You are on page 1of 4

CHỦ ĐỀ : PHÂN TÍCH ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT CỦA LÊNIN TỪ ĐÓ

RÚT RA Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬN


THỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN
Những nội dung chính:+phân tích định nghĩa vật chất của Lênin
+Các khái niệm vật chất của những nhà bác học trước
Lênin

+Định nghĩa vật chất của Lênin


+Ý nghĩa phương pháp luận trong hoạt động nhận thức
và thực tiễn
*Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin
a,hoàn cảnh ra đời định nghĩa:

 Khái niệm vật chất từ thời cổ đại đã bàn đến, nhưng do điều kiện lịch sử khác
nhau trình độ sản xuất, kỹ thuật, nhận thức khác nhau, người ta đưa ra những định
nghĩa khác nhau.
-Quan điểm 1:Thời kỳ cổ đại, nói chung người ta tìm 1  yếu tố ban đầu, từ đó hình
thành thế giới vật chất.
Có người cho là lửa, có người cho là nước, có người cho là không khí, 
-Quan điểm 2: cho là nhóm yếu tố ban đầu, tác động với nhau tạo thành thế giới
vật chất.
Ví dụ: Kim mộc, thủy, hỏa , thổ.
-Quan điểm 3 là Thuyết nguyên tử của Dê mô cơ rít: cho rằng nguyên tử là nhỏ
nhất, không phân chia được, tạo nên thế giới vật chất, giống nhau về chất lượng,
khác nhau về số lượng.
 Thời cận đại (thế kỷ XVII : Do khoa học tự nhiên phát triển, người ta phục
hồi lại thuyết nguyên tử, cho nguyên tử là nhỏ nhất,đồng nhất giữa vật chất
và khối lượng

 Đến cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XX,  một loạt các thành tịu khoa học, đặc
biệt là  khoa học tự nhiên. Ví dụ:  điện tử, thuyết phóng xạ, thuyết tương đối
(vật chất vận động đến một lúc nào đó thì khối lượng bằng không…
Từ đây một loạt các vấn đề theo quan niệm cũ không giải quyết được. Ví dụ:
Nguyên tử hay điện tử nhỏ nhất, ai là vật chất. Đây là thời kỳ khủng hoảng thế giới
quan trong vật lý học.
*Các khái niệm vật chất trước Lênin:
-Những nhà bác học trước Mác
+Chủ nghĩa duy vật chất phác và củ ngĩa duy vật siêu hình định nghĩa vật chất là
hạt nhỏ ,là động vật đầu tiên cấu tạo nên thế giới
+Những nhà bác học trước Mác:Talet,Heraclit,Anaximen,Đêmôcrit, Trung quốc,
….

Ưu điểm Hạn chế

Lấy chính bản thân vật chất để giải thích khái niệm vật chất Đông nhất vật chất với những cụ thể nên :
-Dễ dàng bị chủ nghĩa duy tân tấn công bằng truy nguyên
-Đưa thế giới vào phạm vi hẹp
-Không thể định ngĩa vật chất vì thiếu logic

-Chủ nghĩa duy tâm :vật chất do thế giới ý niệm sinh ra và chỉ làm phong phú thêm
thế giới ý niệm mà thôi
-Chủ nghĩa duy tâm chủ quan:Vật chất không có thật mà chỉ là sự phức hợp các
cảm giác mà thôi
Đây là những quan niệm sai lầm
-Marc và Angle:
+Vật chất là cái có trước ,ý thức là cái có sau.Bản chất của thế giới là vật chất
+Vật chất với tư cách là một sáng tạo thuần túy của tư duy và là một trừu tượng
thuần túy -chúng ta bỏ qua sự khác nhau về vật chất khi chúng ta gặp chúng với tư
cách là những tồn tại hữu hình vào khái niệm vật chất .Do đó khác với những vật
chất nhất định , vật chất với tư cách là vật chất không có sự tồn tại của cảm tính.
Chưa có định nghĩa cụ thể về vật chất nhưng đã nêu lên được
những đặc điểm cơ bản và quan trọng của phạm trù vật chất.

*. Định nghĩa vật chất của Lênin:


-Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan mà con người biết
được qua cảm giác,  được cảm giác của chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh, tồn
tại không phụ thuộc cảm giác    
Trước hết, Lê nin trong định nghĩa vật chất đã dùng định nghĩa đặc biệt khác với
thông thường. Nghĩa là đem đối lập giữa vật chất với ý thức để định nghĩa . Nghĩa
là tất cả những gì bên ngoài độc lập với ý thức con người đều là vật chất. 
-Về nội dung định nghĩa: có 2 nội dung chính:
+Thứ nhất: vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan và con
người biết được qua cảm giác.
Trước hết, vật chất là phạm trù triết học. Đây là phạm trù rộng lớn nhất nhưng chỉ
thực tại khách quan. Thực tại là những cái tồn tại thực sự. Khách quan là độc lập
với ý thức con người.
Như vậy, tất cả những gì bên ngoài, độc lập với ý thức con người đều là thực tại
khách quan.
Con người biết được qua cảm giác: Điều đó có nghĩa là vật chất có trước, cảm giác
có sau
+Thứ 2 là: Cảm giác chụp lại, nhắc lại và phản ảnh những tồn tại không phụ thuộc
cảm giác. Nghĩa là vật chất là cái mà con người có thể nhận biết được, chỉ có cái
chưa biết nhưng rồi con người sẽ biết thông qua nhận thức.
Như vậy; Theo Lênin Vật chất có 2 thuộc tính cơ bản giúp con người nhận biết
được đó là: Tồn tại khách quan; nhận biết được bằng cảm giác tức thông qua các
giác quan của con người.
*Ý nghĩa phương pháp luận trong hoạt động nhận thức và thực tiễn:
Trong hoạt động nhận thức:
-Thứ nhất: Định nghĩa này Là cái mốc thứ 2  sau vấn đề cơ bản của triết học do
Ang ghen đưa ra, khảng định nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
-Thứ 2: Định nghĩa này giúp chúng ta cơ sở để chống chủ nghĩa duy tâm khách
quan và chủ quan về thuyết không chỉ biết (bất khả chi luận)
Duy tâm khách quan cho rằng có một lực lượng tinh thần có trước thế giới, đẻ ra
thế giới. Quan điểm đó đã không phản ảnh đúng khoa học.
Duy tâm chủ quan đã cho rằng sự vật là tổng hợp của các cảm giác. Quan điểm đó
cũng không đúng. Thực chất vật chất tồn tại độc lập với ý thức con người chứ
không phải là tổng hợp của cảm giác   
Thuyết không thể biết là nghi ngờ nhận thức của con người. Con người chỉ nhận
thức được hiện tượng mà không nhận thức được bản chất sự vật. Có một vật tự nó
tức là có vùng con người không với tới như thiên đàng. Đã rơi vào duy tâm. Quan
điểm Lê nin cho rằng không có cái gì là không biết, dần dần con người sẽ biết, đã
chống lại quan điểm không thể biết .
-Thứ 3 là: Định nghĩa này đã khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa duy vật
siêu hình. Nghĩa là đồng nhất vật chất với vật thể.có cái vật chất không là vật thể
như từ trường, chân không  thì quan điểm duy tâm không giải thích được. Quan
điểm Lê nin khảng định những cái không là vật thể độc lập bên ngoài ý thức, nó
chính là vật chất.
Thứ tư: Định nghĩa này là cơ sở định hướng trong các ngành khoa học khác phát
triển. Nghĩa là vật chất không ai sinh ra, không mất đi , nó chỉ chuyển từ dạng này
sang dạng khác.Do đó Các ngành khoa học khac đi sâu nghiên cứu các hình thức
vận động của vật chất.
Thứ 5: Định nghĩa này, giúp chúng ta xác định được vật  chất trong lĩnh vực xã
hội. Đó là tồn tại xã hội.
  Trong hoạt động thực tiễn:
-Phát huy ,sáng tạo của ý thức trong qua trình học tập và công tác
-chống bệnh chủ quan duy ý chí, có thái độ tích cực trong học tập và công tác.

You might also like