình ra quyết định quản trị (Imene & Imhanzenobe, 2020). Tương ứng với từng trọng
tâm kế toán quản trị khác nhau thì sẽ có từng loại công nghệ khác nhau để hỗ trợ thực hiện.
Đối với trọng tâm kế toán chi phí và kiểm soát tài chính, yếu tố công nghệ giúp cho
việc kế toán chi phí và ngân sách trở nên hiệu quả. Trong giai đoạn trước năm 1950, công
nghệ chưa thực sự phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin giúp lưu trữ và xử
lý tài liệu, chứng từ kế toán. Do đó, trong giai đoạn này, bộ phận kế toán trong doanh nghiệp
chỉ dừng lại ở chức năng ghi chép chi phí và phục vụ cho việc kiểm soát tình hình tài chính
của doanh nghiệp. Đây chỉ là một chức năng đơn thuần mang tính kỹ thuật, chưa có hàm
lượng xử lý thông tin mang tính chiến lược và quản trị. Những báo cáo từ bộ phận kế toán
chủ yếu để nhà quản trị kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, không mang lại ý
nghĩa về mặt chiến lược, hoạch định, cũng như khả năng dự báo tương lai của doanh nghiệp.
Đối với trọng tâm hoạch định và kiểm soát hoạt động kinh doanh, yếu tố công nghệ
cho phép hệ thống kế toán xử lý khối lượng lớn thông tin, giúp nhà quản trị nắm bắt được
tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách cập nhật, thường xuyên, và chính
xác. Ngoài ra, năng lực dự báo và hoạch định chiến lược, kế hoạch kinh doanh của doanh
nghiệp cũng được gia tăng đáng kể. Trong giai đoạn 1950-1965, khi các nền công nghiệp lớn
dần hình thành ở nhiều nền kinh tế trên thế giới, quy mô sản xuất đồ sộ khiến cho lượng
thông tin kế toán phải lưu trữ và xử lý là rất lớn. Yêu cầu hoạch định và kiểm soát hoạt động
kinh doanh tại các doanh nghiệp quy mô lớn toàn cầu là rất cấp thiết. Yếu tố công nghệ trong
giai đoạn này cho phép lưu trữ thông tin trong các máy tính có bộ vi xử lý có khả năng vượt
trội so với hệ thống sổ sách kế toán ghi chép của con người. Chiếc máy tính đầu tiên được
phát minh vào năm 1943 và sau đó liên tục được phát triển hoàn thiện trong thập niên 50 và
60 của thế kỷ XX. Thành tựu công nghệ này giúp cho hoạt động kế toán trở nên hiệu quả và
vai trò của kế toán trong quá trình ra quyết định quản trị được nâng cao. Hoạt động kế toán
nhờ đó dần chuyển trọng tâm sang cung cấp những thông tin cao cấp mang tính chiến lược,
giúp cho doanh nghiệp hoạch định và kiểm soát hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.
Đối với trọng tâm giảm tổn thất nguồn lực kinh tế trong hoạt động kinh doanh, yếu tố
công nghệ trong giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1995 cho phép việc phân tích quy trình và
quản trị chi phí hiện tại được thực hiện từ những dữ liệu kế toán. Bên cạnh đó, nhiều nguồn
lực trở nên khan hiếm và đắt đỏ trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu trở nên hội nhập hơn và
các nước đang phát triển tiến hành công nghiệp hóa mạnh mẽ nền kinh tế trong nước. Điều
này đặt ra yêu cầu về tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực kinh tế trong hoạt động kinh
doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ toàn cầu.
Chính yêu cầu cấp thiết này đã ảnh hưởng đến việc xác lập trọng tâm kế toán quản trị
theo hướng cung cấp cho nhà quản trị những giải pháp nhằm giảm tổn thất nguồn lực kinh tế
trong hoạt động kinh doanh. Trong giai đoạn thập niên 80 và 90 của thế kỷ XX, nhiều thành
tựu công nghệ liên quan đến phần mềm ứng dụng đã được phát triển bởi nhiều nước trên thế
giới. Yếu tố công nghệ cho phép doanh nghiệp xác định được mức độ tổn thất nguồn lực kinh
tế ở những khâu hoặc giai đoạn cụ thể của quá trình kinh doanh dựa trên dữ liệu kế toán, từ
đó trọng tâm kế toán quản trị lúc này chuyển sang việc giúp cho doanh nghiệp có những giải
pháp tối ưu hóa nguồn lực kinh tế và giảm tổn thất trong hoạt động kinh doanh.
Đối với trọng tâm quản lý nguồn lực kinh tế và tạo nên giá trị gia tăng cho các hoạt
động kinh doanh, yếu tố công nghệ không những cho phép nhà quản trị xử lý thông tin kế
toán theo hướng quản lý nguồn lực kinh tế hiệu quả mà còn đưa ra những định hướng chiến
lược trên cơ sở phân tích dữ liệu kế toán liên quan đến khách hàng như giá bán, thị phần, đổi
mới hướng đến nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ và khuyến mãi, giảm giá. Từ những sự
linh hoạt và nâng cao trong năng lực phân tích dữ liệu kế toán do công nghệ mang lại, nhà
quản trị có được thông tin và định hướng rõ ràng, chính xác hơn trong việc đánh giá thị hiếu
9

khách hàng cũng như các bên liên quan, từ đó tạo nên giá trị gia tăng vượt trội cho các hoạt
động kinh doanh.
Đối với trọng tâm quản lý nguồn lực kinh tế có chiến lược và trách nhiệm trong hoạt
động kinh doanh, từ năm 2000 trở đi, thị trường càng ngày càng quan tâm hơn đến trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp do những quan ngại ngày càng tăng về biến đổi khí hậu toàn
cầu và vấn đề sức khỏe người tiêu dùng. Trong giai đoạn này, yếu tố công nghệ với những
thành tựu vượt bậc của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã cho phép nhà quản trị thu thập
dữ liệu kế toán liên quan đến các bên thứ ba đối với hoạt động kinh doanh. Hệ thống thông
tin kế toán đồng bộ và liên thông dựa trên các nền tảng công nghệ giúp nhà quản trị đánh giá
được những tác động mà hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đem lại đối với môi trường,
cộng đồng, khách hàng, nhà cung ứng, nhân viên, chính quyền, và thế hệ tương lai. Như vậy,
yếu tố công nghệ giúp chuyển hướng trọng tâm kế toán quản trị sang hướng cung cấp những
thông tin giúp nhà quản trị đánh giá tác động đối với bên thứ ba, quản trị rủi ro, và báo cáo
phát triển bền vững nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hoạt động
kinh doanh.
2.3. Yếu tố pháp lý
Yếu tố pháp lý bao gồm hệ thống luật pháp trong nước và quốc tế chi phối, điều chỉnh
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ở giai đoạn nền kinh tế thế giới phục hồi sau Thế
chiến II, tức là khoảng từ năm 1950, ưu tiên hàng đầu là hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp và hiệu quả của nền kinh tế. Hệ thống pháp lý lúc này tập trung vào tính minh
bạch của hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo thúc đẩy phát triển kinh tế và nguồn thu ngân
sách. Do đó, trong giai đoạn này, trọng tâm kế toán quản trị chỉ chú trọng vào hoạt động
mang tính kỹ thuật, ghi chép chi phí, và phục vụ việc kiểm soát tài chính của doanh nghiệp và
cơ quan quản lý nhà nước.
Càng về sau, khi nền kinh tế thế giới trở nên hội nhập, nền kinh tế trong nước bao
gồm cả thành phần kinh tế tư nhân nước ngoài với sự tham gia của những tập đoàn đa quốc
gia quy mô lớn. Lúc này, hệ thống pháp lý trong nước và quốc tế vừa có xu hướng tiệm cận
lại vừa đan xen nhau tạo nên áp lực buộc nhà quản trị phải xác lập trọng tâm kế toán quản trị
mới theo hướng đảm bảo tuân thủ luật pháp trong nước và quốc tế, giảm tổn thất nguồn lực
kinh tế nhằm chống lãng phí, bảo vệ môi trường, quyền lợi người lao động theo luật định, và
thực hiện tốt trách nhiệm xã hội trong hoạt động kinh doanh (Laughlin, 2007).
2.4. Yếu tố trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
Trong thế kỷ XX, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chưa được xem trọng
vì tính rời rạc của nền kinh tế toàn cầu và hệ thống mạng lưới truyền thông xã hội toàn cầu
chưa được thiết lập trên nền tảng công nghệ thông tin và hạ tầng viễn thông được cải thiện và
nâng cấp. Tuy nhiên, từ năm 2000 trở đi, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp liên quan đến
ba trụ cột của phát triển bền vững gồm bảo vệ môi trường, công bằng xã hội, và tăng trưởng
kinh tế được thị trường xem trọng và đó cũng là nhân tố quyết định đến thành công của doanh
nghiệp (Sánchez‐Torné và cộng sự, 2020). Do đó, yếu tố này đã buộc nhà quản trị phải thay
đổi cách nhìn nhận vai trò của hoạt động kế toán trong việc cung cấp thông tin giúp cho quá
trình ra quyết định một cách có trách nhiệm đối với tất cả các bên liên quan (stakeholders)
thay vì chỉ là các cổ đông sở hữu doanh nghiệp (shareholders).
Vì vậy, trọng tâm kế toán quản trị đã được xác lập lại từ những áp lực của thị trường
đối với vấn đề nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh
trên thị trường trong nước và quốc tế. Ngoài ra, vấn đề minh bạch thông tin đối với các bên
liên quan ngoài cổ đông sở hữu cũng là một thực tiễn mà thị trường đòi hỏi liên quan đến
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Alshbili & Elamer, 2020). Nó thể hiện trách nhiệm xã
10

hội của doanh nghiệp đối với cộng đồng và xã hội. Do đó, yếu tố này cũng tác động đến việc
xác lập trọng tâm kế toán quản trị theo hướng hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực, có chiến lược và
trách nhiệm nhằm xây dựng hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường. Trách
nhiệm giải trình và minh bạch hóa của doanh nghiệp đối với cộng đồng xã hội có thể được
thực hiện hiệu quả thông qua xác lập trọng tâm kế toán quản trị một cách chính xác. Do vậy,
đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp thay đổi trọng tâm kế toán quản trị.
11

CHƯƠNG 3: HÀM Ý QUẢN TRỊ CHO DOANH NGHIỆP VÀ TRIỂN VỌNG


NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM
3.1. Hàm ý quản trị
Thứ nhất, nhà quản trị cần phân tích kỹ lưỡng các yếu tố về môi trường kinh doanh
ngành, công nghệ, pháp lý và trách nhiệm xã hội để từ đó xem xét và cân nhắc vai trò của
hoạt động kế toán và bộ phận kế toán trong quá trình ra quyết định của doanh nghiệp. Trên cơ
sở đó doanh nghiệp sẽ xác lập trọng tâm kế toán phù hợp với thực tiễn doanh nghiệp và các
điều kiện khách quan.
Thứ hai, nhà quản trị cần xây dựng bộ quy tắc quản trị trong doanh nghiệp trong đó
quy định cụ thể chuẩn mực kế toán quản trị mà doanh nghiệp áp dụng sẽ hướng đến trách
nhiệm xã hội, hiệu quả sử dụng nguồn lực kinh tế và sự phát triển bền vững hoạt động kinh
doanh. Thường xuyên tổ chức họp đánh giá hiệu quả thực thi để có sự rút kinh nghiệm và
những điều chỉnh khi cần thiết.
Thứ ba, nhà quản trị cần có kế hoạch tuyển dụng đội ngũ nhân sự có kiến thức và kỹ
năng cần thiết về kế toán quản trị để có thể tham gia vào quá trình xử lý thông tin, hoạch định
chiến lược và dự báo thị trường. Đội ngũ này còn phải am hiểu các vấn đề về công nghệ để
có thể sử dụng thành thạo những ứng dụng mới nhất trong xử lý nguồn dữ liệu khổng lồ và đa
dạng từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vấn đề pháp lý cũng phải được
nhân sự kế toán quản trị nắm rõ để có thể đưa ra những sự tham vấn hợp lý và hợp pháp.
Thứ tư, nhà quản trị cần đầu tư mua sắm những phần mềm ứng dụng hiện đại trong
lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung và kế toán quản trị nói riêng. Điều này giúp cho
doanh nghiệp lưu trữ và xử lý được khối lượng thông tin từ thị trường, nhà cung ứng, và các
bên liên quan trong chuỗi cung ứng.
Thứ năm, nhà quản trị cần xây dựng cơ chế thảo luận và ra quyết định quản trị có sự
tham gia của nhân sự kế toán quản trị. Những dự án trong doanh nghiệp cũng cần có sự tham
gia của bộ phận kế toán quản trị với vai trò thành viên hoặc giám sát viên, đảm bảo hoạt động
vận hành của doanh nghiệp tuân theo bộ quy tắc quản trị của doanh nghiệp nói chung và
chuẩn mực kế toán quản trị nói riêng.
3.2. Triển vọng nghiên cứu tại Việt Nam
Thứ nhất, triển vọng nghiên cứu về những nhân tố tác động đến việc doanh nghiệp lựa
chọn và xác lập trọng tâm kế toán quản trị. Đo lường và so sánh mức độ ảnh hưởng của từng
yếu tố môi trường kinh doanh ngành, công nghệ, pháp lý, và trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp đối với ý định lựa chọn và xác lập trọng tâm kế toán quản trị của ban quản trị doanh
nghiệp.
Thứ hai, triển vọng nghiên cứu về những tình huống cụ thể của các doanh nghiệp Việt
Nam ở những lĩnh vực khác nhau để thấy được sự khác nhau trong mức độ tác động của các
yếu tố môi trường kinh doanh ngành, công nghệ, pháp lý, và trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp đối với ý định lựa chọn và xác lập trọng tâm kế toán quản trị của ban quản trị doanh
nghiệp.
Thứ ba, triển vọng nghiên cứu về đánh giá hiệu quả của nhân sự kế toán quản trị trong
quá trình ra quyết định và hoạch định chiến lược kinh doanh, quản lý nguồn lực kinh tế của
doanh nghiệp. Từ đó giúp chỉ ra được cơ chế vận hành hiệu quả của quá trình ra quyết định
có sự tham gia của nhân sự kế toán quản trị.
Thứ tư, triển vọng nghiên cứu về những chính sách của nhà nước nhằm khuyến khích
doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài, lựa chọn trọng tâm
12

kế toán quản trị theo hướng nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tiết kiệm nguồn
lực, tuân thủ pháp luật, và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Thứ năm, triển vọng nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc xác lập trọng tâm kế toán
quản trị và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hướng nghiên cứu này nhằm
làm rõ tính hiệu quả của trọng tâm kế toán quản trị để từ đó giúp doanh nghiệp mạnh dạn đầu
tư cho lĩnh vực này bên cạnh những lĩnh vực truyền thống trong doanh nghiệp.
13

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Abdel-Kader, M., & Luther, R. (2008). The impact of firm characteristics on
management accounting practices: A UK-based empirical analysis. The British Accounting
Review, 40(1), 2-27.
Alshbili, I., & Elamer, A. A. (2020). The influence of institutional context on
corporate social responsibility disclosure: a case of a developing country. Journal of
Sustainable Finance & Investment, 10(3), 269-293.
Canning, M., & O'Dwyer, B. (2001). Professional accounting bodies' disciplinary
procedures: accountable, transparent and in the public interest?. European Accounting
Review, 10(4), 725-749.
Frezatti, F., Aguiar, A. B., Guerreiro, R., & Gouvea, M. A. (2011). Does management
accounting play role in planning process?. Journal of Business Research, 64(3), 242-249.
Fry, T. D. (1992). Manufacturing performance and cost accounting. Production and
Inventory Management Journal, 33(3), 30.
Imene, F., & Imhanzenobe, J. (2020). Information technology and the accountant
today: What has really changed?. Journal of Accounting and Taxation, 12(1), 48-60.
Laughlin, R. (2007). Critical reflections on research approaches, accounting
regulation and the regulation of accounting. The British Accounting Review, 39(4), 271-289.
Mazzucato, M., & Shipman, A. (2014). Accounting for productive investment and
value creation. Industrial and Corporate Change,  23(4), 1059-1085.
Porter, M. E. (2008). The five competitive forces that shape strategy. Harvard
Business Review, 86(1), 78.
Sánchez‐Torné, I., Morán‐Álvarez, J. C., & Pérez‐López, J. A. (2020). The
importance of corporate social responsibility in achieving high corporate
reputation. Corporate Social Responsibility and Environmental Management, 27(6), 2692-
2700.
Stone, W. E. (1973). An early English cotton mill cost accounting system: Charlton
Mills, 1810–1889. Accounting and Business Research, 4(13), 71-78.
Taipaleenmäki, J., & Ikäheimo, S. (2013). On the convergence of management
accounting and financial accounting–the role of information technology in accounting
change. International Journal of Accounting Information Systems, 14(4), 321-348.
Von Colbe, W. B. (1996). Accounting and the business economics tradition in
Germany. European Accounting Review, 5(3), 413-434.
Young, S. M., Gong, J. J., & Van der Stede, W. A. (2009). Value creation and the
possibilities for management accounting research in the entertainment sector: the United
States motion picture industry. Handbooks of Management Accounting Research, 3, 1337-
1352.

You might also like