You are on page 1of 8

Họ và tên: Lê Thị Thảo Nhi

MSSV: 31231026987

Lớp: FE0001

STT: 33

Mã học phần: 24D1PHI51002332

KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊ NIN

Câu 1:

a) Trình bày các hình thức của phép biện chứng

- Phép biện chứng là khái niệm dùng để chỉ học thuyết về sự vận động, biến đổi, phát
triển và sự tác động, chuyển hóa của thế giới vạn vật, bao gồm một hệ thống các quan
điểm, tư tưởng biện chứng nhất định.

- Ba hình thức cơ bản của phép biện chứng:

+ Phép biện chứng cổ đại

+ Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức

+ Phép biện chứng duy vật

Trong đó phép biện chứng duy vật là hình thức phát triển cao nhất.

- Thứ nhất: Phép biện chứng chất phác thời cổ đại là hình thức đầu tiên của phép biện
chứng trong lịch sử triết học. Phép biện chứng chất phác thời cổ đại là một nội dung
cơ bản ở trong nhiều hệ thống triết học của các đất nước Trung Quốc, Ấn Độ và Hy
Lạp cổ đại. Phép biện chứng tự phát thời cổ đại: các nhà biện chứng cả phương Đông
và phương Tây thời cổ đại đã thấy được các sự vật, hiện tượng của vũ trụ vận động
trong sự sinh thành, biến hóa vô cùng vô tận. Tuy nhiên, những gì mà các nhà biện

1
chứng thời đó thấy được chỉ là trực kiến, chưa có các kết quả của nghiên cứu và thực
nghiệm khoa học minh chứng.

- Thứ hai: Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức. Đỉnh cao của hình thức này được
thể hiện trong triết học cổ điển Đức, người khởi đầu là Kant và người hoàn thiện là
Hegel. Có thể khẳng định, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của tư duy nhân loại,
các nhà triết học Đức đã trình một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất
của phương pháp biện chứng. Theo các nhà triết học Đức, biện chứng bắt đầu từ tinh
thần và kết thúc cũng ở tinh thần. Thế giới hiện thực chỉ chỉ là sự phản ánh biện chứng
của ý niệm nên phép biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức là biện chứng duy
tâm.

- Thứ ba: Phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật được thể hiện trong triết
học do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng, sau đó được V.I.Lênin và các nhà triết học
hậu thế phát triển. C.Mác và Ph.Ăngghen đã gạt bỏ tính thần bí, tư biện của triết học
cổ điển Đức, kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm để xây
dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và
về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất. Công lao của Mác và Ph.Ăngghen còn ở
chỗ tạo được sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng trong lịch sử
phát triển triết học nhân loại, làm cho phép biện chứng trở thành phép biện chứng duy
vật và chủ nghĩa duy vật trở thành chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Phép biện chứng duy vật được coi là hình thức phát triển cao nhất của phép biện
chứng vì:

- Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với
phương pháp biện chứng; giữa lý luận nhận thức với logic biện chứng. Mỗi nguyên lý
của phép biện chứng duy vật đều được xây dựng trên lập trường duy vật; mỗi luận
điểm của phép biện chứng duy vật là kết quả của sự nghiên cứu, được rút ra từ giới tự
nhiên và trong lịch sử xã hội loài người; mỗi nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép
biện chứng đều được luận giải trên cơ sở khoa học và được chuẩn bị bằng toàn bộ sự
phát triển của tự nhiên học trước đó. Chính vì vậy, phép biện chứng duy vật đã đưa
phép biện chứng từ tự phát đến tự giác, tạo ra chức năng phương pháp luận chung

2
nhất, định hướng hoạt động lý luận và thực tiễn, giúp con người đề ra những nguyên
tắc tương ứng và là một hình thức tư duy quan trọng nhất đối với khoa học tự nhiên
hiện đại, bởi vì chỉ có nó mới có thể đem lại sự loại suy và do đó đem lại phương pháp
giải thích những quá trình phát triển diễn ra trong thế giới tự nhiên, giải thích những
mối quan hệ chung, những bước quá độ từ một lĩnh vực nghiên cứu này sang một lĩnh
vực nghiên cứu khác.

- Về đặc điểm của phép biện chứng duy vật là khẳng định các sự vật, hiện tượng tồn
tại trong mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hoá lẫn nhau, do đó tư duy biện chứng
không chỉ thấy các sự vật, hiện tượng cá biệt, mà còn thấy những các mối quan hệ lẫn
nhau giữa chúng; không chỉ thấy sự tồn tại, mà còn thấy cả sự sinh thành và sự tiêu
vong, không chỉ thấy trạng thái tĩnh, mà còn thấy cả trạng thái động của chúng; không
chỉ thấy cây, mà còn thấy cả rừng. Phép biện chứng duy vật mềm dẻo, linh hoạt, thừa
nhận trong những trường hợp cần thiết. Do đó, phép biện chứng duy vật là một bước
nhảy vọt về chất trong lĩnh vực nhận thức; khắc phục những hạn chế của phép biện
chứng cổ đại, đẩy lùi phép siêu hình, cải tạo phép biện chứng duy tâm, trở thành
phương pháp luận chung nhất của hoạt động nhận thức và thực tiễn.

- Đây còn là công cụ tư duy sắc bén, giúp con người nhận thức đúng đắn về thế giới
và cải tạo thế giới. Cung cấp cho con người phương pháp tư duy khoa học giúp con
người nhận thức được bản chất khách quan của thế giới, cũng như dự đoán được xu
hướng phát triển của sự vật hiện tượng và tìm ra hướng giải quyết những vấn đề trong
thực tiễn. Ngoài ra,còn mang tính ứng dụng cao trong mọi lĩnh vực đời sống, ví dụ
như trong khoa học tự nhiên sẽ giúp giải thích các hiện tượng tự nhiên, dự đoán các
hiện tượng thiên tai, động đất, sóng thần. Đối với khoa học xã hội thì sẽ giúp nghiên
cứu các quy luật phát triển của xã hội, dự đoán các biến động xã hội, tốc độ tăng
trưởng kinh tế,… còn trong thực tiễn đời sống giúp con người giải quyết các vấn đề
trong cuộc sống, công việc.

Từ những lý do trên, phép biện chứng duy vật được coi là hình thức phát triển cao
nhất, không chỉ bởi khả năng hoàn chỉnh các khái niệm của phép biện chứng mà còn
bởi khả năng giải thích toàn diện sự vận động, biến đổi, phát triển, và tác động,

3
chuyển hóa của thế giới vật chất. Bằng cách kế thừa và sử dụng triệt để tinh hoa của
các học thuyết triết học trước đó, cùng với những thành tựu khoa học tự nhiên đương
thời, phép biện chứng duy vật đã vượt qua những hạn chế của những phép biện chứng
trước và từ đó, trở thành hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch
sử. Bằng cách phản ánh chính xác hiện thực khách quan trong mối liên hệ phổ biến và
sự phát triển, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã cung cấp các công cụ mạnh mẽ cho
hoạt động nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.

b. Phân tích định nghĩa vật chất của Lê-nin

- Quan niệm của triết học Mác - Lênin về vật chất thể hiện qua quan điểm của Ph.
Ăngghen, và đặc biệt là qua định nghĩa phạm trù vật chất của V.I.Lênin.

- Quan điểm của Ph. Ăngghen: "Vật chất với tính cách là vật chất, một sáng tạo thuần
túy của tư duy, và là một trừu tượng thuần túy... Do đó, khác với những vật chất nhất
định và đang tồn tại, vật chất với tính cách là vật chất không có sự tồn tại cảm tính"
(C.Mác và Ph.Ăngghen).

Theo quan điểm này, cần phân biệt vật chất với tính cách là một phạm trù của triết
học, một sáng tạo của tư duy con người trong quá trình phản ánh hiện thực với các sự
vật, hiện tượng cụ thể của thế giới vật chất.

- Quan điểm của V.I.Lênin vật chất: "Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực
tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng
ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác". Định nghĩa
vật của V.I.Lênin cho thấy:

+ Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức.

+ Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi nó tác động lên giác quan của con
người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

+ Vật chất là cái được ý thức phản ánh, còn ý thức của con người là sự phản ánh đối
với vật chất.

4
- Như vậy, theo quan niệm của triết học Mác - Lênin, các hiện tượng vật chất luôn tồn
tại khách quan, không lệ thuộc vào các hiện tượng tinh thần. Thuộc tính chung, cơ bản
nhất của vật chất là sự tồn tại khách quan ở bên ngoài ý thức. Tất cả những gì tồn tại
bên ngoài không phụ thuộc vào ý thức con người đều thuộc phạm trù vật chất.

- Quan niệm của triết học Mác - Lênin về vật chất, mà cụ thể là định nghĩa vật chất
của V.I.Lênin đã khắc phục được một số hạn chế cơ bản sau của triết học trước Mác
về vật chất:

+ Thứ nhất, bác bỏ quan niệm của câu quan niệm của chủ nghĩa duy tâm về vật chất
và mối quan hệ giữa vật chất với ý thức - đó là quan niệm phủ nhận đặc trưng "tự thân
tồn tại" của các sự vật, hiện tượng của thê giới; và cho rằng, bản chất thế giới là ý
thức, ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai; ý thức có trước và quyết định vật
chất.

+ Thứ hai, bác bỏ thuyết không thể biết, vì về nguyên tắc, con người có thể nhận thức
được thể giới vật chất. Trong thế giới vật chất không có cái gì là không thế biết, chỉ có
những cái đã biêt, đang biết và sẽ biết.

+ Thứ ba, khắc phục được những khuyết điểm trong các quan điểm duy vật chất phác
thời cổ đại và duy vật siêu hình thời cận đại về vật chất là đồng nhất vật chất với các
dạng cụ thể của nó. Không có một dạng cụ thể cảm tính nào của vật chất hay một tập
hợp nào đó các thuộc tính của vật chất lại có thể đồng nhất hoàn toàn với bản thần vật
chất. Vật chất với tính cách là phạm trù triết học là sản phẩm của sự trừu tượng hóa,
khái quát hóa nên không có các thuộc tính cụ thể như độ dài, ngắn, cao, thấp mà
chúng ta có thể cảm nhận trực tiếp bằng giác quan. Như vậy, vật chất phải được hiêu
là tất cả những gì tồn tại khách quan bên ngoài ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người
đã nhận thức được hay chưa nhận thức được.

+ Thứ tư, quan niệm vật chất của triết học Mác - Lênin cho phép xác định cái gì là vật
chất trong lĩnh vực xã hội. Đây là điều mà các nhà duy vật trước C.Mác cũng chưa đạt
tới. Nó giúp cho các nhà khoa học có cơ sở lý luận để giải thích những nguyên nhân

5
thuộc về sự vận động của phương thức sản xuất; trên cơ sở đó, người ta có thể tìm ra
các phương án tối ưu để hoạt động thúc đẩy xã hội phát triển.

Câu 2: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân kết quả:

a. Khái niệm

- Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật
hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến nhất định nào đó

- Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt
trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra

b. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân kết quả

- Nguyên nhân sinh ra kết quả, do vậy nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả,
còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân. Như vậy mối liên hệ nhân quả
không đơn thuần là sự kế tiếp nhau về mặt thời gian. Ngoài sự kế tiếp nhau về mặt
thời gian, mối quan hệ nhân quả còn là một mối quan hệ sản sinh.

- Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả và một kết quả có thể do một
hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên. Cùng một nguyên nhân trong điều kiện hoàn cảnh
khác nhau có thể gây nên nhiều kết quả khác nhau. Một kết quả có thể do một hay
nhiều nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hoặc tác động cùng một lúc

- Trường hợp có sự tác động của nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành kết quả thì
vị trí, vai trò của các nguyên nhân có sự khác nhau: có nguyên nhân trực tiếp, nguyên
nhân gián tiếp, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài,...

- Trong sự vận động của thế giới, không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối
cùng.

- Giữa nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa cho nhau. Điều đó có nghĩa là một
sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng trong mối
quan hệ khác là kết quả và ngược lại. Trong thế giới khác quan, chuỗi nhân quả là vô

6
cùng, không có bắt đầu, không có kết thúc. Vì vậy, để biết đâu là nguyên nhân, đâu là
kết quả, chúng ta phải đặt nó vào mối quan hệ xác định.

- Nguyên nhân là cái sản sinh ra kết quả, nhưng sau khi kết quả xuất hiện, mó không
giữ vai trò thụ động với nguyên nhân mà có ảnh hưởng tác động trở lại nguyên nhân
sinh ra nó. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân có thể diễn ra theo hai
hướng: hoặc là tác động tích cực thúc đẩy hoạt động của nguyên nhân, hoặc là tác
động tiêu cực làm cản trở hoạt động của nguyên nhân.

c. Ý nghĩa phương pháp luận:

- Thứ nhất, vì mọi liên hệ nhân quả có tính khách quan, tất yếu nên trong nhận thức và
thực tiễn phải tìm ra nguyên nhân của các hiện tượng trong thế giới hiện thực chứ
không phải ở ngoài thế giới, có tính chất thần bí

- Thứ hai, vì nguyên nhân sinh ra kết quả nên để giải quyết triệt để vấn đề cụ thể nào
đó trong cuộc sống, cần tìm ra nguyên nhân của nó và giải quyết từ nguyên nhân đó

- Thứ ba, vì một kết quả có thể được tạo từ nhiều nguyên nhân cho nên phải phân biệt
chính xác từng loại nguyên nhân để có phương pháp đúng đắn, phù hợp với mỗi
trường hợp cụ thể

- Thứ tư, vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả, đồng thời bản thân kết quả
đó có thể trở thành nguyên nhân của kết quả khác, cho nên trong cuộc sống cần có sự
xem xét, giải quyết một cách toàn diện, cụ thể, đặc biệt lường trước những kết quả
không mong muốn.

Vận dụng mối quan hệ trên vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân:

Nguyên nhân: Học tập chăm chỉ, đề cao việc học.

Kết quả:

- Nâng cao kiến thức: Bằng cách dành thời gian để học tập, em đã tiếp thu được rất
nhiều kiến thức bổ ích, tích lũy kinh nghiệm, có kiến thức và kĩ năng, xây dựng tương

7
lai cho mình. Không ai có thể khẳng định mình đã nắm chắc mọi thứ trong biển kiến
thức vô tận, do đó học tập là một hành trình dài lâu, không phải là một giai đoạn ngắn.

- Phát triển bản thân: Học tập giúp em phát triển tư duy, rèn luyện trí óc và hoàn thiện
nhân cách. Khi học tập, em có cơ hội khám phá bản thân, phát triển tài năng và sở
thích của mình. Từ đó sẽ có sự lựa chọn đúng đắn hơn cho con đường sự nghiệp của
em sau này.

- Tư duy sáng tạo: Học tập giúp em mở rộng tư duy, kích thích sự sáng tạo và khả
năng đổi mới.

Như vậy, việc dành thời gian hàng ngày để học tập nhiều điều bổ ích có thể được coi
là nguyên nhân, trong khi những kết quả như nâng cao kiến thức, phát triển bản thân,
tư duy sáng tạo có thể được xem là các kết quả của hoạt động nhận thức và thực tiễn
này.

You might also like