You are on page 1of 3

8. Định nghĩa vật chất của Lênin đã giải quyết khoa học về vấn đề cơ bản của triết học.

(Đúng)
Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho
con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức, nó là vấn đề cơ bản vì
việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của triết học, điều đó đã được chứng minh trong lịch
sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học.
Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt:
- Mặt thứ nhất ( bản thể luận): đi tìm cho câu hỏi giữa vật chất và ý thức cái nào có trước cái nào quyết định cái nào?
- Mặt thứ hai (nhận thức luận) : Đi trả lời cho câu hỏi con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Với định nghĩa vật chất, Lê-nin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học đó là vật chất là cái có trước, ý thức là cái có
sau, vật chất quyết định ý thức. Đó là con người có thể nhận thức được thế giới khách quan thông qua sự chép lại, chụp lại,
phản ánh của con người đối với thực tại khách quan. Định nghĩa vật chất của Lê-nin đã tạo cơ sở nền tảng, tiền đề để xây dựng
quan niệm duy vật về xã hội.
9.Định nghĩa vật chất của Lênin đã triệt để khắc phục hạn chế của CNDV cũ, bác bỏ CNDT, bất khả tri. (Đúng)
- Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con
người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
- Hạn chế của CNDV cũ:
+ Đồng nhất vật chất với một dạng vật thể cụ thể => Lấy một vật chất cụ thể để giải thích cho toàn bộ thế giới vật chất ấy.
+ Những yếu tố khởi nguyên mà các nhà tư tưởng nêu ra đều mới chỉ là các giả định, còn mang tính chất trực quan cảm tính.
chưa được chứng minh về mặt khoa học.
+ Ví dụ: - Thuyết Ngũ hành thời phương Đông cổ đại coi năm nguyên tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là những yếu tố khởi
nguyên cấu tạo nên mọi vật.
- Thuyết tứ đại (Ấn Độ): đất, nước, lửa, gió.
- CNDT: Tinh thần có trước, vật chất có sau, thừa nhận sự sáng tạo thế giới của các lực lượng siêu nhiên. Quan niệm của CNDT:
Thừa nhận sự tồn tại của sự vật, hiện tượng, vật chất nhưng phủ định đặc tính tồn tại khách quan của chúng.
- Thuyết bất khả tri: Con người không thể hiểu được bản chất thật sự của đối tượng; các hiểu biết của con người về các tính
chất, đặc điểm… của đối tượng mà, dù có tính xác thực, cũng không cho phép con người đồng nhất chúng với đối tượng vì nó
không đáng tin cậy.
Định nghĩa vật chất của Lênin khắc phục được hạn chế của CNDV cũ máy móc, siêu hình, đưa ra được khái quát triết học trong
quan niệm về thế giới vật chất. Bác bỏ được CNDT, khẳng định vật chất có trước ý thức có sau, vật chất có nguồn gốc khách
quan của cảm giác, ý thức con người. Bác bỏ Bất khả tri, khẳng định con người có thể nhận thức được thế giới.
10.Vận động của vật chất là tuyệt đối, vĩnh viễn còn đứng im là vật chất tương đối, tạm thời. (Đúng)
- Vận động là mọi sự biến đổi nói chung, tức là mọi sự biến đổi từ đơn giản đến phức tạp. Vận động của vật chất là tuyệt
đối, vĩnh viễn vì
+ Vật chất là vĩnh viễn
+ Vận động là thuộc tính cố hữu và là phương thức tồn tại của vật chất. Một hình thức vận động cụ thể thì có thể mất đi để
chuyển hóa thành hình thức vận động khác, còn vận động nói chung thì tồn tại vĩnh viễn gắn liền với vật chất
- Đứng im là trạng thái ổn định về chất của sự vật hiện tượng trong những mối quan hệ và điều kiện cụ thể. Đứng im mang
tính tương đối tạm thời vì
+ Đứng im là một hình thức của vận động
+ Chỉ xảy ra trong 1 quan hệ nhất định chứ không phải mọi quan hệ cùng 1 lúc.
+ Chỉ xảy ra với 1 hình thức vận động chứ không phải với mọi hình thức vận động.
+ Chỉ biểu hiện khi sự vật còn là nó chưa biến đổi thành cái khác.
11.Ý thức con người vừa mang bản chất tự nhiên, vừa mang bản chất xã hội. (Sai)
- Ý thức là “hình ảnh” về hiện thực khách quan trong óc người; nội dung phản ánh là khách quan. Hình thức phản ánh là chủ
quan.
- Ý thức là sự phản ánh tích cực, sáng tạo, gắn với thực tiễn xã hội:
+ Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh.
+ Xây dựng các học thuyết về Lý thuyết khoa học.
+ Vận dụng để cải tạo hoạt động thực tiễn.
- Ý thức mang bản chất lịch sử - xã hội:
+ Điều kiện lịch sử
+ Quan hệ xã hội
Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu
sự chi phối không chỉ của các quy luật sinh học mà chủ yếu là các quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện
sinh hoạt hiện thực của xã hội quy định. Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội.
12.Phản ánh của ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo trên cơ sở thực tiễn xã hội (Đúng)

Ý thức là sự phản ánh tích cực, sáng tạo, gắn với thực tiễn xã hội. Sự phản ánh này là quá trình thống nhất của 3 mặt:
- Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh.
- Xây dựng các học thuyết về Lý thuyết khoa học.
- Vận dụng để cải tạo hoạt động thực tiễn.
Ví dụ: Trong chuyện thầy bói xem voi người sờ vào cái vòi thì chỉ nhận thức được cái vòi, người sờ vào cái tai thì có nhận thức
về cái tai..... vì họ mù nên không nhìn thấy và không nhận thức được tất cả các bộ phận đó mới cấu thành 1 con voi dẫn đến ý
thức về con voi bị lệch theo chủ quan của mỗi người.
13.Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng. (Đúng)
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng mà trong đó vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn
gốc của ý thức và quyết định ý thức nhưng không thụ động mà có thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động của con người.
Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức:
- Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
- Vật chất quyết định nội dung của ý thức.
- Vật chất quyết định bản chất của ý thức.
- Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.
Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất:
- Thứ nhất, ý thức tác động trở lại thế giới vật chất, thường thay đổi chậm so với sự biến đổi của thế giới vật chất.
- Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
- Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người.
- Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong thời đại ngày nay.
14.Quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức đòi hỏi con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn chỉ
cần tôn trọng quy tắc khách quan. (Sai)
Theo ý nghĩa phương pháp luận, để quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức đòi hỏi con người trong nhận
thức và hành động cần:
- Tôn trọng nguyên tắc khách quan và chống chủ nghĩa chủ quan, bệnh chủ quan duy ý chí, chủ nghĩa duy vật tầm thường, chủ
nghĩa thực dụng, chủ nghĩa khách quan.
- Phát huy tính năng động chủ quan và chống thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ,...
15.Biện chứng chủ quan và biện chứng khách quan là hai hình thức biện chứng. (Đúng)
- Biện chứng khách quan (biện chứng của thế giới vật chất): là khái niệm dùng để chỉ biện chứng của bản thân thế giới tồn tại
khách quan, độc lập với ý thức con người
- Biện chứng chủ quan (tư duy biện chứng): là sự phản ánh biện chứng khách quan vào đầu óc con người, là biện chứng của
chính quá trình nhận thức, là biện chứng của tư duy phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người => mang tính ý thức
của con người.
Ví dụ: Khi giải quyết về một vấn đề hai người sẽ có thể đưa ra hai phương án khác nhau và có thể đều có những lý luận để bảo
vệ về ý kiến của mình => đó là biện chứng khách quan bởi câu chuyện của hai người tồn tại độc lập với ý thức và quan điểm
của chúng ta.
Nhưng nếu như ta đặt mình vào vị trí của một trong hai người nêu trên để tham gia đánh giá thì chúng ta sẽ bị một cái nhìn
phiến diện của bản thân sẽ làm ảnh hưởng đến sự đánh giá hai phương án giải quyết về vấn đề => đó là biện chứng chủ quan
vì có sự phản ánh hiện thực vào bộ óc của chúng ta, mang quan điểm và mang ý thức của chúng ta.

8. Định nghĩa vật chất của Lênin đã giải quyết khoa học về vấn đề cơ bản của triết học. (Đúng)
9.Định nghĩa vật chất của Lênin đã triệt để khắc phục hạn chế của CNDV cũ, bác bỏ CNDT, bất khả tri. (Đúng)
10.Vận động của vật chất là tuyệt đối, vĩnh viễn còn đứng im là vật chất tương đối, tạm thời. (Đúng)
11.Ý thức con người vừa mang bản chất tự nhiên, vừa mang bản chất xã hội. (Sai)
12.Phản ánh của ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo trên cơ sở thực tiễn xã hội (Đúng)
13.Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng. (Đúng)
14.Quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức đòi hỏi con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn chỉ
cần tôn trọng quy tắc khách quan. (Sai)
15.Biện chứng chủ quan và biện chứng khách quan là hai hình thức biện chứng. (Đúng)

You might also like