You are on page 1of 12

Đề cương Mác Lênin

Câu 1: Phân tích đn vật chất của LN, rút ra ý nghĩa pp luận.
*Định nghĩa: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ra chép lại, chụp lại. phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm
giác”
*Trong định nghĩa này, Lê nin chỉ rõ:
+ “Vật chất là một phạm trù triết học”. Đó là một phạm trù rộng và khái quát
nhất, không thể hiểu theo nghĩa hẹp như các khái niệm vật chất thường dùng
trong các lĩnh vực khoa học cụ thể hoặc đời sống hằng ngày.
+ Thuộc tính cơ bản của vật chất là “thực tại khách quan”, “tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác”. Đó chính là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất
và cái gì không phải là vật chất.
+ “Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác”. “tồn
tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Điều đó khẳng định “thực tại khách quan”
(vật chất) là cái có trước (tính thứ nhất), còn “cảm giác” (ý thức) là cái có
sau (tính thứ hai). Vật chất tồn tại không lệ thuộc vào ý thức.
+ “Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được
cảm giác của chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh”. Điều này nói lên “thực
tại khách quan” (vật chất) được biểu hiện thông qua các dạng cụ thể, bằng
“cảm giác” (ý thức) con người có thể nhận thức được. Và “thực tại khách
quan” chính là nguồn gốc, nội dung khách quan của “cảm giác”.
Định nghĩa của Lê nin về vật chất đã giải quyết được cả hai mặt của vấn đề
cơ bản của triết học theo lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng
*Ý nghĩa pp luận
- LN đã xđ được một định nghĩa khoa học làm nền tảng cho sự phát
triển của chủ nghĩa duy vật.
- Trả lời 2 mặt cơ bản của vấn đề triết học, phê phán chủ nghĩa duy tâm,
thuyết bất khả tri.
- Khắc phục được sai lầm cơ bản của triết học trước triết học Mác.
- Khắc phục thiếu sót, hạn chế của CNDV thời kỳ hiện đại, cổ đại.
- Cổ vũ các nhà khoa học đi sâu vào nghiên cứu khám phá về kết cấu
vật chất của thế giới.
Câu 2: Phân tích nguồn gốc và bản chất của ý thức. Rút ra ý nghĩa pp
luận:
*Nguồn gốc: theo quan điểm của duy vật biện chứng, Ý thức có 2 nguồn
gốc:
- Nguồn gốc tự nhiên:
+ Bộ óc người đang hoạt động với tốc độ rất nhanh và hoạt động này
cùng mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan.
+ Thế giới khách quan được phản ánh thông qua hoạt động của các giác
quan đã tác động đến bộ óc người, hình thành nên ý thức.
- Nguồn gốc xã hội:
+ Lao động: Nếu k có lđ thì k có ý thức, con người lđ mới sinh ra ý thức.
Trong qt lđ con người tác động vào tgioi khách quan biểu hiện thành
những hiện tượng nhất định mà con người có thể quan sát được. Thông
qua hoạt động của giác quan, tác động vào bộ óc con người, tạo ra khả
năng tri thức nói riêng và ý thức nói chung.
+ Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội
dung ý thức. Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện.
=> Nguồn gốc xã hội giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự ra đời của
ý thức.
*Bản chất:
- Ý thức là sự phản ánh năng động, sang tạo thế giới khách quan vào bộ
óc người.
- Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội.
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
*Ý nghĩa pp luận:
+ Vật chất là cái được phản ánh, ý thức là cái phản ánh, ý thức k có tính
vật chất. Vật chất là hiện thức khác quan, ý thức là hình ảnh của chủ
quan.
+ phản ánh của ý thức con người là sự phản ánh sáng tạo: tạo ra cái mới,
cái không tưởng, cái viễn tưởng, cái không có; Tạo ra những giả định, giả
thuyết; Tạo ra những phỏng đoán và dự báo tương lai.
+ phản ánh của ý thức con người là phản ánh năng động chỉ có thể thông
qua hoạt động thực tiễn của con người. Gồm 3 bước: Giữa chủ thể và
khách thể phải có sự trao đổi thông tin; Mô hình hóa đối tượng phản ánh
trong tư duy; Chuyển mô hình từ trong tư duy ra ngoài hiện thực thông
qua hđ thực tiễn bằng phương tiện ngôn ngữ.
+ Ý thức con người mang bản chất xã hội: K chỉ bị chi phối bởi các quy
luật tự nhiên mà còn bởi các quy luật xã hội.
Câu 3: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Rút
ra ý nghĩa pp luận.
*Vật chất quyết định ý thức thể hiện ở chỗ:
-Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất tiền đề, nguồn gốc cho sự ra
đời, tồn tại và phát triển của ý thức
-Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới
vật chất nên nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất.
-Trong đời sống xã hội thì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Vật
chất phát triển đến đâu thì ý thức, tư tưởng con người phát triển đến đó.
*Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con
người, thể hiện ở chô:
- Ý thức trang bị cho con người sự hiểu biết về thế giới xung quanh.
- Giúp con người xđ mục tiêu, lựa chọn phương pháp cho hoạt động của
mình.
- Tạo nên ở con người tình cảm, niềm tin, ý chí, thôi thúc con người nỗ lực
hành động để đạt được mục tiêu đề ra.
- Những ý thức tiến bộ, khoa học, cách mạng sẽ thúc đẩy sự phát triển.
Những ý thức lạc hâu, phản động lại ngăn cản sự phát triển.
*Ý nghĩa phương pháp luận:
- Khi đã thừa nhận vật chất quyết định ý thức thì trong hoạt động của mình
chúng ta phải tôn trọng khách quan, xuất phát từ thực tế khách quan, lấy
thực tế khách quan làm căn cứ, xuất phát cho mọi hành động của mình. Nếu
lấy tình cảm, ý muốn chủ quan làm căn cứ để đưa ra quyết định cho hành
động của mình thì chúng ta đã mắc sai lầm là chủ quan duy ý chí.
- Chúng ta phải tôn trọng và hành động theo các quy luật khách quan.
- Ý thức cũng tác động trở lại đối với vật chất thông qua hoạt động của con
người, vì vậy ta phải nâng cao tính tích cực của ý thức bằng cách không
ngừng học hỏi, tìm tòi, nâng cao năng lực nhận thức các quy luật khách quan
và vận dụng chúng vào hành động của mình.
- Khắc phục bệnh bảo thủ, trì trệ, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ trong quá
trình đổi mới hiện nay.
Câu 4: Phân tích 2 nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật. Rút
ra ý nghĩa pp luận.
4.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
-Kn: Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, tác động qua
lại, sự chuyển hóa lẫn nhau, làm điều kiện tiền đề cho nhau giữa các sự vật,
hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của một sự vật, hiện tượng.
-> chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định các sự vật, hiện tượng, quá trình
của thế giới luôn tồn tại trong các mối lien hệ phổ biến.
-Tính chất: Đấu tranh, bài trừ và phủ định lẫn nhau.
+ Khách quan.
+ Đa dạng, phong phú.
+ Phổ biến.
-Ý nghĩa phương pháp luận:
+Quan điểm toàn diện: xuất phát từ tính khách quan, phổ biến của mlh =>
phải quán triệt quan điểm toàn diện, yêu cầu đặt sv, ht trong nhiều mlh thì
mới hiểu đúng, đầy đủ về nó; Đấu tranh chống lại quan điểm phiếm diện,
cao bằng; Trong nhiều mlh phải chỉ rõ bản chất, quyết định sự tồn tại và phát
triển của sv.
+ Quan điểm lịch sử - cụ thể: Khi xem xét sự vật, hiện tượng phải xét đúng
hoàn cảnh lịch sử của nó.
4.2 Nguyên lý về sự phát triển
- Quan điểm về sự phát triển: là sự vận động đi lên, từ thấp lên cao, từ đơn
giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
- Tính chất:
+ khách quan: không phụ thuộc vào ý thức con ngươì.
+ phổ biến.
+ đa dạng và phong phú.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Quán triệt quan điểm pt (quan điểm phát triển xuất phát từ 3 tính chất
trên).
+ Khi nghiên cứu, xem xét một đối tượng nào đó phải luôn đặt nó trong
trạng thái vận động, biến đổi, pt.
+ Có cách nhìn đúng về cái mới vì cái mới lúc nào cũng non yếu, cần tạo
điều kiện pt, khuyến khích, bv.
Câu 5: Phân tích 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Rút ra
ý nghĩa phương pháp luận.
5.1 Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập:
- Vị trí: là 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.
- Vai trò: Là quy luật hạt nhân của phép biện chứng vạch ra nguồn gốc và
động lực của sự pt.
- Các kn:
+ Quy luật: là những mối lien hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ
biến và lập lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi sự vật,
hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
+Mặt đối lập: những mặt có những thuộc tính, tính chất trái ngược
nhau cùng tồn tại trong bản than sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật,
hiện tượng. (trái – phải, trước-sau, trên –dưới)
+ Thống nhất của các mặt đối lập: mặc dù các mặ đối lập trái ngược
nhau nhưng nó đòi hỏi phải có nhau, nương tựa vào nhau, làm tiền đề tồn tại
cho nhau.
+Đấu tranh giữa các mặt đối lập: sự tác động theo xu hướng bài trừ và
phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
+ Mâu thuẫn: sự thống nhất và đấu tranh của các mđl theo xu hướng
là tiền đề tồn tại cho nhau và còn bài trừ và phủ định lẫn nhau.
- Nội dung của quy luật: sv, ht nào cũng chứa trong đó những mặt đối lập
vừa thống nhất và đấu tranh lẫn nhau => Mâu thuẫn.

-Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự pt. Có 4 loại mâu thuẫn:


+ xét mqh giữa thuộc tính các sv, ht với bản thân các sv, ht: mâu thuẫn bên
trong- mt bên ngoài.
+ xét ý nghĩa đối với sự tồn tại và pt của sv: mt cơ bản- mt k cơ bản.
+ xét vai trò đối với sự tồn tại và pt của sv: mt chủ yếu- mt thứ yếu.
+ xét về mătj lợi ích đối kháng: mt đối kháng- mt k đối kháng
-Tính chất của mt: khách quan, phổ biến, đa dạng và phong phú.
Ý nghĩa pp luận:
- vì mt có tính phổ biến, khách quan nên cần tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện
và phân tích đầy đủ các mặt đối lập để nắm đc khuynh hướng vận động và pt
của nó.
- vì mt có tính đa dạng nên ta cần nhận thức rõ, phân loại mt và tìm ra hướng
giải quyết hiệu quả nhất.
5.2 Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự
thay đổi về chất và ngược lại (quy luật lượng đổi-> chất đổi).
-Vị trí: 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.
-Vai trò: quy luật này vạch ra cách thức của sự phát triển.
-Các kn:
+ Chất: Là 1 phạm trù của triết học chỉ tính qđ khách quan, vốn có của sv,ht,
sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính, nói lên nó là sv gì để phân biệt nó vs sv
khác.
+ Chất căn bản: Còn chất căn bản thì còn sv, nếu chất căn bản mất thì sv
thay đổi, mất đi.
+ Lượng: Là phạm trù triết học chỉ tính qđ khách quan vốn có của sv,ht về
mặt con số: số lượng, kích thước.
+ Độ: lượng của sinh vật thay đổi trước, sớm hay muộn sẽ thay đổi chất.
nhưng lượng thay đổi trước một khoảng thời hạn, mà trong khoảng thời hạn
đó lượng chưa làm thay đổi căn bản chất thì khoản giới hạn đó gọi là độ.
+ Điểm nút: chính là giới hạn mà sự thay đổi về lượng làm thay đổi căn bản
chất của sự vật.
+ BƯớc nhảy: chỉ những sự thay đổi căn bản về chất của sv do những thay
đổi về lượng trước đó gây ra.
-Nôi dung: Sv,ht bao giờ cũng là sự thống nhất, đấu tranh của 2 mặt lượng
và chất. chất là cái ổn định, lượng là cái dễ thay đổi và thay đổi trc. Khi
lượng thay đổi trong 1 khoảng giới hạn gọi là độ thì chưa làm thay đổi căn
bản chất của sv. nhưng khi lượng thay đổi đạt đến trạng thái điểm nút thì sẽ
làm thay đổi căn bản chất của sv thông qua hình thức bước nhảy. Khi đó,
chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ. Tuy
nhiên khi chất mwois ra đời nó lại có thể tác động trở lại đối với lượng của
sv.
- Ý nghĩa pp luận:
+ Khi lượng đã tích lũy đạt tới điểm nút thì phải thực hiện bước nhảy.
+ Nếu lượng chưa đạt đến điểm nút thì hãy khoan thực hiện bước nhảy.
+ Muốn giữ sự ổn định của sv thì giữ lượng thay đổi trong 1 giới hạn độ, k
vượt qua giới hạn độ.
5.3 Quy luật phủ định của phủ định:
- VỊ trí: 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.
- Vai trò: Vạch ra khuynh hương của sự phát triển.
- Các kn:
+ Phủ định: Sự thay thế cái này bằng cái khác, có 2 loại:
.Phủ định siêu hình: Phủ định sạch hết cái cũ, cái cũ k thể pt đc, chấm
dứt sự tồn tại của cái cũ.
.Phủ định biện chứng: :Là 1 qt tự thân phủ định, k do sự tác động bên
ngoài, tự thân av vận động, phát triển.
+ Phủ định của phủ định: Phủ định biện chứng là phủ định lần thứ nhất, cái
mới ra đời dẫn đến lần phủ định thứ 2 gọi là phủ định của phủ định, khi phủ
định thứ 2 trở lên thì hoàn thành một chu kì pt.
-Nội dung:
+ trải qua nhiều lần phủ định thì sự vật mới hoàn thành một chu kì phát triển.
+ Trải qua nhiều lần phủ định thì sv dường như lặp lại điểm xuất phát ban
đầu nhưng trên cơ sở mới cao hơn.
+ Trải qua nhiều lần phủ định thì cái mới sẽ ra đời thay thế cho cái cũ.
+ Cái mới là cái ra đời hợp với quy luật phát triển.
- Ý nghĩa pp luận:
+ Chống lại tư tưởng phủ định sạch trơn cái cũ.
+ Trải qua nhiều lần phủ định => cái mới ra đời thay thế cái cũ. Cái mới non
yếu, mờ nhạt dễ bị cái cũ tấn công, loại trừ => sự ra đời của cái mới phù hợp
với quy luật pt => bảo vệ, ủng hộ cái mới, tạo điều kiện cho cái mới ra đời
hình thành trong thực tiễn.
Câu 6: Phân tích khái niệm thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với
nhân thức. Rút ra ý nghĩa pp luận.
Thực tiễn:
-Thực tiễn là hđ vật chất có mục đích của con người nhằm cải tạo tự nhiên
xã hội, mang tính lịch sử xã hội.
+ Mang tính lịch sử: là hđ ở thời đại lịch sử khác nhau thì khác nhau, xưa
khác nay khác.
+ Mang tính xh: ở mỗi xh khác nhau thì khác nhau.
- Có 3 hình thức:
+Hđ sx vật chất: Hđ quyết định
+ Hđ chính trị xh.
+ Hđ THực nghiệm khoa học.
 Các hđ tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau.
Vai trò:
-Thực tiễn đặt ra yêu cầu cho nhận thức, chỉ khi nhận thức tốt mới tồn tại và
phát triển đc. => Thực tiễn là động lực thúc đẩy nhận thức.
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức => Nhận thức suy cho cùng phải quay
về phục vụ cho thực tiễn.
-Thực tiễn là tiêu chuẩn tuyệt đối để kt nhận thức vì thực tiễn k ngừng thay
đổi do đó tiêu chuẩn còn mang tính tương đối.
Ý nghĩa pp luận: Phải đảm bảo quan điểm thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn,
lấy thực tiễn làm cơ sở. Lý luận phải gắn với thực tiễn, thực tiễn phải dựa
trên lý luận.
Câu 7: Phân tích 2 quy luật chi phối sự vận động và pt của xã hội, cho
biết hướng vận dụng.
7.1 Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển
của Lực lượng sản xuất:
- Vị trí: 1 trong 2 quy luật quan trọng của CNDV lịch sử.
- Vai trò: Chi phối sự vận động, tồn tại của xh. Có vai trò quyết định, nếu xh
tuân theo sự vận động thì sẽ phát triển.
*Các kn:
- Lực lượng sx: mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên.
+Người lao động: giữ vai trò quyết định thể hiện ở trình độ, kinh
nghiệm, tác phong.
+Tư liệu sx: giữ vai trò quyết định quan trọng gồm những gì con
người dùng để sx; 1 vật hay nhiều vật thể tác động vào giới tự nhiên.
.Công cụ lđ: dùng để tác động. Là 1 vật thể hay phức hợp vật
thể bởi con người dẫn truyền sức mạnh để lđ phục vụ sự tồn tại, pt. => yếu
tố quan trọng nhất.
. Đối tượng lđ: Bị tác động bởi 1 vật thể nào đó. Gồm phương
tiện hỗ trợ lđ và tư liệu lđ.
=> Trong điều kiện hiện nay khoa học, kỹ thuật trở thành LLSX trực tiếp.
- Tính chất của lực lượng sx:
+Cá nhân: Chỉ 1 người là có thể tiến hành lao động đc.
+Xã hội: 1 cá nhân k làm đc mà phải là tập thể.
- Trình độ của llsx: Trình độ chinh phục giới tự nhiên của loài người.
-Quan hệ sx: mối quan hệ giữa người với người trong 1 quá trình sx vật chất.
Sở hữu tư liệu sản xuất: Giữ vai trò quyết định, thể hiện ở 2 hình thức:
sở hữu tư nhân và sở hữu xh, nếu mất quyền sở hữu sẽ mất quyền lợi
Phân công, tổ chức, quản lí: Bị quyết định bởi quan hệ sở hữu về tư
liệu sx.
Phân phối sản phẩm làm ra: Bị quyết định bởi quan hệ sở hữu về tư
liệu sx.
 Ba mặt trên tác động qua lại lẫn nhau.
*Nội dung cơ bản của quy luật:
- Lực lượng sx là yếu tố quyết định quan hệ sx:
+ LLSX như thế nào thì QHSX như thế đó. Tính chất và trình độ của LLSX
ntn thì QHSX sẽ như thế đó.
+ LLSX thay đổi thì sớm hay muộn QHSX của xh cũng thay đổi theo cho
phù hợp.
VD: Phương thức sx CXNT mất đi, phương thức sx CHNL ra đời thay thế
nó. Phương thức CHNL mất đi thì phương thức PK ra đời. Phương thức PK
mất đi thì phương thức TBCN ra đời.
- QHSX có sự tác động trở lại đối với LLSX theo 2 hướng:
+ Nếu QHSX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX thì tạo
điều kiện mở đường, thúc đẩy LLSX phát triển.
+ Nếu QHSX k phù hợp thì nó sẽ kiềm hãm, cản trở, trói buộc, phá hoại
LLSX nhưng theo quy luật không sớm thì muộn QHSX lỗi thời cũng bị phá
bỏ để nhường chỗ cho QHSX mới, tiến bộ để phù hợp vs trình đố pt của
LLSX.
VD: Trong thời kỳ 1976- 1985: nước ta còn là 1 nước đang còn nhiều khó
khăn do mới dành đc độc lập, trc yêu cầu xây dựng CNXH trong điều kiện
nền kt kém pt, Nhà nước đã dùng sức mạnh chính trị tư tưởng để xóa bỏ
nhanh chế độ tư hữu, chuyển sang chế độ công hữu với hai hình thức toàn
dân và tập thể. Nhưng do trái với quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ
pt của LLSX nên đã dẫn đến khủng hoảng kt-xh trầm trọng.
* Hướng vận dụng quy luật:
- Phải đảm bảo QHSX luôn phù hợp với trình độ pt của LLSX
- Tập trung pt LLSX công nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước.
- Xây dựng nền kt tri thức, xây dựng và pt nền kt thị trường, định hướng
XHCN.
7.2 Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng.
* Các kn:
- Cơ sở hạ tầng: Toàn bộ các QHSX hợp thành cơ cấu kt của xh.
+ QHSX gồm 3 loại:
Tàn dư của xh cũ còn tồn đọng trong xh mới.
Thống trị: giữ vai trò quyết định cơ sở hạ tầng của 1 xh. Quyết định
cơ cấu kt của xh đó.
Mầm mống của xh tương lai
- Kiến trúc thượng tầng: Gồm 2 vấn đề:
+ Quyết định tư tưởng về nhiều vấn đề, lĩnh vực giáo dục, văn hóa trong xh.
+ Thiết chế xh: Nhà nước ( quan trọng nhất); Các đảng phái; TỔ chức chính
trị, xh.
* Nội dung
- CSHT là yếu tố sản sinh ra và quyết định KTTT thể hiện qua 2 ý
+ CSHT nào thì KTTT đó.
+ khi CSHT thay đổi thì sớm hay muộn KTTT cũng thay đổi theo cho phù
hợp.
- Bản thân KTTT có tính độc lập tương đối vậy nên có thể tác động trở lại
CSHT đã sản sinh ra nó qua 2 hướng:
+ Phù hợp: Thúc đẩy, tạo điều kiện cho CSHT pt vững mạnh.
+ K phù hợp: Bảo vệ lợi ích của đối tượng khác => cản trở, kiềm hãm, phá
hoại sự pt nhưng theo quy luật KTTT cũ k phù hợp sẽ bị thay thế bởi KTTT
phù hợp hơn bằng con đường thực hiện cách mạng xh.
* HƯớng vận dụng quy luật;
- Đảm bảo luôn luôn phù hợp KTTT với CSHT đã sản sinh ra nó.
VD: pt đường lối chủ trương chính sách của NHà nước phải luôn phù hợp vs
nhân dân.
Câu 8. Phân tích phạm trù hình thái KT-XH. Tại sao nói sự phát triển và thay
thế lẫn nhau giữa các hình thái KT-XH là một quá trình lịch sử tự nhiên?
 Phân tích phạm trù hình thái KT-XH:
- Phạm trù hình thái KT-XH bao gồm:
+Lực lượng sản xuất(LLSX): là mqh giữa con người với giới tự nhiên.
+Quan hệ sản xuất thống trị (QHSX): mqh giữa người với người trong quá trình
SX.
+Kiến trúc thượng tầng(KTTT):
. Quan điểm, tư tưởng: hệ tư tưởng, nèn tảng tư tưởng như chủ nghĩa Mác-
leenin, tư tưởng HCM quyết định về tôn giáo, văn hóa…
. Thiết chế XH: Nhà nước(Quan trọng nhất); Các Đảng phái; Các tổ chức
chính trị khác
- Phạm trù hình thái KT-XH dùng để chỉ Xh ở từng giai đoạn lịch sử nhất định,
với 1 kiểu QHSX đặc trưng cho XH đó phù hợp với 1 trình độ nhất định của LLSX
và với 1 KTTTtương ứng được xây dựng trên những QHSX ấy.
 Sự phát triển và thay thế lẫn nhau giữa các hình thái KT-XH là một quá trình
lịch sử tự nhiên vì:
- Sự phát triển của các hình thái KT-XH diễn ra tuân theo hai quy luật khách quan
chi phối sự vận động và phát triển của XH: quy luật về sự phù hợp giữa LLSX và
QHSX; quy luật biện chứng về CSHT và KTTT: sự vận động và phát triển của XH
bắt đầu từ sự vận động và phát triển của LLSX và QHSX phải phù hợp với nó. Nếu
QHSX không phù hợp thì QHSX cũ sẽ bị phá vỡ và thay thế bằng 1 QHSX mới
dẫn đến hậu quả là CSHT của XH thay đổi  KTTT cũng pải thay đổi theo cho
phù hợp  1 Xh mới ra đời thay thế cho Xh cũ.
- Tuy nhiên sự phát triển của các hình thái KT-XH không chỉ diễn ra bằng con
đường tuần tự mà còn phụ thuộc vào: đặc điểm, khả năng, nhu cầu của mỗi dân
tộc; nói cáh khác nó phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của mỗi dân tộc mà
các dân tộc có thể lựa chọn con đường phát triển rút ngắn( hay con đường bỏ qua)
1 hình thái KT-XH thậm chí bỏ qua cả 2 hình thái KT-Xh để tiến lên hnhf thái KT-
Xh cao hơn và cao nhất.
VD: XH Mỹ điểm xuất phát là Xh chiếm hữu nô lệ  Sau khi Lincol xóa bỏ chế
độ chiếm hữu nô lệ  Chủ nghĩa tư bản. (XH Mỹ đã bỏ qua chế độ PK)
- Tuy nhiên sự phát triển cũng như sự thay thế lẫn nhau giữa accs hình thái KT-Xh
mặc dù có thể diễn ra bằng con đường rút ngắn nhưng xét đến cùng sự thay thế
phát triển vẫn phải tuân thủ theo các quy luật khách quan chi phối sự phát triển
XH.
=> Sự phát triển cũng như sự thay thế lẫn nhau giữa các hình thái KT-XH từ thấp
đễn cao là 1 quá trình lịch sử-tự nhiên là bởi vì nó diễn ra tuân theo quy luật khách
quan và có chú ý đến điều kiện hoàn cnahr cụ thể của mỗi dân tộc.
Câu 9. Phân tích mqh biện chứng giữa tồn tại xã hội (TTXH) và ý thức xã hội
(YTXH). Liên hệ với thực tiễn XHVN hiện nay?
 Phân tích mqh biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội :
*Các khái niệm:
- TTXH: là những sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của con
người. Bao gồm 3 yếu tố:
+ Phương thức SX: cách thức Xh đó tiến hành SX để duy trì, tồn tại và phát triển;
nó giữ vai trò quyết định hay nói cách khác phương thức SX quyết định sự ra đời,
biến đổi, vận động và phát tiển của XH hay nó là tiêu chí quan trọng nhất để phân
biệt các Xh khác nhau.
+ Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý
+ Vấn đề dân số và mật độ dân số
-> Tóm lại, phương thức XH là yếu tố quyết định sự tồn tại, ra đơì, vận động, biến
đổi, phát triển cuả xh. Đồng thời phương thức xh còn là tiêu chí quan trọng nhất để
phân biệt sự khác nhau giữa các xh.
- ý thức xh: là toàn bộ quan điểm, tư tưởng mong muốn của con người trong Xh;
được hình thành tên sơ sở TTXH và phản ánh TTXH.
+ YTXH thông thường
+ YTXH lý luận
+ Ý thức tâm lý XH
* Nội dung của mqh biện chứng:
- ý thức XH là sự phản ánh tồn tại XH và do tồn tại XH quyết định
- Bản thân YTXH có tính độc lập tương đối và nó có khả năng tác động trở lại
TTXH.
+ YTXh luôn luôn có tính kế thừa
+ YTXh có thể vượt trước TTXH
+ YTXh thường lạc hậu hơn so với TTXh
+ Giữa các hình thái YTXh luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau.
-> YTXH có khả năng tác động trở lại TTXH theo 2 hướng:
* Hướng vận dụng:
- Hướng 1: Nếu YTXH tiên tiến, khoa học thì nó sẽ giúp TTXH phát triển.
- Hướng 2: Nếu YTXh lạc hậu, lỗi thời, bảo thủ nó sẽ làm TTXh chậm phát triển
và thậm chí là phá hại sự TTXH.
 Liên hệ với thực tiễn XHVN hiện nay:
- Tồn tại xh và ý thức xh là 2 phương diện thống nhất biện chứng của đời sống xh.
Vì vậy, công cuộc cải tạo xh cũ và xây dựng xh mới phải được tiến hành đồng thời
trên cả hai mặt tồn tại xh và ý thức xh.
- Quán triệt nguyên tắc phương pháp luận đó trong sự nghiệp cách mạng chủ nghĩa
ở nước ta. Một mặt phải coi trọng cách mạng tư tưởng văn hóa, phát huy vai trò
tích cực của đời sống tinh thần xh đối với quá trình pt kt và CNH HĐH đất nước.
Mặt khác, phải tránh tái phạm sai lầm chủ quan duy ý chí trong việc xây dựng văn
hóa, con người mới. Cần thấy rằng chỉ có thể thực sự tạo dựng được đời sống tinh
thần của xã hội XHCN trên cơ sở cải tạo triệt để để phương thức sinh hoạt tiểu
nông truyền thống và xác lập, phát triển một phương thức sản xuất mới trên cơ sở
thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH.
Câu 10. Phân tích vấn đề con người và bản chất con người trong triết học
Mác-Lênin.
* Con người là 1 thực thể sinh vật:
- Giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người
- Con người giống như bao loài khác chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên hay
tất cả quy luật chi phối tự nhiên đều chi phối luôn con người.
* Con người là 1 thực thể mang tính Xh:
- Mặt khác Xh chính là tiêu chí quan trọng để phân biệt con người và các loài Đv
khác.
- Con người ngoài có những yêu cầu vật chất còn có những nhu cầu tinh thần.
- Lao động là yếu tố quan trọng nhất quyết định bản chất con người.
- Chịu sự chi phối của các quy luật chi phối Xh hay tất cả những quy luật chi phỗih
đều chi phối cho con người.
=> Hai phương diện tự nhiên và Xh của con người tồn tại trong tính thống nhất,
quy định lẫn nhau, quyết định lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo nên khả
năng hoạt động sáng tạo của con người trong quá trính làm ra lịch sử của chính nó.
** Bản chất của con người:
“ Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòa các quan hệ Xh”-
(C.Mác)
- Các khái niệm:
+ Tổng hòa: nhiều thứ hòa vào nhau, đan xen, phụ thuộc, đấu tranh lẫn nhau.
+ Trong tính hiện thực của nó: con người trong quan điểm của TH Mác-Lênin là
con người cụ thể, lịch sử và con người đó luôn gắn liền vs từng giai cấp, từng Xh,
giai đoạn cụ thể.(không có con người chung chung phi giai cấp).
+ Bản chất con người là tổng hòa các QHXh.
-Theo quan điểm của Th Mác-Lênin bản chất của con nguời hình thành và thay đổi
cùng vs sự hình thành và thay đổi của các QHXh. Tuy nhiên trong các QHXh của
con người thì quan hệ vật chất, quan hệ KT, quan hệ SX vật chất là giữ vai trò
quyết định sự hình thành và thay đổi bản chất của con người.
-Theo quan điểm của Th Mác-Lênin con người vừa là sản phẩm của vừa là chủ thể
của lịch sử.
*Ý nghĩa:
+ Muốn thay đổi bản chất của con người thì hãy thay đổi từ quan hệ KT của người
đó.
+ Muốn thay đổi bản chất của con người theo chiều hướng tích cực thì hãy thay đổi
hoàn cảnh theo hướng ngày càng có tình người hơn.

You might also like