You are on page 1of 16

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT

TÊN ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN


CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VÀO VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

Nhóm: 7 Giảng viên hướng dẫn: Trương Trần Hoàng Phúc


Trưởng nhóm: Nguyễn Như Mai Đại Thành
Thành viên:
1. Hồ Ngọc Ngân 4. Lê Ngọc Diễm Quỳnh
2. Võ Nhật Minh Thy 5. Trần Nguyễn Ngọc Trâm
3. Phạm Gia Hớn 6. Bùi Ngọc Bích Thảo

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 12 năm 2023


MỤC LỤC

Chương 1.............................................................................................
1.1 Nguyên lí về mối quan hệ phổ biến :...........................................
1.1.1 Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến:..........................
1.2 Một số ví dụ về mối liên hệ phổ biến:.........................................
1.3 Quan điểm toàn diện trong triết học Mác–Lênin......................
1.3.1 Quan điểm toàn diện.................................................................
1.3.2 Quan điểm toàn diện trong lịch sử triết học...........................
1.3.3 Quan điểm toàn diện trong Triết học Mác-Lênin...................
Chương 2.............................................................................................
2.1 Khái niệm......................................................................................
2.2 Nguyên nhân...............................................................................
2.3 Giải pháp vận dụng triết học Mác-Lenin trong việc
giáo dục đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay:.............................
2.3.1 Ngành Giáo dục phải thay đổi tư duy trong công
tác quản lý, cần phải tiếp thu những mô hình quản lý
hiệu quả của lĩnh vực ngoài công lập..............................................
2.3.2 Giáo dục cần giảm tải và cân bằng chương trình
học......................................................................................................
2.3.3 Cần nghiên cứu để áp dụng những giá trị đạo đức
Phật giáo vào trong việc giáo dục đạo đức sinh viên.....................
2.3.4 Cần nghiên cứu để áp dụng những giá trị đạo đức
Phật giáo vào trong việc giáo dục đạo đức sinh viên.....................
2.4 Ý nghĩa.........................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................

2
Chương 1.

1.1 Nguyên lí về mối quan hệ phổ biến :

1.1.1 Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ


phổ biến:

1.1.1.1 Khái niệm mối liên hệ:

Mối liên hệ là một phạm trù triết học chỉ sự


quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau
giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt,
các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong
thế giới. Đồng thời mối liên hệ còn mang tính
phổ biến bởi bất cứ sự vật hiện tượng nào
cũng đều nằm trong các mối liên hệ với
những sự vật, hiện tượng khác.

1.1.1.2 Khái niệm mối liên hệ phổ biến:

Mối liên hệ phổ biến là dung để chỉ tính phổ


biến của các mối liên hệ, khẳng định mối liên
hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng trong thế
giới, không loại trừ sự vật nào hay hiện tượng
nào. Nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép
biện chứng.

Như vậy, giữa các sự vật hiện tượng của thế


giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù,
vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở
phạm vi nhất định. Tính thống nhất vật chất
của thế giới là cơ sở cho mọi liên hệ. Nhờ sự
thống nhất đó các đối tượng không thể tồn tại

3
cô lập, mà luôn tác động qua lại, chuyển hóa
lẫn nhau.

 Tính chất của các mối liên hệ:

Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa


dạng, phong phú là những tính chất cơ bản
của các mối liên hệ.

Tính khách quan của các mối liên hệ, tác


động giữa các sự vật, hiện tượng vật chất với
nhau. Theo quan điểm đó, sự tác động và làm
chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện
tượng (hoặc chính bản thân chúng) là cái vốn
có của nó. Mối liên hệ tồn tại độc lập không
phụ thuộc vào ý thức của con người. Con
người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các
mối liên hệ vật chất trong hoạt động thực tiễn
của mình.

Tính phổ biến của các mối liên hệ thể hiện ở


chỗ dù ở bất kỳ đâu, trong tự nhiên, xã hội và
tư duy đều có vô vàn các mối liên hệ đa dạng,
chúng giữ vai trò, vị trí khác nhau trong sự
vận động, chuyển hóa của các sự vật, hiện
tượng. Sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng là
một hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với
hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn
nhau.

Tính đa dạng, phong phú. Có mối liên hệ về


mặt không gian và cũng có mối liên hệ về mặt
thời gian giữa các sự vật, hiện tượng. Một sự
vật hiện tượng có nhiều mối liên hệ khác nhau
(bên trong - bên ngoài, chủ yếu - thứ yếu, cơ

4
bản - không cơ bản,...), chúng giữ vị trí, vai
trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển
của sự vật, hiện tượng đó. Một mối liên hệ
trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau, ở
những giai đoạn khác nhau trong qua trình
vận động, phát triển cuar sự vật hiện tượng thì
cũng có những tính chất và vai trò khác nhau.
Do vậy, khi nghiên cứu đối tượng cụ thể cần
tuân thủ nguyên tắc toàn diện.

1.2 Một số ví dụ về mối liên hệ phổ biến:

Giữa tri thức cũng có mối liên hệ phổ biến:


Khi làm bài kiểm tra Toán, Lý, Hóa, chúng ta
phải vận dụng kiến thức văn học để phân tích
đề bài, đánh giá đề thi. Đồng thời khi học các
môn xã hội, chúng ta cũng phải vận dụng tối
đa tư duy, logic của các môn tự nhiên.

- Trong tư duy con người có những mối liên


hệ kiến thức cũ và kiến thức mới.

- Thực vật và động vật có mối liên hệ với


nhau trong quá trình trao đổi chất: cá sống
không thể thiếu nước; chó chết thì bọ chó
cũng chết theo

- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

5
1.3 Quan điểm toàn diện trong triết học
Mác–Lênin

1.3.1 Quan điểm toàn diện

Quan điểm toàn diện là quan điểm mà khi


nghiên cứu, xem xét sự vật, hiện tượng chúng
ta phải quan tâm đến tất cả các yếu tố (gián
tiếp hay trực tiếp) có liên quan đến sự vật,
hiện tượng.

Để hiểu sâu sắc hơn về quan điểm toàn


diện, chúng ta cần tìm hiểu rõ cơ sở lý luận
của quan điểm toàn diện trong lịch sử Triết
học.

1.3.2 Quan điểm toàn diện trong lịch sử


triết học

Trong lịch sử Triết học, để trả lời cho câu


hỏi: Thế giới xung quanh ta có vô vàn sự vật,
hiện tượng và quá trình khác nhau, nhưng
giữa chúng có mối liên hệ với nhau hay
không? Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì
cái gì quy định mối quan hệ đó? Các nhà Triết
học đã đưa ra rất nhiều quan điểm khác nhau
về vấn đề trên. Tóm lại, có thể chia các quan
điểm thành 2 nhóm: Quan điểm siêu hình và
quan điểm biện chứng.

Đầu tiên, những nhà Triết học theo quan


điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện
tượng tồn tại một cách biệt lập, tách rời nhau.
Chúng không phụ thuộc, không ràng buộc
nhau hay có bất kỳ một sự tác động qua lại
nào. Nếu giữa chúng có sự tác động qua lại

6
lẫn nhau thì chỉ là những biểu hiện bên ngoài,
mang tính ngẫu nhiên.

Ngược lại, các nhà Triết học có cái nhìn


biện chứng lại cho rằng các sự vật, hiện tượng
vừa tồn tại độc lập, vừa quy định qua lại, tác
động lẫn nhau. Dựa trên cơ sở giữa mối liên
hệ vật chất và hiện tượng, họ khẳng định tính
thống nhất vật chất của thế giới. Nhờ đó,
chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời
nhau.

Như vậy, các nhà triết học đưa ra nhiều


quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược
nhau về mối liên hệ của các sự vật, hiện
tượng. Mặc dù những quan điểm trên chưa có
cái nhìn toàn diện về mối liên hệ, nhưng đó
cũng là tiền đề cho Chủ nghĩa Mác kế thừa để
xây dựng nên phép biện chứng và chủ nghĩa
duy vật biện chứng. Trong đó, nguyên lý về
mối liên hệ phổ biến - cơ sở lý luận của quan
điểm toàn diện là một trong những nguyên lý
phản ánh thế giới một cách đầy đủ và đúng
đắn nhất.

1.3.3 Quan điểm toàn diện trong Triết học


Mác-Lênin

Trong sự tồn tại của thế giới quanh ta, mọi


sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong mối liên
hệ với sự vật, hiện tượng khác và mối liên hệ
giữa chúng rất đa dạng, phong phú chứ không
tách rời nhau, cô lập nhau.

7
Đối với quan điểm toàn diện trong triết học
Mác-Lênin, khi nhìn nhận về sự vật, hiện
tượng cần chú ý nhìn nhận trên quan điểm
toàn diện, từ đó có nhận thức đúng đắn về sự
vật, hiện tượng, tránh rơi vào quan điểm
phiến diện, siêu hình. Bên cạnh đó, chúng ta
cần tránh việc chỉ xem xét sự vật, hiện tượng
ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản
chất hay về tính quy luật của chúng. Song,
xem xét toàn diện không có nghĩa là xem xét
tràn lan, cần xem xét một cách chọn lọc từng
yếu tố cụ thể. Có như vậy chúng ta mới thực
sự hiểu đúng bản chất của sự vật.

Trong thực tiễn, khi tác động vào sự vật,


chúng ta vừa phải chú ý tới những mối liên hệ
nội tại của chúng, vừa phải chú ý đến những
mối liên hệ giữa sự vật với nhau. Từ đó, ta
mới biết sử dụng đồng thời các biện pháp, các
phương tiện khác nhau để tác động vào sự vật
nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Ngoài ra, việc quan tâm đến nhiều khía


cạnh, nhiều mối liên hệ không hẳn là quan
điểm toàn diện. Nó vẫn có thể là phiến diện
nếu chúng ta đánh giá ngang nhau những
thuộc tính, những quy định khác nhau của sự
vật, hiện tượng được thể hiện trong những
mối liên hệ khác nhau đó. Quan điểm toàn
diện đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận có tri
thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự
vật để khái quát và rút ra được bản chất chi

8
phối sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện
tượng đó.

Chương 2.

2.1 Khái niệm

Quan điểm toàn diện là quan điểm đánh giá,


xem xét sự vật với tất cả các mối liên hệ mà
sự vật có nhưng phải tìm ra được mối liên hệ
nào là cơ bản, quy định sự tồn tại, vận động
của sự vật.Từ đó để có cách nhìn nhận đánh
giá đúng bản chất, đúng trọng tâm của sự vật
mà không dàn trải. Quan điểm này là một
trong những nguyên tắc phương pháp luận cơ
bản của triết học Mác - Lênin, giúp con người
khắc phục được bệnh phiến diện, chủ nghĩa
chiết trung và thuật ngụy biện trong nhận thức
và cải tạo thực tiễn.

Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học -


kỹ thuật, Đảng xác định: “Tạo đột phá trong
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,
thu hút và trọng dụng nhân tài. Thúc đẩy
nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ
thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư vào mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, chú trọng một số ngành, lĩnh vực trọng
điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm động lực
cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến
cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu
vực và thế giới.

9
Vì vậy, vận dụng quan điểm toàn diện của
triết học Mác-Lênin vào việc giáo dục đạo
đức của sinh viên Việt Nam là một bước tiến
cần thiết để xây dựng một thế hệ sinh viên có
ý thức cao, tư duy sáng tạo và khả năng làm
việc trong môi trường xã hội phức tạp.

2.2 Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân cần phải vận dụng


quan điểm triết học Mác- Lênin vào giáo dục
sinh viên hiện nay, trong đó có thể kể đến
những nguyên nhân chính sau:

Triết học Mác- Lênin là một hệ thống lý luận


khoa học, cách mạng, toàn diện và sâu sắc, có
vai trò quan trọng trong việc định hướng tư
tưởng, phát triển trí tuệ, hình thành nhân cách
của sinh viên. Triết học Mác- Lênin giúp sinh
viên hiểu được bản chất của thế giới, quy luật
phát triển của xã hội, từ đó có cái nhìn đúng
đắn, khách quan về thế giới xung quanh.
Đồng thời, triết học Mác- Lênin giúp sinh
viên phát triển tư duy sáng tạo, tư duy phê
phán, góp phần hình thành nhân cách toàn
diện.

Trong bối cảnh hiện nay, thế giới đang có


những biến đổi nhanh chóng, phức tạp, đặt ra
nhiều yêu cầu mới đối với giáo dục. Vận dụng
quan điểm triết học Mác- Lênin vào giáo dục
sinh viên hiện nay sẽ giúp sinh viên có khả
năng thích ứng với những biến đổi của thế
giới, có khả năng giải quyết các vấn đề thực

10
tiễn một cách sáng tạo, khoa học. Vận dụng
quan điểm triết học Mác- Lênin vào giáo dục
sinh viên góp phần xây dựng nền giáo dục
Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đáp ứng yêu cầu
phát triển của đất nước. Nền giáo dục tiên
tiến, hiện đại là nền giáo dục có mục tiêu,
phương pháp giáo dục phù hợp với quy luật
phát triển của xã hội, đáp ứng nhu cầu của đất
nước và của nhân dân.

Ngoài ra, việc vận dụng quan điểm toàn diện


của triết học Mác- Lênin vào việc giáo dục
đạo đức của sinh viên hiện nay có những tác
động tích cực sau: Giúp sinh viên hiểu được
bản chất của đạo đức, vai trò của đạo đức
trong đời sống xã hội. Triết học Mác- Lênin
chỉ ra rằng đạo đức là một hình thái ý thức xã
hội, là hệ thống các quan niệm, nguyên tắc,
chuẩn mực quy định hành vi của con người
trong xã hội. Đạo đức có vai trò quan trọng
trong việc điều chỉnh hành vi của con người,
xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Giúp sinh viên hình thành những
phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Triết học Mác-
Lênin đề cao những phẩm chất đạo đức cao
đẹp của con người như yêu nước, yêu chủ
nghĩa xã hội, yêu đồng chí, đồng bào, yêu lao
động, trung thực, dũng cảm. Việc giáo dục
những phẩm chất đạo đức này cho sinh viên
sẽ giúp họ trở thành những người có nhân
cách tốt đẹp, có ích cho xã hội. Giúp sinh viên
có khả năng nhận diện và đấu tranh chống lại

11
những quan điểm, hành vi trái với đạo đức.
Trong xã hội hiện nay, bên cạnh những giá trị
đạo đức tốt đẹp còn tồn tại những quan điểm,
hành vi trái với đạo đức. Việc giáo dục cho
sinh viên khả năng nhận diện và đấu tranh
chống lại những quan điểm, hành vi trái với
đạo đức sẽ góp phần xây dựng một xã hội văn
minh, tiến bộ.

Tóm lại, việc vận dụng quan điểm triết học


Mác- Lênin vào giáo dục sinh viên hiện nay là
một yêu cầu tất yếu, có ý nghĩa quan trọng
trong việc xây dựng nền giáo dục tiên tiến,
hiện đại, góp phần xây dựng một xã hội công
bằng.

2.3 Giải pháp vận dụng triết học Mác-


Lenin trong việc giáo dục đạo đức sinh viên
Việt Nam hiện nay:

2.3.1 Ngành Giáo dục phải thay đổi tư duy


trong công tác quản lý, cần phải tiếp thu
những mô hình quản lý hiệu quả của lĩnh
vực ngoài công lập

Bên cạnh việc chăm lo đời sống giáo viên, có


chế độ đãi ngộ thỏa đáng, không mang tính
chất cào bằng thì cũng cần mạnh tay đưa ra
khỏi ngành những giáo viên vi phạm đạo đức
nghề nghiệp nhằm làm trong sạch đội ngũ
giáo viên, lấy lại vị thế cao quý của người
thầy để người thầy thực sự trở thành tấm
gương cho học trò.

12
2.3.2 Giáo dục cần giảm tải và cân bằng
chương trình học

Chú trọng hơn các môn khoa học xã hội có


tác dụng xây dựng nhân cách sinh viên; thay
đổi cách dạy và học đạo đức dưới hình thức lý
thuyết khô khan và hô hào khẩu hiệu bằng
việc học từ cuộc sống thực tiễn. . Những bài
học đạo đức xoay quanh các vấn đề xã hội
mang tính thời sự, có tác động trực tiếp đến
đời sống đạo đức của sinh viên như: sử dụng
rượu, thuốc lá, tình dục, bạo lực,…Giáo viên
có thể chọn các chủ đề từ báo chí, truyền
hình, mạng internet,… để cùng thảo luận với
sinh viên, chứ không dựa vào giáo án một
cách cứng nhắc, khô khan.

2.4 Ý nghĩa

_Thứ nhất , đạo đức học Mác-Lenin chỉ rõ cội


nguồn , bản chất và những quy luật đạo đức
giúp cho mỗi người học nắm rõ quy luật mỗi
thời đại, mỗi dân tộc, mỗi giai cấp đều có
những tiêu chuẩn, nguyên tắc và lí tưởng đạo
đức đặc trưng của nó.

_Thứ hai, đạo đức học Mác-Lenin chứng


minh một cách khoa học về những chuẩn mực
, tiêu chuẩn tốt đẹp và lí tưởng đạo đức xã hội
chủ nghĩa. Hình thái đạo đức mới này đã xây
dựng và phát triển trong công cuộc dựng xây
xã hội chủ nghĩa. Nó là sự kết hợp giữa những
giá trị đạo đức cao đẹp của ông cha ta cùng
những giá trị đạo đức mới cho thích hợp với

13
xu hướng phát triển của con người. Tri thức
đạo đức không chỉ là thành quả của sự tu
dưỡng đạo đức, mà còn là sự phản chiếu cuộc
sống đạo đức của xã hội. Nhờ vào tri thức đạo
đức đã được cung cấp, sinh viên có căn cứ lý
luận để tự phân biệt đâu là những giá trị đạo
đức chân chính và giả hiệu.

_Thứ ba, khi trình bày về những giá trị tốt đẹp
của xã hội chủ nghĩa, đạo đức học Mác Lênin
không chỉ giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn về
sự phát triển tự nhiên của đạo đức trong tương
lai, mà còn giúp họ có cái nhìn chính xác về
xu hướng này để có thể tiến bước đến mục
tiêu.

_Thứ tư, giáo dục Đạo đức học Mác Lênin có


vai trò quan trọng trong việc truyền bá những
giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cho
các thế hệ sinh viên thông qua các khái niệm
cơ bản về đạo đức như Phạm trù lẽ sống,
Hạnh phúc, Nghĩa vụ đạo đức, Lương tâm,
Thiện và ác. Đồng thời, môn học này cũng chỉ
ra những nguyên tắc cơ bản của đạo đức mới
như chủ nghĩa tập thể là nền tảng của đạo đức
mới, lao động tự giác và sáng tạo là nguồn
gốc của đạo đức mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật sư Tô Thị Phương Dương “Ví


dụ về mối liên hệ phổ biến? Nguyên lý có
tính đa dạng, phong phú tại sao?”

14
(09/08/2023) https://luatminhkhue.vn/vi-
du-ve-moi-lien-he-pho-bien.aspx
2. Luật sư Nguyễn Văn Dương “Nội
dung, vận dụng quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin”
https://luatduonggia.vn/quan-diem-toan-
dien-cua-chu-nghia-mac-le-nin-va-van-
dung-quan-diem-toan-dien-de-danh-gia-
co-che-kinh-te-ke-hoach-hoa-tap-trung/
3. _Tsinh viên Hoàng Anh - “Giáo dục
đạo đức học Mác-Lenin với việc xây dựng
đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam” -
(25/06/2021):
https://lyluanchinhtrivatruyenthong.vn/gia
o-duc-dao-duc-hoc-mac-lenin-voi-viec-
xay-dung-dao-duc-moi-cho-sinh-vien-viet-
nam-p24346.html

15
LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận:....

Do nhóm 7 nghiên cứu và thực hiện.

Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định


hiện hành.

Kết quả bài làm của đề tài............................là


trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập
của nhóm khác.

Các tài liệu được sủ dụng trong tiểu luận có


nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

(Ký và ghi rõ họ tên)

16

You might also like