You are on page 1of 3

Câu 1: Tại sao phải quản trị công ty?

- Quản trị công ty (QTCT) là việc hoạch định, tổ chức, phân phối các quyền và trách
nhiệm giữa các thành viên khác nhau trong công ty như hội đồng quản trị, nhà quản lý,
các cổ đông và các bên liên quan khác, đồng thời giải thích rõ ràng các quy tắc, thủ tục ra
quyết định trong công ty nhằm thiết lập và giám sát viêc thực hiện mục tiêu một cách
hiệu quả.
- Quản trị công ty tốt quyết định giá trị doanh nghiệp. Giúp công ty xây dựng một cơ chế
phân định rõ quyền và trách nhiệm của mỗi thành viên liên quan đến công ty như các
thành viên hội đồng quản trị, các nhà quản lý, chủ đầu tư, chủ nợ và các bên liên quan
khác nhằm thực hiện tốt hơn việc tuân thủ, đảm bảo quyền lợi và giảm xung đột lợi ích
giữa các bên có quyền và lợi ích liên quan đến doanh nghiệp. Thực hiện vai trò giám sát
và giải trình đảm bảo sự minh bạch, kịp thời, dễ tiếp cận và hiệu quả trong quản lý. Đóng
vai tròng quan trọng bên cạnh các báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhằm nâng cao uy
tín và tăng cường niềm tin cho các nhà đầu tư.
- Bên cạnh những vai trò đó, quản trị công ty so với báo cáo tài chính còn có tầm quan
trọng hơn. Báo cáo tổng kết về tình hình quản trị công ty của các tổ chức tham gia “Cuộc
bình chọn Doanh nghiệp niêm yết Việt Nam” các năm gần đây cũng cho thấy, các doanh
nghiệp niêm yết có điểm QTCT cao, đồng thời ghi nhận các tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu (ROE), lợi nhuận trên tài sản (ROA) và hệ số giá trên lợi nhuận cổ phiếu (P/E)
cao.  Điều này phần nào phản ánh mối tương quan giữa quản trị tốt và kết quả tài chính
tốt và đây là những yếu tố mà nhà đầu tư rất quan tâm. Ví dụ cụ thể, theo kết quả chương
trình đánh giá chất lượng công bố thông tin và minh bạch của doanh nghiệp UPCoM quy
mô lớn, điểm công bố thông tin và minh bạch có mối quan hệ tích cực với kết quả kinh
doanh được đo bằng ROE, ROA, đánh giá của thị trường đối với doanh nghiệp đại chúng
quy mô lớn được đo bằng chỉ số TobinQ và TobinQ1. Kết quả cho thấy rằng, mỗi 1%
tăng của điểm công bố thông tin và minh bạch đồng nghĩa với việc ROA tăng 0,08% và
ROE tăng 0,17%. Từ góc nhìn của giới đầu tư, IFC đã kiểm nghiệm và khẳng định những
lợi ích này. Một nghiên cứu về các khoản đầu tư vốn của IFC cho thấy, các công ty có hệ
thống quản trị mạnh mẽ có tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao gần gấp ba lần các công ty quản
trị yếu kém. Hơn nữa, các công ty này có xếp hạng rủi ro tín dụng thấp hơn và có kết quả
phát triển mạnh mẽ hơn (IFC, 2018).
 Đây là lý do những doanh nghiệp đứng top đầu giải quản trị công ty tốt nhất trong
những năm qua đều là những công ty có kết quả hoạt động kinh doanh tích cực.
- Doanh nghiệp có hoạt động quản trị công ty tốt còn thu lại được rất nhiều lợi ích như:
+ Thúc đẩy hoạt động và nâng cao hiệu quả sản xuất- kinh doanh: Quản trị công ty sẽ
giúp cải thiện hiệu quả công việc quản lý và giám sát ban giám đốc điều hành. Việc áp
dụng những cách thức quản trị công ty hiệu quả cũng sẽ góp phần cải thiện quá trình ra
quyết định.
+ Khuyến khích đầu tư, nâng cao hiệu quả tiếp cận thị trường vốn, giảm chi phí huy động
vốn: Những công ty được quản trị tốt thường gây được cảm tình với các cổ đông và các
nhà đầu tư, tạo dựng được niềm tin lớn hơn của công chúng vào việc công ty có khả năng
sinh lời mà không xâm phạm tới quyền lợi của các cổ đông do đó sẽ gia tăng cơ hội thu
hút vốn đầu tư cho công ty.
+ Tăng cường khả năng cạnh tranh, giảm nguy cơ tham nhũng, giúp vượt qua khủng
hoảng kinh tế: nó có thể ngăn chặn các vụ bê bối của công ty, gian lận và trách nhiệm dân
sự và hình sự của công ty.
+ Đảm bảo tính công bằng đối với các cổ đông.
+ Hướng tới lợi ích các bên liên quan của doanh nghiệp và toàn xã hội.
Quản lý công ty giống như một quốc gia có chủ quyền, kích thích các phong tục, chính
sách và luật pháp của riêng mình cho nhân viên của mình từ cấp cao nhất đến cấp thấp
nhất. Quản trị công ty nhằm tăng trách nhiệm cho công ty và để tránh những thảm họa
lớn trước khi chúng xảy ra. Vì vậy quản trị công ty rất quan trọng, tầm quan trọng còn
hơn cả báo cáo tài chính.
Câu 2: Phân tích có liên hệ thực tiễn một trong ba lý thuyết quản trị công ty tại một
doanh nghiệp cụ thể mà bạn biết:
- Lý thuyết các bên liên quan được coi là một trong những lý thuyết trọng tâm tạo nền
tảng cho sự phát triển của lĩnh vực nghiên cứu về CSR. Freeman (1984). Các bên
liên quan là các cá nhân hoặc nhóm (ví dụ như: khách hàng, nhân viên, chủ sở hữu của
doanh nghiệp, cộng đồng, cổ đông…) có thể tác động hoặc bị tác động bởi việc hiện thực
hóa sứ mệnh của một tổ chức.

Mô hình các bên liên quan của doanh nghiệ-


- Nội dung lý thuyết các bên liên quan nói về việc:
+ Công ty sẽ phục vụ cho nhiều lợi ích của các bên liên quan hơn là chỉ có lợi ích của cổ
đông. Tuy nhiên, nó hợp pháp hóa giá trị các bên liên quan với tư cách là một phương
tiện hữu hiệu để nâng cao hiệu quả, khả năng sinh lời, khả năng cạnh tranh và sự thành
công kinh doanh.
+ Các bên liên quan thực hiện đầu tư vào công ty, đóng góp cũng như gánh chịu các rủi
ro với công ty nên có quyền tham gia vào các quyết định của công ty như một cách để
nâng cao hiệu quả của công ty (Kelly & Parkinson 1998).
+ Lý thuyết các bên liên quan vừa có ý nghĩa chuẩn tắc (đạo đức/ứng xử), vừa ý nghĩa là
phương tiện tối đa hóa tài sản của công ty đồng thời đáp ứng các yêu cầu hợp pháp của
tất cả các bên liên quan (Donaldson & Preston 1995; Jones & Wicks 1999).
Để hiểu rõ tầm quan trọng của lý thuyết các bên liên quan, chúng ta có thể thông qua ví
dụ về “Vụ sát nhập không thành giữa Sở Giao dịch chứng khoán Singapore (SGX) và Sở
Giao dịch chứng khoán Úc (ASX)”. Do không đảm bảo được lợi ích các bên liên quan
mà dự án này đã không thể đi đến thành công. Đồng thời cũng hiểu rõ được quyết định
của các bên liên quan có ảnh hưởng như thế nào tới doanh nghiệp.
Ngày 23/10/2010, các tờ báo lớn và phương tiện truyền thông Singapore và Úc đều đăng
tải thông tin về việc sát nhập của SGX và ASX. SGX đã đề xuất mua lại toàn bộ cổ phiếu
của ASX thông qua thỏa thuận được SGX đánh giá là mang lại lợi ích cao nhất cho tất cả
cổ đông của cả hai bên. Theo đề xuất này, SGX sẽ mua lại với giá 48 AUD/cổ phiếu
ASX, được trả bằng cả tiền mặt và cổ phiếu của SGX8. Sau khi sát nhập, giá trị thị
trường của Sở mới sẽ đạt 12,3 tỷ USD, và trở thành Sở giao dịch chứng khoán (GDCK)
lớn thứ hai tại châu Á tính theo giá trị thị trường, chỉ sau Sở giao dịch Hồng Kông
(HKEX). Sàn GDCK mới cũng sẽ trở thành sàn GDCK lớn thứ hai trong khu vực chỉ sau
Bombay Stock Exchange tính theo số lượng doanh nghiệp niêm yết (DNNY). Sau khi sát
nhập, trên sàn SGX sẽ có tất cả 2700 DNNY đến từ hơn 20 quốc gia, đồng thời là sàn có
số lượng quỹ đầu tư tín thác bất động sản niêm yết (REITS), số lượng chứng khoán phái
sinh lớn nhất trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
+ Sự khác biệt về lợi ích của các bên liên quan:
Về phía Úc: Nếu SGX lớn hơn về giá trị thị trường, thì ASX sở hữu thị trường lớn hơn
với 2000 DNNY, trong khi SGX chỉ có 774 DNNY. Giá cổ phiếu của ASX không ngừng
tăng từ 34,96 AUD vào ngày 22/10/2010 đến 41,75 AUD vào ngày 25/10/201027 - ngày
đề xuất sát nhập được công bố.
→ Điều này cho thấy mức giá SGX đề xuất mua lại ASX vẫn còn thấp, SGX không phục
vụ đủ lợi ích cho ASX. Và điều này khiến cho các nhà đầu tư của ASX, đặc biệt là các
NĐT nhỏ không hài lòng.
Theo Hiệp hội nhà đầu tư (NĐT) chứng khoán Úc, thương vụ có thể ảnh hưởng tiêu cực
đến thị trường chứng khoán(TTCK) Úc, trong khi lợi ích cho các DN Úc chưa rõ ràng.
Một số vấn đề cần được làm rõ như: liệu các DN có thể tìm kiếm được nguồn vốn rẻ hơn
và dễ dàng hơn không? Các khách hàng sẽ được bảo vệ như thế nào? Và đặc biệt là tác
động lớn đến vị thế của nước Úc là trung tâm tài chính trong khu vực, khi đề xuất này
đồng nghĩa với việc thị trường vốn của Úc nằm trong tầm kiểm soát của Singapore.
Về phía Singapore: Trong đề xuất ban đầu, SGX dự định nắm quyền kiểm soát HĐQT
của ASX bằng cách cử ông Chew Choon Seng, chủ tịch HĐQT hiện thời của SGX làm
chủ tịch HĐQT của Tập đoàn sau khi sát nhập, và chủ tịch HĐQT hiện thời của ASX là
ông David Gonski giữ chức vụ phó chủ tịch HĐQT, Magnus Bocker giữ chức chutoongr
giám đốc. Tỷ lệ thành viên HĐQT Úc trong HĐQT mới chỉ là 4/15.
→ Rất nhiều chuyên gia cho rằng đề xuất sát nhập này thực chất là một cuộc thâu tóm
của SGX. SGX đã không thể đáp ứng được các yêu cầu cũng như đảm bảo sự công bằng
cho bên ASX.
⇒ Do sự chênh lệch lợi ích giữa các bên liên quan, ngày 8/4/2011, Bộ trưởng Ngân khố
Úc Wayne Swan chính thức từ chối đề xuất sát nhập.

You might also like