You are on page 1of 3

Tại sao định nghĩa vật chất của Lenin lại:

1. Bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và thuyết nhị nguyên
trong quan niệm về thế giới
Vì:
- Vật chất là thực tại khách quan – cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức
và không lệ thuộc vào ý thức (nội dung cơ bản thứ nhất theo định nghĩa vật chất của
Lênin). Theo Lênin, sự đối lập giữa vật chất và ý thức là tuyệt đối. Nếu
tuyệt đối hóa tính trừu tượng của phạm trù này sẽ không thấy vật chất
đâu cả, sẽ rơi vào quan điểm duy tâm. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa tính
hiện thực cụ thể của phạm trù này sẽ đồng nhất vật chất với vật thể. Như
vậy, mọi sự vật, hiện tượng đều là những đối tượng tồn tại khách quan,
độc lập với ý thức con người, nghĩa là đều thuộc phạm trù vật chất, đều
là các dạng cụ thể của vật chất.(tóm tóm lại là nếu nhìn thế giới theo góc nhìn duy tâm
thì sẽ ko tìm ra đc nguồn gốc và thấy được sự tồn tại của các dạng vật chất, nhưng mà nếu nhìn
thế giới theo góc nhìn duy vật thì sẽ thấy đc. Kiểu nhìn theo góc nhìn khoa học(duy tâm) thì biết
đc cấu tạo của vật chất á).

-> Khẳng định trên đây phê phán thế giới quan duy tâm, vì đã ngăn cản
khoa học tự nhiên có thể đi sâu tìm hiểu thế giới vật chất, khám phá ra
những thuộc tính mới, kết cấu mới của vật chất, làm hạn chế tri thức con
người về thế giới. (Còn cái thuyết nhị nguyên cũng chỉ là sự biến tướng của chủ nghĩa duy
tâm thoii, đại khái nó nằm trung lập vật chất và ý thức, nó kêu cả 2 đều đúng nhưng mà nó ko
giải thích đc mqh của vật chất và ý thức với cái nào có trước cái nào có sau. Không giải thích
được xong nó sinh ra sự hoài nghi rồi dần dần nó nghiêng về duy tâm).

2. Bác bỏ thuyết bất khả tri, định hướng cho khoa học cụ thể phát
triển
Vì:
- Vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại
cho con người cảm giác (nội dung cơ bản thứ hai theo định nghĩa vật chất của Lênin).
Lênin khẳng định, vật chất luôn biểu hiện đặc tính hiện thực khách quan
thông qua sự tồn tại dưới dạng thực thể. Các thực thể khi trực tiếp hay
gián tiếp tác động vào các giác quan sẽ đem lại cho con người những
cảm giác. (Cái này nói là kiểu vật chất có mang lại cảm giác cho con người và con người có
cảm nhận được).

- Còn theo thuyết bất khả tri (thuyết không thể biết), con người không
thể hiểu được thế giới hay ít ra là không thể nhận thức được bản chất của
nó, hoặc có chăng chỉ là hiểu cái bề ngoài vì các hình ảnh về đối tượng
do giác quan con người mang lại không đảm bảo tính chân thực. (Đại khái
nó bảo con người ko cảm nhận, ko ý thức được về vật chất, thế giới xung quanh).

-> Trái ngược nhau (Đọc qua thôi cũng thấy nó nghịch nhau gòi, còn cái ý khoa học cụ
thể phát triển t nghĩ nó cũng na ná cái khoa học ở trên. Kiểu bác bỏ đc cái thuyết này thì khoa
học đc giải phòng, có cơ hội phát triển hơn).

3. Khắc phục được những hạn chế trong các quan điểm của CNDV
trước Mac về vật chất
Vì:
- Các Mác và Ph.Ăngghen chỉ đưa ra và vận dụng đúng đắn quan điểm
duy vật biện chứng về vật chất trong việc phân tích những vấn đề chính
trị - xã hội, mà họ không đưa ra một định nghĩa về vật chất.
- Kế thừa những tư tưởng của Các Mác và Ph.Ăngghen, Lênin sử dụng
phương pháp định nghĩa cho phạm trù vật chất để bảo vệ và phát triển
quan niệm DVBC. Lênin đã định nghĩa vật chất với tư cách là một phạm
trù triết học và bằng cách đem đối lập với phạm trù ý thức trên phương
diện nhận thức luận cơ bản.
- Định nghĩa mà Lênin đã đưa ra: “Vật chất là một phạm trù triết học
dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm
giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phảm ánh và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác” (trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và
chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”). Đây là một định nghĩa hoàn chỉnh về
vật chất mà cho đến nay được các nhà khoa học hiện đại coi là một định
nghĩa kinh điển. (Tóm lại là Lênin thêm được cái định nghĩa về vật chất và cái định nghĩa
này nó giải thích được 2 mặt thuộc vấn đề cơ bản của triết học nên ngta gọi nó là hoàn thiện cho
quan điểm DVBC).

4. Là cơ sở để xác định yếu tố vật chất trong lĩnh vực xã hội


Vì:
- Thứ nhất, nó là các điều kiện sinh hoạt vật chất, hoạt động vật chất và
các quan hệ vật chất xã hội giữa người với người.
- Thứ hai, nó còn tạo sự liên kết giữa CNDVBC và CNDVLC thành một
hệ thống lí luận thống nhất, góp phần tạo ra nền tảng lý luận khoa học
cho việc phân tích một cách DVBC các vấn đề của CNDVLS. (t tìm đc 2 ý
này thoi, t nghĩ chắc là cx đủ r )

You might also like