You are on page 1of 11

Họ và tên: Thân Thị Trang Hòa Mã sinh viên: 1873403010469

Khóa/Lớp: (tín chỉ) CQ56/21.03-LT2 (Niên chế): CQ56/21.11


STT: 08 ID phòng thi: 5810581205
Ngày thi: 14/6/2021 Giờ thi: 7h30

BÀI THI MÔN: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Hình thức thi: Tiểu luận

Mã đề thi: Đề số 058/2021 Thời gian thi: 3 ngày

BÀI LÀM

1
LỜI MỞ ĐẦU

Sau nhiều năm đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam ngày
càng phát triển, có nhiều khởi sắc, góp phần vào quá trình phát triển chung của nền
kinh tế thị trường. Ngày càng có nhiều các nhà đầu tư cá nhân cùng với các nhà
đầu tư tổ chức tham gia vào thị trường. Tuy nhiên, kinh nghiệm và kiến thức của
các nhà đầu tư khi tham gia thị trường còn rất nhiều hạn chế, các quyết định đầu tư
của họ còn mang đậm tâm lý đám đông và chưa có một cơ sở khoa học đáng tin
cậy làm căn cứ. Tình trạng cầu quá lớn so với cung thực tế vẫn đang diễn ra từ
trước tới nay. Khi sự chênh lệch về cung cầu hàng hóa trên thị trường chứng khoán
quá lớn, ta có thể thấy thị trường chứng khoán là vô cùng nhỏ bé so với thị trường
cả về độ sâu và độ rộng. Nguyên nhân cơ bản của sự chênh lệch này là do hầu hết
các tập đoàn kinh tế lớn, các cây cổ thụ của nền kinh tế vẫn chưa tham gia niêm yết
trên thị trường chứng khoán. Từ đó có thể thấy nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
thị trường chứng khoán là tăng lượng cung hàng hóa. Để đạt được mục tiêu đó
chúng ta cần đảy mạnh hoạt động niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch chứng
khoán. Nhận thấy được tính bức thiết của vấn đề này, vì vậy em đã chọn đề tài "
Thực trạng hoạt động niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh." .

Mục đích nghiên cứu:

Thông qua việc tìm hiểu tình hình và thực trạng quản trị vốn lưu động, để nắm
được khái quát tình hình quản trị vốn lưu động, từ đó đưa ra được các đề xuất và
giải pháp để cải thiện công tác quản trị vốn lưu động cho doanh nghiệp.

2
PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NIÊM YẾT CHỨNG
KHOÁN TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

1.1. Khái niệm Sở giao dịch chứng khoán

Quốc tế: Sở giao dịch chứng khoán là nơi giao dịch tập trung có các
chứng khoán đã được niêm yết giữa các thành viên của Sở một cách có tổ chức và
tuân theo các luật định nhất định.

Việt Nam: Sở giao dịch chứng khoán là một pháp nhân được thành lập
theo quy định của pháp luật thực hiện việc tổ chức giao dịch chứng khoán của tổ
chức phát hành đủ điều kiện niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán.

1.2. Khái niệm niêm yết chứng khoán

Niêm yết chứng khoán là việc đưa các loại chứng khoán có đủ tiêu
chuẩn vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán.

1.3. Tiêu chuẩn niêm yết chứng khoán

- Thời gian hoạt động của công ty: Yêu cầu công ty phải có thời gian
hoạt động liên tục trong một số năm nhất định tính tới thời điểm xin
niêm yết, ở nhiều nước quy định công ty niêm yết phải có thời gian
hoạt động tối thiểu là 3-5 năm, hoặc cổ phiếu đã được giao dịch trên
thị trường chứng khoán phi tập trung.

- Quy mô vốn: Yêu cầu đặt ra đối với công ty niêm yết phải có số vốn
góp vốn cổ đông ở mức độ nhất định đủ lớn để tạo cơ sở tiềm lực tài
chính mạnh của công ty.

- Phân phối quyền sở hữu cổ phần: Nhiều Sở giao dịch quy định công
ty niêm yết phải có một số lượng cổ đông ở mức tối thiểu nhất định
hoặc tỷ lệ tối thiểu về cổ phần do công chúng nắm giữ.

3
- Hiệu quả hoạt động của công ty: Một số Sở giao dịch yêu cầu công ty
muốn được niêm yết phải đạt được số lợi nhuận trước thuế ở mức độ
nhất định ở năm gần nhất hoặc một số năm gần nhất tính đến thời
điểm xin niêm yết.

1.4. Điểm lợi và bất lợi của việc niêm yết chứng khoán.

Khi một doanh nghiệp được niêm yết chứng khoán ở Sở giao dịch chứng
khoán thì có những điểm lợi và bất lợi như sau:

 Lợi thế:

+ Làm tăng uy tín của doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi hơn
cho doanh nghiệp trong kinh doanh.

+ Tăng tính hấp dẫn cho chứng khoán, làm tăng tính thanh khoản đối với
chứng khoán của doanh nghiệp.

+ Giá chứng khoán được xác định công bằng hơn, giá trị của công ty được
đánh giá và bộc lộ rõ ràng hơn

+ Tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn với chi phí thấp

+ Thúc đẩy việc tổ chức quản lý có hiệu quả hơn

+ Có thể được hưởng những khoản ưu đãi nhất định.

 Bất lợi:

+ Lộ thông tin

+ Có thể đối mặt nhiều hơn với rủi ro từ những hành vi phi pháp

+ Việc kiểm soát doanh nghiệp sẽ phức tạp hơn

+ Phải tăng thêm chi phí

+ Tăng sức ép cho ban lãnh đạo

4
+ Việc mua bán cổ phiếu của cổ đông chủ chốt bị hạn chế.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN


TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Thực trạng hoạt động niêm yết

Vào thời điểm ra đời, số lượng hàng hóa niêm yết trên thị trương còn rất ít.
Tuy nhiên vượt qua thử thách lớn và khó khăn đó, thị trường đã từng bước khởi sắc
và tạo nên một diện mạo mới và thị trường chứng khoán Việt Nam đã hoàn toàn
chuyển sang giai đoạn của sự phát triển vượt bậc. Sự thay đổi trước hết thể hiện ở
sự tăng trưởng số lượng các công ty niêm yết với số lượng lên tới 1580 công ty
tính đến tháng 6 năm 2021 và đa dạng các loại chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái
phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư. Cụ thể được thể hiện qua các biểu đồ sau:

Biểu đồ 1: Quy mô niêm yết

Biểu đồ 2:

5
Biểu đồ 3: Tình hình tăng giảm số cổ phiếu niêm yết sau 06 tháng năm 2021

Hầu hết các doanh nghiệp niêm yết đều tuân thủ tốt các quy định về công bố
thông tin, chế độ báo cáo và duy trì, đảm bảo điều kiện niêm yết. Đồng thời, hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau khi niêm yết đều đạt kết quả
khả quan thể hiện ở cả doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng lên, đời sống cán
bộ công nhân viên được cải thiện đáng kể, công tác quản lí điều hành luôn được
coi trọng. Bên cạnh đó, tên tuổi, hình ảnh của doanh nghiệp ngày càng được mở
rộng, quảng bá. Bên cạnh nguyên nhân khách quan do tăng trưởng cao của nền
kinh tế VIệt Nma trong mấy năm gần đây, nguyên nhân chủ yếu đẻ đạt được kết
quả trên là do công ty niêm yết đã có những nỗ lực đáng kể trong việc mở rộng thị
trường, đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến phương thức, bộ máy quản lí và đầu tư vào
những lĩnh vực công nghệ cao nhàm tăng doanh thu và lợi nhuận và sử dụng vốn
có hiệu quả. Ngoài ra việc tham gia niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng
khoán cũng tạo ra những thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho chính

6
các công ty niêm yết, như những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng uy tín
trên thương trường…..Đây chính là ảnh hưởng tích cực đầu tiên của thị trường
chứng khoán Việt Nam ngoài chức năng là kênh huy động vốn doanh nghiệp.

2.2. Thực trạng hoạt động công bố thông tin


Hoạt động công bố thông tin trên thị trường chiêm vị trí khá quan trọng trong
việc xây dựng một thị trường chứng khoán hoạt động công khai, minh bạch nhằm
tạo ra một môi trường đầu tư công bằng, cung cấp kịp thời các thông tin, dữ liệu
cần thiết cho các nhà đầu tư. Hiện nay, các thông tin công bố tại SGD chứng khoán
Hồ Chí Minh thực hiện qua các phương tiện như trang web, bản tin thị trường
chứng khoán, màn hình điện tử đặt tại các SGD, và các công ti chứng khoán thành
viên. Ngoài ra, SGD chứng khoán Hồ Chí Minh còn cung cấp thông tin theo yêu
cầu cho các khách hàng trong và ngoài nước, đáp ứng sự quan tâm của các nhà đầu
tư nước ngoài với thị trường chứng khoán Việt Nam.

2.3. Hoạt động quản lý niêm yết

Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện tốt công tác
này, thường xuyên cập nhập thông tin về tình trạng niêm yết các công ti nộp hồ sơ
xin niêm yết như thông báo về việc nhận hồ sơ, thông báo yêu cầu nộp đủ bộ,
thông báo đã chấp nhận niêm yết về mặt nguyên tắc trên trang web của mình đẻ
các nhà đầu tư biết tiến độ xét cấp phép.

2.4. Đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.

* Thành tựu:

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG


NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TP HCM

Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý, giám sát:
Hoàn thành dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi); trình Chính phủ, trình Ủy ban

7
Thường vụ Quốc hội, trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật tại kỳ họp thứ
8 (tháng 10/2019); nghiên cứu, dự thảo các Nghị định và văn bản hướng dẫn thi
hành Luật Chứng khoán (sửa đổi). Đồng thời, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản
lý nhà nước trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, điều hành TTCK, hoạt động
giám sát và cưỡng chế thực thi nhằm bảo đảm an toàn cho TTCK.

Thứ hai, tăng cung hàng hóa và cải thiện chất lượng nguồn cung:

Về thị trường cổ phiếu: Tiếp tục đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn
nhà nước từ DN gắn với việc niêm yết và đăng ký giao dịch. Tăng cường rà soát
xử lý kịp thời các DN không tuân thủ việc niêm yết/đăng ký giao dịch sau khi đã
cổ phần hóa; Triển khai Thông tư số 40/2018/TT-BTC hướng dẫn bán cổ phần lần
đầu…; và chuyển nhượng vốn theo phương thức dựng sổ… Cùng với đó, triển khai
cơ chế tạo lập thị trường, phát hành Bộ nguyên tắc quản trị công ty (CG code);
Tăng cường kiểm tra, giám sát về tính minh bạch các thông tin trong báo cáo tài
chính của các công ty đại chúng về vấn đề sử dụng vốn;

Về đa dạng hóa các sản phẩm chứng khoán: UBCKNN triển khai sản phẩm
chứng quyền có đảm bảo (Covered Warrant) và hợp đồng tương lai trái phiếu
chính phủ trong đầu năm 2019. Cùng với đó, nghiên cứu xây dựng các chỉ số mới
để làm tài sản cơ sở cho các sản phẩm phái sinh như chỉ số chung của hai Sở
(VNXMid/Small, VNX200); chỉ số High Dividend Index, chỉ số QTCT, các chỉ số
theo nhu cầu của các Quỹ đầu tư.

Về hoàn thiện và phát triển thị trường trái phiếu: UBCKNN tập trung triển
khai đề án tổ chức giao dịch trái phiếu DN. Theo đó, hoàn thiện phương án tổ chức
thị trường trái phiếu DN và xây dựng, ban hành các quy định, quy chế về trái phiếu
DN; khuyến khích các công ty đưa trái phiếu lên niêm yết; xây dựng cổng thông
tin trái phiếu DN.

8
Thứ ba, phát triển, nâng cao năng lực cho hệ thống các tổ chức trung gian thị
trường: Triển khai Đề án tái cấu trúc TTCK và DN bảo hiểm sau khi được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp tục tái cấu trúc hệ thống các tổ chức kinh doanh
chứng khoán để giảm số lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ… Đối với công ty
quản lý quỹ, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định pháp lý, kiểm soát vấn đề
quản lý tách bạch tài sản của các nhà đầu tư ủy thác, kiểm tra chỉ tiêu an toàn tài
chính, đưa công ty quản lý quỹ không đáp ứng điều kiện vào tình trạng kiểm soát,
kiểm soát đặc biệt…

Thứ tư, tái cấu trúc tổ chức thị trường, cơ sở hạ tầng, công nghệ: Triển khai
các công tác thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo Quyết định số
32/QĐ-TTg ngày 7/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ; Hoàn thiện mô hình đối tác
bù trừ trung tâm; Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác, quản
lý, giám sát TTCK…

Thứ năm, nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát TTCK và xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm, cụ thể như: Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị của
UBCKNN, 2 Sở Giao dịch Chứng khoán trong giám sát, phát hiện và xử phạt
nghiêm các vi phạm về thao túng, nội gián, các hành vi gian lận, vi phạm về nghĩa
vụ báo cáo…

Thứ sáu, triển khai các giải pháp nâng hạng TTCK Việt Nam từ hạng
frontier market lên hạng emerging market trên bảng xếp hạng MSCI và FTSE như:
Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đa dạng hóa và gia tăng chất lượng sản
phẩm trên thị trường; tăng cường tính công khai, minh bạch; cắt giảm và đơn giản
hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí
cho các nhà đầu tư…

Kết luận:

9
Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán là một trong những chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm từng bước hoàn chỉnh hệ thống kinh tế
thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên để xây dựng thị trường chứng
khoán hoạt động có hiệu quả, ổn định bền vững thì công tác tạo hàng và cung cấp
hàng hóa có chất lượng cao cho thị trường vẫn là biện pháp phát triển thị trường
lâu dài, tạo dựng lòng tin cho nhà đầu tư, thu hút thêm sự quan tâm của các cá
nhân, tổ chức đầu tư nước ngoài, mở rộng quy mô thị trường. Vì vậy việc đẩy
mạnh niêm yết chứng khoán vẫn là một trong những biện pháp quan trọng, lâu dài
tạo nguồn cung dồi dào và có chất lượng cho thị trường chứng khoán Việt Nam
hiện nay. Tất nhiên việc đẩy mạnh chứng khoán là cả một quá trình, không thể làm
ngày một, ngày hai là xong. Tuy còn nhiều trở ngại và khó khăn nhưng với quyết
tâm phát triển kinh tế xã hội thì việc đưa thị trường chứng khoán lên tầm cao mới ,
việc vận động các doanh nghiệp lên sàn niêm yết không còn là khó khăn, nó còn là
mục đích mà các doanh nghiệp hướng tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 PGS. TS. Hoàng Văn Quỳnh, PGS, TS Nguyễn Thị Hoài Lê (2015), Giáo trình
. thị trường Tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội

2 GS,TS. Ngô Thế Chi; PGS,TS. Nguyễn Trọng Cơ (2015), Giáo trình Phân tích
. Tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

3 https://www.hsx.vn/Modules/Listed/Web/ListingSummary/153?
. fid=8761a1187cea4f33839ffa5a936e62c1

10
11

You might also like