You are on page 1of 83

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài

Toàn cầu hóa đem lại nhiều lợi ích cho các quốc gia nhưng không thể phủ nhận
nó cũng dẫn đến một số vấn đề kinh tế như tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh, giảm giá hàng
hóa, thương mại quốc tế giảm và một trong những hậu quả quan trọng nhất là sự thiếu
tin tưởng của công chúng vào các tổ chức tài chính và ngân hàng. Dư luận bắt đầu đặt
dấu hỏi về chính sách, chiến lược quản lý và hành vi đạo đức. Hoạt động kinh doanh
của các tổ chức tài chính chủ yếu dựa trên các giả định về môi trường kinh tế ổn định
và hiệu quả kinh tế mạnh mẽ. Tuy nhiên, những hoạt động kinh doanh lạc quan này đã
dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế và những thực trạng tiêu cực vẫn còn tồn tại
cho đến ngày nay.

Có thể nói, nguồn thông tin quan trọng nhất về các doanh nghiệp là báo cáo tài
chính. Mặc dù báo cáo tài chính được sử dụng phổ biến và liên tục cải thiện, nhưng
người dùng vẫn lo ngại rằng các hoạt động kế toán không theo kịp với những thay đổi
nhanh chóng về kinh tế và công nghệ - những yếu tố thường ảnh hưởng đến giá trị của
thông tin kế toán. Khuôn khổ Hội đồng Chuẩn mực Kế toán quốc tế về lập và trình bày
báo cáo tài chính lưu ý rằng thông tin được cho là phù hợp khi nó kích thích các phán
đoán kinh tế. Thông tin kế toán phải được thực hiện để tạo ra sự khác biệt trong quyết
định bằng cách hỗ trợ người dùng dự đoán kết quả của các giao dịch trong quá khứ,
hiện tại và tương lai.

Nguyên tắc thận trọng kế toán là một trong những đặc điểm cho thấy việc ghi
chép tài chính đã được thống nhất bởi lý thuyết và thực hành kế toán trong một thời
gian dài. Theo Chen và Su (2001), thận trọng đã được đo lường như một phần không
ổn định, phổ biến trong tài liệu kế toán và tài chính. Không cần phải bàn cãi về việc
liệu nguyên tắc thận trọng kế toán đem lại nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp áp dụng
nó hay không, bởi vì các tài liệu thực nghiệm trước đây đã chỉ ra rằng nguyên tắc này
có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận kinh tế của công ty (Lawal & Shehu, 2016). Thận
trọng kế toán đã được chứng minh là không gây bất lợi cho giá trị của cổ đông bởi vì
nó đóng một vai trò quan trọng trong việc giám sát các nhà quản lý cấp cao (Bushman
& Smith, 2001), góp phần cải thiện các vấn đề về rủi ro đạo đức, giảm thiểu các vấn đề
do thông tin bất cân xứng gây ra (lara, Osma & Penalva, 2016) và tạo điều kiện thuận
lợi cho việc ước tính dòng tiền trong tương lai của các doanh nghiệp. Những tác động
này dự kiến sẽ làm tăng giá trị công ty bằng cách nâng cao các quyết định đầu tư của
công ty (Bushman & Smith, 2001; Lambert, Leuz & Verrecchia, 2007). Watts (2003)
đã nghiên cứu nguyên tắc thận trọng kế toán trong nhiều thập kỷ và trong loạt bài gồm
2

hai phần của mình năm 2003, Watts đã giải thích cặn kẽ về nguyên tắc thận trọng kế
toán và lập luận rằng nguyên tắc này rất có ý nghĩa trong việc cải thiện chất lượng báo
cáo tài chính.

Thận trọng là sự khác biệt giữa việc ghi nhận các khoản lãi và các khoản lỗ.
Theo cách cực đoan nhất, tất cả những khoản lỗ nên được dự tính trước và không nên
mong đợi có được lợi ích nào (Watts, 2003; Saeed, Khadije & Mohammad, 2013 và
Lawal & Shehu, 2016). Việc ghi nhận các khoản lỗ nên được thực hiện khi người ta
cho rằng những khoản lỗ này sẽ xảy ra, ngay cả khi không có yêu cầu pháp lý nào cho
việc này. Trên thực tế, điều này có nghĩa là kiểm toán viên cần mức độ xác nhận cao
hơn để nhận ra thông tin tốt (lợi nhuận) hơn là thông tin xấu (tổn thất) (Basu, 1997).
Cách giải thích về nguyên tắc thận trọng này được tìm thấy trong nhiều chuẩn mực và
khung khái niệm kế toán. Hội đồng Nghiên cứu Kế toán (ARB) tuyên bố rằng các
doanh nghiệp phải ghi nhận ngay những chuyển đổi trong dự đoán chi phí nếu những
chuyển đổi này dẫn đến tổn thất dự kiến trong tương lai, trong khi không phải ghi nhận
nếu chúng dẫn đến lợi nhuận trong tương lai. Do đó, nguyên tắc thận trọng dẫn đến
khả năng kế toán ghi nhận tin xấu kịp thời hơn so với tin tốt (Basu, 1997). Ngoài ra,
nguyên tắc thận trọng ngụ ý báo cáo giá trị cao nhất của nợ và chi phí trong khi báo
cáo giá trị tài sản và doanh thu thấp nhất (Lalbar, Mehdi, & Karamali, 2012; Lawal &
Shehu, 2016).

Thông tin kế toán chủ yếu cung cấp dịch vụ cho các nhóm và cá nhân thích sử
dụng thông tin định tính và có thể đo lường được nhằm đạt được mục tiêu đầu tư của
họ. Việc đưa ra các quyết định lý tưởng về việc đầu tư vào bất kỳ doanh nghiệp nào
đều đòi hỏi phải có thông tin tài chính rõ ràng và có thể so sánh được. Do đó, chuẩn bị
thông tin có giá trị trong việc đưa ra quyết định đầu tư là một trong những điều cơ bản
cuối cùng để khiến các nhà đầu tư quan tâm đến doanh nghiệp. Báo cáo tài chính được
biết đến là nguồn cung cấp thông tin tài chính quan trọng nhất của doanh nghiệp, đây
là lý do tại sao các nguyên tắc cơ bản của việc chuẩn bị báo cáo tài chính trở nên rất
quan trọng. Các cơ sở căn bản của việc lập báo cáo tài chính, gọi là chuẩn mực kế
toán, phải có các đặc điểm chính thức và nhất quán đối với báo cáo tài chính và cuối
cùng là làm cho báo cáo tài chính có thể so sánh được. Do đó, các triết lý và xu hướng
kế toán đều hướng tới mục đích cân bằng giữa tính tích cực của các nhà quản lý, sự an
toàn về phúc lợi của các bên liên quan, trình bày báo cáo tài chính hợp lý và sử dụng
nguyên tắc thận trọng sao cho phù hợp (Mohammad, Heyran và Golestani, 2013). Như
vậy, cách trình bày báo cáo, phương pháp và cách tính toán số liệu có vai trò rất quan
trọng về mặt định tính, các nhà quản lý tài chính, các nhà phân tích thực sự cần coi
trọng.
3

Tuy có vai trò to lớn như vậy, các nghiên cứu về nguyên tắc thận trọng mới
được tiến hành chủ yếu tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh hay các nước châu
Âu. Tại Việt Nam, nguyên tắc thận trọng kế toán được xem như một khái niệm khá
mới và cần được tiếp tục nghiên cứu. Đặc biệt, cho đến nay chưa có đề tài nào về mối
quan hệ giữa nguyên tắc này và hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp ở Việt Nam nói
chung và ở Hà Nội nói riêng. Điều này dẫn đến một câu hỏi: Nguyên tắc thận trọng kế
toán ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam,
cụ thể là các công ty ở Hà Nội – thủ đô nước ta? Để trả lời câu hỏi này, nhóm nghiên
cứu tiến hành phát triển đề tài: "Ảnh hưởng của nguyên tắc thận trọng kế toán đến
hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên Sàn Giao dịch chứng khoán Hà
Nội (HNX)".

2. Mục tiêu, nhiệm vụ và (câu hỏi) nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá mức độ ảnh hưởng của nguyên tắc thận
trọng kế toán tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất
một số giải pháp giúp cải thiện tình trạng áp dụng nguyên tắc thận trọng kế toán của
các doanh nghiệp, qua đó giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và đóng góp cho
sự phát triển đất nước.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của đề tài
bao gồm:

- Đánh giá thực trạng áp dụng nguyên tắc thận trọng kế toán của các công ty niêm yết
trên Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).

- Hệ thống hóa, xây dựng cơ sở lý thuyết và thực tiễn về nguyên tắc thận trọng kế toán,
hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, ảnh hưởng của nguyên tắc thận trọng kế toán đến
hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

- Xem xét ảnh hưởng của nguyên tắc thận trọng kế toán tới hiệu quả hoạt động của các
công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).

- Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình trạng áp dụng nguyên tắc thận trọng kế toán để
nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán
Hà Nội (HNX).

2.3. Về câu hỏi nghiên cứu


4

Từ mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề cập ở trên, câu hỏi nghiên cứu được đặt
ra để giải quyết bao gồm:

Câu hỏi 1: Các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
(HNX) đang áp dụng nguyên tắc thận trọng kế toán như thế nào?

Câu hỏi 2: Ảnh hưởng của nguyên tắc thận trọng kế toán tới hiệu quả của các
công ty niêm yết trên Sàn Giao dịch chứng khoán HNX như thế nào?

Câu hỏi 3: Các công ty niêm yết trên Sàn Giao dịch chứng khoán HNX cần làm
gì để tăng cường việc thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Các ảnh hưởng từ việc áp dụng nguyên tắc thận trọng kế toán đến hiệu quả hoạt
động các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Nghiên cứu điển hình các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng
khoán Hà Nội (HNX).

- Về thời gian: Tập trung nghiên cứu ảnh hưởng từ nguyên tắc thận trọng kế toán tới
hiệu quả hoạt động doanh nghiệp với các số liệu thứ cấp thu thập từ tháng 11 năm
2022 đến tháng 01 năm 2023.

- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của nguyên tắc thận trọng kế toán đến
hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, thông qua một số biến kiểm soát là quy mô doanh
nghiệp, đòn bẩy tài chính và tăng trưởng doanh thu.

4. Phương pháp nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Mô hình hồi
quy với dữ liệu bảng được lựa chọn với sự hỗ trợ của phần mềm STATA 17.0. Nhóm
nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp, thu thập từ các công ty phi tài chính niêm yết trên
Sàn chứng khoán HNX trong giai đoạn 2019 – 2021. Nguồn thông tin của những dữ
liệu này chủ yếu là trang web vietstock.vn và Ủy ban chứng khoán Nhà nước.

5. Những đóng góp mới của đề tài

5.1. Những đóng góp mới về mặt lý luận

Thứ nhất, nghiên cứu này đã đóng góp về mặt học thuật, lý luận thông qua việc
hệ thống hóa và hoàn thiện khung lý thuyết về mối quan hệ giữa nguyên tắc thận trọng
5

kế toán và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Nội dung nghiên cứu về nguyên
tắc thận trọng kế toán đã được nhiều học giả ở các quốc gia khác nhau nghiên cứu
nhưng tại Việt Nam thì chưa có nhiều. Đặc biệt, cho tới nay, nước ta vẫn chưa có đề
tài nào nghiên cứu ảnh hưởng của nguyên tắc này tới hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp. Nghiên cứu này đã hệ thống hóa lý thuyết về nguyên tắc, bao gồm: các quan
điểm về nguyên tắc thận trọng, điều kiện ghi nhận các ước tính kế toán theo nguyên
tắc thận trọng, tầm quan trọng và ưu, nhược điểm của nguyên tắc thận trọng, các mô
hình đo lường mức độ áp dụng nguyên tắc, mối quan hệ giữa nguyên tắc thận trọng và
hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Vì vậy đây là một đóng góp quan trọng của nghiên
cứu, bổ sung thêm vào cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực kế toán của Việt Nam.

Thứ hai, nghiên cứu đã xây dựng khung đánh giá mối quan hệ giữa nguyên tắc
thận trọng kế toán và hiệu quả hoạt động các công ty niêm yết trên Sàn Giao dịch
chứng khoán Hà Nội. Khung phân tích này cho thấy một điểm tương đối mới so với
các nghiên cứu trước đây. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên tắc thận trọng có ảnh
hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên Sàn HNX.
Trong khi đó, phần lớn các nghiên cứu tiền nhiệm khẳng định mối quan hệ tích cực
giữa hai khái niệm này.

Thứ ba, nghiên cứu này kế thừa nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa nguyên
tắc thận trọng kế toán và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp để phát triển mô hình
nghiên cứu ảnh hưởng của nguyên tắc thận trọng đến hiệu quả doanh nghiệp phù hợp
với đặc điểm tình hình thực tế tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu mảng và
các mô hình kinh tế lượng khác nhau nhằm cung cấp bằng chứng thực nghiệm đáng tin
cậy về thực trạng sự tác động của nguyên tắc thận trọng kế toán đến hiệu quả hoạt
động các công ty niêm yết trên Sàn Giao dịch chứng khoán Hà Nội.

5.2. Những đóng góp mới về mặt thực tiễn

Thứ nhất, nội dung nghiên cứu của đề tài này giúp kế toán viên, nhà quản lý
hiểu hơn về nguyên tắc thận trọng, để từ đó cân nhắc áp dụng nguyên tắc thận trọng
một cách phù hợp nhằm cung cấp thông tin báo cáo tài chính đáng tin cậy hơn. Bên
cạnh đó các nội dung liên quan đến nguyên tắc thận trọng cũng như mối quan hệ giữa
nguyên tắc thận trọng và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư và các
đối tượng có liên quan khác phân tích sâu hơn những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
thông tin báo cáo tài chính, đến hiệu quả doanh nghiệp nhằm đưa ra quyết định kinh tế
hiệu quả nhất.

Thứ hai, nghiên cứu thực chứng về nguyên tắc thận trọng trong kế toán, đưa ra
các mô hình được sử dụng để đo lường việc thực hiện nguyên tắc thận trọng tại các
6

công ty niêm yết trên Sàn Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Do đó các nhà nghiên cứu,
nhà đầu tư hoặc các đối tượng khác có thể ứng dụng mô hình nghiên cứu trong đề tài
này để kiểm chứng vào một doanh nghiệp cụ thể, đặc biệt là sử dụng mô hình đo
lường mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng để đánh giá của doanh nghiệp này. Từ
đó, tiến hành so sánh giữa giá trị vừa đo lường được với báo cáo kiểm toán để đánh giá
thực trạng mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán của doanh nghiệp cũng như
xem xét chất lượng của hoạt động kiểm toán.

Thứ ba, nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm đáng tin cậy về ảnh
hưởng của đặc điểm nguyên tắc thận trọng kế toán đến hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp, từ đó phân tích, đánh giá và đưa ra các khuyến nghị dành cho doanh nghiệp, tổ
chức nghề nghiệp, các nhà hoạch định chính sách và các cơ sở giáo dục.

6. Kết cấu của đề tài

Chương 1: Tổng quan lý thuyết: Nhóm nghiên cứu tiến hành tổng quan các
nghiên cứu chính trong mối quan hệ giữa nguyên tắc thận trọng kế toán và hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp, các lý thuyết chính đã được áp dụng, các kết quả nghiên
cứu chính và các hạn chế của các nghiên cứu trước nhằm tìm ra khoảng trống nghiên
cứu trong đề tài. Cùng với đó, nhóm nghiên cứu tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề
lý thuyết liên quan đến nguyên tắc thận trọng kế toán, hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp và ảnh hưởng từ việc áp dụng nguyên tắc thận trọng kế toán đến hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp, xác định lý thuyết xuyên suốt đề tài.

Chương 2: Mô hình và phương pháp nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu xác định
các giả thuyết nghiên cứu cũng như đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến. Tiếp đó là
trình bày quy trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thu thập,
xử lý và phân tích dữ liệu.

Chương 3: Kết quả nghiên cứu: Chương này nhóm nghiên cứu trình bày kết
quả nghiên cứu định lượng dựa trên số liệu thu thập được từ mẫu nghiên cứu.

Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị: Ở chương này,
nhóm nghiên cứu bình luận các kết quả đạt được so với các kết quả của các nghiên cứu
tiền nhiệm để giải thích chi tiết hơn tại sao có sự giống nhau và khác nhau đó. Đồng
thời, dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp liên quan và chỉ ra một
số hạn chế vẫn còn tồn tại.
7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT


1.1. Tổng quan các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa nguyên tắc thận trọng
trong kế toán và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài về mối quan hệ giữa nguyên tắc thận trọng kế
toán và hiệu quả doanh nghiệp

Nguyên tắc thận trọng kế toán là một chủ đề nghiên cứu phổ biến trong lĩnh vực
kế toán. Sự quan tâm đối với nguyên tắc thận trọng kế toán ngày càng tăng có thể là do
các chuẩn mực kế toán không bao gồm tất cả các lĩnh vực kế toán. Một số lĩnh vực đòi
hỏi sự đánh giá của nhà quản lý, do đó, mức độ thận trọng phụ thuộc vào quyết định
của nhà quản lý (Dey và cộng sự, 2008). Kế toán tích cực đề cập đến nguyên tắc thận
trọng kế toán như một công cụ có giá trị để giảm bớt xung đột giữa các đại lý (El-
Habashy, 2004). Trong khi đó, thận trọng kế toán được coi là một công cụ thiết yếu
trong việc hạn chế kế hoạch bồi thường của các nhà quản lý và là một công cụ hiệu
quả để giảm bớt xung đột giữa các cơ quan, đồng thời có vai trò quan trọng trong việc
giảm sự bất đối xứng thông tin (Bushman & Smith, 2001; Sloan, 2001), từ đó cải thiện
hiệu quả doanh nghiệp. Kế toán thận trọng làm cho thông tin kế toán có tính ảnh
hưởng và đáng tin cậy hơn. Ahmed và Duellman (2011) chỉ ra rằng nguyên tắc thận
trọng có mối quan hệ tích cực với dòng tiền trong tương lai và tỷ suất lợi nhuận gộp.
Hơn nữa, Bill và cộng sự (2013) đã tìm thấy mối liên hệ to lớn giữa tính thận trọng
trong kế toán và giá trị công ty, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng ở các công ty
có thông tin bất đối xứng cao.

Biddle và cộng sự (2011) cho thấy mối liên hệ tiêu cực giữa nguyên tắc thận
trọng kế toán và dòng tiền hoạt động. Họ chỉ ra rằng nguyên tắc này là một công cụ
quản lý rủi ro trong doanh nghiệp. Latridis (2011) phát hiện ra rằng các báo cáo tài
chính thận trọng dẫn đến việc có được các khoản vay theo hợp đồng với lãi suất thấp
nhất và các khoản thu nhập chưa xác định ở các công ty Anh. Tuy nhiên, nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng các nhà quản lý có thể sử dụng nguyên tắc thận trọng có điều kiện vì
lợi ích của họ. Sử dụng dữ liệu từ các công ty Colombia trong giai đoạn 1996 - 2002,
Penman & Zhang (2002) thấy rằng các công ty mà thực hành nguyên tắc thận trọng có
ảnh hưởng đến chất lượng thu nhập, tạo ra một khoản dự phòng bí mật hoặc công bố
và tác động đến thu nhập công bố cũng như kỳ vọng của cổ đông về lợi nhuận từ cổ
phiếu. Họ cũng chỉ ra sự hiểu sai của các nhà đầu tư về việc lập báo cáo tài chính thận
trọng, vì vậy các nhà đầu tư nên đặt câu hỏi về chất lượng thu nhập của họ.

Chan và cộng sự (2006) đã nghiên cứu tác động của chất lượng thu nhập mà tập
trung vào kế toán dồn tích đến thu nhập thị trường trong tương lai đối với các công ty
8

phi tài chính được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn. Họ đã tìm ra
mối liên hệ có ý nghĩa tiêu cực giữa kế toán dồn tích và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu trong tương lai. Wang (2013) cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa mức độ thận
trọng trong kế toán và mức độ rủi ro hoạt động. Ngoài ra, nguyên tắc thận trọng có thể
được sử dụng như một công cụ để phân tích rủi ro đầu tư và lập báo cáo tài chính cân
bằng hơn. Dựa trên mô hình của Jones về các công ty Iran, Bafghi và cộng sự (2014)
đã điều tra ảnh hưởng của các hoạt động quản lý thu nhập đến tính thanh khoản của
danh mục đầu tư và cổ phiếu trong các công ty phi tài chính. Họ phát hiện ra rằng các
hoạt động quản lý thu nhập có ảnh hưởng tiêu cực đến tính thanh khoản của cổ phiếu
và nó làm tăng chi phí giao dịch.

Ugwunta và Ugwuany (2019) xem xét mối quan hệ giữa nguyên tắc thận trọng
kế toán và hiệu quả hoạt động với các công ty ở Nigeria. Nhóm tác giả sử dụng dữ liệu
của 12 doanh nghiệp hàng tiêu dùng Nigeria trong giai đoạn 2005 – 2016 và phân tích
dữ liệu hồi quy bảng. Tỷ suất lợi nhuận ròng (NPM) được dùng để đại diện cho hiệu
quả hoạt động doanh nghiệp. Kết quả cho thấy nguyên tắc thận trọng trong kế toán có
ảnh hưởng tích cực nhưng không đáng kể đến hiệu quả hoạt động. Điều này chỉ ra rằng
các doanh nghiệp hàng tiêu dùng Nigeria có xu hướng ít thận trọng trong các báo cáo
tài chính, dẫn đến chất lượng báo cáo tài chính thấp. Ramalingegowda & Yu (2018)
nghiên cứu mối quan hệ giữa kế toán thận trọng và việc điều chỉnh cơ cấu vốn doanh
nghiệp trong một mẫu gồm 40.571 công ty niêm yết ở Hoa Kỳ (1972 - 2011). Các biến
độc lập được sử dụng là đòn bẩy tài chính, ROA, giá trị thị trường trên giá trị sổ sách,
tổng tài sản, khấu hao trên tổng tài sản, tài sản cố định trên tổng tài sản, chi phí nghiên
cứu và phát triển trên tổng tài sản và thuế suất biên. Họ chỉ ra rằng các công ty có báo
cáo tài chính thận trọng hơn điều chỉnh cơ cấu vốn nhanh hơn, đặc biệt là ở các công
ty phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài. Nghiên cứu cũng cho biết nguyên tắc
thận trọng trong kế toán đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy điều chỉnh cấu trúc
vốn ở các công ty có đòn bẩy tài chính thấp.

Ademola và Moses (2017) xem xét mối quan hệ giữa kế toán thận trọng và giá
trị cổ đông ở các doanh nghiệp Nigeria. Phân tích hồi quy bội được sử dụng để phân
tích dữ liệu từ 20 công ty trong 10 năm (2006 – 2015). Kết quả cho thấy mối liên hệ
tích cực đáng kể giữa kế toán thận trọng và giá trị của cổ đông. Phát hiện này chỉ ra
rằng nguyên tắc thận trọng là một cơ chế quản trị hiệu quả để giảm bớt sự bất đối xứng
thông tin và xung đột giữa các cơ quan.

Aminu và Hassan (2017) điều tra mối quan hệ giữa nguyên tắc thận trọng kế
toán và hiệu quả hoạt động của ngân hàng ở Nigeria. Họ đã sử dụng dữ liệu hồi quy
bảng để phân tích dữ liệu của 10 ngân hàng trong 5 năm (2012 - 2016). ROA được
9

dùng để đại diện cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Kết quả cho thấy mối liên hệ
đáng kể giữa nguyên tắc thận trọng kế toán và hiệu quả hoạt động của ngân hàng ở
Nigeria. Thận trọng kế toán có điều kiện có mối tương quan tích cực với hiệu quả ngân
hàng trong khi hiệu quả ngân hàng ở Nigeria bị ảnh hưởng tiêu cực bởi kế toán không
điều kiện. Nghiên cứu đề xuất rằng các nhà quản lý ngân hàng Nigeria nên sử dụng
nguyên tắc thận trọng có điều kiện trong báo cáo tài chính để giảm thiểu tình trạng bất
đối xứng thông tin.

Sana’a (2016) kiểm tra tác động của nguyên tắc thận trọng kế toán đối với các
chỉ số hiệu quả tài chính ở các công ty bảo hiểm Jordan. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
(ROA), tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần (EPS) và giá trị thị trường (MV) được dùng để
đại diện cho hiệu quả. Dữ liệu của 12 công ty bảo hiểm Jordan trong giai đoạn 2007 -
2014 được sử dụng. Kết quả cho thấy nguyên tắc thận trọng trong kế toán có tác động
tích cực đáng kể đến ba chỉ số hiệu quả của các công ty bảo hiểm Jordan. Nghiên cứu
củng cố sự cần thiết của việc khuyến khích các công ty bảo hiểm Jordan áp dụng mức
thận trọng kế toán có thể chấp nhận.

Ramadan (2015) xác định các biến số ảnh hưởng đến chất lượng thu nhập của
các công ty sản xuất niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Amman. Các biến độc
lập được sử dụng là đòn bẩy tài chính, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, quyết định
đầu tư, nguyên tắc thận trọng kế toán, quy mô doanh nghiệp và tiền mặt nắm giữ. Mô
hình hồi quy dữ liệu cắt ngang OLS được áp dụng để phân tích dữ liệu từ 58 doanh
nghiệp trong giai đoạn 2000 - 2013. Kết quả cho thấy hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp, đòn bẩy tài chính và nguyên tắc thận trọng kế toán có ảnh hưởng tích cực đáng
kể đến chất lượng thu nhập.

Kordlouie và cộng sự (2014) xem xét mối quan hệ giữa nguyên tắc thận trọng
kế toán và chất lượng báo cáo tài chính của 102 công ty niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khoán Tehran từ năm 2006 đến năm 2010. Sử dụng phân tích hồi quy đa biến,
kết quả cho thấy mối liên hệ tích cực đáng kể giữa kế toán thận trọng và chất lượng
của báo cáo tài chính. Chiraz và Anis (2013) nghiên cứu tác động của quản lý thu nhập
đến hiệu quả của cổ phiếu phát hành lần đầu (IPO) trên Sở giao dịch chứng khoán
Paris. Hiệu quả doanh nghiệp được đo lường bằng tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
(ROA), tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần (EPS) và giá trị thị trường (MV). Họ đã tìm ra
mối liên hệ tích cực đáng kể giữa quản lý thu nhập và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản,
mối quan hệ tiêu cực đáng kể với tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần và không có tác động
đáng kể nào đến giá trị thị trường của doanh nghiệp.
10

Hejazi và cộng sự (2012) đã xem xét ảnh hưởng của chất lượng thu nhập và sự
ổn định thu nhập đến hiệu quả hoạt động của 96 công ty niêm yết ở Iran trong giai
đoạn 1999 - 2003. Hệ số giá trên lợi nhuận mỗi cổ phiếu (P/E) được sử dụng làm đại
diện cho hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng thu
nhập và việc điều chỉnh thu nhập không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp.

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước về mối quan hệ giữa nguyên tắc thận trọng kế
toán và hiệu quả doanh nghiệp

Nhìn chung, nguyên tắc thận trọng kế toán vẫn là một chủ đề nghiên cứu rất
mới ở Việt Nam. Đến thời điểm thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu chỉ tổng hợp được
sáu bài nghiên cứu về nguyên tắc thận trọng tại Việt Nam, không có nghiên cứu nào về
mối quan hệ giữa nguyên tắc thận trọng và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

Nguyễn Thục Anh (2016) trong bài viết “Thận trọng - Cách nhìn mới từ Chuẩn
mực Kế toán quốc tế” làm sáng tỏ những khác biệt về sự thay đổi trong định nghĩa của
Hội đồng CMKT quốc tế cũng như các tác động của nó đến việc xem xét điều chỉnh hệ
thống CMKT Việt Nam so với CMKT quốc tế. Theo đó, ông cho biết vì việc áp dụng
nguyên tắc thận trọng (bất đối xứng) nên một số quy định trong kế toán hiện nay đang
ghi nhận tài sản và thu nhập nhiều hơn ghi nhận nợ phải trả và chi phí. Cách ghi nhận
này có một số tác dụng như làm giảm chi phí người đại diện do những tác động mang
tính chất cảnh báo trước rủi ro đối cho cổ đông, chủ nợ.

Một bài viết khác của tác giả Lê Vũ Trường (2016) cũng có đề cập đến nguyên
tắc thận trọng trong kế toán tuy nhiên lại ở góc độ lý giải cho sự ảnh hưởng của văn
hoá người Việt đến việc áp dụng hệ thống CMKT Việt Nam (trong đó có nguyên tắc
thận trọng) thích hợp hơn với IAS/IFRS. Theo đó, ông cho biết văn hoá của người Việt
Nam là sợ rủi ro và sự không ổn định nên ông ủng hộ việc sử dụng nguyên tắc thận
trọng trong kế toán. Đặc điểm văn hoá này là yếu tố tác động gián tiếp và rất cần thiết
đến việc VAS chưa thể áp dụng hoàn toàn IAS/IFRS, việc áp dụng chuẩn mực quốc tế
trong kế toán do đó nên được tiến hành theo lộ trình, nên để các doanh nghiệp lớn
(niêm yết) áp dụng IFRS đầy đủ trước rồi mới đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa vì
phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và trung
bình, do đó cũng cần có thời gian chuẩn bị cả về mặt nhân sự kế toán và tài chính. Như
vậy, có thể thấy rằng cả hai nghiên cứu trên đều không có sự nhắc đến những yếu tố
ảnh hưởng khi thực hiện nguyên tắc thận trọng ở Việt Nam.

Nguyễn Thị Thuý Phượng (2016) xem xét ảnh hưởng của việc vận dụng nguyên
tắc thận trọng kế toán tới chính sách chia cổ tức bằng tiền tại các công ty niêm yết trên
11

Sở chứng khoán HOSE và HNX. Tác giả thu thập dữ liệu nghiên cứu từ 185 doanh
nghiệp bao gồm 99 công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh và 86 công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chúng khoán Hà Nội. Nghiên cứu
cho thấy tồn tại mối liên hệ nghịch biến giữa mức độ vận dụng nguyên tắc thận trọng
và chính sách chia cổ tức bằng tiền, nguyên tắc thận trọng càng được vận dụng, lượng
tiền chia cổ tức chảy ra khỏi công ty càng ít.

Luận văn của Nguyễn Thị Kim Oanh (2017) nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng trong kế toán của các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sử dụng mẫu nghiên cứu bao gồm 233 công ty
phi tài chính niêm yết trên hai Sàn giao dịch chứng khoán HNX và HOSE giai đoạn
2014 – 2016 với dữ liệu hồi quy bảng, tác giả kết luận có ba nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng kế toán trong doanh nghiệp đó là: thù lao quản
lý, điều hành công ty và nguy cơ kiện tụng.

Nguyễn Thị Bích Thủy (2019) kiểm tra tác động của đặc điểm quản trị công ty
đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán tại các công ty niêm yết trên thị
trường chúng khoán Việt Nam. Tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập từ 247 công
ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán HOSE và 281 công ty niêm yết trên Sàn
giao dịch chứng khoán HNX giai đoạn 2012 - 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy có
năm yếu tố thuộc đặc điểm quản trị công ty tác động tới nguyên tắc thận trọng kế toán:
sự kiêm nhiệm chức danh, thành viên hội đồng quản trị có chuyên môn kế toán tài
chính, thành viên ban kiểm soát có chuyên môn kế toán tài chính, tỷ lệ sở hữu vốn của
ban giám đốc và Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước.

Lâm Hồ Phương Uyên (2018) sử dụng dữ liệu từ 50 công ty phi tài chính niêm
yết trên sàn giao dịch chứng khoán tại TP. Hồ Chí Minh có vốn điều lệ từ 1.036 tỷ đến
5.000 tỷ giai đoạn 2012 – 2016 để nghiên cứu tác động nguyên tắc thận trọng đến giá
trị hợp lý của các doanh nghiệp này. Tác giả đưa ra kết luận rằng nguyên tắc thận
trọng có ảnh hưởng cùng chiều đến giá trị hợp lý của các công ty niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán tại TP. Hồ Chí Minh.

1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu

Qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây, nhóm nghiên cứu
nhận thấy đề tài ảnh hưởng của nguyên tắc thận trọng kế toán tới hiệu quả hoạt động
doanh nghiệp mới chỉ được thực hiện tại các nước phát triển ví dụ như Anh, Mỹ, Pháp,
Australia, hoặc một số nước đang phát triển nhưng thị trường chứng khoán có thời
gian hoạt động lâu dài, ổn định, môi trường pháp lý hoàn thiện như Trung Quốc. Bên
cạnh đó, kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa nguyên tắc thận trọng kế toán và
12

hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trên thế giới còn chưa thống nhất do hiện nay vẫn
chưa có phương pháp đo lường hiệu quả doanh nghiệp nhất quán. Tại Việt Nam, các
công trình nghiên cứu liên quan đến nguyên tắc thận trọng kế toán còn rất ít. Quan
trọng hơn, cho đến nay nước ta chưa có nghiên cứu nào đề cập đến mối quan hệ của
nguyên tắc thận trọng và hiệu quả doanh nghiệp. Chính vì thế nhóm tác giả cho rằng
đây chính là một khoảng trống trong nghiên cứu. Qua đó, có thể nhận thấy cần có một
công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của nguyên tắc thận trọng kế toán đến hiệu quả
các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội – thủ đô của Việt Nam,
để trên cơ sở đó đề xuất kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên
tắc thận trọng trong thực tiễn kế toán tại đất nước này.

1.2. Cơ sở lý thuyết

1.2.1. Cơ sở lý thuyết về nguyên tắc thận trọng kế toán

1.2.1.1. Định nghĩa nguyên tắc thận trọng kế toán

Nguyên tắc thận trọng được định nghĩa là các chính sách kế toán hoặc xu hướng
làm giảm giá trị tài sản ròng trong kế toán so với giá trị tài sản ròng của nền kinh tế
(Basu, 1997; Watts, 2003). Cụ thể, Basu (1997) lập luận rằng việc áp dụng nguyên tắc
thận trọng dẫn đến độ tin cậy cao hơn trong việc xác định tin tốt như là lợi nhuận và
yêu cầu độ tin cậy thấp hơn trong việc xác định tin xấu như là những rủi ro. Watts
(2003) cũng cho rằng nguyên tắc thận trọng trong kế toán là sự bất đối xứng giữa các
yêu cầu xác minh về lợi nhuận và lãi lỗ. Như vậy, sự khác biệt về mức độ xác minh
cần thiết đối với lợi nhuận và tổn thất làm cho nguyên tắc thận trọng có ý nghĩa hơn.

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (2002) số 01, chuẩn mực chung định nghĩa
rằng thận trọng là sự xem xét, đánh giá và xét đoán cần thiết để thực hiện các ước tính
kế toán trong các điều kiện không đảm bảo.

Một định nghĩa khác trong tuyên bố về các khái niệm kế toán tài chính (SFAC)
số 2 (1980) của FASB định nghĩa nguyên tắc thận trọng trong kế toán là phản ứng cẩn
trọng đối với sự không đảm bảo để chắc chắn rằng những trở ngại và rủi ro vốn có
trong các tình huống kinh doanh được nghiên cứu đầy đủ. Do đó, nếu hai ước tính về
các khoản thanh toán hoặc thu nhập trong tương lai là tương đương, thì nguyên tắc
thận trọng cho thấy nên sử dụng các dấu hiệu ít lạc quan hơn. Triết lý của nguyên tắc
thận trọng thường được tóm tắt trong nghiên cứu bằng câu "dự đoán cho các khoản phi
lợi nhuận và dự phòng cho các khoản tổn thất có thể xảy ra” (Bliss, 1924).

Theo Watts và Zimmerman (1986), nguyên tắc thận trọng trong kế toán là việc
báo cáo giá trị thấp nhất đối với tài sản và giá trị cao nhất đối với các khoản nợ phải
13

trả. Hamdan (2012, trang 24) cho rằng thận trọng trong kế toán là việc trình bày giá trị
tối thiểu của tài sản, doanh thu và giá trị cao hơn của các khoản nợ và chi phí.

Tóm lại, thận trọng kế toán là nguyên tắc báo cáo tài chính yêu cầu kế toán viên
thực hiện xác minh ở mức độ cao và lập các ước tính kế toán trong điều kiện không
chắc chắn. Đây là một nguyên tắc lâu đời trong báo cáo tài chính nhằm bảo vệ người
sử dụng thông tin tài chính khỏi doanh thu tăng quá cao và để đảm bảo rằng tất cả các
khoản nợ tiềm ẩn được ghi lại ngay khi chúng được thực hiện.

1.2.1.2. Điều kiện ghi nhận các ước tính kế toán theo nguyên tắc thận trọng

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (2002), chuẩn mực 01 thiết lập về việc ghi
nhận các ước tính kế toán dựa trên nguyên tắc thận trọng như sau:

a) Lập dự phòng nhưng không được quá lớn. Nói cách khác, khi trích lập dự phòng kế
toán không được lớn hơn giá trị thực tế của tài sản có thể thực hiện được. Dự phòng
được lập để đảm bảo tính cân đối giữa chi phí và doanh thu thực tế phát sinh trong kỳ
do những tổn thất đã phát sinh hoặc có khả năng xảy ra trong tương lai. Ngoài ra, việc
trích lập dự phòng còn đảm bảo rằng công ty không gặp phải những biến động lớn về
vốn kinh doanh khi xảy ra tổn thất do có nguồn để bù đắp.

b) Không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản và các khoản thu nhập. Theo đó, giá trị
của một tài sản không được ghi nhận lớn hơn lợi ích kinh tế có thể thu được từ việc sử
dụng tài sản đó.

c) Không được đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ và chi phí.

d) Thu nhập và doanh thu chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn, đảm bảo về
khả năng thu được lợi ích kinh tế cũng như chi phí chỉ được ghi nhận khi có bằng
chứng về khả năng phát sinh chi phí. Trong trường hợp doanh thu của việc cung cấp
dịch vụ không thể xác định được một cách đáng tin cậy thì doanh thu chỉ được ghi
nhận tương ứng với chi phí đã được ghi nhận và có thể thu hồi được.

Như vậy, nguyên tắc này yêu cầu người làm kế toán phải luôn giữ cho mình
quan điểm thận trọng. Theo đó, kế toán sẽ ghi nhận một khoản "lỗ" hoặc giảm vốn
ngay khi nó được coi là có thể xảy ra nhưng chỉ ghi nhận một khoản "lãi" hoặc tăng
vốn cho đến khi nó trở nên chắc chắn. Chẳng hạn, quy định kế toán tại Điều 45 - Tài
khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản của Thông tư 200/2014/TTBTC hướng dẫn chế
độ kế toán doanh nghiệp đòi hỏi đánh giá lại giá trị hàng tồn kho khi giá trị thuần thực
hiện được thấp hơn giá gốc của hàng tồn kho, đòi hỏi đánh giá lại giá trị của tài sản khi
chúng giảm giá (thông qua trích lập dự phòng tổn thất tài sản) nhưng không yêu cầu
xác định lại tài sản khi giá trị tài sản tăng lên. Đồng thời, Chuẩn mực kế toán Việt
14

Nam số 4 – Tài sản vô hình, đoạn 33-20 35, 38-39 thiết lập rằng lợi thế thương mại tạo
ra từ nội bộ công ty không được xem xét và công nhận, vì nó được coi là tài sản không
chắc chắn về lợi ích kinh tế trong tương lai. Đó là biểu hiện thể hiện việc tuân thủ
nguyên tắc thận trọng. Quy định hướng dẫn này của Việt Nam nhất quán với quan
điểm thận trọng về khuôn khổ lập và trình bày báo cáo tài chính cho giai đoạn từ 1989
đến 2010.

1.2.1.3. Tầm quan trọng và ưu, nhược điểm của nguyên tắc thận trọng kế toán

Tầm quan trọng và sự cần thiết của nguyên tắc thận trọng trong kế toán được
thể hiện như sau:

Giảm sự bất đối xứng thông tin giữa các nhà quản lý, nhà đầu tư và các bên liên
quan bằng cách làm giảm tác động, ảnh hưởng của việc tăng lợi nhuận, qua đó làm
tăng độ tin cậy của lợi nhuận và giảm sự bất đối xứng thông tin (Basu; 1997; LaFond
và Watts, 2007). Thận trọng trong kế toán cũng đóng một vai trò thiết yếu trong việc
xây dựng niềm tin của ban quản lý vì nó tiết lộ các khoản lỗ một cách kịp thời (Jaggi
và Xin, 2014).

Thận trọng trong kế toán là một phương tiện cần thiết để giảm khả năng thao
túng trong việc quản lý doanh nghiệp của các bên liên quan dựa trên các chính sách kế
toán của công ty. Các chính sách kế toán thường được thiết kế để tăng giá trị của tài
sản so với giá trị thực của chúng, trong khi các chính sách của công ty được thiết kế để
giảm giá trị của tài sản (Jaggi và Xin, 2014).

Các biện minh về thuế được cho là lý do chủ yếu để áp dụng nguyên tắc thận
trọng trong kế toán bởi vì việc ghi nhận trước các khoản thua lỗ và trì hoãn việc báo
cáo doanh thu sẽ làm giảm thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập hiện hành đồng thời
dẫn đến việc trì hoãn chúng vào những kỳ kế toán sau (Watts, 2002).

Không những vậy, thận trọng trong kế toán cũng bao gồm một số ưu điểm và
đặc trưng, nổi bật nhất là việc tạo nên một công cụ thích hợp nhằm đối mặt với sự lạc
quan hoặc sự không chắc chắn của kế toán và nhà quản lý khi đánh giá tài sản và các
khoản nợ của doanh nghiệp. Sự thận trọng đưa đến một kết quả khách quan và thông
tin kế toán được xây dựng theo những tiêu chuẩn kế toán được công nhận rộng rãi. Nó
cũng bảo vệ kế toán tránh được các rủi ro phát sinh do việc truyền bá thông tin kế toán
không xác thực, cũng như việc không đính chính lại những thông tin kế toán đã được
xác thực sau đó. Những người dùng báo cáo tài chính thích những con số mang tính tin
cậy hơn bởi vì những số liệu như vậy đem lại cho họ mức độ bảo mật cao hơn để tránh
các kết quả không mong đợi có thể xảy đến (Iqbal và Qdhah, 2014). Nhưng đồng thời,
15

thận trọng trong kế toán cũng xảy ra một số sai sót, như vi phạm một số quy tắc và chỉ
tiêu chất lượng của thông tin kế toán, chẳng hạn như tính công bằng, tính so sánh
được, độ ổn định, sự đáng tin cậy và tính thống nhất. Nó có thể dẫn đến thông tin kế
toán bị sai lệch và giá trị của chúng trong báo cáo khác với giá trị thực. Sự cẩn trọng
quá mức có thể gây tổn hại cho một số người sử dụng thông tin kế toán (Iqbal và
Iqdhah, 2014).

1.2.1.4. Phân loại nguyên tắc thận trọng kế toán

Nguyên tắc thận trọng có thể được phân làm hai loại khác nhau: nguyên tắc
thận trọng không điều kiện và nguyên tắc thận trọng có điều kiện (Ball và Shivakumar,
2005; Beaver và Ryan, 2005). Cả hai loại này đều yêu cầu phải đánh giá, dự đoán, ghi
nhận số lượng đối tượng kế toán theo hướng "kém lạc quan hơn" trong các điều kiện
không đảm bảo. Khác biệt chính giữa hai dạng này là việc áp dụng nguyên tắc thận
trọng có điều kiện dựa theo những sự kiện, tin tức kinh tế trong khi việc thực hiện
nguyên tắc thận trọng không điều kiện không phụ thuộc các nhân tố này.

Nguyên tắc thận trọng không điều kiện là việc sử dụng nguyên tắc thận trọng
thống nhất theo chính sách kế toán đã được quy định từ trước, hoặc nói một cách đơn
giản, việc ghi nhận giá trị các đối tượng kế toán không dựa trên những điều kiện và
ảnh hưởng của chúng mà chỉ tuân theo các chính sách đã được quy định sẵn. Chẳng
hạn như, việc áp dụng phương pháp khấu hao nhanh và việc ghi nhận chi phí nghiên
cứu và phát triển như là một khoản chi phí... đều được xem là biểu hiệu của việc áp
dụng nguyên tắc thận trọng không điều kiện. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng
việc áp dụng nguyên tắc thận trọng không điều kiện có liên quan với mục đích nhằm
tránh nghĩa vụ thuế và tránh khả năng bị kiện tụng của doanh nghiệp, hoặc đơn thuần
là để thực hiện những quy định kế toán theo nguyên tắc thận trọng trong chính sách kế
toán ở một số quốc gia (Qiang, 2007).

Nguyên tắc thận trọng có điều kiện yêu cầu việc ghi nhận thông tin trong những
điều kiện không chắc chắn phải dựa trên việc đánh giá tác động của sự kiện đó lên báo
cáo tài chính của công ty (Watts, 1997; Watts, 2003). Một trường hợp khác của việc sử
dụng nguyên tắc thận trọng có điều kiện – khi công ty có thông tin mới về khả năng
thu hồi các khoản phải thu quá hạn. Với nguyên tắc thận trọng có điều kiện, việc quyết
định có hay không ghi nhận thông tin mới vẫn còn tuỳ thuộc vào tác động của nó lên
báo cáo tài chính, trường hợp thông tin đó có tác động tiêu cực (tức thông tin cho rằng
khoản phải thu này sẽ khó có khả năng thu hồi được) thì khoản ghi nhận giảm (giảm
tài sản, tăng chi phí) sẽ được thực hiện ngay, tuy nhiên, trong trường hợp thông tin này
16

cho thấy khả năng thu hồi khoản phải thu là cao thì việc ghi nhận chúng sẽ không
được thực hiện cho đến khi khoản phải thu được thanh toán.

Như vậy, có thể thấy nguyên tắc thận trọng có điều kiện và nguyên tắc thận
trọng không điều kiện cùng có khuynh hướng làm giảm lợi nhuận và giá trị sổ sách
của doanh nghiệp. Nguyên tắc thận trọng không điều kiện là một phương diện của
chính sách kế toán, mức độ sử dụng hai loại nguyên tắc thận trọng này có thể thực hiện
theo những cách khác nhau, trong đó, việc đo lường nguyên tắc thận trọng không điều
kiện cần nhiều số liệu và tính toán phức tạp hơn (Lara và cộng sự, 2009).

1.2.1.5. Các mô hình đo lường việc thực hiện nguyên tắc thận trong kế toán tại doanh
nghiệp

a) Phương pháp dòng thời gian bất cân xứng của lợi nhuận (Asymmetrical Timeliness
- AT)

- Mô hình của Basu (1997):

Có thể tham khảo mô hình đo lường việc thực hiện nguyên tắc thận trọng dựa
trên thời điểm ghi nhận thông tin trong nội bộ doanh nghiệp trong nghiên cứu “The
Conservatism Principle and Asymmetric Timeliness of Earnings” của Basu (1997). Nó
được gọi tắt là phương pháp AT. Do đó, khi thực hiện ACC, kế toán dễ nhận được
“thông tin xấu” (thông tin xấu cho công ty, thất thu, thất thoát tài sản, mất giá của công
ty) hơn là “thông tin tốt” (thông tin có lợi cho công ty). Do sự bất đối xứng của các
đánh giá lãi lỗ. Tính kịp thời của việc ghi chép các sự kiện kinh tế trong kế toán đã
được biết đến từ công trình của Warfield and Wild (1992), nhưng Basu (1997) là
người đầu tiên xem xét mối quan hệ giữa sự bất đối xứng trong kế toán.

Sự khác biệt giữa thông tin tốt và thông tin xấu mà một công ty thu thập càng
lớn thì công ty đó sẽ càng tích cực hơn trong việc áp dụng nguyên tắc thận trọng. Từ
kinh nghiệm, Basu (1997) đã phát triển một mô hình hồi quy chéo, còn được gọi là mô
hình hồi quy của Basu, để ước tính mức độ thực hành giám sát trong các công ty niêm
yết.

Basu sử dụng tỷ suất sinh lợi của thị trường chứng khoán để đánh giá xem tin
tức của công ty là tốt hay xấu. Giá cổ phiếu được xác định bởi sự kết hợp kịp thời của
tất cả các thông tin có sẵn trên thị trường từ nhiều nguồn, bao gồm cả báo cáo thu nhập
của công ty. Biến động giá cổ phiếu vì vậy là một tiêu chuẩn để đánh giá các tin tức
nhận được trong từng thời kỳ. Mặt khác, báo cáo thu nhập của một công ty bị ảnh
hưởng bởi sự bất đối xứng trong việc phát hiện thông tin một cách kịp thời. Tin xấu
thường đến nhanh hơn tin tốt. Hàm hồi quy của Basu được viết như sau:
17

Xit = β0 + β1Dit + β2Rit + β3 Dit Rit +µit (1)

Trong đó:

Xit là thu nhập mỗi cổ phần sau khi đã loại trừ các khoản mục tăng thêm hay
giảm đi của giá cổ phiếu đầu kỳ: Xit = EPSit / Pit

(EPSit: là thu nhập trên mỗi cổ phần của công ty i cuối năm t; Pit: là giá mở cửa
của công ty i năm t)

i: công ty i

t: năm tài chính t

βi (i=0,1,2,3) là các hệ số của các biến trong mô hình.

Rit là tỷ suất sinh lời giá trị thị trường của doanh nghiệp (market stock return)
tính cho kỳ 12 tháng theo số liệu CRSP bắt đầu từ tháng 3 năm (t-1) đến tháng 3 năm t
của doanh nghiệp i (tính cho khoảng thời gian từ 9 tháng trước năm tài chính t và 3
tháng sau năm tài chính t). Basu (1997) sử dụng Rit để đại diện cho “thông tin tốt” và
“thông tin xấu”. Một doanh nghiệp được coi là có “thông tin tốt” nếu Rit ≥ 0, ngược
lại một doanh nghiệp được coi là “thông tin xấu” nếu Rit < 0.

Dit là biến giả có giá trị = 1 trong trường hợp thông tin xấu (Rit < 0); Dit = 0
trong trường hợp thông tin tốt (Rit ≥ 0);

Mô hình hồi quy Basu sử dụng biến giả Dit, do đó cho phép các hệ số độ dốc và
hệ số chặn thể hiện sự khác biệt giữa hai nhóm. Về bản chất, Basu xem xét mô hình
hồi quy giữa hai biến tỷ lệ lợi nhuận kế toán (EPS/P) và mức sinh lời của cổ phần (R)
cho từng trường hợp “thông tin tốt” và “thông tin xấu”:

Đối với ‘thông tin tốt’ (Rit ≥ 0): Di,t = 0, hệ số góc của mô hình là β0

Đối với “thông tin xấu” (Rit < 0): Di,t = 1, hệ số góc của mô hình là (β0 + β1)

Các hệ số góc (độ dốc) của mô hình thể hiện mức độ bất đối xứng về tính kịp
thời trong việc ghi nhận thông tin vào giá trị lợi nhuận của công ty.

Hệ số β3 là sự mất cân đối về tính kịp thời của việc thu thập thông tin và cũng
là hệ số chi phối mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán theo mô hình
Basu (1997). β3 càng cao, hiệu suất ACC của công ty càng tốt, được kỳ vọng là dương
và có ý nghĩa thống kê.

- Mô hình của Khan & Watts (2009):


18

Khan & Watts (2009) xây dựng dựa trên mô hình của Basu (1997) để đo lường
sự mất cân bằng tiền tệ trong thông tin kế toán. Tuy nhiên, trong mô hình của Basu
(1997), hai tác giả đã thêm hai giá trị vào phương trình (1) là C-score và G-score. G-
score thay thế hệ số β2 và C-score thay thế hệ số β3.

G-score được sử dụng để ước tính tính kịp thời của việc báo cáo thông tin tốt,
và C-score được sử dụng để ước tính tính kịp thời của việc báo cáo thông tin xấu (đây
là nguyên tắc thận trọng trong kế toán mức độ quan trọng). Giá trị G-score và C-score
được tính cho từng công ty trong từng năm của thời kỳ nghiên cứu. Công thức là:

G-score = β2 = µ1 + µ2Sizei + µ3Mi/Bi + µ4Levi (*)

C-score = β3 = λ1 + λ2Sizei + λ3Mi/Bi + λ4Levi (**)

Trong đó:

i: doanh nghiệp i trong mẫu nghiên cứu

µi, λi (i nhận giá trị từ 1 đến 4): giá trị ước lượng thực tế, là hằng số giữa các
công ty, nhưng thay đổi theo thời gian vì chúng được ước tính từ hồi quy cắt ngang
hàng năm.

Size: quy mô doanh nghiệp (đo bằng logarit tự nhiên giá trị thị trường của vốn
chủ sở hữu)

M: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu

B: Giá trị ghi sổ của vốn chủ sở hữu

Lev: Hệ số nợ (được tính bằng hệ số giữa tổng nợ phải trả và giá trị thị trường
của vốn chủ sở hữu)

C-score và G-score khác nhau tùy theo công ty do các biến cụ thể của công ty
(Quy mô, Tỷ lệ thị trường trên giá trị sổ sách (M/B), hệ số nợ (Lev)) và thay đổi theo
từng năm trong suốt thời gian nghiên cứu. Trong dữ liệu từ C-score, thận trọng kế toán
sẽ gia tăng. Tuy nhiên, các công thức (*) và (**) không thể hiện mô hình hồi quy mà
chỉ là các công thức tính toán. Sau khi tính toán C-score và G-score, Khan & Watts
(2009) thay thế vào phương trình (1) của Basu (1997). Khi đó, mô hình hồi quy cho
thấy sự bất cân xứng trong thu thập thông tin theo Khan & Watts (2009) như sau:

Xit = β0 + β1Dit + (µ1 + µ2Sizeit + µ3Mit/Bit + µ4Levit) Rit + (λ1 + λ2Sizeit +


λ3Mit/Bit + λ4Levit) DitRit + (σ1Sizeit + σ2Mit/Bit + σ3Levit + σ4DitSizeit + σ5 Dit
Mit/Bit + σ6DitLevit) + εit (2)

Trong đó:
19

X là thu nhập mỗi cổ phần sau khi đã loại trừ các khoản mục tăng thêm hay
giảm đi của giá cổ phiếu đầu kỳ:

Xit = EPSit/Pit

(EPSit: là thu nhập trên mỗi cổ phần của công ty i cuối năm t; Pit: là giá mở cửa
của công ty i năm t)

i: công ty i

t: năm tài chính t

β, λ, µ, σ là các hệ số của các biến trong mô hình.

ε: hệ số chặn

Khan & Watts (2009) đã tính C-score cho mỗi công ty trong một mẫu trong giai
đoạn 1963 - 2005 (115.516 quan sát). Để đánh giá hiệu quả của C-score như một thước
đo ước tính hàng năm về tính thận trọng kế toán cho mỗi công ty, các đặc điểm thực
nghiệm của nó được so sánh với dữ liệu thu được trước đó bằng cách dự báo tính thận
trọng trong kế toán và các kỹ thuật kế toán thận trọng khác. Kết quả thực nghiệm chỉ
ra rằng C-score là thước đo và dự đoán về tính mới bất đối xứng trong tương lai. Kết
quả cũng cho thấy rằng C-score dự đoán mức độ thận trọng trong kế toán (dựa trên hệ
số gần đây không đối xứng) cho đến ba năm tới trong tương lai. Khả năng dự đoán này
cũng đúng đối với một mẫu các công ty có thu nhập dương trong năm dự báo được
đưa ra và năm trước năm mà sự thận trọng trong kế toán đã được dự đoán. Đây là một
thuộc tính quan trọng. Điều này là do không thể ước tính độ gần đây bất đối xứng của
Basu trong một mẫu các công ty chỉ có lợi nhuận dương.

Một số nghiên cứu sau đó đã lấy công trình của Khan & Watts (2009) và bổ
sung giá trị C-score vào mô hình nghiên cứu, coi đó như một công thức được sử dụng
để đo lường mức độ thực hiện nguyên tắc (Jarboui, 2013; Mohammed và cộng sự,
2016).

b) Phương pháp các khoản dồn tích bất đối xứng với dòng tiền (Asymmetrical
Accruals to Cash Flows - AACF)

Mô hình của Ball và Shivakumar (2005):

Nghiên cứu “Earnings quality in UK private firms: comparative loss


recognition timeliness” của Ball và Shivakumar (2005), được phát triển từ mô hình hồi
quy của Basu (1997), xem xét mối tương quan giữa giá trị kế toán dồn tích (đại diện
cho mức độ kế toán thận trọng) và dòng tiền hoạt động của một công ty để đo lường
20

việc áp dụng nguyên tắc thận trọng dành cho các công ty chưa niêm yết (không giao
dịch công khai trên sàn giao dịch chứng khoán) nơi không có thông tin công khai về
giá cổ phiếu của họ – viết tắt là phương pháp AACF.

Việc ghi nhận sớm và không cân xứng các khoản lãi và lỗ kinh tế (doanh thu dự
kiến và chi phí dự kiến) cũng dẫn đến sự bất cân xứng trong cách chúng phát sinh. Ball
và Shivakumar (2005) lập luận rằng mối quan hệ ngược chiều giữa thu nhập và dòng
tiền hoạt động ít rõ ràng hơn khi có tin xấu. Đây là kết quả của sự bất đối xứng đòi hỏi
phải xác minh thu nhập khi có sẵn thông tin khác. Tổn thất kinh tế được ghi nhận ngay
lập tức trên cơ sở dự trữ chưa thực hiện, trong khi lợi ích kinh tế được ghi nhận khi
thực hiện bằng tiền mặt. Để kiểm tra sự bất đối xứng dự trữ, Ball và Shivakumar đề
xuất sử dụng mô hình sau:

Xit = β0 + β1DCFOit + β2CFOit + β3CFOit x DCFOit + vit (3)

Trong đó:

Xit: Giá trị kế toán dồn tích từ hoạt động kinh doanh của công ty i cuối năm t,
được tính theo công thức sau:

Xit = (∆ Đầu tư + ∆ Phải thu + ∆ Tài sản ngắn hạn khác - ∆ Phải trả - ∆ Nợ
ngắn hạn khác – Chi phí khấu hao)it

Trong đó phần chênh lệch (∆) được tính bằng hiệu số giữa giá trị cuối năm t và
giá trị đầu năm t cho từng công ty i.

CFOit: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty i cuối năm tài chính t,
được tính bằng theo công thức:

CFOit = (Lợi nhuận trước các khoản mục bất thường và đặc biệt)it – Xit

DCFO là một biến giả có giá trị bằng 1 trong các trường hợp CFO < 0 (âm) và
bằng 0 trong các trường hợp CFO ≥ 0.

AACF dự đoán mối tương quan tích cực nhưng không đối xứng giữa phần dồn
tích và dòng tiền có thể được sử dụng để đo lường nguyên tắc thận trọng có điều kiện.
Mối quan hệ tích cực dựa trên ý tưởng rằng dòng tiền từ một tài sản cố định có khả
năng tồn tại lâu dài. Sự thay đổi của dòng tiền được kì vọng sẽ kéo theo sự thay đổi
của dòng tiền trong tương lai theo cùng một hướng (tăng hoặc giảm). Các khoản dồn
tích hoàn thành vai trò của chúng theo nghĩa này bằng cách ghi nhận lãi và lỗ kịp thời
dựa trên dòng tiền dự kiến. Mối quan hệ bất đối xứng giữa dòng tiền và các khoản dồn
tích phát sinh do tổn thất kinh tế được ghi nhận kịp thời hơn so với lợi ích kinh tế. Mối
quan hệ bất đối xứng này dẫn đến tổn thất kinh tế cao hơn so với lợi ích kinh tế.
21

Tương tự như Basu (1997), β3 là thước đo cho nguyên tắc thận trọng kế toán.
β3 dương cho thấy sự tồn tại của nguyên tắc thận trọng trong mẫu. Hệ số này được kỳ
vọng là dương, hệ số này càng cao thì việc áp dụng các nguyên tắc kế toán thận trọng
càng cao.

c) Phương pháp sử dụng giá trị sổ sách trên giá trị thị trường (Book to Market Ratio -
BTM)

- Mô hình của Feltham và Ohlson (1995):

Đo lường việc áp dụng nguyên tắc thận trọng trong kế toán dựa trên giá trị thị
trường (còn được biết đến với tên khác là phương pháp book-to-market) được giới
thiệu lần đầu tiên bởi Feltham và Ohlson (1995), sau đó được phát triển bởi Beaver và
Ryan (2000).

Ý tưởng cơ bản của việc sử dụng tỷ lệ market-to-book (hoặc book-to-market)


làm thước đo cho việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán đó là: nếu các yếu
tố khác không đổi thì một hệ thống kế toán thực hiện nguyên tắc thận trọng sẽ có xu
hướng làm giảm giá trị ghi sổ của tài sản cũng như nguồn vốn một cách tương đối so
với giá trị thị trường của nó. Bản chất của phương pháp này đó là kế toán được phép
ghi nhận các khoản chi phí khi có bằng chứng có khả năng phát sinh (như trích lập
khoản dự phòng, trích trước chi phí phải trả, đánh giá lại giá trị tài sản…), do đó giá trị
ghi sổ của vốn chủ sở hữu có thể bị đánh giá thấp hơn giá trị thị trường của nó. Trong
khi đó, giá trị thị trường, được ghi nhận trên sơ sở giá trị vốn hóa thị trường của DN
trên TTCK, phụ thuộc vào giá cổ phiếu mà thị trường ghi nhận. Hiện tượng này xảy ra
do sự bất cân xứng thông tin giữa nhà quản trị DN và nhà đầu tư. Nhà đầu tư thường
quan tâm đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của DN (ROE) để đánh giá giá
trị DN (giá cổ phiếu) mà không có đầy đủ thông tin về hoạt động của DN.

Mô hình của Feltham & Ohlson (1995) được đưa ra như sau:

Trong đó:

CONit: thận trọng kế toán trong năm t của công ty i

MVit: giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu công ty i vào cuối năm t

BVit: Giá trị ghi sổ của vốn chủ sở hữu công ty i vào cuối năm t
22

Mô hình này được áp dụng trong các công ty niêm yết, do đó các tác giả sử
dụng tỷ lệ giữa giá trị thị trường (MV) và giá trị ghi sổ (BV) của vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ
giữa giá trị thị trường trên giá trị ghi sổ kế toán (MTB) cao thể hiện doanh nghiệp có
mức độ thận trọng kế toán cao và ngược lại. Tỷ lệ MTB là đo cùng chiều với thận
trọng kế toán còn BTM là đo ngược chiều với thận trọng kế toán. Do đó nếu tỷ lệ giữa
giá trị ghi sổ trên giá trị thị trường (BTM) thấp thì cũng cho kết quả tương tự như khi
tỷ lệ MTB cao.

- Mô hình của Beaver và Ryan (2000):

Từ công thức trong mô hình của Feltham & Ohlson (1995), Beaver và Ryan
(2000) đã phát triển một cách có chọn lọc trong sử dụng tỷ lệ giá trị sổ sách trên giá trị
thị trường của vốn chủ sở hữu (BTM) như là một phương pháp đo tính thận trọng
trong kế toán của các doanh nghiệp. Do tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
được đánh giá dựa trên cơ sở thông tin các năm trước của doanh nghiệp, nên trong mô
hình hồi quy ước lượng mức độ thận trọng kế toán của các doanh nghiệp, Beaver và
Ryan (2000) đã phân tách tỷ lệ BTM thành hai thành phần: thành phần độ lệch và
thành phần độ trễ. Beaver và Ryan (2000) cho rằng thành phần độ lệch của BTM được
coi là một chỉ số đo lường việc thực hiện nguyên tắc thận trọng của doanh nghiệp.
Ngoài ra, Beaver và Ryan (2000) phân tích hồi quy giữa BTM và ROE với độ trễ 6
năm bằng phương pháp hồi quy dữ liệu mảng ảnh hưởng cố định.

Trong đó:

BTMt, i: tỷ lệ giữa giá trị ghi sổ trên giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu của
công ty i vào cuối năm t

αi: Thành phần độ lệch của tỷ lệ BTM của doanh nghiệp i

αt: Thành phần độ trễ trong BTM đại diện cho các doanh nghiệp trong mẫu
nghiên cứu

Ri: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty i

β: hệ số hồi quy

t: năm tài chính trong khoảng thời gian nghiên cứu

j nhận giá trị từ 0 đến 6 (Khoảng thời gian nghiên cứu là 6 năm).
23

Theo Beaver và Ryan (2000) trong mô hình hồi quy trên, thành phần độ lệch αi
là một thước đo chính xác hơn về mức độ sử dụng nguyên tắc thận trọng kế toán của
doanh nghiệp so với công thức trong mô hình của Feltham & Ohlson (1995).

d) Phương pháp dồn tích âm (Negative Accruals - NA)

- Mô hình của Givoly và Hayn (2000):

Givoly và Hayn (2000) đề xuất một mô hình đo lường mức độ thực hiện
nguyên tắc thận trọng dựa trên giá trị dồn tích không hoạt động như một phần của giá
trị ghi sổ. Theo đó mức độ thực hiện ACC tại các doanh nghiệp được đo lường bằng
tổng giá trị lũy kế của phần dồn tích không hoạt động của doanh nghiệp (accumulation
of nonoperating accruals) trong khoảng thời gian nghiên cứu. Phương pháp này được
gọi là phương pháp dồn tích âm (The Negative Accruals Measure – NA).

Sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 896 công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán Mỹ trong giai đoạn từ năm 1965 đến năm 1998, Givoly và Hayn (2000) thấy
rằng giá trị lũy kế của phần dồn tích không hoạt động (Cumulative Nonoperating
Accruals - NA) đã ngày càng giảm xuống đáng kể trong giai đoạn nghiên cứu, hay nói
cách khác số đối của giá trị lũy kế phần dồn tích không hoạt động tăng dần theo thời
gian. Trong khi đó, nhóm tác giả cũng tìm thấy giá trị lũy kế của phần dồn tích hoạt
động (Cumulative Operating Accruals - OA) tăng đáng kể trong giai đoạn đó. Tuy
nhiên, mức tăng của phần dồn tích hoạt động không đủ lớn để bù đắp cho sự sụt giảm
của phần dồn tích không hoạt động, dẫn đến sự giảm dần về mặt giá trị của tổng giá trị
dồn tích (trước khấu hao) (Cumulative Total Accruals before depreciation –TA) trong
giai đoạn nghiên cứu từ 1965 đến 1998. Givoly và Hayn (2000) lập luận rằng khi áp
dụng nguyên tắc thận trọng thì kế toán sẽ trì hoãn việc ghi nhận các lợi ích kinh tế và
đẩy nhanh việc ghi nhận các tổn thất. Quá trình này được thực hiện trong một khoảng
thời gian dài sẽ làm cho tổng giá trị tích lũy của phần dồn tích không hoạt động ngày
càng lớn dần và mang giá trị âm. Xu hướng tăng dần của đối số phần dồn tích âm là
một biểu hiện của sự gia tăng thực hiện ACC của tổng thể các công ty trong mẫu
nghiên cứu trong giai đoạn 1965 – 1998.

Công thức tính tổng giá trị dồn tích (trước khấu hao) và phần dồn tích hoạt
động, phần dồn tích không hoạt động của công ty i trong năm t theo Givoly và Hayn
(2000) như sau:

NA = TA – OA (6)

TA = NI + Depreciation – CFO
24

OA = ∆ Phải thu + ∆ Hàng tồn kho + ∆ Chi phí trả trước - ∆ Phải trả - ∆ Thuế
phải nộp

Trong đó:

NA: giá trị lũy kế của phần dồn tích không hoạt động

TA: tổng giá trị dồn tích (trước khấu hao)

OA: giá trị lũy kế của phần dồn tích hoạt động

Depreciation: Chi phí khấu hao tài sản cố định

CFO: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

Phần chênh lệch (∆) được tính bằng hiệu số giữa giá trị cuối năm t và giá trị đầu
năm t

Phần tích lũy các khoản dồn tích không hoạt động là phương pháp đo lường
thận trọng kế toán của Givoly & Hayn (2000). Hai tác giải cũng cho rằng việc phát
hiện sự tích lũy phổ biến và đáng kể của phần âm các khoản dồn tích không hoạt động
là phù hợp với sự gia tăng trong báo cáo thận trọng trong nhiều thập kỷ qua.

- Mô hình của Ahmed & Duellman (2007):

Ahmed & Duellman (2007) nghiên cứu mối quan hệ giữa thận trọng trong kế
toán và các đặc tính của Hội đồng quản trị tại 306 công ty thuộc S&P 500 trong giai
đoạn từ năm 1999 đến năm 2001. Tác giả đo lường thận trọng trong kế toán tại thời
điểm cuối năm của từng công ty dựa trên cơ sở mô hình của Givoly & Hayn (2000),
nhưng không sử dụng phần dồn tích không hoạt động để đại diện cho thận trọng trong
kế toán tại các công ty mà sử dụng phần tổng giá trị kế toán dồn tích (công thức (6)
trong mô hình của Givoly & Hayn (2000)). Tuy nhiên, hai tác giả này không sử dụng
công thức (6) gốc ban đầu mà Ahmed & Duellman (2007) đã tính giá trị trung bình
trượt 3 năm của phần giá trị dồn tích xung quanh năm nghiên cứu t chia cho tổng tài
sản bình quân.

Công thức đo lường thận trọng kế toán theo mô hình của Ahmed & Duellman
(2007) như sau:

Trong đó:

A = (LNhđkd + CFKH – CFO) / TSBQ


25

Giá trị A được tính cho từng công ty i trong khoảng thời gian từ năm (t -1) đến
năm (t +1), t là năm tài chính trong giai đoạn chọn để nghiên cứu.

i: đại diện cho công ty i trong mẫu nghiên cứu

LNhđkd: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

TSBQ: Tổng tài sản bình quân (TSBQ = (TSđầu năm + TScuối năm)/2)

CFKH: Chi phí khấu hao

CFO: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

Về kết quả tính toán, công thức (7) sẽ cho giá trị ngược dấu với công thức (6),
nhưng xét về bản chất, đây đều là phương pháp sử dụng phần giá trị dồn tích để đo
lường thận trọng trong kế toán. Givoly & Hayn (2000) cho rằng tổng giá trị kế toán
dồn tích có xu hướng giảm dần trong khoảng thời gian nghiên cứu (giá trị tuyệt đối
tăng lên), do đó Ahmed & Duellman (2007) đã nhân kết quả trung bình tính được với -
1 (âm một) để thuận tiện hơn trong việc phân tích kết quả nghiên cứu. Khi đó, giá trị
CONS trong công thức (7) càng lớn thì chứng tỏ công ty có mức độ thận trọng trong
kế toán càng cao và ngược lại.

Bên cạnh đó việc Ahmed & Duellman (2007) chia kết quả đã tính được từ công
thức (6) trong mô hình của Givoly & Hayn (2000) cho tổng giá trị tài sản bình quân đã
giúp giảm sự ảnh hưởng của quy mô của doanh nghiệp cũng như giảm độ lớn của các
giá trị dồn tích, từ đó việc so sánh giá trị CONS giữa các công ty hợp lý hơn. Ngoài ra,
khi lấy trung bình trượt 3 năm quanh thời điểm t giúp tránh được sự biến động bất
thường của giá trị CONS tại từng năm cụ thể trong khoảng thời gian nghiên cứu. Công
thức điều chỉnh này đã được nhiều nghiên cứu sau này áp dụng như: Lara và cộng sự
(2009), Ahmed & Herry (2012), Nasr & Ntim (2017). Ngoài ra, cũng có một số nghiên
cứu chỉ áp dụng một số sự ưu việt trong công thức (7) như: chuẩn hóa bằng giá trị tài
sản bình quân (chia cho giá trị tài sản bình quân) như Gassen và cộng sự (2006). Một
số nghiên cứu áp dụng sự ưu việt của việc nhân tổng giá trị dồn tích với -1 như Xia &
Zhu (2009), Kootanaee và cộng sự (2013).

e) Phương pháp dự trữ tiềm ẩn (Hidden Reserves – HR)

Mô hình của Penman và Zhang (2002)

Penman và Zhang (2002) đã phát triển C-score để đo lường nguyên tắc thận
trọng không điều kiện. C-score đánh giá nguyên tắc thận trọng là việc áp dụng các
chính sách và ước tính kế toán để giữ giá trị sổ sách của tài sản ròng tương đối thấp (ví
26

dụ: áp dụng phương pháp LIFO thay vì FIFO hoặc chi phí nghiên cứu và phát triển
thay vì vốn hóa).

Penman và Zhang (2002) gợi ý rằng nguyên tắc thận trọng ngụ ý “dự trữ tiềm
ẩn” bằng cách giảm thu nhập khi một công ty tăng đầu tư. Tỷ lệ của các khoản dự trữ
này so với “tài sản hoạt động ròng” cấu thành C-score như sau:
ERi
Ci =
NOAi

Trong đó

ERi: Dự trữ ước tính được tạo ra bởi chủ nghĩa bảo thủ

NOAi: tài sản hoạt động thuần

Chỉ tài sản hoạt động được sử dụng trong mẫu số của phương trình. Bởi vì giá
trị sổ sách của tài sản tài chính bằng hoặc rất gần với giá trị thị trường miễn là lãi suất
không thay đổi rộng rãi, do đó nguyên tắc thận trọng không ảnh hưởng đến tài sản tài
chính. Vì cả tài sản và nợ phải trả đều bị ảnh hưởng bởi nguyên tắc thận trọng, nên
việc khấu trừ ròng là phù hợp (Penman và Zhang, 2002).

Dự trữ chỉ bao gồm dự trữ hàng tồn kho, dự trữ nghiên cứu và phát triển và dự
trữ quảng cáo. Trên thực tế, tổng dự trữ bao gồm tất cả các hạng mục hoạt động trên
bảng cân đối kế toán như dự phòng nợ khó đòi, dự phòng định giá, doanh thu bị hoãn
lại, v.v. Tuy nhiên, những khoản dự phòng này cũng có thể bị thao túng bởi các nhà
quản lý. Để phân biệt thao túng kế toán quản trị tạm thời với các ước tính và chính
sách kế toán được áp dụng liên tục, chỉ có ba nhóm được đưa vào. Các nhà quản lý
không thể tự do thay đổi cách xử lý kế toán đối với các khoản đầu tư này từ kỳ này
sang kỳ khác, và sau đó chúng sẽ ít bị thao túng hơn. Những dự trữ này được tính toán
như sau (Penman và Zhang, 2002).

• Dự trữ hàng tồn kho bằng với dự trữ LIFO được báo cáo trong phần thuyết
minh báo cáo tài chính.

• Dự trữ R&D được ước tính là tài sản R&D được khấu hao sẽ có trong bảng
cân đối kế toán nếu R&D không được tính vào chi phí.

• Dự trữ quảng cáo là tài sản thương hiệu được tính toán do chi phí quảng cáo
tạo ra.

Penman và Zhang (2002) sử dụng phương pháp đo lường nguyên tắc thận trọng
này để kiểm tra xem việc áp dụng nguyên tắc thận trọng có thể làm giảm chất lượng
thu nhập hay không. Thu nhập được cho là có chất lượng cao nếu chúng là chỉ báo tốt
27

về thu nhập trong tương lai; thu nhập có thể là chỉ báo tốt về thu nhập trong tương lai
khi chúng bền vững. Thu nhập không bền vững dẫn đến chất lượng thu nhập kém.

1.2.2. Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

1.2.2.1. Định nghĩa về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Venkatraman và Ramanujam (1986) đã định nghĩa khái niệm hiệu quả hoạt
động doanh nghiệp qua hoạt động tài chính của doanh nghiệp ấy, đây là một khái niệm
tương đối hẹp, cụ thể, để đo lường năng suất kinh doanh của doanh nghiệp, người ta sẽ
tiến hành phân tích dựa trên hai yếu tố đó là lợi nhuận mà doanh nghiệp đó tạo ra và sự
phát triển của doanh nghiệp. Hai yếu tố này lại có được thông qua quá trình thu thập
dữ liệu từ các nguồn khác nhau về khoảng lợi nhuận doanh nghiệp có được và mức độ
tăng trưởng của doanh thu trong phạm vi khoảng từ 4 năm đổ lại. Đồng thời, hai yếu tố
này cũng là hai yếu tố xuất hiện nhiều nhất trong các bài khảo sát, nghiên cứu liên
quan đến lĩnh vực kinh doanh.

Theo Javier (2002), khái niệm hiệu quả hoạt động tương đương với “3E”
(economy - tính kinh tế, efficiency - hiệu quả và effectiveness - hiệu lực) của một
chương trình hoặc hoạt động nhất định. Tuy nhiên, theo Daft (2000), hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp đạt được các mục tiêu của mình
bằng cách sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả và hiệu lực. Tương tự với Daft
(2000), Richardo (2001) định nghĩa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là khả năng
doanh nghiệp đạt được các mục tiêu của mình.

Sau này, các nhà nghiên cứu còn phát triển định nghĩa hiệu quả doanh nghiệp
dựa trên khía cạnh phát triển bền vững, các mảng khác của hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp có thể kể đến như hiệu quả về mặt môi trường và hiệu quả về mặt xã hội.

Nhìn chung, hiệu quả doanh nghiệp có thể được hiểu là mối quan hệ tương
quan giữa yếu tố đầu vào của các yếu tố khan hiếm với đầu ra là hàng hoá và dịch vụ.
Mối tương quan này có thể được đo lường theo hiện vật hoặc theo chi phí.

1.2.2.2. Đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Đã có cuộc tranh luận đáng kể về vấn đề thuật ngữ và cơ sở khái niệm để đo


lường hiệu quả (Ford & Schellenberg, 1982). Không một thước đo nào có thể giải
thích đầy đủ tất cả các khía cạnh của thuật ngữ này (Snow & Hrebiniak, 1980). Các
phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động có thể được chia thành ba nhóm: đo lường
hiệu quả kinh tế, đo lường hiệu quả môi trường, đo lường hiệu quả xã hội

a) Hiệu quả kinh tế (hiệu quả tài chính)


28

Hiệu quả kinh tế xem xét đến những thành tựu mà doanh nghiệp đạt được tương
ứng với các dự định về kết quả tài chính của cổ đông với mục đích làm tăng trưởng lợi
nhuận của họ. Đây cũng được coi như là sự tượng trưng đối với hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp dựa trên hành động nắm bắt các số liệu về tài chính (Rajesh và cộng
sự, 2011). Những số liệu này bao gồm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROA), tỷ suất
lợi nhuận trên mức đầu tư (ROI), tỷ suất doanh thu trên vốn sử dụng (ROCE) và lợi
nhuận trước khi sinh thuế và lãi (EBIT).

Sau này, bên cạnh các yếu tố được coi là chuẩn mực để làm thang đo kể trên,
hiệu quả kinh tế tiếp tục được mở rộng bằng sự đo lường về mặt trình độ nhận thức
của các cấp quản lý doanh nghiệp về các yếu tố: sự tăng trưởng về mặt doanh thu, sự
tăng trưởng về mặt lợi nhuận, yếu tố gia tăng thị phần và cuối cùng là yếu tố thúc đẩy
lợi nhuận dựa trên nguồn vốn tài sản. Nhiều nhà nghiên cứu như Chan và cộng sự
(2012); Lee và cộng sự (2013); Kuei và cộng sự (2013); Abdullah và Yaakub (2014)
đã thực hiện kết hợp thang đo này trong các đề tài của họ.

Một số các thang đo hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp khác có thể được nhắc
đến như khả năng tối thiểu nguồn chi tiêu cho các sản phẩm đã qua tái chế (Azevedo
và cộng sự, 2011; Lin và cộng sự, 2011), khả năng tận dụng tích cực các nguồn lực sẵn
có, giảm tối thiểu khoảng thời gian phân loại và xử lí (Figueredo và Tsarenko, 2013;
Piotrowicz và Cuthbertson, 2009), độ rộng mở của tiềm năng trên thị trường (Green và
cộng sự, 2012; Zhao và cộng sự, 2016) hay năng lực nâng cao nghiên cứu và rút kinh
nghiệm (Azevedo và cộng sự, 2011; Lin và cộng sự, 2011).

b) Hiệu quả môi trường

Trên thực tế, đã có rất nhiều bằng chứng xác thực rằng hoạt động của các doanh
nghiệp có ảnh hưởng cả gián tiếp lẫn trực tiếp đến với môi trường bên ngoài ( Darnall
và cộng sự, 2008). Olsthoorn và cộng sự (2001) cho rằng sự ảnh hưởng đến yếu tố môi
trường bên ngoài có nghĩa là sự thay đổi dù chỉ là nhỏ nhất đến môi trường ấy, dù cho
nó có mang tính tích cực hay tiêu cực, và được gây ra trong giai đoạn nghiên cứu, thử
nghiệm và cung cấp những sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đó.

Nâng cấp các trải nghiệm tác động tới môi trường bên ngoài liên quan đến quá
trình tối thiểu những tác động mang tính tiêu cực cho môi trường. Một số hành động
giúp gia tăng hiệu quả môi trường của doanh nghiệp có thể kể đến như sau:

- Giảm thiểu lượng khí thải, chất thải (cả dạng rắn hay lỏng) đến với môi trường; giảm
bớt sự ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí bằng cách hạn chế sử dụng và thải
ra môi trường các hóa chất gây hại; hạn chế sử dụng và mua bán những vật liệu có
29

nguy cơ gây ô nhiễm tới môi trường trong ngắn hạn và dài hạn (Maxwell và van der
Vorst, 2003; Wagner và Schaltegger, 2004; Zhu và Sarkis, 2004; Zhu và cộng sự,
2008).

- Tối thiểu nguồn chi dành cho kế hoạch giải quyết vấn đề nước thải bẩn; giảm thiểu
đến mức tối đa các tai nạn không mong muốn liên quan đến môi trường; gia tăng việc
dùng năng lượng mang tính tái tạo và nhiên liệu bền vững để xây dựng một cộng đồng
mang tính bền vững; gia tăng thời gian nghiên cứu và báo cáo các vấn đề liên quan đến
môi trường còn tồn đọng (Lee và cộng sự, 2012; Zhu và cộng sự, 2013; Harms và
cộng sự, 2013; Esfahbodi và cộng sự, 2016; Abdel và cộng sự, 2019).

- Tối thiểu nguồn chi phí phát sinh cho môi trường (Duarte và cộng sự, 2011; Azevedo
và cộng sự, 2011; Yang và cộng sự, 2013; Ahi và Searcy, 2015; Jabbour và cộng sự,
2016; Laari và cộng sự, 2016; Dubey và cộng sự, 2016).

- Thúc đẩy lợi nhuận và nguồn cung từ nguồn chi đối với môi trường (Azevedo và
cộng sự, 2011; Govindan và Popiuc, 2014).

- Tối thiểu hóa lượng chi phí dành cho nước và các năng lượng khác (De Giovanni và
Esposito Vinzi, 2012; Yang và cộng sự, 2013; Balasubramanian, 2017).

- Gìn giữ sự phong phú trong sinh học (Pullman và cộng sự, 2009; Harm và cộng sự,
2013).

c) Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội được biểu hiện dựa trên yếu tố nhân viên và yếu tố cộng đồng.
Các nhân tố đo lường hiệu quả xã hội trên phương diện nhân viên có thể kể đến là các
cam kết tối thiểu hóa sự bất công trong trả lương cho nhân viên (Zhu và Zhang, 2015;
Mani và cộng sự, 2016; Zhu và cộng sự, 2016), cải thiện các nhu cầu và điều kiện phục
vụ cho công việc của nhân viên (Hutchins và Sutherland, 2008; De Giovanni, 2012;
Abdullah và cộng sự, 2015; Zhu và Zhang, 2015; Mani và cộng sự, 2016; Zhu và cộng
sự, 2016).

Trong khi đó, hiệu quả cộng đồng được phản ánh qua hình tượng mà doanh
nghiệp xây dựng trên xã hội (Duarte và cộng sự, 2014), qua các hoạt động phát triển
cộng đồng như xóa nạn mù chữ, đảm bảo sức khỏe cộng đồng (Hutchins và
Sutherland, 2008; Zhu và Zhang, 2015; Mani và cộng sự, 2016; Zhu và cộng sự,
2016), thúc đẩy kinh tế, thúc đẩy sự gắn bó của cộng đồng và tối thiểu hóa các tác
động tiêu cực từ các sản phẩm/dịch vụ liên quan (De Giovanni, 2012; Abdullah và
cộng sự, 2015).
30

Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sử dụng ba chỉ số để tính toán hiệu
quả doanh nghiệp: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu (ROE) và Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS).

1.2.3. Các lý thuyết được sử dụng trong đề tài

1.2.3.1. Lý thuyết hợp đồng (The contract theory)


Lý thuyết hợp đồng lần đầu tiên được đề xuất bởi Jensen và Meckling (1976).
Quan điểm của Jensen và Meckling (1976) về doanh nghiệp có thể đặc biệt hữu ích
nếu muốn củng cố mối quan hệ thống kê giữa dồn tích, thu nhập và dòng tiền bằng lý
thuyết. Jensen và Meckling lập luận rằng doanh nghiệp là tập hợp của vô số hợp đồng.
Các hợp đồng đại diện cho các giao dịch trong công ty và giữa các công ty. Một số
giao dịch có mặt khắp nơi. Từ đó, có thể rút ra rằng các mối quan hệ hợp đồng với
nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng, chủ nợ và những người khác là mặt thiết yếu của
doanh nghiệp (Hart, 1989). Các giao dịch trong công ty được định giá bởi hệ thống kế
toán, trong khi hệ thống kế toán cũng phản ánh các nghiệp vụ với 'người ngoài' (Ball,
1989). Một số nghiệp vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động trong tương lai
của một doanh nghiệp. Bằng 'thủ tục dồn tích', hệ thống kế toán có thể dự đoán ảnh
hưởng của một giao dịch đối với hoạt động trong tương lai của công ty.

Các chỉ tiêu kế toán thường xuyên được sử dụng trong các hợp đồng nên chúng
có xu hướng được “điều chỉnh” để đáp ứng các yêu cầu của hợp đồng. Thông qua các
khoản dồn tích, các nhà quản lý có thể điều chỉnh thu nhập lên và xuống, trong giới
hạn, đến khi họ thấy phù hợp. Các quy ước kế toán (GAAP) và các quy định hợp đồng
cụ thể về những gì được phép và những gì không, áp đặt các giới hạn đó. Thu nhập có
thể là một phương tiện để truyền thông tin cá nhân cho các bên ký kết hợp đồng, do đó
làm giảm chi phí hợp đồng phát sinh từ sự bất đối xứng thông tin. Tuy nhiên, tín hiệu
thu nhập sẽ chỉ có tác dụng nếu nó đáng tin cậy. Các tín hiệu đáng tin cậy đều phải trả
giá, các quy ước kế toán đã hạn chế động cơ kích thích nhà quản lý lợi dụng lợi thế
thông tin của mình (Watts và Zimmerman, 1986, 1990; Ball, 1989). Do đó, các thủ tục
kế toán được thừa nhận trong các mối quan hệ hợp đồng của một doanh nghiệp phản
ánh sự đánh đổi giữa mức độ phù hợp và độ tin cậy (Ball, 1989; Watts và Zimmerman,
1986; Dechow, 1994). Vì vậy, nếu thu nhập là thước đo hiệu quả đáng tin cậy và phù
hợp (nghĩa là nếu hệ thống kế toán hoạt động tốt), thì thu nhập sẽ là một công cụ dự
đoán tốt hơn về dòng tiền và thu nhập trong tương lai so với dòng tiền hiện tại.

1.2.3.2. Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory)

Lý thuyết ủy nhiệm hay lý thuyết đại diện, nghiên cứu bởi Jensen và Meckling
(1976), được sử dụng làm nền tảng cho lý thuyết kế toán tích cực, cho rằng vai trò của
31

thông tin kế toán là giảm “chi phí đại diện” (Watts, 1977, Watts và Zimmerman, 1978,
Holthausen, 1981, Leftwich, 1983, Watts và Zimmerman, 1986, và Holthausen và
Leftwich, 1983). Trong tài liệu kế toán, hầu hết các bài báo thực nghiệm về hợp đồng
tài chính đều dựa vào lý thuyết đại diện để hình thành các dự đoán và giải thích các
bằng chứng.

Mối quan hệ giữa cổ đông và ban lãnh đạo là trường hợp của mối quan hệ ủy
nhiệm, trong đó cổ đông là bên ủy nhiệm - bổ nhiệm hoặc chỉ định một người khác -
bên được ủy quyền quản lý công ty. Quan hệ giữa họ tồn tại những xung đột lợi ích
nhất định. Cụ thể, mục tiêu của các cổ đông là tối đa hóa lợi ích của họ thông qua việc
tăng giá trị công ty trong dài hạn, trong khi mục tiêu của nhà quản lý là tối đa hóa phúc
lợi thông qua tiền lương.

Lý thuyết ủy quyền cho rằng nếu cả hai bên trong mối quan hệ ủy nhiệm (cổ
đông và nhà quản lý) muốn tối đa hóa lợi ích của họ, thì có cơ sở để tin rằng nhà quản
lý sẽ không phải lúc nào cũng hành động vì lợi ích cao nhất của chủ sở hữu, tức là cổ
đông. Và như vậy, lý thuyết đại diện chứng minh rằng xung đột lợi ích trong mối quan
hệ này sẽ dẫn đến trách nhiệm ủy nhiệm. Lý thuyết ủy nhiệm nhấn mạnh rằng các cổ
đông cần sử dụng các cơ chế phù hợp để hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ đông và
ban quản lý, thông qua việc thiết lập cơ chế thù lao phù hợp và cơ chế giám sát hiệu
quả để hạn chế hành vi tư lợi của ban lãnh đạo.

Một hàm ý quan trọng của lý thuyết đại diện đó là doanh nhân phải chịu những
chi phí đại diện liên quan đến vốn chủ sở hữu và nợ (Jensen và Meckling, 1976;
Myers, 1977). Họ quan tâm đến việc thiết lập một cơ chế hợp đồng nhằm cải thiện các
biện pháp khuyến khích và hạn chế các hoạt động bất lợi cho các nhà đầu tư. Để đạt
được điều này, nhà quản lý có thể phát hành nợ với một loạt các giao ước. Các giao
ước đặt ra những hạn chế đối với các hành động quản lý khác nhau và thường phụ
thuộc vào thông tin kế toán, ví dụ: thước đo giá trị ròng hoặc công nợ (Leftwich,
1983). Cụ thể, các giao ước thường yêu cầu bên vay cung cấp các báo cáo tài chính đã
được kiểm toán, nhằm giám sát và khuyến khích các nhà quản lý (Watts và
Zimmerman, 1983). Thông tin từ những báo cáo này được sử dụng để hạn chế chi trả
cổ tức, chi tiêu nguồn vốn, phát hành nợ, bán tài sản, v.v. (Smith và Warner, 1979).
Như vậy, vấn đề đại diện trong một công ty có thể được giảm bớt bằng cách áp dụng
chính sách kế toán thận trọng

Tổng quát hơn, dưới góc độ lý thuyết đại diện, vai trò của thông tin kế toán
trong việc ký kết hợp đồng là tạo thuận lợi cho các hoạt động liên kết và giám sát.
Cuối cùng, các giao ước dựa trên kế toán hạn chế các hoạt động không hiệu quả và do
32

đó giảm chi phí đại diện liên quan đến việc sử dụng nợ hoặc tài trợ bên ngoài nói
chung.
33

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Mô hình nghiên cứu

2.1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Thông qua việc tiếp cận các phương pháp được sử dụng trong các nghiên cứu
trước đây với mục đích nhận biết ảnh hưởng của nguyên tắc thận trọng kế toán, đặc
biệt là nghiên cứu do Hanaa A. El-Habashy (2019) thực hiện, đồng thời dựa trên các
mục tiêu của nghiên cứu này đạt được, tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa
biến cho nghiên cứu này để kiểm tra tác động của nguyên tắc thận trọng kế toán đến
hiệu quả hoạt động doanh nghiệp như sau:

(1) ROAit = β0i + β1ACCONit + β2SIZEit + β3LEVit + β4GROWTHit + еit

(2) ROEit = β0i + β1ACCCONit + β2SIZEit + β3LEVit + β4GROWTHit + еit

(3) ROSit = β0i + β1ACCCONit + β2SIZEit + β3LEVit + β4GROWTHit + еit

Trong đó:

ROAit: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của doanh nghiệp i trong thời kỳ t

ROEit: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp i trong thời kỳ
t

ROSit: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp i trong thời kỳ t

ACCONit: Mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng kế toán của doanh nghiệp i
trong thời kỳ t

SIZEit: Quy mô doanh nghiệp i trong thời kỳ t

LEVit: Đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp i trong thời kỳ t

GROWTHit: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp i trong thời kỳ t

2.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu

Ðồng quan điểm với nhiều tác giả trước đó như Sana’a (2016), Aminu và
Hassan (2017), Hanaa A. El-Habashy (2019), nhóm nghiên cứu ủng hộ giả thuyết
nguyên tắc thận trọng kế toán có ảnh hưởng cùng chiều với hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp. Nguyên tắc này tạo ra các báo cáo thận trọng làm giảm vốn chủ sở hữu của các
cổ đông của công ty, từ đó giúp làm giảm rủi ro liên quan đến phóng đại thu nhập.
Ahmed & Duellman (2011) khẳng định rằng các công ty thực hành kế toán thận trọng
sẽ chịu tổn thất tương đối thấp trong giai đoạn khủng hoảng tài chính so với các công
34

ty không áp dụng nó. Điều này là do các nhà quản lý thận trọng hơn trong việc chuẩn
bị thu nhập trong thời kỳ khủng hoảng. Kế toán thận trọng giúp giảm chi phí tài chính,
tăng lợi nhuận đầu tư và tăng giá trị tiền mặt của doanh nghiệp (Li, 2015).

Cho đến nay, vẫn chưa có thước đo duy nhất hoặc thước đo tốt nhất về hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thông qua các mục tiêu và hoạt động khác
nhau để sử dụng các phép đo hiệu quả khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, khái niệm về
hiệu quả trong nghiên cứu quản trị chiến lược thường xoay quanh việc sử dụng các chỉ
số tài chính, vì vậy các chỉ số dựa trên các thước đo tài chính được các nhà nghiên cứu
sử dụng rộng rãi hơn cả. Tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỷ
suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên mức đầu tư (ROI) và
tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) được coi là những thước đo phổ biến của khả
năng sinh lời tài chính (Robinson, 1982; Galbraith & Schendel, 1983). Do đó, nhóm
nghiên cứu quyết định sử dụng ba chỉ số hiệu quả tài chính để đại diện cho hiệu quả
hoạt động doanh nghiệp: tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu (ROE), và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS). Việc sử dụng cả ba
tỷ số tài chính giúp cung cấp một cái nhìn toàn diện và công bằng về hiệu quả hoạt
động doanh nghiệp hơn so với việc chỉ sử dụng một trong ba. Từ đây, nhóm nghiên
cứu đề xuất ba giả thuyết như sau:

H1: Nguyên tắc thận trọng kế toán ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất lợi nhuận
trên tài sản (ROA).

H2: Nguyên tắc thận trọng kế toán ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu (ROE).

H3: Nguyên tắc thận trọng kế toán ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu bán hàng (ROS).

Ngoài các biến chính trong bài là mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng kế toán
và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, tác giả còn sử dụng một số các yếu tố khác có tác
động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp làm các biến kiểm soát, vì các biến kiểm
soát cũng tác động vào biến phụ thuộc như biến độc lập, do đó không thể bỏ qua tác
động của chúng, nhưng sự tác động đó không phải là mối quan tâm chính của đề tài.

Biến đầu tiên được đề cập đến là quy mô doanh nghiệp. Theo các học giả về
kinh tế công nghiệp, tổ chức kinh doanh và tài chính, quy mô được coi là một trong
những đặc điểm quan trọng nhất của doanh nghiệp trong việc giải thích khả năng sinh
lợi (Majumdar, 1997; Amato và Amato, 2004; Goddard và cộng sự, 2005;
Serrasqueiro và Nunes, 2008; Lee, 2009; Isik và Tasgin, 2017). Tuy nhiên, câu hỏi liệu
35

quy mô doanh nghiệp cao hơn hay thấp hơn sẽ tối ưu hóa lợi nhuận của công ty vẫn
tiếp tục được thảo luận trong các tài liệu lý thuyết và thực nghiệm. Mối liên hệ giữa
quy mô doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động đã được đề cập trong các lý thuyết khác
nhau như lý thuyết thể chế, tổ chức và công nghệ. Tuy nhiên, những lý thuyết này
cũng như các nghiên cứu trước đây về vấn đề này đã thu về những kết quả trái ngược
nhau. Chẳng hạn, một số nghiên cứu ghi nhận mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp
và khả năng sinh lời là tích cực (Majumdar, 1997; Serrasqueiro và Nunes, 2008;
Stierwald, 2010; Dogan, 2013; Liu và cộng sự, 2014; Çelikyurt và Dönmez, 2017; Isik
và Tasgin, 2017) hoặc tiêu cực (Goddard và cộng sự, 2005; Becker-Blease và cộng sự,
2010; Hatem, 2014; Shehata và cộng sự, 2017). Một số khác thậm chí còn chứng minh
không có mối quan hệ nào (Gonenc và cộng sự, 2007; Nakano và Nguyễn, 2013;
Niresh và Velnampy, 2014; Sciascia và Mazzola, 2008). Nhóm nghiên cứu ủng hộ giả
thuyết quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
Lý do là bởi các công ty lớn thường phải đối mặt với sự kém hiệu quả và ít sinh lời
hơn do các thủ tục quan liêu, chi phí đại diện và các chi phí khác liên quan đến việc
quản lý các công ty cao (Jensen và Meckling, 1976; Fama và Jensen, 1983; Goddard
và cộng sự, 2005; Delcoure, 2007; Jónsson, 2007; Ng và cộng sự, 2009; Becker-
Blease và cộng sự, 2010; Pattitoni và cộng sự, 2014; Voulgaris và Lemonakis, 2014).
Do đó, nhóm nghiên cứu đề xuất ba giả thuyết:

H4: Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận trên tài
sản (ROA).

H5: Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu (ROE).

H6: Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu bán hàng (ROS).

Một biến được đại diện khác được sử dụng trong nghiên cứu là đòn bẩy tài
chính của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính có thể được mô tả là mức độ mà một doanh
nghiệp hoặc nhà đầu tư đang sử dụng số tiền đã vay. Nhiều nhà nghiên cứu tìm thấy
mối quan hệ tích cực giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả tài chính của công ty (Taub,
1975; Roden và Lewellen, 1999; Champion, 1999; Ghosh và Jain, 2000; Hadlock và
James, 2002; Berger và Bonaccorsi, 2006). Những nghiên cứu này lập luận rằng đòn
bẩy tài chính có tác động tích cực đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
khi khả năng thu nhập của công ty lớn hơn chi phí lãi vay nợ (Hutchinson, 1995). Mức
độ đòn bẩy của một công ty nên có tính linh hoạt, doanh nghiệp có thể điều chỉnh việc
sử dụng nợ của mình nếu khả năng thu nhập giảm xuống dưới chi phí lãi vay trung
36

bình (Hadlock và James, 2002). Trong một nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng, Berger
và Bonaccorsi (2006) chứng minh rằng tỷ lệ đòn bẩy cao dẫn đến lợi nhuận cao hơn.
Do đó, nhóm nghiên cứu đề xuất ba giả thuyết:

H7: Đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất tỷ suất lợi nhuận trên
tài sản (ROA).

H8: Đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu (ROE).

H9: Đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu bán hàng (ROS).

Biến kiểm soát cuối cùng mà nhóm nghiên cứu sử dụng liên quan đến tăng
trưởng doanh thu. Tăng trưởng doanh số phản ánh khả năng của công ty từng thời
điểm trong suốt cuộc đời hoạt động sản xuất kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng doanh số
càng cao, doanh nghiệp càng thành công trong việc thực hiện chiến lược của mình.
Theo Fahmi (2016), tăng trưởng doanh số bán hàng là tỷ lệ tăng trưởng đo lường khả
năng duy trì vị thế của doanh nghiệp trong ngành và sự phát triển kinh tế nói chung.
Tăng trưởng giúp cho doanh nghiệp tích lũy về nguồn vốn và cơ sở vật chất máy móc
để đầu tư mở rộng sản xuất đồng thời tạo dựng được uy tín đối với khách hàng cũng
như với các nhà cung cấp, các nhà đầu tư. Theo nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007),
tốc độ tăng trưởng có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do
đó, nhóm nghiên cứu đề xuất ba giả thuyết:

H10: Tăng trưởng doanh thu có ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất lợi nhuận trên
tài sản (ROA).

H11: Tăng trưởng doanh thu có ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu (ROE).

H12: Tăng trưởng doanh thu có ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu bán hàng (ROS).

2.1.3. Mô tả các biến nghiên cứu

2.1.3.1. Lựa chọn mô hình đo lường nguyên tắc thận trọng kế toán

Trong đề tài này, nguyên tắc thận trọng trong kế toán đóng vai trò là biến độc
lập, nó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mức độ vận dụng nguyên
tắc thận trọng như đã đề cập đến trong chương 1, là một khái niệm khá trừu tượng và
khó quan sát, nhưng vẫn có những phương pháp được phát triển để đo lường chúng.
Tác giả sử dụng phương pháp đo lường được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu
37

trước đây là phương pháp dồn tích. Phương pháp này đo lường toàn bộ mức độ vận
dụng các loại nguyên tắc thận trọng trong công ty thay vì chỉ đo lường mức độ thận
trọng có điều kiện như phương pháp của Basu (1997) hay thận trọng không điều kiện
của M/B.

Ðo lường mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng bằng phương pháp dồn tích
phi hoạt động được đề xuất bởi Givoly và Hayn (2000). Như đã trình bày tại phần cơ
sở lý thuyết, phương pháp này dựa trên nhận định rằng tổng cộng các dòng tiền trong
toàn bộ thời gian sống của công ty sẽ bằng tổng cộng thu nhập thuần (net income)
trong suốt thời gian tồn tại của công ty đó. Sự thấp hơn giữa thu nhập thuần và dòng
tiền từ hoạt động sẽ là dồn tích âm, chênh lệch được gây ra bởi thận trọng trong kế
toán làm cho ghi nhận sớm những chi phí hơn là ghi nhận thu nhập. Kết quả là công ty
có thu nhập thuần thấp, làm cho giá trị của thu nhập ít hơn so với dòng tiền mà công ty
nhận được trên cơ sở thực thu thực chi. Giai đoạn dồn tích âm càng kéo dài và dồn tích
âm càng lớn, thì thận trọng trong kế toán càng cao theo Givoly và Hayn (2000). Dồn
tích phi hoạt động đến từ những sự thay đổi hay chấp nhận hoặc bỏ qua một tổn thất
nào đó (write-offs), chúng không phát sinh từ hoạt động kinh doanh thường ngày (ví
dụ: các khoản dự phòng nợ nợ xấu, thay đổi cấu trúc…) (Louis và cộng sự, 2013;
Artiach và cộng sự, 2010).

Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được lập trên cơ sở mẫu chung do Bộ
Tài chính quy định, tuy nhiên các chỉ tiêu báo cáo được tách chi tiết, trong đó đặc biệt
báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể được lập theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp
nên để đảm bảo có thể có đầy đủ dữ liệu tính toán mức độ thực hiện nguyên tắc thận
trọng kế toán của các công ty niêm yết trên Sàn chứng khoán HNX thì mô hình
Ahmed & Duellman (2007) là phù hợp nhất. Mô hình này khắc phục được nhược điểm
của mô hình gốc của Givoly & Hayn (2000). Givoly & Hayn (2000) cho rằng tổng giá
trị kế toán dồn tích có xu hướng giảm dần trong khoảng thời gian nghiên cứu (giá trị
tuyệt đối tăng lên), do đó Ahmed & Duellman (2007) đã nhân kết quả trung bình tính
được với -1 (âm một) để thuận tiện hơn trong việc phân tích kết quả nghiên cứu. Bên
cạnh đó việc Ahmed & Duellman (2007) chia kết quả đã tính được từ công thức trong
mô hình của Givoly & Hayn (2000) cho tổng giá trị tài sản bình quân đã giúp giảm sự
ảnh hưởng của quy mô của doanh nghiệp cũng như giảm độ lớn của các giá trị dồn
tích, từ đó việc so sánh mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng giữa các công ty hợp lý
hơn. Ngoài ra, khi lấy trung bình trượt 3 năm quanh thời điểm t giúp tránh được sự
biến động bất thường của giá trị mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng tại từng năm
cụ thể trong khoảng thời gian nghiên cứu. Mô hình này cũng đã được một nhiều tác
38

giả trước sử dụng như Donglin Xia & Song Zhu (2009) tại Trung Quốc, Nasr M.A &
Ntim C. G (2017) tại Ấn Độ.

2.1.3.2. Mô tả các biến nghiên cứu

Để đánh giá ảnh hưởng của nguyên tắc thận trọng kế toán đến hiệu quả hoạt
động của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội, nhóm
nghiên cứu sử dụng phương trình hồi quy theo dữ liệu bảng. Trong đó biến phụ thuộc
là 3 chỉ số hiệu quả tài chính ROA, ROE và ROS; biến độc lập là mức độ áp dụng
nguyên tắc thận trọng và 3 biến kiểm soát. Cụ thể về công thức đo lường và nguồn gốc
các biến được mô tả trong bảng sau:

Bảng 2.1: Mô tả các biến nghiên cứu

Ký hiệu Tên biến Đo lường Nguồn

ROA Lợi nhuận trên tài Lợi nhuận thuần / Tổng tài sản
sản

Biến phụ ROE Lợi nhuận trên Lợi nhuận sau thuế / Tổng vốn
thuộc vốn chủ sở hữu chủ sở hữu

ROS Lợi nhuận trên Thu nhập trước lãi vay và thuế /
doanh thu Doanh thu bán hàng
A 2019 x 2+ A 2020
ACCON2019 = x (–
3
1)
Biến độc ACCCON Tính thận trọng Ahmed &
ACCON2020 =
lập trong kế toán A 2019+ A 2020+ A 2021 Duellman
x (– 1)
3 (2007)

A 2020+ A 2021 x 2
ACCON2021 = x (–
3
1)

A = (Thu nhập trước thuế + Chi


phí khấu hao – Lưu chuyển tiền
thuần từ hoạt động kinh doanh) /
Tổng tài sản

SIZE Quy mô doanh Tổng tài sản Ahmed &


nghiệp Duellman
39

(2007)

Biến kiểm Ahmed &


soát Duellman
LEV Đòn bẩy tài chính Tổng nợ phải trả / Tổng tài sản
(2007);
Mohammed
và cộng sự
(2016)

GROWTH Tăng trưởng Doanhthu năm n−Doanh thu năm n−1 Zeitun và
doanh thu Doanhthu năm n−1 Tian (2007)
(Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm nghiên cứu)

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Quy trình nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, quy trình
nghiên cứu được mô tả như trong hình 2.1 như sau:

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm nghiên cứu)

Bước 1: Dựa trên mục đích nghiên cứu đã đề ra, nhóm nghiên cứu tiến hành
tổng quan các nghiên cứu tiền nhiệm và hệ thống hóa các lý thuyết nền tảng liên quan
40

đến ảnh hưởng của nguyên tắc thận trọng kế toán đến hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp.

Bước 2: Nhóm nghiên cứu xác định khoảng trống nghiên cứu, trên cơ sở đó đề
xuất các giả thuyết và mô hình nghiên cứu.

Bước 3: Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu định lượng.

Bước 4: Nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu định lượng qua các bước:
Thống kê mô tả các biến nghiên cứu; Kiểm định sự vi phạm các giả định hồi quy của
mô hình; Lựa chọn mô hình hồi quy thích hợp giữa ba mô hình OLS, FEM vả REM;
Ước lượng các hệ số hồi quy dựa trên mô hình đã lựa chọn.

Bước 5: Nhóm nghiên cứu thảo luận về kết quả nghiên cứu, từ đó đề xuất các
khuyến nghị phù hợp.

2.2.2. Thiết kế nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng dữ liệu của các công ty phi tài
chính niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Hà Nội từ năm 2019 đến năm
2021 nhằm đánh giá sự thay đổi hiệu quả hoạt động doanh nghiệp dưới sự tác động
của mức độ thận trọng kế toán. Tính đến thời điểm nghiên cứu, có tổng cộng 342 công
ty niêm yết trên HNX.

Nguồn dữ liệu chính để thu thập là các công ty niêm yết cổ phiếu trên HNX,
với dữ liệu sử dụng là dữ liệu thứ cấp, được khai thác từ website Vietstock.vn – trang
web đầu ngành về cung cấp thông tin tài chính, chứng khoán và Ủy ban chứng khoán
Nhà nước. Mẫu nghiên cứu được thu thập dựa trên các tiêu chí sau:

- Các công ty hoạt động và niêm yết trên sàn HNX liên tục trong giai đoạn 2019 -
2021.

- Kỳ kế toán năm của công ty là từ 1/1 đến 31/12 theo năm dương lịch và không thay
đổi năm tài chính trong giai đoạn 2019 - 2021.

- Công ty không thuộc các ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm.

- Báo cáo thu nhập của công ty có công bố đầy đủ các dữ liệu cần thu thập, giá thị
trường của cổ phiếu công ty sẵn có ở một số thời điểm cần thu thập.

Theo Cattell (1978), số lượng mẫu phải gấp 3 – 6 lần số lượng biến quan sát.
Với sự hỗ trợ từ Vietstock và Ủy ban chứng khoán Nhà nước, dữ liệu nghiên cứu gồm
325 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn HNX trong thời gian 3 năm (từ năm 2019
đến 2021), tương đương với 975 quan sát, phù hợp với yêu cầu về kích thước mẫu tối
41

thiểu để sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. Nhóm nghiên cứu tiến hành phân
loại các công ty niêm yết trong dữ liệu nghiên cứu theo ngành cấp 1 (theo cách thức
phân ngành của Vietstock), được trình bày chi tiết ở bảng 2.2.

Bảng 2.2: Phân loại các doanh nghiệp nghiên cứu theo ngành

Tên Số lượng %
Sản xuất 111 34,15
Khai khoáng 19 5,85
Dịch vụ và tiện ích 31 9,54
Xây dụng và BĐS 79 24,31
Bán buôn 27 8,31
Bán lẻ 7 2,15
Vận tải và kho bãi 28 8,61
Công nghệ và thông tin 23 7,08
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp từ website vietstock.vn)

Nhóm nghiên cứu sử dụng các công cụ phân tích thống kê để phân tích dữ liệu,
qua đó kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Các kết quả phân tích được thực hiện với
sự hỗ trợ của phần mềm STATA 17.0 và được trình bày trong chương tiếp theo của
nghiên cứu.

2.2.3. Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng

Dữ liệu được nhóm nghiên cứu sử dụng để tiến hành hồi quy là dữ liệu bảng
(panel data). Đây là loại dữ liệu phù hợp để tiến hành đo lường mức độ ảnh hưởng của
nguyên tắc thận trọng kế toán và các biến kiểm soát tới hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp. Nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích dữ liệu theo các bước sau: Thống kê mô
tả các biến nghiên cứu, Kiểm định các giả định hồi quy; Lựa chọn mô hình hồi quy
thích hợp, Ước lượng các hệ số hồi quy.

Bước 1: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu tiến hành
thống kê giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của từng
biến nghiên cứu.

Bước 2: Kiểm định các giả định hồi quy: Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn
Mộng Ngọc (2005), để đảm bảo kết quả hồi quy có ý nghĩa thì các giả định hồi quy
của mô hình phải được đảm bảo không bị vi phạm. Nhóm nghiên cứu kiểm định các
giả định sau:

- Sự tương quan giữa các biến độc lập: Nhóm nghiên cứu xem xét hệ số tương
quan của từng cặp biến độc lập. Nếu hệ số này lớn hơn 0,5 chứng tỏ hai biến có tương
42

quan chặt chẽ, dẫn đến việc hai biến có tác động giống nhau đến biến phụ thuộc, một
biến cần phải loại ra khỏi mô hình.

- Hiện tượng đa cộng tuyến: Hệ số phóng đại VIF được sử dụng để kiểm tra
xem có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình hồi quy hay không. Nếu hệ số
VIF của các biến độc lập lớn hơn 10 chứng tỏ mô hình nghiên cứu bị đa cộng tuyến
nghiêm trọng.

- Hiện tượng tự tương quan: Nhóm nghiên cứu kiểm định cặp giả thuyết:

H0: Mô hình không có hiện tượng tự tương quan giữa các biến

H1: Mô hình có hiện tượng tự tương quan giữa các biến

Nhóm nghiên cứu sử dụng hàm xtserial trong STATA để tiến hành kiểm định
hiện tượng tự tương quan trong mô hình nghiên cứu. Nếu giá trị Prob lớn hơn 0,05 thì
giả thuyết H0 được chấp nhận, giả thuyết H1 bị bác bỏ, mô hình không có vấn đề tự
tương quan. Ngược lại, nếu giá trị Prob nhỏ hơn hoặc bằng 0,05 thì mô hình có hiện
tượng tự tương quan giữa các biến.

- Hiện tượng phương sai sai số thay đổi: Giả định này sẽ được kiểm tra sau khi
lựa chọn mô hình hồi quy thích hợp. Nhóm nghiên cứu kiểm định cặp giả thuyết sau:

H0: Mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

H1: Mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Nếu mô hình được lựa chọn là mô hình REM, nhóm nghiên cứu sử dụng kiểm
định Breusch and Pagan Lagrangian Multiplier; nếu mô hình được lựa chọn là mô hình
FEM thì kiểm định Wald sẽ được sử dụng để kiểm tra hiện tượng phương sai sai số
thay đổi. Nếu giá trị Prob lớn hơn 0,05 thì giả thuyết H0 được chấp nhận, giả thuyết
H1 bị bác bỏ, mô hình không có vấn đề phương sai sai số thay đổi. Ngược lại, nếu giá
trị Prob nhỏ hơn hoặc bằng 0,05 thì mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Bước 3: Lựa chọn mô hình hồi quy: Đối với dữ liệu bảng, các nhà nghiên cứu
thường sử dụng mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS), mô hình hồi quy tác
động ngẫu nhiên (REM) và mô hình hồi quy tác động cố định (FEM). Tùy thuộc vào
mục tiêu nghiên cứu, đặc điểm dữ liệu, đặc điểm của mô hình, các nghiên cứu sẽ lựa
chọn các mô hình hồi quy khác nhau.

- Mô hình Pooled OLS: Mô hình hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ
nhất viết tắt là OLS (Ordinary Least Square) là một trường hợp đặc biệt của phương
pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (Generalized Least Squares Method – GLS) sử
43

dụng để tìm đường hồi quy gần nhất với giá trị liên tục của biến phụ thuộc hay nói
cách khác là làm sao để tổng bình phương các hạng nhiễu hay sai số (∑u 2i) nhỏ nhất.
Phương pháp này thường được dùng để ước lượng đường thẳng hồi quy vì nó cho
phép sai số cực tiểu giữa các điểm ước lượng trên đường thẳng hồi quy và những điểm
quan sát thực tế của đường thẳng hồi quy là phù hợp nhất. (Giáo trình Kinh tế lượng -
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân, 2012).

- Mô hình tác động cố định (FEM – Fixed effects model): Mô hình tác động cố
định là mô hình thống kê trong đó các tham số của mô hình là các đại lượng cố định
hoặc không ngẫu nhiên. Trong nhiều ứng dụng bao gồm kinh tế lượng và thống kê
sinh học, một mô hình hiệu ứng cố định đề cập đến một mô hình hồi quy trong đó
nhóm phương tiện là cố định (không ngẫu nhiên). Trong một mô hình tác động cố
định, mỗi trung bình của nhóm là một đại lượng cố định dành riêng cho nhóm. Với giả
định mỗi đơn vị đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến các biến giải
thích, FEM phân tích mối tương quan này giữa phần dư của mỗi đơn vị với các biến
giải thích qua đó kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi
theo thời gian) ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ước lượng những ảnh
hưởng thực (net effects) của biến giải thích lên biến phụ thuộc.

- Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM – Random Effects Model): Trong thống
kê, mô hình tác động ngẫu nhiên, còn được gọi là mô hình thành phần phương sai, là
một mô hình thống kê trong đó các tham số của mô hình là các biến ngẫu nhiên. Đây
là một loại mô hình tuyến tính phân cấp, giả định rằng dữ liệu đang được phân tích
được rút ra từ một hệ thống phân cấp của các quần thể khác nhau có sự khác biệt liên
quan đến hệ thống phân cấp đó. Điểm khác biệt giữa mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên
và mô hình ảnh hưởng cố định được thể hiện ở sự biến động giữa các đơn vị. Nếu sự
biến động giữa các đơn vị có tương quan đến biến độc lập – biến giải thích trong mô
hình ảnh hưởng cố định thì trong mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên sự biến động giữa
các đơn vị được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích.
Chính vì vậy, nếu sự khác biệt giữa các đơn vị có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc thì
REM sẽ thích hợp hơn so với FEM. Trong đó, phần dư của mỗi thực thể (không tương
quan với biến giải thích) được xem là một biến giải thích mới.

Với ba phương pháp ước lượng đã nêu, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng kiểm định
F Test để lựa chọn sự phù hợp giữa mô hình FEM và Pooled OLS, với cặp giả thuyết:

H0: Lựa chọn mô hình Pooled OLS

H1: Lựa chọn mô hình FEM


44

Nếu giá trị p-value của kiểm định F lớn hơn 0,5, giả thuyết H0 được chấp nhận
và giả thuyết H1 bị bác bỏ. Ngược lại, nếu giá trị p-value nhỏ hơn hoặc bằng 0,5, giả
thuyết H0 sẽ bị bác bỏ. Nếu mô hình Pooled OLS được chọn thì tác giả sẽ chỉ kiểm
định cần thiết tương ứng với mô hình Pooled OLS và không cần quan tâm đến mô
hình FEM hoặc REM nữa.

Nếu mô hình FEM hợp phù hợp để sử dụng hơn Pool OLS, tác giả sẽ tiến hành
xem xét sự phù hợp giữa mô hình FEM và REM thông qua kiểm định Hausman, với
cặp giả thuyết:

H0: Lựa chọn mô hình REM

H1: Lựa chọn mô hình FEM.

Nếu giá trị p-value của kiểm định F lớn hơn 0,5, giả thuyết H0 được chấp nhận
và giả thuyết H1 bị bác bỏ, mô hình REM được lựa chọn. Ngược lại, nếu giá trị p-
value nhỏ hơn hoặc bằng 0,5, giả thuyết H0 sẽ bị bác bỏ, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng
mô hình FEM cho các bước tiếp theo.

Bước 4: Ước lượng các hệ số hồi quy: Nhóm nghiên cứu sử dụng phương
pháp FGLS để khắc phục các khuyết tật trong mô hình. Có hai giá trị cần lưu ý khi
thực hiện bước này đó là: Coefficient (Hệ số hồi quy) và p-value.

- Giá trị p-value: Nếu giá trị này nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 thì mối quan hệ giữa
biến độc lập và biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê. Ngược lại, p-value lớn hơn 0,5
cho biết biến độc lập không có ảnh hưởng nào đến biến phụ thuộc

- Giá trị Coefficient (Hệ số hồi quy): Cho biết tác động của biến độc lập đến
biến phụ thuộc là tích cực hay tiêu cực. Nếu giá trị này mang dấu dương thì biến độc
lập có ảnh hưởng cùng chiều đến biến phụ thuộc. Ngược lại, giá trị này mang dấu âm
có nghĩa là biến độc lập có ảnh hưởng ngược chiều đến biến phụ thuộc.
45

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1 Kết quả thống kê mô tả

3.1.1. Kết quả đo lường việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các
công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HNX

Giá trị trung bình của việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các
công ty niêm yết trên sàn HNX thuộc mẫu nghiên cứu là -0,175. Giá trị này trong
nghiên cứu của Ahmed và cộng sự (2002) là -0,003, trong nghiên cứu của Ahmed và
Duellman (2007) là 0.01. Như vậy so với hai nghiên cứu trên, giá trị ACCCON trung
bình của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HNX thấp hơn rất nhiều.

Bảng 3.1: Thống kê mô tả biến ACCCON

Số quan Giá trị Độ lệch Giá trị nhỏ Giá trị lớn
sát trung bình chuẩn nhất nhất
ACCCON 975 -0,175 0,798 -15,042 0,414
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Stata, 2022)

Sự chênh lệch này do: thứ nhất, sự khác nhau về mẫu nghiên cứu; thứ hai, các
công ty niêm yết ở Hà Nội chưa hiểu và chưa áp dụng đầy đủ các nội dung của nguyên
tắc thận trọng kế toán, hoặc có thể các công ty này sử dụng nguyên tắc thận trọng như
một công cụ để thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận như cố ý không trích lập dự
phòng nhằm điều chỉnh tăng lợi nhuận….

Nhằm kiểm tra xu hướng thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán của các doanh
nghiệp trong mẫu nghiên cứu qua các năm, tác giả tiến hành tính toán giá trị
ACCCON trung bình của cả mẫu nghiên cứu cho từng năm cụ thể trong khoảng thời
gian nghiên cứu. Kết quả giá trị trung bình, giá trị lớn nhất và giá trị bé nhất của
ACCCON từng năm được biểu diễn qua hình 3.1.
46

Hình 3.1: Đồ thị mô tả biến ACCCON giai đoạn 2019 – 2021

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu xử lý dữ liệu, 2022)

Trong nghiên cứu của Ahmed & Duellman (2007) giá trị ACCCON càng cao
thì thận trọng kế toán tại các doanh nghiệp càng lớn và ngược lại. Thực tế kết quả đo
lường ACCCON theo từng năm của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu thể hiện
ở đồ thị hình 3.1 cho thấy giá trị trung bình qua các năm gần như không có sự chênh
lệch và đều nằm ở mức âm (nhỏ hơn 0). Trong khi đó, độ biến thiên của các giá trị
ACCCON là rất cao. Kết quả thực tế này cho thấy tại các công ty niêm yết trên sàn
HNX chưa thực hiện đầy đủ các nội dung của kế toán thận trọng (kế toán thận trọng ở
mức thấp).

Kết quả này cũng đã được chứng minh qua một số nghiên cứu trước đây về đo
lường chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại Việt Nam. Nghiên cứu của TS. Phạm
Quốc Thuần (2020) về chất lượng thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Việt Nam cho thấy báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này chưa cung cấp
được đầy đủ những cơ hội và rủi ro để các đối tượng sử dụng ra quyết định và tiên
đoán các kết quả tương lai của doanh nghiệp. Đồng thời, chưa có sự phản ánh thật sự
xác đáng toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và cũng
chưa chú trọng đến việc trình bày tài sản, nợ phải trả theo giá trị hợp lý. Việc lập báo
cáo tài chính trong các doanh nghiệp còn chịu nhiều sự tác động của việc khai báo
thuế, của định hướng từ phía nhà quản trị và sự độc lập của người làm công tác kế toán
trong các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay là vấn đề cần phải được xem xét.

3.1.2. Kết quả thống kê mô tả các biến nghiên cứu


47

Bảng 3.2: Kết quả thống kê mô tả các biến nghiên cứu

Tên biến Số kỳ quan Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ Giá trị lớn
sát nhất nhất
ROS 975 8,551 135,874 -1.931,16 3.560
ROE 975 12,604 81,942 -130,76 1997
ROA 975 6,612 57,632 -22,98 1791
SIZE 975 1.156.673 2.717.969 67,35 26.279.277
LEV 975 0,587 3,288 0,011 102,778
GROWTH 975 0,508 3,549 -0,997 47,586
ACCCON 975 -0,175 0,798 -15,042 0,414
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Stata, 2022)

Tác giả sử dụng phần mềm STATA 13 để thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu
trên các phương diện: số kì quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất
và giá trị lớn nhất của 3 biến phụ thuộc là Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), Tỷ
suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) đại
diện cho hiệu quả hoạt động doanh nghiệp; biến độc lập là Nguyên tắc thận trọng kế
toán (ACCCON); các biến kiểm soát bao gồm: Quy mô doanh nghiệp (SIZE), Đòn bẩy
tài chính (LEV), Tăng trưởng doanh thu (GROWTH).

Kết quả từ bảng 3.2 cho thấy biến phụ thuộc ROS có giá trị trung bình là
8,551%, độ lệch chuẩn 135,874; biến ROE có giá trị trung bình là 12,604%, độ lệch
chuẩn 81,942; biến ROA có giá trị trung bình là 6,612%, độ lệch chuẩn 57,632 cho
thấy rằng có một sự khác biệt rõ ràng trong hiệu quả hoạt động của các công ty niêm
yết trên Sàn giao dịch chứng khoán tại Hà Nội, giá trị tối đa và giá trị tối thiểu có sự
chênh lệch tương đối lớn và do đó độ lệch chuẩn càng cao.

Biến độc lập Nguyên tắc thận trọng kế toán (ACCCON) có giá trị trung bình là
-0,175, giá trị thấp nhất và cao nhất lần lượt là -15,042 và 0,414, độ lệch chuẩn là
0,798. Điều này phản ánh sự khác biệt về mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng từ
công ty này đến công ty khác và từ năm này sang năm khác.

Biến kiểm soát Quy mô doanh nghiệp (SIZE) biến động trong khoảng từ 67,35
đến 26.279.277 triệu đồng với giá trị trung bình là 1.156.673 và độ lệch chuẩn là
2.717.969 cho thấy các công ty tham gia vào mẫu nghiên cứu phần lớn là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.

Biến kiểm soát Đòn bẩy tài chính (LEV) có giá trị lớn nhất và nhỏ nhất lần lượt
là 102,778 và 0,011, giá trị trung bình là 0,587, độ lệch chuẩn là 3,288 phản ánh sự
khác biệt về tỷ lệ nợ của công ty này với công ty khác và từ năm này sang năm khác.
48

Biến kiểm soát Tăng trưởng doanh thu (GROWTH) biến động trong khoảng từ
-0,997 đến 47,586 với giá trị trung bình là 0,508 và độ lệch chuẩn là 3,549. Kết quả
này cho thấy sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng doanh thu giữa các công ty niêm yết
trên sàn giao dịch chứng khoán tại Hà Nội. Đồng thời thể hiện doanh thu của các
doanh nghiệp này đang đi lên nhanh chóng trong giai đoạn 2019 – 2021.

3.2. Kết quả phân tích các giả định hồi quy

3.2.1. Phân tích tương quan

Bảng 3.3: Kết quả phân tích tương quan các biến độc lập

ACCCON SIZE LEV GROWTH


ACCCON 1,000
SIZE 0,061 1,000
LEV 0,007 0,001 1,000
GROWTH -0,107 -0,014 -0,004 1,000
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Stata, 2022)

Sau khi thực hiện kiểm định sự tương quan giữa các biến trong mô hình, nhóm
nghiên cứu thấy rằng giữa các biến độc lập không có tương quan chặt chẽ với nhau
(không có cặp nào có hệ số lớn hơn 0.5) do đó tránh được hiện tượng hai biến độc lập
có tác động giống nhau đến biến phụ thuộc. Nhằm kiểm định thêm về vấn đề này,
nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.

3.2.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến các biến độc lập

Bảng 3.4: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Tên biến VIF


SIZE 1,00
LEV 1,00
GROWTH 1,01
ACCCON 1,02
Giá trị VIF trung bình 1,01
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Stata, 2022)

Hệ số phóng đại VIF được sử dụng để kiểm tra xem có hiện tượng đa cộng
tuyến xảy ra trong mô hình hồi quy. Dựa vào kết quả phân tích thể hiện trên bảng 3.4
thì hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên 3 mô hình nghiên cứu không bị
vấn đề đa cộng tuyến nghiêm trọng.

3.2.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan


49

3.2.3.1. Đối với mô hình (1)


. xtserial ROA ACCCON SIZE LEV GROWTH

Wooldridge test for autocorrelation in panel data


H0: no first-order autocorrelation
F( 1, 324) = 3.279
Prob > F = 0.0711

Hình 3.2: Kết quả kiểm định tự tương quan mô hình (1)

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Stata, 2022)

Nhóm nghiên cứu sử dụng hàm xtserial trong STATA để tiến hành kiểm định
hiện tượng tự tương quan trong mô hình nghiên cứu. Kết quả kiểm định cho thấy Prob
= 0,0711 > 0,05 do đó giả thuyết H0 được chấp nhận, nghĩa là mô hình (1) không có
hiện tượng tự tương quan giữa các biến.

3.2.3.2. Đối với mô hình (2)


. xtserial ROE ACCCON SIZE LEV GROWTH

Wooldridge test for autocorrelation in panel data


H0: no first-order autocorrelation
F( 1, 324) = 0.479
Prob > F = 0.4896

Hình 3.3: Kết quả kiểm định tự tương quan mô hình (2)

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Stata, 2022)

Nhóm nghiên cứu sử dụng hàm xtserial trong STATA để tiến hành kiểm định
hiện tượng tự tương quan trong mô hình nghiên cứu. Kết quả kiểm định cho thấy Prob
= 0,4896 > 0,05 do đó giả thuyết H0 được chấp nhận, nghĩa là mô hình (2) không có
hiện tượng tự tương quan giữa các biến.

3.2.3.3. Đối với mô hình (3)

. xtserial ROS ACCCON SIZE LEV GROWTH

Wooldridge test for autocorrelation in panel data


H0: no first-order autocorrelation
F( 1, 324) = 12.037
Prob > F = 0.0006

Hình 3.4: Kết quả kiểm định tự tương quan mô hình (3)

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Stata, 2022)


50

Nhóm nghiên cứu sử dụng hàm xtserial trong STATA để tiến hành kiểm định
hiện tượng tự tương quan trong mô hình nghiên cứu. Kết quả kiểm định cho thấy Prob
= 0,0006 < 0,05 do đó giả thuyết H0 bị bác bỏ, có nghĩa là mô hình (3) đang có hiện
tượng tự tương quan giữa các biến. Phương pháp khắc phục sẽ được thực hiện khi lựa
chọn xong mô hình nghiên cứu.

3.2.4. Lựa chọn mô hình nghiên cứu

Với sự hỗ trợ của phần mềm STATA 17, nhóm nghiên cứu thực hiện hồi quy sự
tác động của 4 biến độc lập (ACCCON, SIZE, LEV, GROWTH) đến từng biến phụ
thuộc (ROA, ROE, ROS) bằng cả ba mô hình: bình phương bé nhất (OLS), tác động
ngẫu nhiên (REM) và tác động cố định (FEM). Sau đó nhóm nghiên cứu sử dụng kiểm
định F để lựa chọn mô hình OLS hay FEM, sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn
mô hình REM hay FEM.

3.2.4.1. Đối với mô hình (1)

a) Kết quả hồi quy với phương pháp bình phương bé nhất OLS

Bảng 3.5: Kết quả hồi quy mô hình (1) bằng phương pháp OLS

Hệ số Sai số chuẩn Ý nghĩa thống kê Đa cộng tuyến


(Coefficient) (Std. Err) (p-value) (VIF)
ACCCON -0,085 0,383 0,825 1,02
SIZE -0,000000407 0,000000112 0,000 1,00
LEV 17,288 0,092 0,000 1,00
GROWTH -0,035 0,086 0,687 1,01
Hằng số -3,062 0,344 0,000
Biến phụ thuộc: ROA
Số quan sát: 975
F(4,970) = 8.771,97
Prob > F = 0.0000
R2 = 0,9731
R2 điều chỉnh = 0,9730

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Stata, 2022)

Giá trị F(4,970) = 8.771,97 với sig = 0,0000 do đó bác bỏ giả thuyết H0, mô
hình OLS có thể sử dụng để dự đoán biến phụ thuộc ROA thông qua các biến độc lập
(ACCCON, SIZE, LEV, GROWTH).

b) Kết quả hồi quy theo mô hình ảnh hưởng cố định FEM
51

Bảng 3.6: Kết quả hồi quy mô hình (1) bằng mô hình FEM

Hệ số Sai số chuẩn Ý nghĩa thống kê


(Coefficient) (Std. Err) (p-value)
ACCCON -1,617 0,415 0,000
SIZE 0,000000381 0,000000364 0,296
LEV 17,244 0,061 0,000
GROWTH 0,051 0,062 0,407
Hằng số -4,259 0,460 0,000
Biến phụ thuộc: ROA
Số quan sát: 975
F(4.646) = 19.776,97
Prob > F = 0,0000
R2 (overall) = 0,9713
R2 (within) = 0,9919
F-test khi u_i=0: F(324.646) = 8,14
Prob > F = 0,000

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Stata, 2022)

Kiểm định F cho kết quả Prob > F = 0.0000 < 5%, qua đó đủ cơ sở bác bỏ H0,
điều này cho thấy việc sử dụng mô hình FEM sẽ phù hợp hơn so với mô hình Pool
OLS.

c) Kết quả hồi quy theo mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM

Bảng 3.7: Kết quả hồi quy mô hình (1) bằng mô hình REM

Hệ số Sai số chuẩn Ý nghĩa thống kê


(Coefficient) (Std. Err) (p-value)
ACCCON -1,065 0,356 0,003
SIZE -0,00000026 0,000000159 0,102
LEV 17,252 0,060 0,000
GROWTH 0,032 0,059 0,584
Hằng số -3,416 0,514 0,000
Biến phụ thuộc: ROA
Số quan sát: 975
Wald chi2 (4) = 83.308,66
. hausman FEMROA REMROA
52
Note: the rank of the differenced variance matrix (3) does not equal the number of
Probbeing
coefficients > chi2 = 0,0000
tested (4); be sure this is what you expect, or there ma
problems computing
2 the test. Examine the output of your estimators for
anything R (overall)and
unexpected = 0,9728
possibly consider scaling your variables so that th
coefficients are on a =similar
R2 (within) 0,9918scale.
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Stata, 2022)
Coefficients
(b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))
Căn cứ vào giá trị của kết quả kiểm định Wald thể hiện ở bảng 3.6 ta Std.
FEMROA REMROA Difference thấy:err.
giá
trị Wald chi2 (4) = 83.308,66
ACCCON với-1.617468
prob > Chi2 = 0,0000 do đó
-1.064738 bác bỏ giả thuyết
-.5527302 H0,
.2127803
SIZE 3.81e-07 -2.60e-07 6.41e-07 3.28e-07
mô hình REM có thể sử dụng
LEV để dự đoán biến 17.25193
17.24436 phụ thuộc ROA-.0075752
thông qua các biến độc
.0136704
lập (ACCCON, SIZE, GROWTH
LEV, GROWTH)..0512754 .0324976 .0187777 .0172099

b = Consistent under H0 and Ha; obtained from xtreg.


d) Kiểm định Hausman B = Inconsistent under Ha, efficient under H0; obtained from xtreg.

Test of H0: Difference in coefficients not systematic

chi2(3) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 7.59
Prob > chi2 = 0.0553

Hình 3.5: Kết quả kiểm định Hausman mô hình (1)

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Stata, 2022)

Kết quả cho thấy hệ số Prob > chi2 = 0,0553 > 0.05, giả thuyết H0 được chấp
nhận nên việc lựa chọn mô hình REM sẽ phù hợp hơn mô hình FEM. Kết luận: nhóm
nghiên cứu sử dụng mô hình REM để hồi quy biến ROA theo các biến độc lập
(ACCCON, SIZE, LEV, GROWTH).

3.2.4.2. Đối với mô hình (2)

a) Kết quả hồi quy với phương pháp bình phương bé nhất OLS

Bảng 3.8: Kết quả hồi quy mô hình (2) bằng phương pháp OLS

Hệ số Sai số chuẩn Ý nghĩa thống kê Đa cộng tuyến


(Coefficient) (Std. Err) (p-value) (VIF)
ACCCON 0,061 2,117 0,977 1,02
SIZE -0,000000396 0,000000618 0,522 1,00
LEV 19,201 0,510 0,000 1,00
GROWTH -0,125 0,475 0,793 1,01
Hằng số 1,865 1,903 0,327
53

Biến phụ thuộc: ROE


Số quan sát: 975
F(4,970) = 354,56
Prob > F = 0,0000
R2 = 5938
R2 điều chỉnh = 0,5922

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Stata, 2022)

Giá trị F(4,970) = 354,56 với sig = 0,0000 do đó bác bỏ giả thuyết H0, mô hình
OLS có thể sử dụng để dự đoán biến phụ thuộc ROE thông qua các biến độc lập
(ACCCON, SIZE, LEV, GROWTH).

b) Kết quả hồi quy theo mô hình ảnh hưởng cố định FEM

Bảng 3.9: Kết quả hồi quy mô hình (2) bằng mô hình FEM

Hệ số Sai số chuẩn Ý nghĩa thống kê


(Coefficient) (Std. Err) (p-value)
ACCCON -3,260 3,558 0,360
SIZE 0,00000243 0,00000312 0,438
LEV 11,685 0,526 0,000
GROWTH 0,172 0,530 0,745
Hằng số 2,282 3,947 0,563
Biến phụ thuộc: ROE
Số quan sát: 975
F(4.646) = 123,75
Prob > F = 0,0000
R2 (overall) = 0,5712
R2 (within) = 0,4338
F-test khi u_i=0: F(324.646) = 2,21
Prob > F = 0,000

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Stata, 2022)

Kiểm định F cho kết quả Prob > F = 0,0000 < 5%, qua đó đủ cơ sở bác bỏ H0,
việc sử dụng mô hình FEM sẽ phù hợp hơn so với mô hình Pool OLS.

c) Kết quả hồi quy theo mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM

Bảng 3.10: Kết quả hồi quy mô hình (2) bằng mô hình REM

Hệ số Sai số chuẩn Ý nghĩa thống kê


54

(Coefficient) (Std. Err) (p-value)


ACCCON 0,061 2,117 0,977
SIZE -0,000000396 0,000000618 0,522
LEV 19,201 0,510 0,000
GROWTH -0,125 0,475 0,793
Hằng số 1,865 1,903 0,327
Biến phụ thuộc: ROE
Số quan sát: 975
. hausman FEMROE REMROE
Wald chi2 (4) = 1.418,25
Note: the rank of the differenced variance matrix (3) does not equal the number of
Probbeing
coefficients > chi2tested
= 0,0000
(4); be sure this is what you expect, or there ma
problems computing
2 the test. Examine the output of your estimators for
R (overall) = 0,5938
anything unexpected and possibly consider scaling your variables so that th
R2 (within)
coefficients are on a=similar
0,4322 scale.
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Stata, 2022)
Coefficients
(b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))
Căn cứ vào giá trị của kết quả kiểm định REMROE
FEMROE Wald thể hiện ở bảng 3.10 ta Std.
Difference thấy:err.
giá
trị Wald chi2 (4) = 1.418,25
ACCCON với prob > Chi2 = .0610915
-3.260027 0,0000 do đó bác bỏ giả thuyết 2.859955
-3.321119 H0, mô
SIZE 2.43e-06 -3.96e-07 2.82e-06 3.06e-06
hình REM có thể sử dụngLEV để dự đoán biến phụ 19.20123
11.6847
thuộc ROE thông qua các biến .1289192
-7.516529
độc lập
(ACCCON, SIZE, LEV, GROWTH).
GROWTH .172377 -.1246551 .2970321 .233885

b = Consistent under H0 and Ha; obtained from xtreg.


d) Kiểm định Hausman B = Inconsistent under Ha, efficient under H0; obtained from xtreg.

Test of H0: Difference in coefficients not systematic

chi2(3) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 3437.13
Prob > chi2 = 0.0000

Hình 3.6: Kết quả kiểm định Hausman mô hình (2)

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Stata, 2022)

Kết quả cho thấy hệ số Prob > chi2 = 0,0000 < 0,05, giả thuyết H0 bị bác bỏ
nên việc lựa chọn mô hình FEM sẽ phù hợp hơn mô hình REM. Kết luận: nhóm
nghiên cứu sử dụng mô hình FEM để hồi quy biến ROE theo các biến độc lập
(ACCCON, SIZE, LEV, GROWTH).

3.2.4.3. Đối với mô hình (3)

a) Kết quả hồi quy với phương pháp bình phương bé nhất OLS

Bảng 3.11: Kết quả hồi quy mô hình (3) bằng phương pháp OLS

Hệ số Sai số chuẩn Ý nghĩa thống kê Đa cộng tuyến


(Coefficient) (Std. Err) (p-value) (VIF)
55

ACCCON -3,294 5,507 0,550 1,02


SIZE 0,00000104 0,00000161 0,520 1,00
LEV -0,095 1,326 0,943 1,00
GROWTH -0,083 1,236 0,947 1,01
Hằng số 6,876 4,950 0,165
Biến phụ thuộc: ROS
Số quan sát: 975
F(4,970) = 0,18
Prob > F = 0,9469
R2 = 0,0008
R2 điều chỉnh = -0,0034

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Stata, 2022)

Giá trị F(4,970) = 0,18 với sig = 0,0000 do đó bác bỏ giả thuyết H0, mô hình
OLS có thể sử dụng để dự đoán biến phụ thuộc ROS thông qua các biến độc lập
(ACCCON, SIZE, LEV, GROWTH).

b) Kết quả hồi quy theo mô hình ảnh hưởng cố định FEM

Bảng 3.12: Kết quả hồi quy mô hình (3) bằng mô hình FEM

Hệ số Sai số chuẩn Ý nghĩa thống kê


(Coefficient) (Std. Err) (p-value)
ACCCON -24,490 9,821 0,013
SIZE 0,0000162 0,00000862 0,061
LEV -17,250 1,452 0,000
GROWTH 1,955 1,462 0,182
Hằng số -5,312 10,893 0,626
Biến phụ thuộc: ROS
Số quan sát: 975
F(4.646) = 38,22
Prob > F = 0,0000
R2 (overall) = 0,0003
R2 (within) = 0,1914
F-test khi u_i=0: F(324.646) = 1,74
Prob > F = 0,000

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Stata, 2022)


56

Kiểm định F cho kết quả Prob > F = 0,0000 < 5%, qua đó đủ cơ sở bác bỏ H0,
việc sử dụng mô hình FEM sẽ phù hợp hơn so với mô hình Pool OLS.

c) Kết quả hồi quy theo mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM

Bảng 3.13: Kết quả hồi quy mô hình (3) bằng mô hình REM

Hệ số Sai số chuẩn Ý nghĩa thống kê


(Coefficient) (Std. Err) (p-value)
ACCCON -3,294 5,507 0,550
SIZE 0,00000104 0,00000161 0,520
LEV -0,095 1,326 0,943
GROWTH -0,083 1,236 0,947
Hằng số 6,876 4,950 0,165
Biến phụ thuộc: ROS
Số quan sát: 975
Wald chi2 (4) = 0,73
Prob > chi2 = 0,9470
R2 (overall) = 0,0008
R2 (within) = 0,0301
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Stata, 2022)

Căn cứ vào giá trị của kết quả kiểm định Wald thể hiện ở bảng 3.13 ta thấy: giá
trị Wald chi2 (4) = 0,73 với prob > Chi2 = 0,9470 > 0,05 do đó chấp nhận giả thuyết
H0, mô hình REM không thể sử dụng để dự đoán biến phụ thuộc ROS thông qua các
biến độc lập (ACCCON, SIZE, LEV, GROWTH). Kết luận: nhóm nghiên cứu sử dụng
mô hình FEM để hồi quy biến ROS theo các biến độc lập (ACCCON, SIZE, LEV,
GROWTH).

3.2.5. Kiểm định phương sai sai số thay đổi

3.2.5.1. Đối với mô hình (1)

Bảng 3.14: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi cho mô hình (1)

H0: phương sai sai số không đổi


chibar2 (01) = 471,51
Prob > chibar2 = 0,0000
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Stata, 2022)

Nhóm nghiên cứu sử dụng kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian Multiplier
để kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi của mô hình (1). Bảng 3.14 cho
57

thấy hệ số Prob > chibar2 = 0,0000 < 0,05, đủ cơ sở để bác bỏ H0 nên mô hình (1)
đang có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

3.2.5.2. Đối với mô hình (2)

Bảng 3.15: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi cho mô hình (2)

H0: phương sai sai số không đổi


chi2 (325) = 2200000000000
Prob > chi2 = 0,0000
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Stata, 2022)

Nhóm nghiên cứu sử dụng kiểm định Wald để kiểm định hiện tượng phương sai
sai số thay đổi của mô hình (2). Bảng 3.15 cho thấy hệ số Prob > chi2 = 0,0000 < 0,05,
đủ cơ sở để bác bỏ H0 nên mô hình (2) đang có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

3.2.5.3. Đối với mô hình (3)

Bảng 3.16: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi cho mô hình (3)

H0: phương sai sai số không đổi


chi2(325) = 2500000000000
Prob > chi2 = 0,0000
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Stata, 2022)

Nhóm nghiên cứu sử dụng kiểm định Wald để kiểm định hiện tượng phương sai
sai số thay đổi của mô hình (2). Bảng 3.15 cho thấy hệ số Prob > chi2 = 0,0000 < 0,05,
đủ cơ sở để bác bỏ H0 nên mô hình (2) đang có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

3.3. Kết quả ước lượng các hệ số hồi quy


3.3.1. Đối với mô hình (1)
Qua các bước lựa chọn mô hình và kiểm định đã trình bày ở trên, nhóm nghiên
cứu lựa chọn mô hình REM để hồi quy mô hình (1) và mô hình này đang bị khuyết tật
về hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Để khắc phục điều này, nhóm nghiên cứu sử
dụng phương pháp FGLS.
Bảng 3.17: Kết quả ước lượng hệ số hồi quy mô hình (1) khi sử dụng phương
pháp FGLS
Hệ số Sai số chuẩn Ý nghĩa thống kê
(Coefficient) (Std. Err) (p-value)
ACCCON -0,614 0,274 0,025
SIZE -0,000000404 0,0000000296 0,000
LEV 16,734 0,164 0,000
58

GROWTH -0,004 0,035 0,915


Hằng số -3,128 0,130 0,000
Biến phụ thuộc: ROA
Số quan sát: 975
Wald chi2 (4) = 10.378,78
Prob > chi2 = 0,0000
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Stata, 2022)

Mối quan hệ giữa biến Nguyên tắc thận trọng kế toán (ACCCON) và Tỷ suất
lợi nhuận trên tài sản (ROA) có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% do giá trị p-value
= 0,025 < 0,05. Hệ số -0,614 cho biết ACCCON có ảnh hưởng tiêu cực tới ROA, tại
mức ý nghĩa 1% thì công ty áp dụng nguyên tắc thận trọng kế toán sẽ có tỷ suất lợi
nhuận trên tài sản thấp hơn các công ty không áp dụng nguyên tắc thận trọng 0,614
điểm.

Mối quan hệ giữa biến Quy mô doanh nghiệp (SIZE) và Tỷ suất lợi nhuận trên
tài sản (ROA) có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% do giá trị p-value = 0,000 <
0,05. Hệ số -0,000000404 cho biết SIZE có ảnh hưởng tiêu cực tới ROA, quy mô
doanh nghiệp tăng 1% thì tỷ suất lợi nhuận trên tài sản giảm 0,000000404 điểm.

Mối quan hệ giữa biến Đòn bẩy tài chính (LEV) và Tỷ suất lợi nhuận trên tài
sản (ROA) có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% do giá trị p-value = 0,000 < 0,05.
Hệ số 16,734 cho biết LEV có ảnh hưởng tích cực tới ROA, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản
tăng 1% thì tỷ suất lợi nhuận trên tài sản tăng 16,734 điểm.

Mối quan hệ giữa biến Tăng trưởng doanh thu (GROWTH) và Tỷ suất lợi
nhuận trên tài sản (ROA) không có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% do giá trị p-
value = 0,915 > 0,05. Mức độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp không ảnh
hưởng tới tỷ suất lợi nhuận trên tài sản.

3.3.2. Đối với mô hình (2)


Qua các bước lựa chọn mô hình và kiểm định đã trình bày ở trên, nhóm nghiên
cứu lựa chọn mô hình FEM để hồi quy mô hình (2) và mô hình này đang bị khuyết tật
về hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Để khắc phục điều này, nhóm nghiên cứu sử
dụng phương pháp FGLS.
Bảng 3.18: Kết quả ước lượng hệ số hồi quy mô hình (2) khi sử dụng phương
pháp FGLS
Hệ số Sai số chuẩn Ý nghĩa thống kê
(Coefficient) (Std. Err) (p-value)
ACCCON -0,246 0,320 0,441
59

SIZE -0,000000239 0,0000000474 0,000


LEV 14,231 0,634 0,000
GROWTH -0,096 0,028 0,001
Hằng số 3,033 0,239 0,000
Biến phụ thuộc: ROE
Số quan sát: 975
Wald chi2 (4) = 551,59
Prob > chi2 = 0,0000
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Stata, 2022)

Mối quan hệ giữa biến Nguyên tắc thận trọng kế toán (ACCCON) và Tỷ suất
lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) không có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% do
giá trị p-value = 0,441 > 0,05. Mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng kế toán của
doanh nghiệp không ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

Mối quan hệ giữa biến Quy mô doanh nghiệp (SIZE) và Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu (ROE) có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% do giá trị p-value =
0,000 < 0,05. Hệ số -0,000000239 cho biết SIZE có ảnh hưởng tiêu cực tới ROE, quy
mô doanh nghiệp tăng 1% thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm 0,000000239
điểm.

Mối quan hệ giữa biến Đòn bẩy tài chính (LEV) và Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu (ROE) có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% do giá trị p-value = 0,000 <
0,05. Hệ số 14,231 cho biết LEV có ảnh hưởng tích cực tới ROE, tỷ lệ nợ trên tổng tài
sản tăng 1% thì tỷ suất lợi nhuận trên tài sản tăng 14,231 điểm.

Mối quan hệ giữa biến Tăng trưởng doanh thu (GROWTH) và Tỷ suất lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% do giá trị p-
value = 0,001 < 0,05. Hệ số -0,096 cho biết GROWTH có ảnh hưởng tiêu cực tới
ROE, mức độ tăng doanh thu tăng 1% thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm
0,096 điểm.

3.3.3. Đối với mô hình (3)


Qua các bước lựa chọn mô hình và kiểm định đã trình bày ở trên, nhóm nghiên
cứu lựa chọn mô hình FEM để hồi quy mô hình (3), mô hình này đang bị khuyết tật về
hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan. Để khắc phục điều này, nhóm
nghiên cứu sử dụng phương pháp FGLS.
Bảng 3.19: Kết quả ước lượng hệ số hồi quy mô hình (3) khi sử dụng phương
pháp FGLS
Hệ số Sai số chuẩn Ý nghĩa thống kê
60

(Coefficient) (Std. Err) (p-value)


ACCCON -10,511 2,486 0,000
SIZE 0,00000326 0,000000541 0,000
LEV 2,653 2,335 0,256
GROWTH 0,936 0,239 0,000
Hằng số -12,013 1,894 0,000
Biến phụ thuộc: ROS
Số quan sát: 975
Wald chi2 (4) = 65,39
Prob > chi2 = 0,0000
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Stata, 2022)

Mối quan hệ giữa biến Nguyên tắc thận trọng kế toán (ACCCON) và Tỷ suất
lợi nhuận trên doanh thu (ROS) có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% do giá trị p-
value = 0,000 < 0,05. Hệ số -10,511 cho biết ACCCON có ảnh hưởng tiêu cực tới
ROS, tại mức ý nghĩa 1% thì công ty áp dụng nguyên tắc thận trọng kế toán sẽ có tỷ
suất lợi nhuận trên doanh thu thấp hơn các công ty không áp dụng nguyên tắc thận
trọng 10,511 điểm.

Mối quan hệ giữa biến Quy mô doanh nghiệp (SIZE) và Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu (ROS) có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% do giá trị p-value = 0,000 <
0,05. Hệ số 0,00000326 cho biết SIZE có ảnh hưởng tích cực tới ROS, quy mô doanh
nghiệp tăng 1% thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng 0,00000326 điểm.

Mối quan hệ giữa biến Đòn bẩy tài chính (LEV) và Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu (ROS) không có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% do giá trị p-value =
0,256 > 0,05. Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp không ảnh hưởng tới tỷ suất
lợi nhuận trên doanh thu.

Mối quan hệ giữa biến Tăng trưởng doanh thu (GROWTH) và Tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu (ROS) có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% do giá trị p-value
= 0,000 < 0,05. Hệ số 0,936 cho biết GROWTH có ảnh hưởng tích cực tới ROS, mức
độ tăng doanh thu tăng 1% thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng 0,096 điểm.
61

CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ


KHUYẾN NGHỊ
4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Các giả thuyết đề xuất ở chương 2 và kết quả đạt được sau khi nghiên cứu định
lượng được nhóm nghiên cứu so sánh và tổng hợp qua bảng sau.

Bảng 4.1: So sánh kết quả thu được và giả thuyết đề xuất

Kết quả kiểm định


Giả Mối quan hệ Tác động Chấp nhận/Bác
thuyết kì vọng bỏ giả thuyết
Hệ số tác động p-value
H1 ACCCON  ROA + -0,614 0,025 Bác bỏ
H2 ACCCON  ROE + -0,246 0,441 Bác bỏ
H3 ACCCON  ROS + -10,511 0,000 Bác bỏ
H4 SIZE  ROA - -0,000000404 0,000 Chấp nhận
H5 SIZE  ROE - -0,000000239 0,000 Chấp nhận
H6 SIZE  ROS - 0,00000326 0,000 Bác bỏ
H7 LEV  ROA + 16,734 0,000 Chấp nhận
H8 LEV  ROE + 14,231 0,000 Chấp nhận
H9 LEV  ROS + 2,653 0,256 Bác bỏ
H10 GROWTH  ROA + -0,004 0,915 Bác bỏ
H11 GROWTH  ROE + -0,096 0,001 Bác bỏ
H12 GROWTH  ROS + 0,936 0,000 Chấp nhận
(Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm nghiên cứu)

Trái với kỳ vọng, biến nguyên tắc thận trọng kế toán (ACCCON) có ảnh hưởng
ngược chiều tới tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu (ROS); tuy mối quan hệ giữa biến này và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(ROE) không có ý nghĩa thống kê nhưng có thể thấy hệ số tác động cũng mang dấu
âm. Các giả thuyết H1, H2 và H3 đều không được chấp nhận ở mức ý nghĩa 5%. Như
vậy, có thể kết luận rằng nguyên tắc thận trọng kế toán có ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu
quả hoạt động các doanh nghiệp niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Điều này có thể do các doanh nghiệp áp dụng thận trọng không điều kiện, có nghĩa là
việc ghi nhận giá trị các đối tượng kế toán không phụ thuộc vào các sự kiện, tin tức mà
chỉ tuân thủ theo các chính sách đã được quy định sẵn. Việc lệ thuộc quá nhiều, quá
cứng nhắc vào các chuẩn mực và các luật lệ trong quá trình kế toán có thể dẫn đến tác
động ngược, trở thành nguyên nhân gây ra sự suy giảm hiệu quả doanh nghiệp. Kết
62

quả này tuy trái ngược với mong muốn của nhóm tác giả nhưng lại ủng hộ nghiên cứu
của Aminu và Hassan (2017).

Biến quy mô doanh nghiệp (SIZE) có ảnh hưởng tiêu cực tới tỷ suất lợi nhuận
trên tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tuy nhiên lại có tác
động tích cực tới tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS). Giả thuyết H4, H5 được chấp
nhận, giả thuyết H6 không được chấp nhận ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy, nhóm nghiên
cứu chưa thể kết luận về mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và hiệu quả hoạt
động của các công ty niêm yết trên Sàn Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Kết quả này
vừa đồng thuận với Majumdar (1997), Serrasqueiro và Nunes (2008), Stierwald
(2010), Dogan (2013) khi cho rằng mối quan hệ này cùng chiều nhưng cũng không
phủ nhận các nghiên cứu cho ra kết luận ngược lại (Goddard và cộng sự, 2005;
Becker-Blease và cộng sự, 2010; Hatem, 2014; Shehata và cộng sự, 2017).

Biến đòn bẩy tài chính có tác động cùng chiều tới tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
(ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE); tuy mối quan hệ giữa biến này
và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) không có ý nghĩa thống kê nhưng có thể
thấy hệ số tác động cũng mang dấu dương. Các giả thuyết H7, H8 được chấp nhận, giả
thuyết H9 không được chấp nhận ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy, có thể kết luận rằng
đòn bẩy tài chính ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả hoạt động các công ty niêm yết trên
Sàn Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Kết quả này khẳng định thêm một số nghiên cứu
trước đó như Taub (1975), Roden và Lewellen (1999), Champion (1999), Ghosh và
Jain (2000), Hadlock và James (2002), Berger và Bonaccorsi (2006).

Biến tăng trưởng doanh thu không có ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận trên tài
sản (ROA), ảnh hưởng tiêu cực tới tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và ảnh
hưởng tích cực tới tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Giả thuyết H10 và H11 không
được chấp nhận, giả thuyết H12 được chấp nhận ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy, nhóm
nghiên cứu chưa thể kết luận về mối quan hệ giữa mức độ tăng trưởng doanh thu và
hiệu quả hoạt động các công ty niêm yết trên Sàn Giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Điều này có thể do việc lựa chọn mẫu và đặc thù của các doanh nghiệp này.

4.2. Khuyến nghị giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện nguyên tắc thận trọng
kế toán để nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty niêm yết trên Sàn Giao dịch
chứng khoán Hà Nội

Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy nguyên tắc thận trọng kế toán có ảnh
hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên Sàn chứng khoán
HNX. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể do các doanh nghiệp lạm dụng thận
63

trọng không điều kiện hoặc áp dụng nguyên tắc thận trọng một cách chưa chính xác.
Qua đó, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp như sau.

4.2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Hiện nay, định nghĩa về nguyên tắc thận trọng kế toán có thể được tìm thấy
trong Chuẩn mực kế toán số 01 “Chuẩn mực chung” và nhiều nội dung về nguyên tắc
này đã được công bố trong Thông tư 228/2009 “Hướng dẫn trích lập và sử dụng các
khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính,
nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh
nghiệp”. Ngoài hai văn bản này, Bộ tài chính chưa có văn bản hướng dẫn, đánh giá
việc thực hiện các nội dung khác của nguyên tắc thận trọng và đánh giá về việc thực
hiện nguyên tắc của các doanh nghiệp. Cơ chế giám sát và thực thi việc tuân thủ các
chuẩn mực, nguyên tắc kế toán của Việt Nam cũng chưa đầy đủ, do cơ quan nhà nước
mới chỉ chú trọng hơn vào khâu nghiên cứu, ban hành chế độ kế toán, chưa có nhiều
điều kiện thực hiện kiểm tra và giám sát tính tuân thủ các quy định của pháp luật về kế
toán. Bộ Tài chính đóng vai trò quan trọng và chịu trách nhiệm chính trong việc ban
hành các chuẩn mực, văn bản pháp quy, rà soát để hoàn thiện lại các chuẩn mực. Vì
vậy, cần có cơ chế thích hợp hơn, giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan quản lý và tổ
chức nghề nghiệp trong việc nghiên cứu, ban hành các chuẩn mực liên quan đến thận
trọng kế toán.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động, các doanh nghiệp nên áp dụng nguyên tắc thận
trọng có điều kiện, nghĩa là kế toán viên và nhà quản lý phải lập các ước tính kế toán
hợp lý dựa trên các tin tức và sự kiện kinh tế có thể xảy ra trong tương lai thay vì tuân
thủ một cách cứng nhắc các chính sách. Đồng thời, Bộ tài chính cần thành lập một hội
đồng chuẩn mực kế toán trong việc ban hành các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán,
bao gồm các chuyên gia cao cấp đại diện cho các nhóm quyền lợi khác nhau liên quan
đến chuẩn mực kế toán. Xóa bỏ những thông tư hướng dẫn quá nhiều và chằng chịt
nhau. Chuẩn mực kế toán, luật kế toán và các chính sách về thuế nên có sự đồng bộ
với nhau, tránh sự khác biệt và chồng chéo nhau. Từng bước thực hiện các chuẩn mực
kế toán phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam, cần phải áp dụng từ từ, tránh
tình trạng chuyển đổi nhanh chóng, dễ dẫn đến tình trạng lúng túng đối với những
người làm kế toán, gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

Thống kê mô tả biến phụ thuộc đánh giá hiện trạng triển khai nguyên tắc thận
trọng tại các công ty niêm yết trên Sàn chứng khoán HNX (mục 3.1) cho thấy hiện
trạng áp dụng nguyên tắc này là tương đối thấp. Trên thực tế, nhiều công ty niêm yết
sau kiểm toán phải công bố lại thông tin, lợi nhuận được điều chỉnh tăng nhiều hơn là
64

điều chỉnh giảm, nguyên nhân có thể do doanh nghiệp không tuân thủ nguyên tắc thận
trọng (không trích lập dự phòng đầy đủ, không ghi nhận chi phí đầy đủ). Tuy nhiên,
các cơ chế hiện hành để xử phạt những phạm tội công bố thông tin sai lệch như vậy
không phải là biện pháp ngăn chặn. Ngoài việc yêu cầu doanh nghiệp nêu rõ lý do
công bố lại thông tin, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải đánh giá việc doanh nghiệp
thực hiện các quy định, tiêu chuẩn và đề xuất cơ chế xử phạt phù hợp.

4.2.2. Đối với các tổ chức nghề nghiệp

Hội nghề nghiệp kế toán và kiểm toán cần đóng vai trò tư vấn và hỗ trợ cho các
doanh nghiệp trong việc triển khai, cập nhật các quy định kế toán đồng thời đưa ra ý
kiến cho cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, soạn thảo và giám sát việc thực hiện
các chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp hiện nay.

Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế để cập nhật và tiếp thu
những cái mới nhằm hỗ trợ nước ta hội nhập với nền kinh tế Thế giới được dễ dàng
hơn.

Hội viên trong các tổ chức nghề nghiệp cần nâng cao trình độ, năng lực của bản
thân, có thêm nhiều công trình nghiên cứu thực tiễn để đóng góp cho cơ quan nhà
nước trong việc hoàn thiện hệ thống chuẩn mực và chế độ kế toán tại Việt Nam.

4.2.3. Đối với doanh nghiệp

Vận dụng nguyên tắc thận trọng nói riêng và các nguyên tắc kế toán nói chung
trong việc trình bày và ghi nhận thông tin trên báo cáo tài chính nhằm đảm bảo tính
trung thực, độ tin cậy và tính minh bạch của thông tin cung cấp ra bên ngoài. Vận
dụng các nguyên tắc kế toán phù hợp, tránh việc trình bày thông tin trên báo cáo tài
chính chỉ đáp ứng yêu cầu của luật thuế mà chưa thể hiện tính trung thực và hợp lý của
các thông tin trên báo cáo tài chính cho các đối tượng sử dụng khác.

Tạo điều kiện cho kế toán viên nâng cao năng lực, tiếp cận được với các quy
định trong IAS và IFRS, đáp ứng được xu thế hội nhập quốc tế và hòa nhập với nền
kinh tế Thế giới. Khuyến khích nhân viên tham gia các lớp tập huấn của cơ quan nhà
nước và các tổ chức nghề nghiệp để cập nhật các chính sách, quy định mới về giá trị
hợp lý.

Ngoài việc nâng cao trình độ cho nhân viên, nhà quản lý doanh nghiệp cũng cần
tìm hiểu nâng cao kiến thức cho bản thân vì họ là những người trực tiếp điều hành và
quyết định trong việc thực hiện các chuẩn mực kế toán.

4.2.4. Đối với cơ sở giáo dục đào tạo


65

Từ trước đến nay tại Việt Nam nội dung giảng dạy về nguyên tắc thận trọng
trong kế toán mới chỉ dừng lại ở mặt lý thuyết (nêu sơ qua về khái niệm theo Chuẩn
mực kế toán số 01). Vì vậy, cần bổ sung vào nội dung giảng dạy thực tế của việc áp
dụng nguyên tắc này tại các doanh nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện
nguyên tắc. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục đào tạo nên tăng cường các buổi tập huấn
ngắn hạn về nguyên tắc thận trọng trong kế toán, bao gồm: thực tế vận dụng nguyên
tắc này trong các chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam hiện nay, tác động của việc
áp dụng nguyên tắc này trong thực tế và định hướng của các doanh nghiệp áp dụng
nhằm đảm bảo tính trung thực, hữu ích và khách quan của thông tin báo cáo tài chính.

4.3. Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai

4.3.1. Hạn chế của đề tài

Do một số giới hạn về thời gian nghiên cứu cũng như khả năng thu thập số liệu
nên nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế sau:

Thứ nhất, mặc dù tác giả đã cố gắng tổng hợp các nhân tố trung gian trong mối
quan hệ giữa nguyên tắc thận trọng kế toán và hiệu quả doanh nghiệp trong các nghiên
cứu trước, tuy nhiên, có thể vẫn còn bỏ sót một số nhân tố khác có ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động doanh nghiệp.

Thứ hai, phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ mới giới hạn ở các công ty phi tài
chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội mà không có sự nghiên cứu đối
với tất cả công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các công ty không niêm yết,
các công ty tài chính.

Thứ ba, dữ liệu nghiên cứu được tác giả thu thập trong thời gian khá ít, chỉ
khoảng 3 năm điều này khiến bộ dữ liệu chưa phản ánh được toàn diện vấn đề nghiên
cứu.

Thứ tư, kết quả nghiên cứu chỉ xem xét chung cho cả tổng thể mẫu nghiên cứu,
chưa xem xét sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của nguyên tắc thận trọng kế toán đến
hiệu quả hoạt động doanh nghiệp theo từng ngành, từng lĩnh vực hoạt động.

Thứ năm, hiện nay có nhiều mô hình đo lường mức độ thực hiện nguyên tắc
thận trọng được các học giả trên thế giới đề xuất và phát triển. Nhiều nghiên cứu về
nguyên tắc thận trọng đã sử dụng đồng thời hai hoặc ba mô hình trong nghiên cứu để
đo lường và đánh giá về tình hình thực hiện nguyên tắc thận trọng trong các doanh
nghiệp. Vì hạn chế về thời gian và dữ liệu nghiên cứu nên nghiên cứu chưa thể áp
dụng cùng lúc nhiều mô hình khác nhau để so sánh, phân tích và đánh giá tổng quát về
ảnh hưởng của nguyên tắc thận trọng kế toán đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
66

4.3.2. Các hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai

Những hạn chế của nghiên cứu đã được trình bày ở phần trên chính là những cơ
sở để các nghiên cứu trong tương lai có những điều kiện và hướng nghiên cứu sâu
hơn:

Để có kết quả nghiên cứu về nguyên tắc thận trọng sâu rộng hơn, nên mở rộng
phạm vi nghiên cứu cả về thời gian và không gian. Hiện nay nghiên cứu chỉ mới thực
hiện tại các công ty phi tài chính niêm yết trên Sàn chứng khoán HNX, các nghiên cứu
tương lai có thể xem xét chủ đề này tại các doanh nghiệp chưa niêm yết, các doanh
nghiệp trong lĩnh vực tài chính hay các doanh nghiệp niêm yết trên Sàn Giao dịch
chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Đồng thời để có kết quả nghiên cứu về
ảnh hưởng của nguyên tắc thận trọng kế toán đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp,
cần thực hiện hồi quy cho từng nhóm ngành hoặc từng loại hình doanh nghiệp, quy mô
doanh nghiệp, từ đó so sánh và phân tích chi tiết hơn về mức độ tác động của biến độc
lập.

Các nghiên cứu tiếp theo có thể sử dụng nhiều mô hình để đo lường tình hình
thực hiện nguyên tắc thận trọng, từ đó có thể lựa chọn mô hình phù hợp nhất với thực
trạng thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay hoặc kết hợp kết quả đo lường của
nhiều mô hình để có đánh giá tổng quát hơn về thực trạng thực hiện nguyên tắc thận
trọng.

Các nghiên cứu tương lai có thể đa dạng hóa chủ đề nghiên cứu liên quan đến
nguyên tắc thận trọng cũng như mối quan hệ giữa việc thực hiện nguyên tắc thận trọng
và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Nghiên cứu có thể sử dụng các thước đo khác để
đo lường hiệu quả doanh nghiệp hoặc chia nhỏ ra để xem xét tác động của nguyên tắc
thận trọng tới từng chỉ số. Ví dụ một số chỉ số khác có thể sử dụng để đại diện cho
hiệu quả hoạt động doanh nghiệp là tỷ suất lợi nhuận trên mức đầu tư (ROI), tỷ suất lợi
nhuận trên vốn sử dụng (ROCE), mức độ hài lòng của nhân viên… Hoặc các nhà
nghiên cứu có thể chỉ tập trung vào ảnh hưởng của nguyên tắc thận trọng tới tỷ suất lợi
nhuận trên tài sản (ROA)...
67

DANH MỤC THAM KHẢO


Ademola, O. J., & Moses, O. I. (2017), Accounting Conservatism and its Benefits to
Shareholders in Developing Capital Market, Evidence from Nigeria, Journal of
Accounting and Finance, 17(1), 89-96.
Ahmed, A.S. and Duellman, S. (2007), Accounting Conservatism and Board of
Director Characteristics: An Empirical Analysis, Journal of Accounting and
Economics, 43, 411-437.
Ahmed, R. B. (2000). Accounting Theory. Published by Business Press, Australia,
2000.
Aminu, L., & Hassan, S. U. (2017), Accounting Conservatism and Financial
Performance of Nigerian Deposit Money Banks: An Analysis of Recent Economic
Recession, Scholedge International Journal of Business Policy & Governance, 4(12),
124-135.
Ball, R. and Shivakumar, L. (2005). The Role of Accruals in Asymmetrically Timely
Gain and Loss Recognition. Journal of Accounting Research, Vol. 44, No. 2, Current
Topics in Accounting Research (May, 2006), pp. 207-242.
Barney, J. (1997), Firm Resources and Sustained Competitive Advantage, Journal of
Management, 1, 99-120.
Basu, S. (1997), The Conservatism Principle and the Asymmetric Timeliness of
Earnings, Journal of Accounting and Economics, 24, 3-37.
Becker-Blease, J. R., Kaen, F. R., Etebari, A., Baumann, H. (2010). Employees, Firm
Size and Profitability of U.S. Manufacturing Industries. Investment Management and
Financial Innovations.
Berger, A. N. (1995), The Profit-Structure Relationship in Banking--Tests of Market-
Power and Efficient- Structure Hypotheses, Journal of Money, Credit and Banking,
27(2), 404–431.
Biddle G., Ma M. L., Song F. (2011), Accounting conservatism and bankruptcy risk,
Working paper, Hong Kong, China: University of Hong Kong.
Bliss, J.H. (1924). Management through Accounts. The Ronald Press Co., New York.
Bộ Tài chính (2002). Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (Ban hành và công bố
theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính).
Chan, K., Chan, L., Jegadeesh, N., & Lakonishok, J., (2006), Earnings quality and
stock returns, Journal of Business, 79, 1041–1082.
68

Charles C. Snow and Lawrence G. Hrebiniak (1980), Strategy, Distinctive


Competence, and Organizational Performance, Administrative Science Quarterly,
25(2), 317-336.
Daft, R.L. (2000). Organization Theory and Design, 7th Edition. South-Western
Publishing, Ohio.
Delcoure, N. (2007). The Determinants of Capital Structure in Transitional
Economies. International Review of Economics and Finance, 16, 400-415.
Eqbal, Omar, Legdah, Mamon (2014). The effect of financial crises on the support of
the accounting conservatism policy: A study in Jordanian industrial companies. Najah
University Journal for Research 8, 895-920.
Fama, E. F. and Jensen, M. C. (1983). Separation of Ownership and Control. The
Journal of Law & Economics, Vol. 26, No. 2, pp. 301-325.
Financial Accounting Standard Board (FASB) (1980). Concepts Statement No. 2:
“Qualitative Characteristics of Accounting Information”. Issue Date: 05/19
Ford, J. D., & Schellenberg, D. A. (1982), Conceptual Issues of Linkage in the
Assessment of Organizational Performance, Academy of Management Review, 7, 49-
58.
Forslund, H., & Jonsson, P. (2007). The Impact of Forecast Information Quality on
Supply Chain Performance. International Journal of Operations & Production
Management, 27, 90-107.
García Lara, J.M., García Osma, B. and Penalva, F. (2009), Accounting Conservatism
and Corporate Governance, Review of Accounting Studies, 14, 161-201.
Goddard, J., Molyneux, P., & Wilson, J. (2004). The profitability of European banks:
A cross-sectional and dynamic panel analysis. The Manchester School, 72(3), 363-81.
Goddard, J., Tavakoli, M., John O. S. Wilson (2005). Determinants of Profitability in
European Manufacturing and Services: Evidence from a Dynamic Panel Data. Applied
Financial Economics, 15(18), 1269-1282.
Gorsuch, R. (1983). Factor analysis (2nd ed.). Hillsdale, NJ: Lawrence Erlbaum
Associates.
Gimenez, F. A. P. (2000), The Benefits of a Coherent Strategy for Innovation and
Corporate Change: A Study Applying Miles and Snow’s Model in the Context of
Small Firms, Strategy and Innovation in Smes, 9(4), 235-244.
69

Givoly, D. and Hayn, C. (2000), The Changing Time-Series Properties of Earnings,


Cash Flows and Accruals: Has Financial Reporting Become More Conservative?,
Journal of Accounting and Economics, 29, 287-320.
Hamdan (2012). The Impact of Audit Committee Characteristics on Accounting
Conservatism: Additional Evidence from Jordan. European Business Research
Conference Proceedings, 2012.
Hanaa Abdelkader El-Habashy (2019). The effects of broad and ownership structures
on the performance of publicly listed companies in Egypt. Academy of Accounting and
Financial Studies Journal, Volume 23, Issue 1, 2019.
Hatem, B.S. (2014). Determinants of firm performance: A comparison of European
Countries. International Journal of Economic and Finance; 6 (10), 244-249.
Hoang, T., Chu, N. M. N. (2005), Analyzing research data with SPSS. Statistics
Publisher.
https://vietstock.vn/
https://www.ssc.gov.vn/webcenter/portal/ubck
Javier, J. (2002). A Review Paper on Organizational Culture and Organizational
Performance, International Journal of Business and Social Science, 1, 52-76.
Jensen, M. C., Meckling, W. H. (1976). Theory of the firm: Managerial behavior,
agency costs and ownership structure. Journal of Financial Economics, Volume 3,
Issue 4, 305-360.
Kayhan, A., Titman, S. (2007). Firms’ histories and their capital structures. Journal of
Financial Economics, Volume 83, Issue 1, pp 1-32.
Kline, P. (1979). Psychometrics and Psychology. Published by Academic Press, 1979.
Latridis, G. (2011). Accounting disclosures, accounting quality and conditional and
unconditional conservatism. International Review of Financial Analysis, 20, 88-102.
Lok, P., & Crawford, J. (2004), The effects of organizational culture and leadership
style on job satisfaction and organizational commitment, Journal of Management
Development, 23(4), 321-338.
Mohammed, A. A., Mohammed, I. O. (2016). Towards More Understanding of the
Financial Leverage Controversy: The Evidence of the Industrial Firms at Amman
Stock Exchange. International Journal of Economics and Financial Issues, 2017, 7(4),
189-198.
70

Myers, M. C. and Turnbull, S. M. (1977). Capital Budgeting and the Capital Asset
Pricing Model: Good News and Bad News. The Journal of Finance, Vol. 32, No. 2, pp
321-333.
Ng, M. W., Lin, D. Y., Waller, S. T. (2009). Optimal Long-Term Infrastructure
Maintenance Planning Accounting for Traffic Dynamics. Computer-Aided Civil and
Infrastructure Engineering, Volume 24, Issue7, pp 459-469.
Pattitoni, P., Petracci, B. (2014). Determinants of profitability in the EU-15 area.
Applied Financial Economics, Volume 24, Issue 11, pp 763-775.
Penman, S., & Zhang, X. (2002), Accounting Conservatism, the Quality of Earnings,
and Stock Returns, The Accounting Review, 77(2), 237-264.
Ramadan, I. Z. (2015), Earnings quality determinants of the Jordanian manufacturing
listed companies, International Journal of Economics and Finance, 7(5), 140-146.
Ramalingegowda, S., & Yu, Y. (2018). The Role of Accounting Conservatism in
Capital Structure Adjustments. Journal of Accounting, Auditing & Finance.
Returns in Nigeria: Evidence from Manufacturing Firms. International Journal of
Academic Research in Accounting, Finance and Management Sciences, vol. 2(3),
pages 1-16.
Ricardo, R., & Wade, D. (2001). Corporate Performance Management: How to Build a
Better Organization through Measurement Driven Strategies Alignment. Oxford:
Butterworth-Heinemann.
Sana’a, N. M. (2016), The Effect of Accounting Conservatism on Financial
Performance Indicators in the Jordanian Insurance Companies, Journal of Internet
Banking and Commerce, 21(1), 1-16.
Segev, E. (1987), Strategy, Strategy-Making and Performance in a Business Game,
Strategic Management Journal, 8, 565-577.
Shehata, N., Salhin, A., Moataz, E. H. (2017). Board diversity and firm performance:
evidence from the U.K. SMEs. Applied Economics, Volume 49, Issue 48, 4817-4832.
Smith, K. G., Guthrie, J. P. & Chen, M. (1989), Strategy, Size and Performance,
Organizational Studies, 10, 63-81.
Snow, C. C. & Hrebiniak, L. G. (1983), Strategy, Distinctive Competence, and
Organizational Performance, Administrative Science Quarterly, 25, 307-335.
Stephen, B., Stephen, A. H., Kin, L. (2004). Conference calls and information
asymmetry. Journal of Accounting and Economics, 2004, vol. 37, issue 3, 343-366.
71

Thomas, A. S. & Ramaswamy, K. (1996), Matching Managers to Strategy: Further


Tests of Miles and Snow Typology, British Journal Management, 7, 247- 261.
Ugwunta, D. O., & Ugwuany, B. U. (2019), Accounting Conservatism and
Performance of Nigerian Consumer Goods Firms: An Examination of the Role of
Accruals, International Journal of Financial Research, 10(1), 1-9.
Umoru, D., Osemwegie, J. O. (2016). Capital Adequacy and Financial Performance of
Banks in Nigeria: Empirical Evidence Based on the Fgls Estimator. European
scientific journal, Vol. 12, No. 25.
Uremadu, S. O., Efobi, R. U. (2012). The Impact of Capital Structure and Liquidity on
Corporate
Voulgaris, F., Lemonakis, C., Vassakis, K., Zopounidis, C. (2014). Efficiency,
competitiveness and exports of agricultural firms in the post-crisis era: evidence from
Greece. International Journal of Society Systems Science, Vol. 8, No. 1, 14-35.
Wang, M. and Wong, M.C.S. (2009). Foreign Direct Investment and Economic
Growth: The Growth Accounting Perspective. Economic Inquiry, 47, 701-710.
Wang, R. Z (2013), Operating risk and accounting conservatism: an empirical study,
The International Journal of Business and Financial Research, 7, 12-29.
Watts, R.L. (2003), Conservatism in Accounting Part I: Explanations and Implications,
Accounting Horizons, 17, 207- 221.
Watts, R.L. and Zimmerman, J.L. (1978), Toward a Positive Theory of the
Determination of Accounting Standards, The Accounting Review, 53, 112-134.
Zhang, J. X., & Wang, Y. (2013). Accounting Conservatism and Corporate Financing
Constraints—Research Based on Two Types of Perspectives of Accounting
Conservatism. Accounting Research, 9, 44-50.
72

PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC CÔNG TY TRONG MẪU


NGHIÊN CỨU
73

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VỚI


PHẦN MỀM STATA
1. Kết quả thống kê mô tả

Variable Obs Mean Std. dev. Min Max

NAME 975 163 93.86712 1 325


YEAR 975 2020 .8169156 2019 2021
ACCCON 975 -.1749358 .797989 -15.04239 .414363
ROS 975 8.551036 135.8743 -1931.16 3560
ROE 975 12.60422 81.9422 -130.76 1997

ROA 975 6.611918 57.63239 -22.98 1791


SIZE 975 1156673 2717969 67.35 2.63e+07
LEV 975 .5869744 3.288021 .011258 102.7781
GROWTH 975 .5077381 3.549147 -.9973556 47.58643

2. Kết quả kiểm định các giả định hồi quy

2.1. Phân tích tương quan

ACCCON SIZE LEV GROWTH

ACCCON 1.0000
SIZE 0.0606 1.0000
LEV 0.0075 0.0010 1.0000
GROWTH -0.1074 -0.0141 -0.0041 1.0000

2.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Variable VIF 1/VIF

ACCCON 1.02 0.984922


GROWTH 1.01 0.988398
SIZE 1.00 0.996264
LEV 1.00 0.999933

Mean VIF 1.01

Variable VIF 1/VIF

ACCCON 1.02 0.984922


GROWTH 1.01 0.988398
SIZE 1.00 0.996264
LEV 1.00 0.999933

Mean VIF 1.01


74

Variable VIF 1/VIF

ACCCON 1.02 0.984922


GROWTH 1.01 0.988398
SIZE 1.00 0.996264
LEV 1.00 0.999933

Mean VIF 1.01

2.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan

2.3.1. Mô hình (1)


. xtserial ROA ACCCON SIZE LEV GROWTH

Wooldridge test for autocorrelation in panel data


H0: no first-order autocorrelation
F( 1, 324) = 3.279
Prob > F = 0.0711

2.3.2. Mô hình (2)


. xtserial ROE ACCCON SIZE LEV GROWTH

Wooldridge test for autocorrelation in panel data


H0: no first-order autocorrelation
F( 1, 324) = 0.479
Prob > F = 0.4896

2.3.3. Mô hình (3)


. xtserial ROS ACCCON SIZE LEV GROWTH

Wooldridge test for autocorrelation in panel data


H0: no first-order autocorrelation
F( 1, 324) = 12.037
Prob > F = 0.0006

2.4. Lựa chọn mô hình hồi quy

2.4.1. Mô hình (1)

2.4.1.1. Mô hình Pooled OLS


75

Source SS df MS Number of obs = 975


F(4, 970) = 8771.97
Model 3148104.45 4 787026.112 Prob > F = 0.0000
Residual 87028.9693 970 89.7205869 R-squared = 0.9731
Adj R-squared = 0.9730
Total 3235133.42 974 3321.49222 Root MSE = 9.4721

ROA Coefficient Std. err. t P>|t| [95% conf. interval]

ACCCON -.0849671 .3832382 -0.22 0.825 -.8370385 .6671043


SIZE -4.07e-07 1.12e-07 -3.63 0.000 -6.26e-07 -1.87e-07
LEV 17.28762 .0923095 187.28 0.000 17.10647 17.46877
GROWTH -.0346983 .0860155 -0.40 0.687 -.2034962 .1340996
_cons -3.062371 .3444665 -8.89 0.000 -3.738357 -2.386386

2.4.1.2. Mô hình FEM


. xtreg ROA ACCCON SIZE LEV GROWTH, fe

Fixed-effects (within) regression Number of obs = 975


Group variable: NAME Number of groups = 325

R-squared: Obs per group:


Within = 0.9919 min = 3
Between = 0.9326 avg = 3.0
Overall = 0.9713 max = 3

F(4,646) = 19776.97
corr(u_i, Xb) = 0.0097 Prob > F = 0.0000

ROA Coefficient Std. err. t P>|t| [95% conf. interval]

ACCCON -1.617468 .4148119 -3.90 0.000 -2.43201 -.8029255


SIZE 3.81e-07 3.64e-07 1.05 0.296 -3.34e-07 1.10e-06
LEV 17.24436 .0613195 281.22 0.000 17.12395 17.36477
GROWTH .0512754 .0617419 0.83 0.407 -.0699638 .1725145
_cons -4.259285 .460074 -9.26 0.000 -5.162706 -3.355864

sigma_u 8.8245848
sigma_e 5.1473007
rho .7461415 (fraction of variance due to u_i)

F test that all u_i=0: F(324, 646) = 8.14 Prob > F = 0.0000

2.4.1.3. Mô hình REM


76

. xtreg ROA ACCCON SIZE LEV GROWTH, re

Random-effects GLS regression Number of obs = 975


Group variable: NAME Number of groups = 325

R-squared: Obs per group:


Within = 0.9918 min = 3
Between = 0.9371 avg = 3.0
Overall = 0.9728 max = 3

Wald chi2(4) = 83308.66


corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000

ROA Coefficient Std. err. z P>|z| [95% conf. interval]

ACCCON -1.064738 .3560807 -2.99 0.003 -1.762643 -.3668324


SIZE -2.60e-07 1.59e-07 -1.64 0.102 -5.72e-07 5.14e-08
LEV 17.25193 .0597762 288.61 0.000 17.13478 17.36909
GROWTH .0324976 .0592949 0.55 0.584 -.0837182 .1487135
_cons -3.416327 .5136816 -6.65 0.000 -4.423125 -2.40953

sigma_u 7.9503716
sigma_e 5.1473007
rho .70464008 (fraction of variance due to u_i)

2.4.1.4. Kiểm định Hausman


. hausman FEMROA REMROA

Note: the rank of the differenced variance matrix (3) does not equal the number of
coefficients being tested (4); be sure this is what you expect, or there may be
problems computing the test. Examine the output of your estimators for
anything unexpected and possibly consider scaling your variables so that the
coefficients are on a similar scale.

Coefficients
(b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))
FEMROA REMROA Difference Std. err.

ACCCON -1.617468 -1.064738 -.5527302 .2127803


SIZE 3.81e-07 -2.60e-07 6.41e-07 3.28e-07
LEV 17.24436 17.25193 -.0075752 .0136704
GROWTH .0512754 .0324976 .0187777 .0172099

b = Consistent under H0 and Ha; obtained from xtreg.


B = Inconsistent under Ha, efficient under H0; obtained from xtreg.

Test of H0: Difference in coefficients not systematic

chi2(3) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 7.59
Prob > chi2 = 0.0553

2.4.2. Mô hình (2)

2.4.2.1 Mô hình Pooled OLS


77

Source SS df MS Number of obs = 975


F(4, 970) = 354.56
Model 3883713.96 4 970928.49 Prob > F = 0.0000
Residual 2656232.48 970 2738.38399 R-squared = 0.5938
Adj R-squared = 0.5922
Total 6539946.44 974 6714.52406 Root MSE = 52.33

ROE Coefficient Std. err. t P>|t| [95% conf. interval]

ACCCON .0610915 2.117239 0.03 0.977 -4.093805 4.215988


SIZE -3.96e-07 6.18e-07 -0.64 0.522 -1.61e-06 8.17e-07
LEV 19.20123 .5099735 37.65 0.000 18.20045 20.202
GROWTH -.1246551 .4752016 -0.26 0.793 -1.057197 .8078864
_cons 1.865085 1.903041 0.98 0.327 -1.869467 5.599637

2.4.2.2. Mô hình FEM


Fixed-effects (within) regression Number of obs = 975
Group variable: NAME Number of groups = 325

R-squared: Obs per group:


Within = 0.4338 min = 3
Between = 0.8620 avg = 3.0
Overall = 0.5712 max = 3

F(4,646) = 123.75
corr(u_i, Xb) = 0.4983 Prob > F = 0.0000

ROE Coefficient Std. err. t P>|t| [95% conf. interval]

ACCCON -3.260027 3.558377 -0.92 0.360 -10.24741 3.727354


SIZE 2.43e-06 3.12e-06 0.78 0.438 -3.71e-06 8.56e-06
LEV 11.6847 .5260163 22.21 0.000 10.65179 12.7176
GROWTH .172377 .5296402 0.33 0.745 -.8676472 1.212401
_cons 2.28173 3.946648 0.58 0.563 -5.468078 10.03154

sigma_u 45.987504
sigma_e 44.155038
rho .52032014 (fraction of variance due to u_i)

F test that all u_i=0: F(324, 646) = 2.21 Prob > F = 0.0000

2.4.2.3. Mô hình REM


78

Random-effects GLS regression Number of obs = 975


Group variable: NAME Number of groups = 325

R-squared: Obs per group:


Within = 0.4322 min = 3
Between = 0.9561 avg = 3.0
Overall = 0.5938 max = 3

Wald chi2(4) = 1418.25


corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000

ROE Coefficient Std. err. z P>|z| [95% conf. interval]

ACCCON .0610915 2.117239 0.03 0.977 -4.088621 4.210803


SIZE -3.96e-07 6.18e-07 -0.64 0.522 -1.61e-06 8.16e-07
LEV 19.20123 .5099735 37.65 0.000 18.2017 20.20075
GROWTH -.1246551 .4752016 -0.26 0.793 -1.056033 .8067228
_cons 1.865085 1.903041 0.98 0.327 -1.864807 5.594977

sigma_u 0
sigma_e 44.155038
rho 0 (fraction of variance due to u_i)

2.4.2.4. Kiểm định Hausman


. hausman FEMROE REMROE

Note: the rank of the differenced variance matrix (3) does not equal the number of
coefficients being tested (4); be sure this is what you expect, or there may be
problems computing the test. Examine the output of your estimators for
anything unexpected and possibly consider scaling your variables so that the
coefficients are on a similar scale.

Coefficients
(b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))
FEMROE REMROE Difference Std. err.

ACCCON -3.260027 .0610915 -3.321119 2.859955


SIZE 2.43e-06 -3.96e-07 2.82e-06 3.06e-06
LEV 11.6847 19.20123 -7.516529 .1289192
GROWTH .172377 -.1246551 .2970321 .233885

b = Consistent under H0 and Ha; obtained from xtreg.


B = Inconsistent under Ha, efficient under H0; obtained from xtreg.

Test of H0: Difference in coefficients not systematic

chi2(3) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 3437.13
Prob > chi2 = 0.0000

2.4.3. Mô hình (3)

2.4.3.1. Mô hình Pooled OLS


79

Source SS df MS Number of obs = 975


F(4, 970) = 0.18
Model 13613.1691 4 3403.29227 Prob > F = 0.9469
Residual 17968205.2 970 18523.9229 R-squared = 0.0008
Adj R-squared = -0.0034
Total 17981818.3 974 18461.8258 Root MSE = 136.1

ROS Coefficient Std. err. t P>|t| [95% conf. interval]

ACCCON -3.293626 5.506672 -0.60 0.550 -14.09999 7.512735


SIZE 1.04e-06 1.61e-06 0.64 0.520 -2.12e-06 4.19e-06
LEV -.0952375 1.326377 -0.07 0.943 -2.698136 2.507661
GROWTH -.0828345 1.235939 -0.07 0.947 -2.508258 2.342589
_cons 6.875647 4.94957 1.39 0.165 -2.837452 16.58875

2.4.3.2. Mô hình FEM


Fixed-effects (within) regression Number of obs = 975
Group variable: NAME Number of groups = 325

R-squared: Obs per group:


Within = 0.1914 min = 3
Between = 0.2310 avg = 3.0
Overall = 0.0003 max = 3

F(4,646) = 38.22
corr(u_i, Xb) = -0.6120 Prob > F = 0.0000

ROS Coefficient Std. err. t P>|t| [95% conf. interval]

ACCCON -24.49047 9.820975 -2.49 0.013 -43.77536 -5.205585


SIZE .0000162 8.62e-06 1.88 0.061 -7.51e-07 .0000331
LEV -17.25029 1.451784 -11.88 0.000 -20.10108 -14.39951
GROWTH 1.954743 1.461785 1.34 0.182 -.9156815 4.825167
_cons -5.311586 10.89259 -0.49 0.626 -26.70074 16.07757

sigma_u 117.41522
sigma_e 121.86611
rho .48140539 (fraction of variance due to u_i)

F test that all u_i=0: F(324, 646) = 1.74 Prob > F = 0.0000

2.4.3.3. Mô hình REM


80

Random-effects GLS regression Number of obs = 975


Group variable: NAME Number of groups = 325

R-squared: Obs per group:


Within = 0.0301 min = 3
Between = 0.0024 avg = 3.0
Overall = 0.0008 max = 3

Wald chi2(4) = 0.73


corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.9470

ROS Coefficient Std. err. z P>|z| [95% conf. interval]

ACCCON -3.293626 5.506672 -0.60 0.550 -14.0865 7.499252


SIZE 1.04e-06 1.61e-06 0.64 0.520 -2.12e-06 4.19e-06
LEV -.0952375 1.326377 -0.07 0.943 -2.694888 2.504414
GROWTH -.0828345 1.235939 -0.07 0.947 -2.505231 2.339562
_cons 6.875647 4.94957 1.39 0.165 -2.825332 16.57663

sigma_u 0
sigma_e 121.86611
rho 0 (fraction of variance due to u_i)

2.4.3.4. Kiểm định Hausman


. hausman FEMROS REMROS

Note: the rank of the differenced variance matrix (3) does not equal the number of
coefficients being tested (4); be sure this is what you expect, or there may be
problems computing the test. Examine the output of your estimators for
anything unexpected and possibly consider scaling your variables so that the
coefficients are on a similar scale.

Coefficients
(b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))
FEMROS REMROS Difference Std. err.

ACCCON -24.49047 -3.293626 -21.19685 8.131919


SIZE .0000162 1.04e-06 .0000151 8.47e-06
LEV -17.25029 -.0952375 -17.15505 .5902542
GROWTH 1.954743 -.0828345 2.037577 .7805575

b = Consistent under H0 and Ha; obtained from xtreg.


B = Inconsistent under Ha, efficient under H0; obtained from xtreg.

Test of H0: Difference in coefficients not systematic

chi2(3) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 852.08
Prob > chi2 = 0.0000

2.5. Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi

2.5.1. Mô hình (1)


81

Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects

ROA[NAME,t] = Xb + u[NAME] + e[NAME,t]

Estimated results:
Var SD = sqrt(Var)

ROA 3321.492 57.63239


e 26.4947 5.147301
u 63.20841 7.950372

Test: Var(u) = 0
chibar2(01) = 471.51
Prob > chibar2 = 0.0000

2.5.2. Mô hình (2)


Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity
in fixed effect regression model

H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i

chi2 (325) = 2.2e+12


Prob>chi2 = 0.0000

2.5.3. Mô hình (3)


. xttest3

Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity


in fixed effect regression model

H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i

chi2 (325) = 2.5e+12


Prob>chi2 = 0.0000

3. Ước lượng các hệ số hồi quy bằng phương pháp FGLS

3.1. Mô hình (1)


82

Cross-sectional time-series FGLS regression

Coefficients: generalized least squares


Panels: heteroskedastic
Correlation: no autocorrelation

Estimated covariances = 325 Number of obs = 975


Estimated autocorrelations = 0 Number of groups = 325
Estimated coefficients = 5 Time periods = 3
Wald chi2(4) = 10378.78
Prob > chi2 = 0.0000

ROA Coefficient Std. err. z P>|z| [95% conf. interval]

ACCCON -.6145001 .2737536 -2.24 0.025 -1.151047 -.077953


SIZE -4.04e-07 2.96e-08 -13.64 0.000 -4.62e-07 -3.46e-07
LEV 16.73428 .1643632 101.81 0.000 16.41213 17.05642
GROWTH -.0037427 .0349918 -0.11 0.915 -.0723254 .0648401
_cons -3.1282 .1304613 -23.98 0.000 -3.383899 -2.8725

3.2. Mô hình (2)


. xtgls ROE ACCCON SIZE LEV GROWTH,panels(heteroskedastic)

Cross-sectional time-series FGLS regression

Coefficients: generalized least squares


Panels: heteroskedastic
Correlation: no autocorrelation

Estimated covariances = 325 Number of obs = 975


Estimated autocorrelations = 0 Number of groups = 325
Estimated coefficients = 5 Time periods = 3
Wald chi2(4) = 551.59
Prob > chi2 = 0.0000

ROE Coefficient Std. err. z P>|z| [95% conf. interval]

ACCCON -.246268 .3196905 -0.77 0.441 -.8728498 .3803138


SIZE -2.39e-07 4.74e-08 -5.04 0.000 -3.32e-07 -1.46e-07
LEV 14.23097 .6342947 22.44 0.000 12.98778 15.47416
GROWTH -.0956127 .0279578 -3.42 0.001 -.150409 -.0408165
_cons 3.03321 .2390905 12.69 0.000 2.564602 3.501819

3.3. Mô hình (3)


83

Cross-sectional time-series FGLS regression

Coefficients: generalized least squares


Panels: heteroskedastic
Correlation: common AR(1) coefficient for all panels (1.2034)

Estimated covariances = 325 Number of obs = 975


Estimated autocorrelations = 1 Number of groups = 325
Estimated coefficients = 5 Time periods = 3
Wald chi2(4) = 65.39
Prob > chi2 = 0.0000

ROS Coefficient Std. err. z P>|z| [95% conf. interval]

ACCCON -10.51123 2.48586 -4.23 0.000 -15.38343 -5.639036


SIZE 3.26e-06 5.41e-07 6.02 0.000 2.20e-06 4.32e-06
LEV 2.653521 2.335127 1.14 0.256 -1.923243 7.230285
GROWTH .9358172 .2394984 3.91 0.000 .4664089 1.405226
_cons -12.01327 1.893835 -6.34 0.000 -15.72512 -8.301424

You might also like