You are on page 1of 2

KIỂM TRA LẦN 1

Môn: Triết học Mác – Lênin - 75 phút (không sử dụng tài liệu)
Câu 1: Triết học là gì? Phân tích những nội dung cơ bản của vấn đề cơ bản của triết học?
Từ đó, xác định vai trò của triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội?
Gợi ý:
a. Triết học là hệ thống lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người
và về vai trò của con người trong thế giới ấy.
b. Nội dung vấn đề cơ bản của triết học
- Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề có vai trò nền tảng và là điểm xuất phát để giải quyết
những vấn đề còn lại.
- Vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Bởi lẽ, Thứ nhất, đây
chính là vấn đề mà các trường phái triết học đều đề cập tới và hướng tới giải quyết. Thứ hai, việc
giải quyết vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa vật chất và ý thức chính là cơ sở để giải
quyết mọi vấn đề khác của triết học.
- Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:
+ Mặt Thứ nhất trả lời câu hỏi: Ý thức và vật chất, cái nào có trước cái nào có sau, cái nào
quyết định cái nào?
+ Mặt Thứ hai trả lời câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
c. Vai trò của triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội
- Triết học Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp khoa học và cách mạng cho
con người trong nhận thức thực tiễn:
+ Triết học Mác - Lênin cung cấp những định hướng chung, có tính khái quát và phổ biến
cho mọi hoạt động ở mọi lĩnh vực cụ thể.
+ Trong mỗi hoạt động cụ thể cần tránh thái độ cực đoan, hoặc thổi phồng hoặc hạ thấp vai
trò định hướng của triết học
- Triết học Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách mạng
phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại phát triển mạnh mẽ.
+ Là cơ sở lý luận - phương pháp luận cho các phát minh khoa học, cho sự tích hợp và
truyền bá tri thức khoa học hiện đại.
+ Trong điều kiện quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay, triết học Mác - Lênin là cơ sở thế giới
quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng để phân tích xu hướng vận động, phát triển chứa
đựng tính phong phú và phức tạp của xã hội hiện đại.
- Triết học Mác -Lênin là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội
trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
+ Trong giai đoạn hiện nay, khi Chủ nghĩa xã hội đang rơi vào khủng hoảng, thoái trào, chủ
nghĩa Mác - Lênin nói chung và triết học Mác - Lênin nói riêng chính là cơ sở thế giới quan,
phương pháp luận khoa học để xây dựng mô hình mới về Chủ nghĩa xã hội.
+ Triết học Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho đổi mới tư duy lý
luận, là cơ sở cho việc nhận thức, xác định bối cảnh thế giới và đất nước, xác định mô hình
CNXH, con đường, bước đi lên CNXH ở nước ta.
Câu 2: Hãy phân tích nội dung định nghĩa vật chất của V.I. Lênin? Từ đó, rút ra ý nghĩa
phương pháp luận của định nghĩa này?
Gợi ý:
a. Định nghĩa: “Vật chất là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại khách quan, được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và
tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
b. Phân tích:
- Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức

1
- Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người bằng cách nào đó tác động lên giác quan của
con người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản
ánh.
c. Ý nghĩa phương pháp luận:
- Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn, phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn
trọng khách quan, đồng thời, phải phát huy tính năng động chủ quan.
+ Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan là xuất phát từ tính khách quan của
vật chất, có thái độ tôn trọng đối với hiện thực khách quan mà căn bản là tôn trọng quy luật, nhận
thức và hành động theo quy luật; tôn trọng vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với đời
sống tinh thần của con người, của xã hội.
+ Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo của ý
thức và phát huy vai trò của nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực, năng động,
sáng tạo ấy.
- Thực hiện nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan trong nhận
thức và thực tiễn đòi hỏi phải phòng, chống và khắc phục bệnh chủ quan, duy ý chí và chủ nghĩa
kinh nghiệm.
Câu 3: Hãy phân tích nội dung cơ bản của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong phép
biện chứng duy vật? Từ đó, rút ra ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý này và liên hệ với
thực tiễn của bản thân?
Gợi ý:
a. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: phép biện chứng duy vật khẳng định mọi sự vật, hiện
tượng luôn trong các mối liên hệ đa dạng, phổ biến.
- Khái niệm mối liên hệ: Mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng
buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng
hoặc giữa các đối tượng với nhau.
- Khái niệm mối liên hệ phổ biến: là phạm trù triết học dùng để chỉ các mối liên hệ xảy ra
một cách phổ biến ở tất cả mội sự vật, hiện tượng, ở mọi lĩnh vực của thế giới: tự nhiên, xã hội và
tư duy con người.
b. Tính chất của mối liên hệ phổ biến
+ Tính khách quan: các mối liên hệ phổ biến xuất hiện một cách khách quan trong sự tồn
tại, phát triển của thế giới
+ Tính phổ biến: các mối liên hệ phổ biến tồn tại trong mọi lĩnh vực của thế giới
+ Tính đa dạng, phong phú: các mối liên hệ xuất hiện và tồn tại một cách đa dạng phong
phú trong từng lĩnh vực, từng sự vật, hiện tượng.
c. Ý nghĩa phương pháp luận: Cần tuân thủ nguyên tắc toàn diện:
Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể thống nhất
của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó.
Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và nhận
thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại.
Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi trường
xung quanh.
Thứ tư, tránh rơi vào quan điểm phiến diện, một chiều, hoặc xem xét dàn trải, dễ rơi vào
thuật nguy biện và chủ nghĩa chiết trung.

You might also like