You are on page 1of 5

Chủ nghĩa duy vật

Chủ nghĩa duy vật là trào lưu triết học cho rằng tồn tại (tự nhiên, vật chất)
có trước tư duy (tinh thần, ý thức) và quyết định ý thức.
Được thể hiện qua ba hình thức qua chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ
nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng:
Chủ nghĩa duy vật chất phác: thừa nhận tính chất thứ nhất của vật chất
nhưng lại đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể của vật chất
và đưa ra những kết luận mà sau người ta thấy mang nặng tính trực quan
và ngây thơ, chất phác. Tuy hạn chế do trình độ nhận thức thời đại về vật
chất và cấu trúc đồ vật chất, nhưng chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ
đại về cơ bản là đúng vì nó đã lấy bản thân thế giới tự nhiên để giải thích
thế giới, không viện đến thần linh, thượng đế hay các lực lượng siêu
nhiên.
Chủ nghĩa duy vật siêu hình: là hình thức cơ bản thứ hai trong lịch sử chủ
nghĩa duy vật, chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu
hình, cơ giới - phương pháp nhìn thế giới như một cỗ máy khổng lồ mà
mỗi bộ phận tạo nên thế giới đó về cơ bản ở trong trạng thái biệt lập và
tĩnh tại. Tuy không phản ánh đúng hiện thực trong toàn cục nhưng chủ
nghĩa duy vật siêu hình đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi thế giới
quan duy tâm và tôn giáo, đặc biệt là thời kỳ chuyển tiếp từ đêm trường
trung cổ sang thời kỳ phục hưng.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng: là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa
duy vật do C. Mác và Ph. Ăngghen xây dựng vào những năm 1940 và
được Lênin phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết trước
đó và sử dụng triệt để cá thành tựu của khoa học đương thời. Chủ nghĩa
duy vật biện chứng đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật siêu hình và là đỉnh cao trong sự phát
triển của chủ nghĩa duy vật. Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ
phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân nó tồn tại mà còn là một
công cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện
thực ấy.

Chủ nghĩa duy tâm


Chủ nghĩa duy tâm gồm hai phái: chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ
nghĩa duy tâm khách quan.
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con
người. Trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, chủ nghĩa
duy tâm khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp của những
cảm giác.
Chủ nghĩa duy tâm khách quan: cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức
nhưng coi đó là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với
con người. Thực thể tinh thần khách quan này thường được gọi bằng
những cái tên khác nhau bằng như ý niệm, tinh thần tuyệt đối, lý tính thế
giới,...
Chủ nghĩa duy tâm triết học cho rằng ý thức, tinh thần là cái có trước và
sản sinh ra giới tự nhiên. Bằng cách đó, chủ nghĩa duy tâm đã thừa nhận
sự sáng tạo của một lực lượng suy nhiên nào đó đối với toàn bộ thế giới.
Vì vậy, tôn giáo thường sử dụng các học thuyết duy tâm làm cơ sở lý
luận, luận chứng cho các quan điểm của mình, tuy có sự khác nhau đáng
kể giữa chủ nghĩa duy tâm triết học và chủ nghĩa duy tâm tôn giáo. Cơ sở
của chủ nghĩa duy tâm triết học lả sản phẩm của tư duy lý tính dựa trên
cơ sở tri thức và năng lực mạnh mẽ của tư duy.

Định nghĩa về vật chất


Vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và
không lệ thuộc vào ý thức con người. Là phạm trù triết học dùng để chỉ
thực tại khác quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm
giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và không lệ thuộc vào cảm
giác.

Nguồn gốc, bản chất của ý thức


Nguồn gốc của ý thức: Ý thức ra đời là kết quả của quá trình tiến hóa lâu
dài của tự nhiên và xã hội.
+ Nguồn gốc tự nhiên: Bộ óc cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ
óc, đố là nguồn gốc tựu nhiên của ý thức
+ Nguồn gốc xã hội:
. Lao động
. Ngôn ngữ
Bản chất của ý thức: là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá
trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khác quan của óc người. Là
hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, nội dung mà ý thức phản ánh
là khách quan còn về hình thức là chủ quan. Ý thức có tính tích cực, sáng
tạo và gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội.
=> Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện
thực khách quan trên cơ sở thực tiễn xã hội - lịch sử.
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức,
ý nghĩa phương pháp luận
Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, vật chất và ý thức có mối quan hệ
biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích
cực trở lại vật chất.
* Vật chất quyết định ý thức:
1. Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
Vật chất “sinh” ra ý thức vì ý thức gắn liền với sự xuất hiện của con
người. Mà con người là do giới tự nhiên, vật chất sinh ra, nên lẽ tất nhiên,
ý thức - một thuộc tính của bộ óc con người - cũng do giới tự nhiên, vật
chất sinh ra.
2. Vật chất quyết định nội dung của ý thức:
Ý thức là phản ánh hiện thức khách quan.
3. Vật chất quyết định bản chất của ý thức:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng xem xét thế giới vật chất là thế giới của
con người hoạt động thực tiễn và thực tiễn là hoạt động vật chất có tính
cải biến thế giới của con người - là cơ sở để hình thành, phát triển ý thức,
trong đó ý thức của con người vừa phản ánh vừa sáng tạo. Sáng tạo trong
phản ánh và phản ánh trong sáng tạo.
4. Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức:
Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với quá trình biến đổi
của vật chất; vật chất thay đổi thì sớm hay muộn, ý thức cũng phải thay
đổi theo.
* Ý nghĩa phương pháp luận: tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát
huy tính năng động chủ quan. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn,
mọi chủ trương, đường lối, kế hoạch, mục tiêu đều phải xuất phát từ thực
tế khách quan, từ những điều kiện tiền đề vật chất hiện có. Phải tôn trọng
và hành động theo quy luật khách quan, nếu không sẽ gây ra những hậu
quả, tai hại khôn lường. Nhận thức được sự vật, hiện tượng phải chân
thực, đúng đắn, tránh tô hồng hoặc bôi đen đối tượng, không được gán
cho đối tượng cái mà nó không có. Nhìn chung, nhận thức, cải tạo sự vật,
hiện tượng, phải xuất phát từ chính bản thân với những mối thuộc tính,
mối liên hệ bên trong vốn có của nó.

Phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến


1. Định nghĩa về mối liên hệ phổ biến:
- Mối liên hệ: là khái niệm dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại

chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các
yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới. Hiểu một cách khái quát
thì:
+ “sự quy định” là sự lệ thuộc vào nhau giữa các sự vật (hay hiện tượng)
A và B.
+ “tác động qua lại” là tác động hai chiều (A ↔ B); A tác động vào B,
đồng thời B
cũng tác động vào A.
+ “chuyển hóa lẫn nhau” là A “biến” thành một phần hay toàn bộ B và
ngược lại.
Mối liên hệ phổ biến: là khái niệm nói lên rằng mọi sự vật, hiện tượng
trong thế giới (cả tự nhiên, xã hội và tư duy) dù đa dạng phong phú,
nhưng đều nằm trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Cơ sở
của mối liên hệ này là tính thống nhất vật chất của thế giới.
2. Ý nghĩa phương pháp luận
Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chúng ta phải xem xét sự vật, hiện tượng
với tất cả các mặt, các mối liên hệ; đồng thời phải đánh giá đúng vai trò,
vị trí của từng mặt, từng mối liên hệ; nắm được mối liên hệ chủ yếu có
vai trò quyết định.
Nguyên tắc toàn diện bao hàm quan điểm lịch sử cụ thể. Quan điểm lịch
sử cụ thể đòi hỏi phải nhận thức đầy đủ các mối liên hệ của sự vật, nắm
được bản chất bên trong, trực tiếp, đồng thời nhận thức được không gian,
thời gian, điều kiện cụ thể của sự tồn tại và xuất hiện các mối liên hệ, trên
cơ sở đó mới nắm bắt được xu hướng biến đổi của các sự vật, hiện tượng.
Nguyên tắc toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện (cách xem xét
từng mặt, không có sự liên hệ và tách rời nhau, không thấy được mối liên
hệ nhiều vẻ, đa dạng của sự vật).

Nguyên lý về sự phát triển


1. Định nghĩa nguyên lý về sự phát triển
Vận động: là mọi biến đổi nói chung, chưa nói lên khuynh hướng cụ thể:
đi lên hay đi xuống, tiến bộ hay lạc hậu.
Phát triển: là sự vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
Nội dung của nguyên lý phát triển:
+ Là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn.
+ Quan điểm biện chứng thừa nhận tính phức tạp, tính không trực tuyến
của quá trình phát triển. Sự phát triển có thể diễn ra theo con đường
quanh co, phức tạp, trong đó không loại trừ bước thụt lùi tương đối.
+ Phát triển là sự vận động có khuynh hướng tạo ra cái mới hợp quy luật.
Phát triển gắn liền với sự ra đời của cái mới này.
2. Ý nghĩa phương pháp luận:
- Quan điểm phát triển yêu cầu khi xem xét các sự vật hiện tượng phải đặt
nó trong sự vận động, trong sự phát triển, phải phát hiện ra các xu hướng
biến đổi, chuyển hóa của chúng.
- Quan điểm phát triển đối lập với quan điểm bảo thủ, trì truệ, việc tuyệt
đối hóa tri thức là kết quả của sự nhận thức về sự vật trong một hoàn cảnh
cụ thể và xem xét nó như là tri thức đúng cho cả quá trình phát triển của
sự vật.
- Quan điểm phát triển đòi hỏi phải nhận thức các sự vật, hiện tượng phải
nhìn thấy khuynh hướng biến đổi trong tương lai của chúng: cái cũ, cái
lạc hậu sẽ mất đi; cái mới, cái tiến bộ sẽ ra đời thay thế cái cũ, cái lạc hậu.
Phải có thái độ lạc quan tin tưởng có sự tất thắng của cái mới, cái tiến bộ.

You might also like