You are on page 1of 9

Theo quan điểm của triết học Mác Leenin, triết học là hệ thống quan điểm lý

luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó, là khoa học
về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư
duy.
Triết học cho rằng, tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới chỉ có thể thuộc
về 1 trong 2 lĩnh vực: vật chất hoặc ý thức( tinh thần)
Câu 2: Hãy nêu và phân tích nội dung định nghĩa vật chất của V.I. Lênin. Từ
đó, rút ra ý nghĩa phương pháp luận của nó?
Lenin đã đưa ra định nghĩa vật chất như sau: ‘Vật chất là 1 phạm trù triết học
dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta chép, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc
vào cảm giác’. Định nghĩa vật chất của Lenin cho thấy:
Thứ nhất, với tư cách là phạm trù triết học dùng để chỉ vật chất nói chung, vô
hạn, vô tận, không đucợ sinh ra, không bị mất đi
Thứ hai, thuộc tính đặc trưng và quan trọng nhất để nhận biết vật chất đó là
thuộc tính khách quan. Khách quan là cái tồn tại bên ngoài và không lệ thuộc
vào ý thức
Thứ 3, vật chất là cái tồn tại khách quan nhưng không phải tồn tại tưởng tượng
mà tồn tại hiện thực qua các sinh vật cụ thể, vật chất gây nên cảm giác ở con
người khi nó tác động lên giác quan của con người một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp. Khẳng định con người có khả năng nhận thức được thế giới
Thứ 4, vật chất là cái được ý thức phản ánh, còn ý thức chẳng qua chỉ là sự
phản ánh vật chất. Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau
Như vậy, theo quan niệm của triết học Mác-Lenin, các hiện tượng vật chất luôn
tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào các hiện tượng tinh thần. Thuộc tính
chung duy nhất của vật chất là sự tồn tại khách quan bên ngoài ý thức. Tất cả
những gì tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào ý thức con người đều thuộc
phạm trù vật chất
Định nghĩa vật chất của Lenin có những ý nghĩa phương pháp luận như sau:
Thứ nhất, định nghĩa vật chất của Lenin đã bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa duy
tâm (quan điểm cho rằng ý thức là cái có trước, vật chất là cái có sau, ý thức
quyết định vật chất). Khắc phục được những mặt hạn chế của chủ nghĩa duy vật
trước Mác (chdv chất phác và cndv siêu hình) .Bác bỏ thuyết bất khả tri (quan
điểm cho rằng con người không thể nhận thức được thế giới) cũng như thuyết
hoài nghi. Giải quyết 1 cách đúng đắn và triệt để cả 2 mặt vấn đề cơ bản của
triết học
Thứ 2, nó đem lại niềm tin cho con người trong việc nhận thức và cải tạo thế
giới
Thứ 3, trong nhận thức và thực tiễn, đòi hỏi con người phải quán triệt nguyên
tắc khách qua- xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng khách quan đừng
chủ quan
Câu 3: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức theo quan
điểm của Triết học Mác - Lênin? Từ đó, rút ra ý nghĩa phương pháp luận của
nó?
a. Khái quát về vật chất và ý thức
- Khái quát về vật chất: Theo Triết học Mác - Lênin thì “Vật chất là phạm trù
triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong
cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác”. Thế giới vật chất tồn tại bằng phương thức vận
động. Hình thức tồn tại của các dạng vật chất là không gian và thời gian.
- Khái quát về ý thức: Theo Triết học Mác - Lênin thì ý thức ra đời từ các nguồn
gốc tự nhiên và xã hội. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong
bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo; ý thức là hình ảnh chủ quan của
thế giới khách quan; ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội.
b.Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thể hiện ở các nội dung sau:
Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau: ý thức là thuộc tính của bộ óc con
người nên chỉ khi có con người mới có ỳ thức, trong khi đó con người là kết quả
quá trình phát triển lâu dài và tiến hóa của giới tự nhiên, là sản phẩm của thế
giới vật chất
Vật chất là nguồn gốc của ý thức, vật chất quyết định ý thức: ý thức ra đời từ 2
nguồn gốc gồm 4 yếu tố, trong đó có yếu tố là bản than thế giới vật chất (thế
giới khách quan) hoặc là những dạng tồn tại của vật chất (bộ óc con người,
ngon ngữ), hoặc là 1 dạng hoạt động vật chất (lao động). Ý thức bị vc qui định
về nd vì ý thức là sự phản ánh tg vc, ý thức bị vc qui định về hình thức biểu hiện
vì sự vđ và phát triển của ý thức bị các qui luạt sinh học, xã hội và môi trường
sống mang tính vật chất qui định
Ý thức tđ trở lại vc thông qua hđ thực tiễn: yt là yt của con người, do đó sự tđ
trở lại vc của ý thức gắn liền với hđ thực tiễn con người. Thực tế cho thấy, mọi
hđ của con người đều do yt chỉ đạo, do đó yt tđ trở lại vc bằng cách trang bị
cho con người tri thức về thực tại khách quan, từ đó con người xđ mục tiêu, đề
ra phương hướng, lựa chọn kế hoạch, công cụ,…để thực hiện mục tiêu của
mình
c.Ý nghĩa ppl:
Từ đó, ta có thể rút ra ý nghĩa ppl như sau: trong nhận thức và thực tiễn, con
người chỉ đúng đắn và thành công khi tôn trọng cái khách quan rồi sau đó mới
phát huy tính năng động chủ quan, trong nhận thức không được chủ quan,
trong hành động không được thụ động
Câu 4: Hãy phân tích nội dung cơ bản của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến?
Từ đó, rút ra ý nghĩa phương pháp luận của nó và liên hệ với thực tiễn của
bản thân?
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là 1 trong 2 nguyên lý cơ bản của phép biện
chứng duy vật. Nguyên lý này kđ mọi sự vật, ht luôn nằm trong những mlh đa
dạng và phổ biến
Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động qua lại, sự chuyển
hóa lẫn nhau giữa các mặt trong 1 sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau. Nó có
các tính chất sau. Mlh phổ biến là mlh xảy ra 1 cách phổ biến ở tất cả mọi sv, ht,
ở mọi lĩnh vực của thế giới: tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Nó có các tính
chất sau:
Tính khách quan: các mlh là cái vốn có của sự vật, nó không phụ thuộc vào ý
thức của con người
Tính phổ biến: nghĩa là bất kỳ sự vật nào cũng có các mlh bên trong và bên
ngoài
Tính đa dạng, phong phú: sự vật khác nhau có các mlh cũng khác nhau
Các ý nghĩa ppl rút ra được từ nguyên lý mlh phổ biến đó là:
Cần phải có quan điểm toàn diện, nghĩa là khi xem xét 1 sự vật cụ thể nào đó
thì ta phải tìm hiểu tất cả các mlh của nó rồi mới suy ra bản chất của nó
Cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể, nghĩa là khi xem xét 1 sự vật nào đó thì ta
phải tìm hiểu không gian và thời gian của nó, tức cần nghiên cứu cả những mlh
của sv trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của nó
Chống lại quan điểm phiến diện (nghĩa là xem xét qua loa 1 vài mlh đã vội đánh
giá bản chất của sự vật)
Chống lại quan điểm triết chung (nghĩa là san bằng vai trò của các mlh, xem
chúng có ý nghĩa như nhau)
Chống lại quan điểm ngụy biện (nghĩa là bám vào 1 vài mlh không cơ bản để
biện minh cho 1 tư tưởng nào đó)
Qua nguyên lý về mlh phổ biến ta có thể rút ra đucợ bài học để liên hệ với bản
thân trong thực tiễn đời sống như sau: Khi nhìn nhận một người, cần nhìn đa
chiều, đặt nó trong nhiều mối liên hệ với những người khác, kể cả những mlh
trong quá khứ và hiện tại để rồi mới đưa ra kết luận về bản chất của người đó,
không được chỉ xem xét 1 vài mlh, nghe nhận xét từ 1 phía rồi đưa ra cái nhìn
phiến diện về bản chất của người đó.
Câu 5: Hãy phân tích nội dung cặp phạm trù bản chất và hiện tượng. Từ đó,
hãy rút ra ý nghĩa phương pháp luận của nó và liên hệ với thực tiễn của bản
thân?
Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mlh tất nhiên, tương đối ổn định
bên trong sự vật, qui định xu hướng vđ và phát triển của sv.
Hiện tượng là sự biểu hiện ra bên ngoài của bản chất nào đó trong những điều
kiện xác định
Vd: bc của xã hội tư bản là giai cấp tư sản bóc lột gc vô sản, hiện tượng biểu
hiện ra là cuộc sống xa hoa trụy lạc của gcts và đời sống cực khổ của gcvs=
Bản chất và hiện tượng có mối quan hệ vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với
nhau thể hiện ở:
Tính thống nhất: bản chất biểu hiện ra bên ngoài thành hiện tượng, còn hiện
thượng thì có tính bản chất, không có bản chất thuần túy tách rời ht, cũng
không có ht lại không phản ánh 1 bản chất nào đó. Khi bản chất thay đổi thì ht
sẽ thay đổi theo, nếu có 1 bc mới xuất hiện thì sẽ xuất hiện những ht mới phản
ảnh bc mới
Tính mâu thuẫn: bc là cái bên trong còn ht là cái bên ngoài. Bc là cái tương đối
ổn định còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi. Bc là cái sâu sắc hơn ht,
còn ht đa dạng, phong phú hơn bản chất, cùng 1 bc có thể biểu hiện ra ở nhiều
hiện tượng khác nhau tùy theo sự thay đổi của đk và hoàn cảnh. Ht là cái biểu
hiện ra bên ngoài của bc nhưng không phải lúc nào nó cũng hoàn toàn phù hợp
với bc, nhiều khi nó còn xuyên tạc bản chất.
Ý nghĩa ppl của cặp phàm trù bc và ht:
Trong nhận thức, do 1 bc có thể biểu hiện ra bằng nhiều ht khác nhau nên để
nhận thức đúng bc của sv, ta phải tìm hiểu tất cả các ht biểu hiện ra bên ngoài
của bc
Trong thực tiễn, do bc có vai trò qđ sự phát triển của sv nên ta phải căn cứ vào
bc của sv để xđ phương hướng cải tạo sv
Câu 6: Hãy phân tích nội dung quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về
lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại. Từ đó, hãy rút ra ý nghĩa
phương pháp luận của nó và liên hệ với thực tiễn của bản thân?
Chất là phạm trù tiết học dùng để chỉ tính qui định khách quan vốn có của sv, là
sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sv là nó chứ không phải là
cái khác. Nói tóm lại, chất là những thuộc tính đặc trưng chỉ có ở sv này chứ ko
có ở sv khác
Thuộc tính của sv là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấu thành
sv, kết cấu của sv
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính qui định khách quan vốn có của sv
về mặt số lượng(ít, nhiều), qui mô(to, nhỏ), trình độ(cao, thấp), nhịp
điệu(nhanh chậm) vđ phát triển cúa sv
Vd của Mác về qui luật lượng chất: mỗi trạng thái rắn-lỏng-khí là 1 chất, xem
nhiệt độ là lượng, khi nhiệt độ thay đổi thì các trạng thái r-l-k thay đổi, đó là sự
tđ về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Ngược lại, khi trạng thái thay đổi thì
nhiệt độ cũng thay đổi, cho thấy sự tđ về chất dẫn đến sự tđ về lượng
Vậy , nội dung của qui luật lượng-chất là:
Thứ nhất, từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất:
Bất kì sv nào cũng đều có 2 mặt lượng-chất, chúng tđ lẫn nhau trong 1 giới hạn
nhất định mà ở đó lượng đổi nhưng chưa làm chất đổi, khoảng giới hạn đó gọi
là độ. Trong vd của Mác, độ chính là các khoảng: (-vô cực,0): nhiệt độ tăng lên
nhưng vẫn là chất rắn, (0,100): nhiệt độ tăng lên nhưng vẫn là chất lỏng,
(100,+vô cực): nhiệt độ tăng lên nhưng vẫn là chất khí
Điểm nút là ptth dùng để chỉ điểm giới hạn tại đó lượng đổi đủ để làm cho chất
đổi. Trong vd của Mác, khi nhiệt độ vượt quá 0 độ c thì R-L, khi nhiệt độ vượt
quá 100 độ c thì L-K => 0 độ C và 100 độ C là điểm nút
Bước nhảy là ptth dùng để chỉ sự biến đổi về chất của sv do sự tích lũy về lượng
trc đó gây ra. Trong vd của Mác, bước nhảy là lúc R-L-K
Thứ 2, từ sự thay đổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng thể hiện chất mới
có thể làm thay đổi qui mô, trình độ, nhịp điệu vđ phát triển của sv
Ý nghĩa ppl:
Trong nhận thức và thực tiễn con người phải biết từng bước tích lũy về lượng
để làm thay đổi về chất theo qui luật . Thực hiện theo nguyên tắc này giúp ta
tránh đc tư tưởng nôn nóng đốt cháy giai đoạn (tả khuynh)
Khi đã tích lũy đủ về lượng thì phải có quyết tâm để tiến hành bước nhảy. Thực
hiện theo nguyên tắc này giúp ta tránh đc tư tưởng bảo thủ (hữu khuynh)
Bản thân là 1 sinh viên, qui luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự
thay đổi về chất thể hiện ở chỗ: để tiến tới việc tốt nghiệp và đạt được tấm
bằng cử nhân, mỗi sinh viên phải tích lũy lượng (kiến thức) cho mình bằng việc
nghe các thầy cô giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, tự nghiên cứu, tìm tòi, tích
lũy kiến thức, bên cạnh những kiến thức trong sách vở là những kiến thức xã
hội từ các công việc làm thêm hoặc từ các hoạt động trong những câu lạc bộ,…
sau khi đã tích lũy đầy đủ lượng thì ta phải có quyết tâm tiến hành bước nhảy
đó là vượt qua kì thi tốt nghiệp để chuyển từ 1 sv đại học trở thành 1 cử nhân.
Cứ như vậy nếu muốn học cao hơn (thay đổi về chất) thì ta phải tiếp tục trải
qua quá trình học tập (tích lũy về lượng) để thực hiện bước nhảy
Câu 7: Thực tiễn là gì? Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Từ
đó, rút ra ý nghĩa phương pháp luận của nó?
a. Thực tiễn là gì
Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử-xã hội
của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. Thực tiễn có 3 hình thức cơ
bản:
Hoạt động sx vc: là hđ trong đó con người sd công cụ lđ tác động vào giới tự
nhiên để tạo ra của cải đáp ứng nhu cầu con người
Hoạt động CT-XH: là hđ của các tổ chức cộng đồng người khác nhau trong xh
nhằm cải biến những mqh xh
Hoạt động thực nghiệm khoa hoc: hđ được tiến hành trong những điều kiện do
con người tạo ra giống hoặc gần giống những trạng thái tự nhiên và xã hội
nhằm xác định các qui luật vận động và phát triển của đối tượng nghiên cứu
Nhận thức là những hoạt động tinh thần, là qt phản ánh tích cực, tự giác và
sáng tạo thế giới kq vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn
b. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
Thực tiễn là cơ sở, là động lực của nhận thức: thông qua hđ thực tiễn, con
người tác động đến đối tượng làm chúng bộc lộ các thuộc tính, qua đó nắm bắt
được bản chất, quy luật vđ cuat thế giới, hình thành các học thuyết khoa học.
Nhờ thực tiễn mà giác quan con người được hoàn thiện, năng lực tư duy được
củng cố, phát triển các phương tiện hiện đại mở rộng khả năng nhận thức
Thực tiễn là mục đích của nhận thức: nhận thức ra đời xuất phát từ nhu cầu
của thực tiễn và quay trở lại phục vụ thực tiễn. Đó không phải là những tri thức
viễn vông, không mục đích
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: chân lý là những tri thức phù hợp với hiện
thực khách quan (những tri thức đúng). Để kiểm tra tính đúng hay sai của tri
thức phải thông qua thực tiễn. Thực tiễn chính là tiêu chuẩn khách quan duy
nhất để kiểm tra chân lý
c. Ý nghĩa ppl:
Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, cần phải quán triệt quan điểm thực
tiễn trong nhận thức và hoạt động. Quan điểm thực tiễn yêu cầu:
Nhận thực sự vật phải gắn với nhu cầu thực tiễn
Phải lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng sai của kết quả nhận thức
Phải tăng cường tổng kết thực tiễn để rút ra những kết luận góp phần bổ sung,
hoàn thiện, phát triển nhận thức, lý luận
Câu 8: Hãy phân tích nguồn gốc, bản chất và đặc trưng của nhà nước? Từ đó,
liên hệ với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta
hiện nay?
Nguồn gốc của nhà nước:
Nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện nhà nước: Do sự phát triển LLSX dẫn đến
sự dư thừa tương đối của cải, xuất hiện chế độ tư hữu
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự xuất hiện nhà nước: do mâu thuẫn giai cấp
trong xã hội gay gắt không thể điều hòa được
Từ đó nhà nước ra đời là 1 tất yếu khách quan, nhằm duy trì trật tự xã hội
Bản chất của nhà nước:
Về bản chất, nhà nước là tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về mặt kinh tế
nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của giai cấp khác
Đặc trưng của nhà nước:
Nhà nước quản lý dân cư trên 1 vùng lãnh thổ nhất định
Nhà nước có cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với
mọi thành viên như: Hệ thống chính quyền, lực lượng vũ trang, cảnh sát, nhà
tù...
Nhà nước có hệ thống thuế khóa để nuôi bộ máy chính quyền
-Liên hệ với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta
hiện nay:
Thứ nhất, xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, đó là Nhà nước
của dân, do dân, vì dân.
Thứ hai, Nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở của Hiến pháp và
pháp luật. Pháp luật được đặt ở vị trí tối thượng để điều chỉnh các quan hệ xã
hội.
Thứ ba, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm
soát giữa các cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Thứ tư, Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo. Hoạt động của Nhà nước được giám sát bởi nhân dân với phương
châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thông qua các tổ chức, các cá
nhân được nhân dân ủy nhiệm.
Thứ năm, Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam tôn trọng quyền con người,
coi con người là trung tâm của sự phát triển.
Thứ sáu, tổ chức và hoạt động của BMNN theo nguyên tắc tập trung dân chủ,
có sự phân cấp và sự chỉ đạo thống nhất của TW.
Câu 9: Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người và bản
chất con người? Theo anh (chị) chúng ta cần phải làm gì để con người phát
triển toàn diện?
Quan điểm của triết học Mác Leenin về con người:
Con người là 1 thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật (tự nhiên) với mặt xã hội:
Mặt sinh vật (mặt con) thể hiện ở chỗ: con vật cần gì thì con người cũng cần cái
đó (đói thì ăn, khát thì uống...). Chất vô cơ cấu tạo nên cơ thể con vật cũng là
những chất vô cơ cấu tạo nên cơ thể con người. Con người kết quả tiến hóa và
phát triển của thế giới tự nhiên
Mặt xã hội (mặt người) thể hiện ở: quan hệ giữa con người với con người
Loài người không chỉ có nguồn gốc từ sự tiến hóa của vật chất tự nhiên mà còn
có nguồn gốc xã hội: nhờ lao động mà con người có khả năng vượt qua loài
động vật để tiến hóa và phát triển thành người
Loài người luôn bị chi phối bỡi các nhân tố xã hội và các qui luật xã hội
Bản chất của con người:
Trong hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa của những quan hệ xã
hội:
1 con người cụ thể sống trong 1 xh cụ thể trong 1 thời gian cụ thể, có rất nhiều
quan hệ xã hội (người thân,bạn bè, đồng nghiệp..),những qhxh đó có quan hệ
với nhau gọi là tổng hòa.
Bản chất của con người, xét trong tính hiện thực của nó chính là tổng hòa các
qhxh, bởi xh chính là xh của con người, đc tạo nên từ toàn bộ các quan hệ giữa
người với người trên các mặt kinh tế, văn hóa, chính trị...
Con người vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể của lịch sử:
Không có con người phi lịch sử mà trái lại luôn gắn với điều kiện hoàn cảnh lịch
sử nhất định. Với tư cách là thực thể xã hội, con người thoongqua hđ thực tiễn
tác động vào giới tự nhiên, làm cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn và
phát triển của nó thì đồng thời con người cũng sáng tạo ra lịch sử của nó, thực
hiện sự phát triển của lịch sử đó

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì một con người phát triển toàn diện là một con
người phát triển về các mặt: đức, trí, thể, mỹ
- Muốn phát triển về đức thì xã hội phải công bằng văn minh, có nền kinh tế
phát triển, nền khoa học tiên tiến.
- Muốn phát triển về trí thì phải có nền giáo dục hiện đại, phát huy được năng
lực của học sinh.
- Muốn phát triển về thể chất thì phải đầu tư cho thể dục thể thao.
- Muốn phát triển về mỹ thì phải có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, đề
cao các giá trị truyền thống.

You might also like