You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ LỚP QHQT 2023-2024

1. Hãy cho biết vấn đề cơ bản của triết học theo quan điểm của Engels. Tại
sao gọi đó là vấn đề cơ bản của triết học?
o Theo Engels, Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ
giữa tư duy và tồn tại. Vấn đề cơ bản có 2 mặt: mối quan hệ giữa vật chất và ý thức và con người
có khả năng nhận thức được thế giới hay không

o Nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của
triết học, điều đó đã được chứng minh trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học,
mặt khác nó cũng là là tiêu chuẩn để xác lập trường thế giới quan của các triết gia và học thuyết
của họ.

2. Cho biết quan niệm của CN Marx-Lenin về ‘vật chất” và ý nghĩa


phương pháp luận của quan niệm về vật chất của CN Marx-Lenin?
o Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người
trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc
vào cảm giác.
+ VC là thực tại khách quan-cái tồn tại hiện thực bên ngoài YT và không lệ thuộc vào YT
+ VC là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác
+ VC là cái mà ý thức chắng qua chỉ là sự phản ánh của nó
o Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Định nghĩa VC của Lenin đã giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của
CNDVBC. Cung cấp thế giới quan và phương pháp luận khoa học để chống CNDT, thuyết không
thể biết, CNDV siêu hình
+ Định nghĩa VC của Lenin là cơ sở KH cho việc xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội-Đó là
điều kiện sinh hoạt vật chất, hoạt động vật chất và các quan hệ vật chất xã hội. Liên kết
CNDVBC và CNDVLS thành một hệ thống lý luận thống nhất, giúp phân tích một cách DVBC
các vấn đề của CNDVLS.
3. Nói “vật chất tồn tại bằng cách vận động” có nghĩa là bất kì sự vật, hiện
tượng vật chất nào cũng vận động, không có sự kiện, hiện tượng nào
đứng im, có phải không?

+ Về tính tuyệt đối, thì nó đúng, vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, vì vậy không có nơi
đâu và ở nơi nào vật chất không vận động
+ Về tính tương đối,thì nó sai, sự vận động không ngừng của vật chất không những không loại trừ
mà trái lại còn bao hàm trong đó sự đứng im tương đối. Đứng im chỉ xảy ra trong một mối quan
hệ nhất định, chỉ xảy ra với một hình thức vận động nào đó, ở một lúc nào đó. Hơn nữa, dứng im
là sự biểu hiện của một trạng thái vận động- vận động trong thăng bẳng, trong sự ổn định tương
đối khi mà sự vật chưa thay đổi căn bản về chất, vẫn còn là nó và chưa chuyển hó/a thành cái
khác.
4. Trình bày quan điểm của CNDVBC về nguồn gốc và bản chất của ý
thức?
a. Nguồn gốc của ý thức:
Thứ nhất, nguồn gốc tự nhiên

Thứ hai, nguồn gốc xã hội

Tự nhiên:
b. Bản chất của ý thức:
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người.
Trong ý thức của chủ thể, sự phù hợp giữa tri thức và khách thể chỉ là tương đối, biểu tượng về
the gioi khách quan có thể đúng đắn hoặc sai lầm, và cho dù phản ánh chính xác đến đâu thì cũng
chỉ là sự phản ánh gần đúng khách thể. Sáng tạo là đặc trưng bản chất nhất của ý thức. Ý thức là
hình thức phản anh cao nhất của bộ óc con nguời về hiện thực khách quan trên cơ sở thực tiễn xã
hội-lịch sử.
5. Trình bày quan điểm của CNDVBC về mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức?
- Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức
tác động tích cực trở lại vật chất
o Vật chất quyết định ý thức
+Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc ý thức
+ Thứ hai, vật chất quyết định nội dung ý thức
+ Thứ ba, vật chất quyết định bản chất ý thức
+ Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức
o Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
+Thứ nhất, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào trong đầu óc con người, do vật chất
sinh ra, nhưng khi đã ra đời thì ý thức có quy luật vận động, phát triển riêng, không lệ
thuộc máy móc vào vật chất.
+Thứ hai, con người dựa trên những tri thức về thế giới khách quan, hiểu biết những quy
luật khách quan, đề ra mục tiêu, phương hướng, biện pháp và quyết tâm thực hiện mục
tiêu đã xác định
+ Thứ ba, ý thức chỉ đạo hành động của con người
+ Thứ tư, trong thời đại thông tin, kinh tế tri thức, khoa học công nghệ hiện đại thì vai trò
của ý thức ngày càng to lớn.
6. Phân biệt “biện chứng khách quan” và “biện chứng chủ quan”
- -Biện chứng khách quan là biện chứng của bản thân thế giới tồn tài khách quan, độc lập với ý
thức con người
- Biện chứng chủ quan là chỉ biện chứng của ý thức. Khái niệm biện chứng chủ quan chính là
sự phản ánh mối liên hệ, sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào đầu óc, tư duy của
con người.
- Theo Angels: Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, còn biện
chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh sự chi phối... của sự vận
động thông qua những mặt đối lập..., thông qua sự đấu tranh thường xuyên... và sự chuyển
hóa cuối cùng của chúng từ mặt đối lập này thành mặt đối lập kia
7. Dựa trên cơ sở nào mà phép biện chứng duy vật cho rằng tất cả mọi sự
vật, hiện tượng của thế giới đều tồn tại trong những mối liên hệ, tác
động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau?

Tính thống nhất vật chất của thế giới; nghĩa là thế giới này thống nhất ở tính vật chất của nó, mọi
sự vật, hiện tượng đều là một phần, một dạng của vật chất, chịu sự chi phối của các quy luật
khách quan, phổ biến của thế giới vật chất. Các dạng vật chất chuyển hóa, tương tác qua lại lẫn
nhau, không tách rời nhau. Sự biến đổi, tương tác của chất này dẫn đến sự biến đổi, tương tác của
chất kia.

You might also like