You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


===============

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG


PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thanh Huyền

Mã sinh viên : 2014210068

Lớp tín chỉ TRI114.2

Số thứ tự: 36

Giáo viên hướng dẫn : TS. Đào Thị Trang

Hà Nội, tháng 12 năm 2020


MỤC LỤC

Trang

Phần mở đầu.....................................................................................................3

Chương 1. Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến ...................................6

1.1 Khái quát về phép biện chứng và phép biện chứng duy vật..................6

1.2 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến............................................................8

Chương 2. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường
sinh thái...........................................................................................................11

2.1 Khái quát về vấn đề tăng trưởng kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường
sinh thái...........................................................................................................11

2.2 Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái 12

Kết luận...........................................................................................................18

Tài liệu tham khảo ........................................................................................19

Trang 2
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài                                                  

Con người luôn sống và tồn tại không tách rời những hoạt động thực tiễn
của bản thân. Con người đã và đang tác động vào thế giới tự nhiên, hình thành
lịch sử phát triển của tự nhiên và con người thông qua những quá trình như lao
động, sản xuất, nghiên cứu khoa học. Không thể phủ nhận rằng con người và
tự nhiên có mối quan hệ phụ thuộc qua lại lẫn nhau chặt chẽ, đặc biệt trong thế
giới hiện đại ngày nay.

Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên của nền công nghiệp hóa - hiện đại
hóa, trong xu thế hội nhập toàn cầu của thế giới mới hiện đại và văn minh.
Việt Nam hiểu rõ tình hình đó và luôn trong tâm thế sẵn sàng, tích cực vận
động, đổi mới để tăng trưởng kinh tế, hòa vào nhịp phát triển chung của thế
giới. Vào những năm đầu tiên đổi mới, tăng trưởng kinh tế luôn chiếm lĩnh sự
ưu tiên hàng đầu của mỗi quốc gia. Thế giới đã và đang chứng kiến những sự
thay đổi ngoạn mục, những bước nhảy vọt của nên kinh tế ở những khu vực
đang phát triển, giàu tiềm năng như của Đông Nam Á. Những thành tựu lớn
lao của sự tăng trưởng kinh tế là không thể phủ nhận song một vấn đề cũ mà
mới – bảo vệ môi trường vẫn là bài toán hóc búa cần giải quyết. Nói cách
khác, để có được những thành tựu lớn về kinh tế ngắn hạn, chúng ta đã phải
trả giá bằng sự ô nhiễm môi trường sinh thái dài hạn, đe dọa sự sống của nhiều
loài sinh vật. Vì vậy, chúng ta cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của
chính sách phát triển kinh tế bền vững song hành với bảo vệ môi trường sinh
thái. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã lấy đó làm quan điểm chủ đạo của

Trang 3
chiến lược phát triển đất nước: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng
trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”.

Nhằm tìm hiểu sâu hơn về thực trạng phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam
và cả thế giới, đồng thời kêu gọi sự chung tay giúp sức của cộng đồng vào vấn
đề cấp thiết của quốc gia, tôi lựa chọn nghiên cứu về đề tài: “Phép biện chứng
về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng
kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái”.

2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, từ việc tìm hiểu về khái niệm, đặc trưng cơ bản, tính chất, ý
nghĩa phương pháp luận của phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến, bản
thân sẽ rút ra được cái nhìn tổng quan rõ ràng về nguyên lý này.

Thứ hai, bản thân đưa ra nhận định, lý giải và phân tích về mối liên hệ giữa
tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái trên cơ sở vận dụng phép
biện chứng về mối liên hệ phổ biến.

Thứ ba, thông qua nghiên cứu đề tài, bản thân nâng cao năng lực nghiên
cứu khoa học, hoàn thành chương trình học tập môn Những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác – Lênin tại trường Đại học Ngoại thương.

3. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là Phép biện chứng về mối liên hệ
phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tang trưởng kinh tế với bảo
vệ môi trường sinh thái.

Trang 4
4. Kết cấu của bài tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bố cục của bài
tiểu luận gồm 2 chương bao gồm các tiểu mục, cụ thể:
Chương 1: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến
Chương 2: Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh
thái

Trang 5
NỘI DUNG

CHƯƠNG I

PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

1.1 Khái quát về phép biện chứng và phép biện chứng duy vật
1.1.1 Phép biện chứng

1.1.1.1 Khái niệm

Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế
giới thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống
các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn. Với nghĩa như
vậy, phép biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan, đồng thời nó cũng đối
lập với phép siêu hình - phương pháp tư duy về sự vật, hiện tượng của thế giới
trong trạng thái cô lập và bất biến.

1.1.1.2 Các hình thức cơ bản của phép biện chứng

Phép biện chứng đã phát triển qua ba hình thức, ba trình độ cơ bản: phép
biện chứng chất pháp thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức và
phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Phép biện chứng chất phác thời cổ đại là hình thức đầu tiên của phép biện
chứng. Nó là một nội dung cơ bản trong nhiều hệ thống triết học của Trung
Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Những tư tưởng biện chứng đó về căn bản
vẫn còn mang tính chất ngây thơ, chất phác.

Trang 6
Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức được khởi đầu từ Cantơ và hoàn
thiện ở Hêghen. Các nhà triết học cổ điển Đức đã trình bày nhũng tư tưởng cơ
bản nhất của phép biện chứng duy tâm một cách có hệ thống. Theo Hêghen,
"ý niệm tuyệt đối" là điểm khởi đầu của tồn tại, tự "tha hóa" thành giới tự
nhiên và trở về với bản thân nó trong tồn tại tinh thần, "... tinh thần, tư tưởng,
ý niệm là cái có trước, còn thế giới hiện thực chỉ là một bản sao chép của ý
niệm". 

Tính chất duy tâm trong phép biện chứng cổ điển Đức, cũng như trong triết
học Hêghen là hạn chế cần phải vượt qua. C.Mác và Ph.Ăngghen đã khắc
phục hạn chế đó để sáng tạo nên phép biện chứng duy vật. Đó là giai đoạn
phát triển cao nhất của phép biện chứng trong lịch sử triết học, là sự kế thừa
trên tinh thần phê phán đối với phép biện chứng cổ điển Đức.

1.1.2 Phép biện chứng duy vật

1.1.2.1 Khái niệm

Định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật, Ph.Ăngghen cho rằng: “
Phép biện chứng… là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận
động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”.

1.1.2.2 Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật

Một là, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin là phép biện
chứng được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học.

Hai là, trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin có sự
thống nhất giữa nội dung thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp
luận biện chứng duy vật, do đó nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà
còn là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới.

Trang 7
Với những đặc trưng cơ bản trên, phép biện chứng duy vật giữ vai trò là
một nội dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận
triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tạo nên tính khoa học và cách mạng của
chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời nó cũng là thế giới quan và phương pháp
luận chung nhất của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa
học và hoạt động thực tiễn.

1.2 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến


1.2.1 Khái niệm

Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự
tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các
mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.

Khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên
hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối
liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên
hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế
giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng. Vì vậy, Ăng-ghen
viết: “Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến”.

Giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc
thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất định. Toàn
bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ biến đó tạo nên tính thống nhất trong tính
đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ
trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy.

1.2.2 Tính chất của các mối liên hệ

Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú là những tính
chất cơ bản của các mối liên hệ.

Trang 8
Tính khách quan: Sự quy định, tác động, và làm chuyển hóa lẫn nhau của các
sự vật, hiện tượng (hoặc trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại
độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thể nhận
thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.

Tính phổ biến: Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện
tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng
hay quá trình khác. Đồng thời, cũng không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào
không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với
những mối liên hệ bên trong của nó.

Tính đa dạng, phong phú: Các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều
có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự
tồn tại và phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự
vật, hiện tượng nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai
đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thì
cũng có những tính chất và vai trò khác nhau. Quan niệm về tính phong phú,
đa dạng của các mối liên hệ phổ biến còn bao hàm quan niệm về sự thể hiện
phong phú, đa dạng của các mối liên hệ phổ biến ở các mối liên hệ đặc thù
trong mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình cụ thể, trong những điều kiện
không gian và thời gian cụ thể.

1.2.3 Ý nghĩa phương pháp luận

 Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong
hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống
thực tiễn cần phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện
chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính
sự vật, hiện tượng và trong sự tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng

Trang 9
đó với các sự vật, hiện tượng khác. V.I.Lênin cho rằng: “ Muốn thực sự
hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt,
tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó.
 Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong
hoạt động nhận thức và thực tiễn, khi thực hiện quan điểm toàn diện thì
đồng thời cũng cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể.
Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các
tình huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất
đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác
nhau trong thực tiễn.

CHƯƠNG II

MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẢO VỆ


MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

2.1 Khái quát về vấn đề tăng trưởng kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường
sinh thái

2.1.1 Tăng trưởng kinh tế

Theo môn Kinh tế: tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc
gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Nói rõ
hơn, tăng trưởng kinh tế là khái niệm chỉ sự gia tăng mức sản xuất mà nền
kinh tế tạo ra theo thời gian. Mức sản xuất thường là mức sản lượng quốc dân

Trang 10
thực tế (GDPr), và sự gia tăng mức sản xuất là sự gia tăng của GDPr tính bằng
phần trăm.

2.1.2 Môi trường sinh thái

Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có liên hệ chặt chẽ với
nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Sự
tương tác, hòa đồng của các thành phần tự nhiên tạo ra môi trường tương đối
ổn định, phát triển bền vững trong quan hệ với con người.

Tại sao nhắc đến môi trường sinh thái lại đi kèm với hành động bảo vệ?
Định nghĩa trên đã phần nào giải thích câu hỏi đó. Môi trường sinh thái là một
phạm trù rất rộng, bao hàm không chỉ thế giới tự nhiên mà còn cả xã hội bao
quanh con người, là không gian mà trong đó con người tồn tại và phát triển,
như một “ngôi nhà chung” cho tất cả mọi người. Vì thế, sự phát triển của môi
trường tùy thuộc hoàn toàn vào ý thức con người, con người có thể tác động
làm cho môi trường tốt lên hoặc xấu đi. Bất cứ hành động nào gây nguy hại
đến môi trường sinh thái đều có tác động tiêu cực đến “ngôi nhà chung” ấy,
mà cuối cùng chính con người phải gành chịu hậu quả.

2.1.3 Các nguồn lực của tăng trưởng kinh tế

Theo kinh tế vĩ mô hiện đại, tăng trưởng kinh tế dựa trên bốn nguồn lực
chủ yếu là: vốn nhân lực, tích lũy tư bản, tài nguyên thiên nhiên, tri thức công
nghệ. Trong tiểu luận này, để phù hợp với đề tài, tôi xin được chủ yếu xét đến
nguồn lực tài nguyên thiên nhiên. Bởi tài nguyên thiên nhiên cũng là một
trong các yếu tố quan trọng của môi trường sinh thái, nằm trong môi trường
sinh thái và chịu sự tác động của con người nhằm tăng trưởng kinh tế.

Trang 11
2.2 Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái

Tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái không độc lập và tách
rời nhau. Giữa chúng có một mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại cho nhau,
theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực:

2.2.1 Theo hướng tích cực

 Tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế lên môi trường

Sự tăng trưởng kinh tế sẽ tạo nên nền tảng của cải, vật chất để mỗi quốc
gia đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường. Tác động này được biểu hiện cụ
thể qua các phương diện:
o Thúc đẩy tập trung các chính sách bảo vệ môi trường: Một phần
của cải tăng lên từ sự tăng trưởng kinh tế được nhà nước sử dụng
cho mục đích bảo vệ, giữ gìn môi trường sinh thái. Tăng trưởng
kinh tế giúp tăng nguồn của cải, tiền bạc. Do đó, lượng vốn dùng
cho chính sách bảo vệ môi trường cũng tăng lên. Theo luật bảo vệ
môi trường, chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường có
quy định cụ thể: Ðầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển; đa
dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường và bố trí
khoản chi riêng cho sự nghiệp môi trường trong ngân sách nhà
nước hằng năm.
o Phát triển khoa học, công nghệ thân thiện với môi trường: Tăng
trưởng kinh tế dẫn đến sự ra đời của các loại máy móc, thiết bị
mới thân thiện với môi trường, ít gây ô nhiễm và cả những máy
lọc xử lí rác thải, khí thải. Việc phát minh và đưa vào sử dụng các
máy móc và thiết bị mới để hạn chế đến mức cao nhất tác hại đến
môi trường cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ môi trường. Bình
nước nóng năng lượng mặt trời; hệ thống lọc và xử lí nước

Trang 12
thải;các loại kính tiết kiệm năng lượng, gạch ngói không nung,…
là những sản phẩm mới, thân thiện với môi trường. Tiến bộ khoa
học giúp tạo ra những sản phẩm trên nhưng cũng bắt nguồn từ
nguồn vốn hỗ trợ của nền kinh tế thì mới phát huy được tác dụng.
o Góp phần nâng cao ý thức người dân: Tăng trưởng kinh tế tạo
điều kiện cao cho sự phát triển xã hội, trong đó ý thức người dân
về vấn đề môi trường dần được cải thiện. Thông qua giáo dục,
tuyên truyền được tài trợ từ Chính phủ, tình trạng đốt nương làm
rẫy của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi Tây Bắc, Tây
Nguyên dần hạn chế và chấm dứt. Ý thức giữ gìn vệ sinh môi
trường, cảnh quan đường phố, khu vực công cộng,… cũng được
nâng cao.
 Tác động tích cực của môi trường đối với việc tăng trưởng kinh tế
o Việc bảo vệ môi trường được thực hiện tốt sẽ đảm bảo một môi
trường sống và làm việc trong lành, lành mạnh. Một môi trường
trong lành, ít khói bụi, ô nhiễm mang đến cảm giác thoải mái,
tỉnh táo hơn cho mọi người, giảm thiểu rủi ro về bệnh dịch. Sức
khỏe tốt sẽ giúp cho công việc được hoàn thành tốt, mau chóng
hơn.
o Bảo vệ môi trường gắn liền với vấn đề bảo vệ tài nguyên. Tài
nguyên thiên nhiên nếu được quản lí khai thác có hiệu quả, đúng
mức, được giữ gìn và bảo vệ sẽ là nền tảng vững chắc cho sự tăng
trưởng kinh tế lâu dài của một quốc gia.
o Bảo vệ môi trường sinh thái cũng đi đôi với việc dự báo và phòng
chống thiên tai. Hằng năm, miền Trung nước ta hứng chịu rất
nhiều cơn bão lớn có sức tàn phá khủng khiếp, gây thiệt hại rất
lớn cả về người và tài sản. Việc phá rừng, đốt nương là rẫy dẫn

Trang 13
đến hiện tượng xói mòn, sạt lở đất, lũ quét ở miền núi thường
xuyên. Bảo vệ môi trường sẽ hạn chế một cách hữu hiệu các thiên
tai, dịch bệnh phát sinh từ các thiên tai. Từ đó, kinh tế quốc gia
mới tăng trưởng một cách ổn định.

Như vậy, giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường có mối liên hệ tích
cực, tác động qua lại lẫn nhau. Một nền kinh tế chỉ thực sự tăng trưởng có hiệu
quả khi đi liền với nó là một môi trường được gìn giữ, bảo vệ. Đó là mặt tích
cực trong mối quan hệ giữa hai yếu tố này.

2.2.2 Theo hướng tiêu cực

Ở phần trên, ta đã xem xét mối liên hệ, tác động tích cực giữa bảo vệ môi
trường và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có hai mặt. Những
ảnh hưởng tiêu cực là điều cần bàn luận trong phần này.

 Tác động tiêu cực của tăng trưởng kinh tế đối với môi trường sinh thái:
o Tăng trưởng kinh tế đồng nghĩa với việc làm suy giảm nghiêm trọng
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một lần nữa, khía cạnh tài nguyên
thiên nhiên trong mối quan hệ giữa hai phạm trù môi trường và kinh
tế lại được nhắc đến. Đây là khía cạnh xét đến đầu tiên trong tác
động tiêu cực của tăng trưởng kinh tế bởi tài nguyên thiên nhiên là
yếu tố gắn liền với môi trường và còn là một nguồn lực chủ yếu của
sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khi nền kinh tế đang trên đà tăng
trưởng, người ta chỉ tập trung vào khai thác tài nguyên một cách triệt
để để đáp ứng đủ nhu cầu đầu vào của các ngành sản xuất. Muốn đẩy
mạnh ngành nông – lâm – ngư nghiệp, hàng trăm nghìn héc-ta cây
rừng đổ xuống để làm nương, làm rẫy, chăn thả gia súc, buôn lậu vì
lợi nhuận cá nhân,... Thực tế, diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam
đang ngày càng suy giảm nhanh với tốc độ chóng mặt. Nhất là độ

Trang 14
che phủ rừng ở khu vực miền Trung. Độ che phủ ở nước ta hiện còn
chưa đến 40%, diện tích rừng nguyên sinh còn khoảng 10%. Thống
kê của Tổng cục Lâm nghiệp ( Bộ NN và PTNT), chỉ trong hơn 5
năm từ năm 2012 -2017, diện tích rừng tự nhiên đã bị mất do chặt
phá rừng trái pháp luật mất chiếm 11%, 89% còn lại do chuyển mục
đích sử dụng rừng tại những dự án được duyệt. Theo nghiên cứu của
quỹ Châu Á, trong 20 năm qua, Việt Nam là một trong 5 nước có rủi
ro thiên tai lớn nhất toàn cầu. Mất rừng là mất nơi trú ẩn, sinh cảnh
của các loài động thực vật, mất đi các nguồn gen quý. Theo ước tính,
Việt Nam đang mất đi 137 loài thực vật, động vật và côn trung mỗi
ngày do phá rừng nhiệt đới, con số này tương đương với 50.000 ha,
hoa màu là 19.000 ha và cây ăn quả là hơn 52.000 ha. Tài nguyên
thiên nhiên không phải là vô hạn, việc khai thác quá mức tất yếu sẽ
dẫn đến suy kiệt nguồn tài nguyên, từ đó làm nghèo nàn sức sống
của môi trường sinh thái.
o Tăng trưởng kinh tế góp phần chủ yếu dẫn đến một trong những bài
toán nan giải nhất của cả thế giới nói chung và của Việt Nam nói
tiêng – ô nhiễm môi trường. Trước hết, kinh tế mở rộng kéo theo sự
gia tăng số lượng các nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất, các công
trình xây dựng. Những nhà máy, xí nghiệp này, trong quá trình cạnh
tranh gay gắt về năng suất, đã lơ là việc xử lí rác thải, chất thải trước
khi thải ra ngoài môi trường. Những con sông, cánh đồng, kênh rạch,
bầu không khí và ngay cả các khu dân cư xung quanh những nhà
máy ấy phải hứng chịu những luồng khí độc hại, những đống phế
liệu chất đống cùng nguồn nước thải đen ngòm, bốc mùi chưa qua
xử lí triệt để. Bộ Tài nguyên - môi trường (TN-MT) đã hoàn tất báo
cáo môi trường quốc gia 2016, theo đó tại danh mục các vụ gây ô

Trang 15
nhiễm môi trường nổi cộm, sự cố môi trường biển miền Trung do
nước thải công nghiệp của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp
Formosa Hà Tĩnh (công ty Formosa) gây ra được xếp đứng đầu. Sự cố
này đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trưởng, trong đó
chịu ảnh hưởng nặng nhất là ngành thủy sản, tiếp đến là hoạt động
kinh doanh, dịch vụ, du lịch và đời sống sinh hoạt của ngư dân.
Trường hợp của Formosa chỉ là một trong rất nhiều vụ việc đầu độc
môi trường khác xảy ra trong những năm gần đây.Thêm vào đó, mức
độ tăng trưởng của nên kinh tế đi song song với sự bùng nổ số lượng
phương tiện giao thông phục vụ mục đích đi lại, vận chuyển.Khi nền
kinh tế mở rộng, đi lên, nhu cầu đi lại, chuyên chở hàng hóa của
người dân càng cao hơn, dẫn đến việc lượng phương tiện gia tăng
đột biến. Ở Việt Nam hiện nay, lượng phương tiện tham gia giao
thông vốn đã ở mức khổng lồ, hơn nữa lại ngày càng gia tăng, đặc
biệt là xe máy. Sự gia tăng ồ ạt, chóng mặt phương tiện giao thông là
nguyên nhân chính gây ra tình trạng ách tắc giao thông, và nguy
hiểm hơn thế là tình trạng ô nhiễm không khi ở các thành phố lớn.
Lượng khí thải độc hại như CO2, CO, NO từ hàng triệu cỗ máy di
động ấy đang ngày ngày lấp đầy bầu không khí bao quanh chúng
ta.Đáng lưu ý, ở nước ta, đa số phương tiện giao thông cá nhân sử
dụng nhiên liệu chính là xăng và dầu diesel, hiếm dùng nhiên liệu
sạch nên áp lực lên môi trường không khí hết sức nặng nề. Hậu quả
tất yếu xảy ra là con người sẽ mắc rất nhiều căn bệnh liên quan đến
đường hô hấp do hít phải khói bụi ô nhiễm hằng ngày.Ô nhiễm
không khí, ô nhiễm môi trường chủ yếu bắt nguồn từ số lượng khổng
lồ các phương tiện giao thông, mà nguyên nhân xâu xa là từ tăng
trưởng kinh tế.

Trang 16
 Tuy nhiên, bảo vệ môi trường cũng ít nhiều gây cản trở đến tăng trưởng
kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam chưa đủ khả năng nhập
khẩu toàn bộ tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong
nước, thì việc hạn chế khai thác nguồn tài nguyên sẵn có là không khả
thi. Nếu không xây dựng thêm các nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất để
phục vụ sản xuất hàng hóa cũ và mới, kinh tế nước ta sẽ mãi chậm phát
triển, chỉ phụ thuộc vào nông nghiệp. Do vậy, đặt bảo vệ môi trường
cao hơn hẳn so với tăng trưởng kinh tế sẽ mang lại những hậu quả nhất
định, ảnh hưởng đến trình độ phát triển của một quốc gia. Tăng trưởng
kinh tế đi đôi với việc ảnh hưởng đến môi trường hệ sinh thái, chúng ta
cần nhìn nhận thẳng thắn vấn đề này để tìm giải pháp cân bằng được cả
hai.

Tóm lại, giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái không chỉ
có tác động tích cực, mà còn có ảnh hưởng tiêu cực, theo hai chiều, qua lại lẫn
nhau. Đó chính là mối liên hệ giữa hai vấn đề này. Điều này phù hợp với
nguyên lí về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật. Từ phân tích
những mặt tích cực, tiêu cực trong mối quan hệ hai chiều ấy, bản thân tôi đã tự
rút ra cho mình những bài học thiết yếu để áp dụng vào cuộc sống. Phần cuối
của tiểu luận, xin được đúc kết những bài học bổ ích trong quá trình nghiên
cứu đề tài này.

Trang 17
KẾT LUẬN

Từ những vấn đề đưa ra nghiên cứu ở trên, chúng ta đã nhận ra được tính cấp
bách của vấn đề cân bằng tăng trưởng kinh tế với việc bảo vệ môi trường, để
từ đó có những nhận thức và hành động đúng đắn điều chỉnh nền kinh tế đi
đúng hướng nhằm phát triển bền vững lâu dài. Và hướng đi đó xuất phát từ
chính mối liên hệ thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
Chúng ta bảo vệ môi trường hệ sinh thái không nhằm mục đích hạn chế sự
tăng trưởng của nền kinh tế mà là tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn cho đất
nước, cho những thế hệ mai sau. Hi vọng trong tương lai gần thế giới sẽ có sự
quan tâm đúng mực đến môi trường, cùng những chính sách tiến bộ và biện
pháp đúng đắn. Chất lượng cuộc sống con người chắc chắn sẽ được cải thiện
tốt đẹp lên nếu biết kết hợp hài hoà hai yếu tốmôi trường và kinh tế.

Trang 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của
chủ nghĩa Mac – Lenin, 2010.

2. Nhà xuất bản Lao động, Giáo trình Nguyên lí kinh tế vĩ mô, 2014.

3. Internet

 https://tuoitre.vn/formosa-dung-dau-cac-vu-gay-o-nhiem-nam-2016-
1351267.htm
 http://quochoi.vn/hoatdongdbqh/Pages/home.aspx?ItemID=44130

Trang 19

You might also like