You are on page 1of 7

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

……0O0……

BÀI TẬP LỚN

TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Đề tài số: 4
PHÂN TÍCH CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NỘI DUNG QUAN ĐIỂM
TOÀN DIỆN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀ LIÊN HỆ
VỚI THỰC TIỄN

Họ và tên SV: Mạc Thị Mỹ Lệ Mã SV : 11223300


Lớp: Triết học Mác - Lênin (122) - 30 Khoá : 64
GĐ : D-204

Hà Nội – 12/2022
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
1. Quan điểm toàn diện của phép biện chứng duy vật
1.1. Khái niệm phép biện chứng duy vật
1.2. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện của phép biện chứng duy vật
1.3. Nội dung của quan điểm toàn diện của phép biện chứng duy vật
2. Liên hệ thực tiễn
PHẦN KẾT LUẬN
PHẦN MỞ ĐẦU
Triết học ra đời vào khoảng thế kỉ thứ VIII đến thế kỉ thứ VI trước Công nguyên tại các trung
tâm văn minh lớn của nhân loại thời Cổ đại. Triết học là hệ thống trí thức lí luận chung nhất của
con người về thế giới, về chính trị và về vị trí, vai trò của nó trong thế giới, là khoa học về những
quy luật thống nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Về cơ bản, triết học có hai mặt cụ thể. Mặt thứ nhất (bản thể luận) để trả lời cho câu hỏi: Giữa ý
thức và vật chất, cái nào có trước, cái nào có sau? Và cái nào quyết định cái nào? Và mặt thứ hai
(nhận thức luận) trả lời cho câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Việc đi tìm câu trả lời cho mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản đã chia các nhà triết học thành hai
trường phái. Trong khi một số triết học gia theo chủ nghĩa duy tâm cho rằng: Ý thức có trước,
vật chất có sau, ý thức quyết định đến vật chất. Thì các một số khác theo chủ nghĩa duy vật biện
chứng lại có hướng lập luận ngược lại, cho rằng: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết
định đến ý thức. Trong đó, phép lập luận duy vật được cho là “chìa khoá” của chủ nghĩa triết học
Mác – Lênin. Và quan điểm toàn diện chính là một trong 3 nguyên tắc phương pháp luận cơ bản
và rất quan trọng của phép biện chứng duy vật. Trong các hoạt động nhận thức và cả hoạt động
thực tiễn, chúng ta cần phải tôn trong nguyên tắc toàn diện này.
Trong bối cảnh đổi mới nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nền
kinh tế thị trường định nghĩa xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập quốc tế đem theo nhiều thách
thức cũng như cơ hội mới của đất nước Việt Nam hiện tại, quan điểm toàn diện được xem là một
công cụ định hướng toàn diện tránh được những đánh giá khách quan, phiến diện, sai lệch về các
sự vật hiện tượng để mở đường dẫn lối cho đất nước ngày một đổi mới và phát triển hơn bao giờ
hết.
Vì thế trong bài tiểu luận này em đã chọn đề tài “Phân tích cơ sở lí luận và nội dung quan điểm
toàn diện của phép biện chứng duy vật và liên hệ với thực tiễn”
1. Quan điểm toàn diện của phép biện chứng duy vật
1.1 Khái niệm phép biện chứng duy vật
a) Phép biện chứng duy vật
C. Mác, Ph. Ăngghen và V. I. Lênin không đưa ra một định nghĩa thống nhất nào
về phép biện chứng duy vật. Trong các tác phẩm của các ông có nhiều định nghĩa
khác nhau về phép biện chứng duy vật.
- Vai trò: Phép biện chứng duy vật tạo ra chức năng phương pháp luận nhất định,
giúp định Ph. Ăngghen định nghĩa: “Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa
học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của
xã hội loài người và của tư duy” [C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.20,
tr.210]. Lênin định nghĩa: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết
về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện
chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những sự giải thích và một sự phát triển
thêm” [V. I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t.29, tr. 240].
Từ những định nghĩa trên, có thể chỉ ra một số đặc điểm và vai trò của phép biện
chứng duy vật.
- Đặc điểm: Phép biện chứng duy vật hình thành từ sự thống nhất hữu cơ giữa thế
giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng, giữa lý luận nhận thức và logic
biện chứng.
hướng việc đề ra các nguyên tắc tương ứng trong hoạt động nhận thức, là một hình
thức tư duy hiệu quả quan trọng nhất đối với khoa học.
- Đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng duy vật là trạng thái tồn tại có tính
quy luật phổ biến nhất của sự vật, hiện tượng trên thế giới.
- Phép biện chứng duy vật có khả năng phản ánh chính xác nhất sự vật, hiện tượng,
các liên hệ và tư duy.
b) Nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật
- là một trong ba nguyên tắc cơ bản của phép biện chứng duy vật, bao gồm nguyên
tắc toàn diện, nguyên tắc lịch sử cụ thể và nguyên tắc phát triển trong nhận thức và
thực tiễn.

1.2. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện của phép biện chứng duy vật
Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện chính là nội dung nguyên lí về mối liên hệ
phổ biến của phép biện chứng duy vật. Mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng
để chỉ các mối quan hệ ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa
các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau. Theo
phép biện chứng duy vật, mọi đối tượng đều trong trạng thái vừa cô lập vừa liên hệ
với nhau. Chúng liên hệ với nhau ở một số khía cạnh và không liên hệ với nhau ở
những khía cạnh khác. Như vậy, liên hệ và cô lập thống nhất với nhau.
- Tính chất của mối liên hệ phổ biến:
+ Tính khánh quan: Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ vốn có của thế giới, nó tồn
tại độc lập với ý thức con người.
+ Tính đa dạng, phong phú: Có rất nhiều loại mối liên hệ. Có mối liên hệ về mặt
không gian và mối liên hệ về mặt thời gian, mối liên hệ chung – mối liên hệ riêng,
mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp, mối liên hệ tất nhiên – mối liên hệ
ngẫu nhiên, mối liên hệ bản chất – mối liên hệ không bản chất, mối liên hệ chủ yếu
và mối liên hệ thứ yếu.
Các mối liên hệ giữ vai trò khác nhau trong sự vận động, phát triển của sự vật,
hiện tượng. Để phân loại các mối liên hệ, phải tuỳ thuộc vào tính chất và vai trò
của từng mối liên hệ. Tuy nhiên, việc phân loại các mối liên hệ còn có tính tương
đối.
Tóm lại, quan điểm biện chứng duy vật cho rằng, các sự vật, hiện tượng của thế
giối tồn tại trong mối liên hệ qua lại với nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập,
chuyển hoá lẫn nhau, không tách biệt nhau. Đó là nội dung của nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến. Cơ sở của sự tồn tại đa dạng các mối liên hệ là tính thống nhất vật
chất của thế giới. Theo đó, các sự vật, hiện tượng phong phú trong thế giới chỉ là
những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới vật chất

1.3. Nội dung của quan điểm toàn diện của phép biện chứng duy vật
Khi phân tích bất cứ đối tượng nào thì cần vận dụng lý thuyết, hiểu biết một cách
hệ thống thì sẽ xem xét được cấu thành nên những yếu tố, những bộ phận nào với
mối quan hệ ràng buộc và tương tác nào thì từ đó phát hiện ra thuộc tính chung của
hệ thống vốn không có ở mỗi yếu tố. Chúng ta cần xem xét sự vật trong tính mở
của nó tức xem xét xem trong mối quan hệ với các hệ thống khác với các yếu tố
tạo thành môi trường vận động và phát triển của nó; xem xét tất cả các mặt, các
mối liên hệ của sự vật và các khẩu trung của nó.
Như vậy, phải nắm được và đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mặt, từng mối
liên hệ trong quá trình cấu thành sự vật. Bản thân quan điểm toàn diện đã bao gồm
quan điểm lịch sự vì vậy khi xem xét, hiện tượng phải đặt sự vật hiện tượng vào
đúng không gian, thời gian mà sự vật, sự việc và hiện tượng tồn tại.

2. Liên hệ thực tiễn


PHẦN KẾT LUẬN

You might also like