You are on page 1of 4

TÀI LIỆU TRIẾT HỌC

Họ tên SV: Phan Thị Thanh Hảo. MSSV: 48.01.751.048

Lớp: K46.ANH.NNA.

Bài tập cá nhân: Phân tích cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể và sự vận
dụng quan điểm này trong cuộc sống học tập của bản thân.

Lí thuyết:
- Khái niệm:

Phép biện chứng duy vật là phương pháp triết học duy vật biện chứng và các khoa học nói
chung. Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật:

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:


Quan điểm siêu hình về mối liên hệ: Quan điểm siêu hình xem xét các sự vật, hiện tượng
trong trạng thái tách rời nhau, cô lập nhau, giữa chúng không có mối liên hệ, tác động qua lại
lẫn nhau, nếu có thì chỉ là những mối liên hệ giản đơn, hời hợt bên ngoài. => Quan điểm siêu
hình không thể vạch ra được bản chất của các sự vật, hiện tượng.
Quan điểm biện chứng về mối liên hệ:
+ Khái niệm về mối liên hệ: gồm 2 phương diện
Một là, mối liên hệ là sự ràng buộc, phụ thuộc quy định lẫn nhau, điều này quyết đinh sự tồn
tại của sự vật, hiện tượng.
Hai là, mối liên hệ là sự tác dộng qua lại lẫn nhau, điều này quyết định sự phát triển của sự
vật, hiện tượng.
Vậy, mối liên hệ là một phạm trù dùng để chỉ sự ràng buộc, phụ thuộc, quy định lẫn nhau, sự
tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận cấu thành nên sự vật, hiện
tượng; giữa các sự vật, hiện tượng với nhau; giữa sự vật, hiện tượng với môi trường; mà trong
đó sự biến đổi của sự vật, hiện tượng này sẽ kéo theo sự biến đổi của sự vật hiện tượng khác.
+ Tính chất của mối liên hệ:
Thứ nhất, tính khách quan: Tính khách quan của mối liên hệ xuất phát từ tính thông nhất vật
chất của thế giới. Mối liên hệ là cái vốn có của bản thân các sự việc, hiện tượng chứ không
phải do sự áp đặt bên ngoài, không phụ thuộc vào ý thức con người, dù muốn hay không
muốn thì bản thân các sự vật, hiện tượng hay các mặt, bộ phận trong một sự vật hiện tương
luôn luôn chứa đựng mối liên hệ.

Ví dụ: nước chảy đá mòn, gió thổi mây bay.

Thứ hai, tính phổ biến: Tính phổ biến của mối liên hệ xuất phát từ bản thân tính biện chứng
của thế giới vật chất. Mỗi sự vật, hiện tượng là một hệ thống có cấu trúc nội tại. Mối liên hệ
có trong mọi sự vật, hiện tượng; mọi giai đoạn, mọi quá trình; có cả trong tự nhiên, xã hội và
tư duy con người.

Ví dụ: mỗi cơ thể sống là một hệ thống cấu trúc tạo nên khả năng tự trao đổi chất với môi
trường, nhờ đó mà nó tồn tại và phát triển; đồng thời bản thân môi trường sống cũng là một
hệ thống được tạo thành từ nhiều yếu tố lớp, phân hệ trực tiếp và gián tiếp..

Thứ ba, tính đa dạng, phong phú: Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ xuất phát từ tính
đa dạng, muôn hình muôn vẻ của thế giới vật chất. Trong thế giới có nhiều kiểu mối liên hệ,
mà mỗi kiểu mối liên hệ có đặc điểm riêng, có vị trí, vai trò riêng đối với sự tồn tại, vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Mối liên hệ trực tiếp: chúng ta trực tiếp tham gia các hoạt động như: ứng cử, bầu cử, đi
học. Mối liên hệ gián tiếp: chúng ta thực hiện quyền làm chủ thông qua các cơ quan, người
đại diện.

 Hiện nay, khoa học đã chứng minh rằng:


Phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng do cách thức liên hệ giữa các yếu tố cấu thành
quyết định. Ví dụ: trật tự liên hệ giữa các axit nucleic (A-T, G-X) mà bị đảo lộn sẽ gây ra
hiện tượng đột biết gen.
Sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng do sự tác động qua lại giữa các yếu tố cấu
thành quyết định, mà trước hết là do sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Ví dụ:
sự tác động qua lại giữa cung với cầu.
- Ý nghĩa phương pháp luận

Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến đòi hỏi trong nhận thức và thực tiễn cần phải tuân theo
quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể.

Quan điểm toàn diện yêu cầu:

Một là, khi xem xét các sự vật, hiện tượng, cần phải xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ,
kể cả những mắt khâu trung gian trong những điều kiện không gian, thời gian nhất định.

Hai là, trong vô vàn các mối liên hệ, trước hết cần rút ra những mối liên hệ cơ bản, chủ yếu,
tức là xem xét một cách có trọng tâm, trọng điểm, nhờ đó nắm bắt được bản chất của sự vật
hiện tượng.

Ba là, sau khi nắm bắt được bản chất của sự vật, hiện tượng thì cần phải đối chiếu với các
mối quan hệ còn lại để tránh mắc sai lầm trong nhận thức.

Bốn là, chống lại cách xem xét siêu hình, phiến diện, một chiều (chỉ thấy một mặt mà không
thấy nhiều mặt, chỉ thấy một mối liên hệ mà không thấy các mối liên hệ khác).

Năm là, chống lại cách xem xét dàn trải (coi mọi mối liên hệ như nhau), có nghĩa là chống lại
chủ nghĩa chiết trung về mối liên hệ.
Sáu là, chống lại thuật ngụy biện (quy cái thứ yếu thành cái chủ yếu, quy cái không cơ bản
thành cái cơ bản, bằng lý lẽ, lập luận tưởng rằng có lý những thực chất vô lý).

Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu:

Thứ nhất, khi xem xét các sự vật, hiện tượng, cần phải đặt chúng trong từng hoàn cảnh lịch sử
- cụ thể; trong điều kiện, môi trường cụ thể; trong từng điều kiện không gian, thời gian nhất
định; trong từng mối liên hệ, quan hệ nhất định; trong từng trường hợp cụ thể nhất định; trong
từng tọa độ nhất định..

Thứ hai, cần xét đến tính chất đặc thù của đối tượng nhân thức và các tình huống khác nhau
phải giải quyết trong thực tiễn.

Thứ ba, cần xem xét sự vật, hiện tượng trong sự vận động, phát triển ở từng giai đoạn cụ thể
nhất định.

Vận dụng:

Là sinh viên Ngôn ngữ Anh trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, em phải luôn
trau dồi tiếng anh cho mình hàng ngày. Học về ngôn ngữ rất khó và mình phải am hiểu về
nhiều khía cạnh như ngữ pháp, phát âm, từ vựng,.. và mối khía cạnh lại có nhiều thứ cần lưu
ý.

Đối với em điều quan trọng khi học tiếng anh là ghi nhớ những từ vựng cũng như phải hiểu
bản chất của chúng, để từ đó có thể nhuần nhuyễn sử dụng ngôn ngữ thứ 2 này đúng hoàn
cảnh, đúng cấu trúc cũng như phát âm. Điều này khác với việc học ngữ pháp ở chỗ ngoài việc
học thuộc cấu trúc em cần phải hiểu ngữ cảnh cũng như sắc thái từ vựng đó biểu đạt.

Trong tiếng Anh có nhiều trường hợp nhiều từ có khả năng biểu thị một nghĩa nhưng lại
không thể thay thế nhau. Ví dụ như Fancy words, hay những từ hoa mỹ, là những từ có “vóc
dáng” thuộc loại “đao to búa lớn”, gồm 3 âm tiết trở lên, đa phần xuất hiện trong những tác
phẩm văn học, từ điển đồng nghĩa – trái nghĩa và rất hiếm (hay có thể nói là không bao giờ)
xuất hiện trong giao tiếp thông thường. Em không thể dùng những từ như saccharine (ngọt
lịm, đồng nghĩa với sweet), loquacious (nhiều lời, đồng nghĩa với talkative), autonomous (tự
trị, đồng nghĩa với independent),… trong giao tiếp, câu văn hay câu nói bởi khi đó sẽ nặng nề
và quá kiểu cách. Tuy nhiên, không phải từ nào dài và 3 âm trở lên là hoa mỹ. Trong tiếng
Anh có một khái niệm về những từ đa âm (complex words). Những từ này cũng gồm khoảng
3 âm tiết trở lên, nhưng tần suất được sử dụng của chúng trong giao tiếp, các bài viết, bản tin,
bài báo,… thường nhật lại dày đặc vô cùng. Có thể kể đến như những từ reasonable (hợp
lý), consider (cân nhắc), function (chức năng), contribution (đóng góp), significant (trọng
đại),… Bởi sự phong phú của từ vựng tiếng Anh, em phải tiếp thu và xem xét vận dụng
chúng trong từng điều kiện, môi trường cụ thể; trong từng điều kiện không gian, thời
gian nhất định.

You might also like