You are on page 1of 6

Nguyên lý về mối liên hệ: 

Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những
nguyên lý, những cặp phạm trù cơ bản, những quy luật… Trong hệ
thống đó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong hai nguyên lý
khái quát nhất trong phép biện chứng duy vật.   
Khi nghiên cứu về đời sống, đã có vô số những câu hỏi đặt ra cho các
nhà triết gia: Các sự vật, hiện tượng và các quá trình khác nhau của thế giới
có mối liên hệ qua lại, tác động ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tốn tại biệt lập,
tách rời nhau? Nếu tồn tại mối quan hệ qua lại thì cái gì quy định mối quan hệ
đó?   
Trả lời cho vấn đề này, có rất nhiều quan điểm được đưa ra:   
Quan điểm siêu hình: cho rằng, các sự vât, hiện tượng tồn tại biệt
lập, tách rời nhau; cái này tồn tại bên cạnh cái kia; chúng không có sự
phụ thuộc, không có sự ràng buộc lẫn nhau. Và nếu có đi chăng nữa, thì
đó cũng chỉ là những quy định, liên hệ bề ngoài, mang tính ngẫu nhiên,
không có khả năng chuyển hóa lẫn nhau.   
Trái lại, quan điểm biện chứng lại khẳng định: các sự vật, hiện tượng,
các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại,
chuyển hóa lẫn nhau. Nhưng lại có sự khác nhau khi xét riêng từng quan điểm
biện chứng. 
+ Quan điểm biện chứng duy tâm cho rằng: cái quyết định mối liên hệ,
sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng là một lực lượng siêu
nhiên hay ở ý thức, cảm giác của con người (Hegel cho rằng, ý niệm tuyệt
đối là nền tảng của các mối liên hệ; còn Berkeley trên lập trường duy tâm chủ
quan lại cho rằng, cảm giác là nền tảng của mối liên hệ giữa các đối tượng).   
+ Còn theo quan điểm biện chứng duy vật: các sự vật, hiện tượng dù có
đa dạng, phong phú đến mấy cũng chỉ là những dạng khác nhau của một
thế giới thống nhất, duy nhất – thế giới vật chất. Do tính thống nhất của
thế giới, các sự vật, hiện tượng không thể tồn tại biệt lập mà giữa chúng
luôn luôn có mối liên hệ, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Qua đó,
phép biện chứng duy vật thừa nhận mối liên hệ giữa các đối tượng hay nói
theo cách khác, sự tồn tại của sự vật, hiện tượng phụ thuộc vào sự liên hệ,
tương tác giữa nó và các đối tượng khác. 
Mối liên hệ không chỉ là sự liên hệ, ràng buộc tác động lẫn nhau giữa
các vật cụ thể, hữu hình, giữa các mặt trong cùng một đối tượng với nhau
mà còn có mối liên hệ giữa những sự vật vô hình với sự vật hữu hình, hay
giữa các sự vật vô thể với nhau. Và bởi vậy trên thế giới có vô vàn những
mối liên hệ, trong đó có loại liên hệ chung nhất, là đối tượng nghiên cứu
của phép biện chứng, loại liên hệ này là liên hệ phổ biến. Và cơ sở cho mối
liên hệ phổ biến hay cơ sở cho mọi mối liên hệ chính là tính thống nhất vật
chất của thế giới. Bởi thế giới không phải là thể hỗn loạn các đối tượng, mà là
hệ thống các liên hệ đối tượng. Và nhờ sự thống nhất đó các đối tượng không
thể tồn tại cô lập, mà luôn tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Và đó chính
là nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. 

1. Khái niệm: 
 Liên hệ: Là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay đổi của một
trong số chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi; ngược lại, cô lập
(tách rời) là trạng thái của các đối tượng, khi sự thay đổi của đối
tượng này không ảnh hưởng gì đến các đối tượng khác, không làm
chúng thay đổi 
VD: Các sinh vật đều có liên hệ với môi trường bên ngoài: Những thay
đổi của các nhân tố vô sinh (ánh sáng, nước, nhiệt độ, độ ẩm, không
khí,..) của môi trường bên ngoài sẽ làm các sinh vật có thay đổi tương
ứng. Ví dụ: nhiệt độ cơ thể con người luôn ở mức ổn định khoảng
từ 36 – 37,5 độ C. Khi thời tiết nóng, cơ thể con người sẽ toát mồ
hôi. Khi thời tiết lạnh có hiện tượng run người, nổi da gà. Hay có
các động vật biến nhiệt như cá, động vật lưỡng cư,... biến đổi thân
nhiệt theo nhiệt độ của môi trường như cá chép có giới hạn chịu
đựng từ 2 độ đến 44 độ C, cá Rô phi có giới hạn chịu đựng từ 5 độ
đến 42 độ C. Hoặc tắc kè hoa thay đổi màu sắc để điều chỉnh thân
nhiệt và thể hiện cảm xúc với các con tắc kè hoa khác. 
 Mối liên hệ: Mối liên hệ dùng để chỉ các sự ràng buộc, tương hỗ,
quy định, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong 1 đối
tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau 
VD: trong lĩnh vực sinh học có các mối quan hệ giữa các cơ quan
trong cơ thể con người, và mối quan hệ giữa các lĩnh vực chính trị và
quốc gia. 
 Mối liên hệ phổ biến: mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ các mối liên
hệ tồn tại ở nhiều sinh vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những
mối liên hệ phổ biến nhất là mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật hiện
tượng. 
VD:Trong tự nhiên thì sau khi nắng nóng kéo dài sẽ dẫn đến mưa do
nắng nóng làm nước bốc hơi lên tăng độ ẩm không khí dẫn đến tạo mây
rồi mưa.  

. Tính khách quan:  Mọi mối liên hệ của sự vật , hiện tượng là khách quan
- Phép biện chứng duy vật khẳng định tính khách quan của các mối liên hệ,
tác động trong thế giới.  Giữa các sự vật, hiện tượng vật chất với nhau
chúng tác động qua lại, chuyển hoá và phụ thuộc lẫn nhau. Đây là cái vốn
có của bản thân sự vật, tồn tại độc lập và không phụ thuộc vào ý muốn
chủ quan hay nhận thức của con người.
- Sở dĩ mối liên hệ có tính khách quan là do thế giới vật chất có tính
khách quan.
+ Các dạng vật chất (bao gồm sự vật, hiện tượng) dù có vô vàn, vô kể,
nhưng thống nhất với nhau ở tính vật chất đó là chúng có mối liên hệ với
nhau về mặt bản chất một cách khách quan. Con người chỉ có thể nhận
thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình. 
 Tính phổ biến 
 Bất kỳ nơi đâu, trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy
đều có vô vàn các mối liên hệ đa dạng, chúng giữ những vai trò, vị
trí khác nhau trong sự vận động, chuyển hóa của các sự vật, hiện
tượng.  
 Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào, ở bất kỳ không gian nào
và ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện
tượng khác.  
 Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau còn diễn
ra giữa các mặt, các yếu tố, các quá trình, giai đoạn tồn tại của mỗi
sự vật, hiện tượng

Tính đa dạng, phong phú:

+) Mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau thì mối liên hệ khác
nhau;

+)Trong cùng 1 mối liên hệ nhất định, thì ở những giai đoạn khác nhau
trong quá trình vận động và phát triển cũng sẽ có những tính chất và vai
trò khác nhau. Tùy thuộc vào tính chất và vai trò của từng mối liên hệ, ta
có thể phân loại các mối liên hệ như sau:

( Mối liên hệ về mặt không gian và mối liên hệ về mặt thời gian giữa sự
vật, hiện tượng.

- Mối liên hệ chung tác động lên toàn bộ hay trong những lĩnh vực rộng
lớn của thế giới.

- Mối liên hệ riêng chỉ tác động trong từng lĩnh vực, từng sự vật, hiện
tượng cụ thể.

- Mối liên hệ phổ biến trực tiếp và mối liên hệ phổ biến gián tiếp.

- Mối liên hệ phổ biến chủ yếu và mối liên hệ phổ biến thứ yếu.

- Mối liên hệ phổ biến tất nhiên và mối liên hệ phổ biến ngẫu nhiên.

- Mối liên hệ phổ biến bên trong và mối liên hệ phổ biến bên ngoài.

- Mối liên hệ giữa tổng thể và bộ phận.) => Viết sơ đồ


Việc phân loại này cũng chỉ mang tính tương đối bởi vì các mối liên hệ
của các đối tượng rất phức tạp, không thể tách chúng khỏi các mối liên
hệ khác. Các mối liên hệ còn cần được nghiên cứu cụ thể trong sự biến
đổi và phát triển cụ thể của chúng 

 
Ví dụ:  
*Trong lĩnh vực văn hóa: 
  Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần được con người tạo
dựng cùng với bề dài lịch sử dân tộc. Trong thực tiễn, văn hóa được lấy làm
tiêu chí để đánh giá sự phát triển của xã hội. Phát triển kinh tế chưa bao giờ
tách rời khỏi sự nâng đỡ của văn hóa; văn hóa có ảnh hưởng tích cực đến sự
phát triển kinh tế. Vì thế, tăng cường xây dựng văn hóa là nhiệm vụ tất yếu để
thực hiện nhiệm vụ cơ bản là phát triển kinh tế, nhằm xây dựng một xã hội
giàu có, văn minh.  
* Giaso dục: Giữa tri thức cũng có mối liên hệ phổ biến: khi học các môn Tự
nhiên ta phải dùng kiến thức văn học phân tích đề bài, khi học các môn
Xã hội phải dùng tư duy logic của các môn tự nhiên

Khi trường Đại học Bách khoa Hà Nội mong muốn những sinh viên trong
trường học giỏi hơn và đạt được nhiều thành tích. Thì trường phải có những
điều chỉnh như nâng cao chất lượng giáo viên, cải tạo môi trường giáo dục
lành mạnh hơn, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ học tập, tạo ra nhiều phần
thưởng phấn đấu học tập hơn,... . Như vậy thì từ từ trường Đại học Bách khoa
Hà Nội sẽ đạt được cái mục đích là làm cho các bạn sinh viên này học giỏi
hơn nâng cao chất lượng đầu ra cao.

=> Từ đó, chúng ta thấy giữa cái việc học giỏi của các bạn sinh viên và các sự
vật, hiện tượng xung quanh như là giáo viên, môi trường giáo dục, cơ sở vật
chất của trường, phần thưởng phấn đấu,... có mối liên hệ với nhau.

* Kinh tế  
- Mối liên hệ giữa cung và cầu là mối liên hệ phổ biến, tức cũng là mối liên hệ
chung, nhưng mối liên hệ đó được thể hiện cụ thể khác nhau, có tính chất đặc
thù tuỳ theo từng loại thị trường hàng hoá, tuỳ theo thời điểm thực hiện... Khi
nghiên cứu cụ thể từng loại thị trường hàng hoá, không thể không nghiên cứu
những tính chất riêng có (đặc thù) đó. Nhưng dù khác nhau bao nhiêu thì
chúng vẫn tuân theo những nguyên tắc chung của mối quan hệ cung cầu 

Mối liên hệ giữa giáo dục và kinh tế: Giáo dục tác động đến con người,
tạo nên nguồn lực người, yếu tố tác động nhất cẩu quá trình kinh tế.
Ngày nay, nền kinh tế thế giới đang biến đổi nhanh chóng trên cơ sở sự phát
triển như vũ bão về khoa học công nghệ. Giáo dục không những cung cấp
nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế mà còn là nhân tố nồng cất
trong phát triển khoa học công nghệ. Vì thế có thể khẳng định đầu tư cho
giáo dục là đầu tư phát triển theo chiều sâu, tạo nên sự phát triển liên tục và
bền vững nền kinh tế - xã hội. Giáo dục sẽ tích luỹ vốn người, chìa khoá để
duy trì sự tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập. Giáo dục, đặc biệt là giáo
dục cơ bản cũng góp phần làm giảm nghèo đói nhờ tăng năng suất lao
động của tầng lớp lao động nghèo. Giáo dục cũng góp phần giảm mức
sinh và tăng cường sức khoẻ, giúp mọi người đều có cơ hội tham gia đầy
đủ vào hoạt động xã hội và phát triển kinh tế. Giáo dục góp phần nâng
cao các chức năng xã hội dân sự, xây dung tiềm năng và củng cố quản lý
đất nước. 
*Trong lĩnh vực ngoại giao:  
  Hội nhập kinh tế có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển của xã hội, lợi ích
quốc gia. Vận dụng vào thực tế, hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những mối
quan hệ kinh tế - chính trị đa dạng đan xen lẫn nhau, góp phần nâng cao vị trí
quốc tế và tạo điều kiện để Việt Nam tham gia bình đẳng trong giao lưu kinh
tế Thế giới. Kinh tế quốc tế sẽ giảm dần, các hàng rào thuế quan và phi thuế
quan, các phân biệt đối xử.  

- Mối quan hệ giữa Việt Nam, Lào, Campuchia được coi là mối liên hệ bên
trong ASEAN nếu như ta lấy ASEAN làm sự vật. Nhưng nếu ta lấy mỗi nước
làm sự vật thì mối liên hệ giữa ba nước lại được coi là mối liên hệ bên ngoài

* Khoa học kĩ thuật:


- Con người nhận thức được mối liên hệ giữa thực vật với môi trường đất đai
khí hậu. Nhận thức được mối liên hệ đó và vận dụng khoa học kĩ thuật để
tăng năng suất, chất lượng của cây trồng. (tìm ví dụ về máy móc trong sản
xuất)
-   Mỗi cơ thể sống là một hệ thống cấu trúc tạo nên khả năng tự trao đổi chất
với môi trường, nhờ đó mà nó tồn tại, phát triển. 
- nhờ sự phát triển của kính viễn vọng và kính hiển vi, các ngành khoa học
như sinh học và thiên văn học đã có thể phân tích đối tượng nghiên cứu của
họ chặt chẽ hơn
* Biện pháp sinh học  
- Nhân tế bào, chất tế bào, màng tế bào liên kết với nhau tạo thành tế bào hữu
cơ. 
- Khi trồng mía con người nhận thức được con ong mắt đỏ đẻ con và kí sinh
lên kén của sâu đục thân ăn ấu trung của con sâu này và từ đó làm triệt tiêu
đương sinh sản giúp giảm thiệt hại cho việc nuôi trồng mía  
- Trong thế giới động vật thì động vật hấp thụ khí O2 và nhả khí CO2, trong
khi đó quá trình quang hợp của thực vật lại hấp thụ khí CO2 và nhả ra khí
O2. ( video)
- Các loái cá, chim , thú đều có quan hệ với nước, nhưng cá quan hệ với nước
khác với chim và thú.Cá sống thường xuyên trong nước, không có nước thường
xuyên thì cá không thể tồn tại được, nhưng các loài chim và thú thì lại không
sống trong nước thường xuyên được
* CN thực phẩm :
về các hoạt động của vi sinh vật trong thực phẩm ảnh hưởng đến chất lượng thực
phẩm ( video)

You might also like