You are on page 1of 3

Họ và tên: Phạm Thị Thanh Thúy

MSSV: 20210832
BÀI TẬP CHƯƠNG I
Yếu tố môi trường đối với quản trị hoạt động của một tổ chức
Đề: Hãy nêu 03 yếu tố thuộc môi trường bên trong và 03 yếu tố thuộc môi
trường bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động quản trị của tổ chức? Đưa ra ví
dụ minh họa đối với một tổ chức cụ thể (lớp học, nhóm học tập hoặc tại một
doanh nghiệp) 
Trả lời:
1. 03 yếu tố thuộc môi trường bên trong có ảnh hưởng đến hoạt động quản trị
của tổ chức là:
 Hội đồng quản trị: Năng lực của HĐQT tác động trực tiếp tới sự điều
hành nhân viên của 1 tổ chức, 1 doanh nghiệp.
 Nhân viên: Năng lực của nhân viên và sự phối hợp của các nhân viên
với nhau cũng là 1 yếu tố vô cùng quan trọng để đáp ứng nhu cầu công
việc.
 Các yếu tố vật chất: Nhà xưởng, thiết bị máy móc...
2. 03 yếu tố thuộc môi trường bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động quản trị
của tổ chức là:
 Khánh hàng: Là người tiêu dùng cho chính tổ chức, doanh nghiệp. Nhu
cầu của khách hàng tác động trực tiếp tới hoạt động quản trị của 1 tổ
chức, 1 doanh nghiệp qua các giải pháp về nhu cầu ngày càng gia tăng
của khách hàng.
 Đối thủ cạnh tranh: Những người cung ứng sản phẩm dịch vụ giống
hệt các sản phẩm, dịch vụ mà chúng ta hiện nay đang cung ứng. Khách
hàng có thể sử dụng sản phẩm của bên đổi thủ cạnh tranh tác động trực
tiếp đến doanh nghiệp của chúng ta trong thị trường.
 Sản phẩm thay thế: là những sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu tương
đương với những sản phẩm trong ngành của doanh nghiệp, tổ chức.
3. Ví dụ minh họa với tổ chức cụ thể: Công ty Coca-Cola ở Việt Nam
a) Yếu tố bên trong
Hội đồng quản trị:Những chiến lược, kế hoạch của công ty được quyết định
bởi Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm hướng công ty đến
mục tiêu chung và khiến việc điều hành của công ty được chính xác, dễ dàng
và minh bạch.
Nhân viên: Coca-Cola luôn có chính sách đãi ngộ nhân viên tốt chính vì thế
khiến nhân viên luôn phát huy hết mình những khả năng và sáng tạo trong
công việc. Mỗi nhân viên trong công ty có một tiềm năng nhất định để phát
triển nghề nghiệp thành công tại Coca-Cola Việt Nam. Doanh nghiệp luôn có
lộ trình đào tạo rõ ràng, cụ thể để khơi gợi và phát triển các tiềm năng đó.
Các yếu tố vật chất: Nhà máy hoạt động trên dây truyền tự động, khép kín từ
khâu nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm. Mỗi công đoạn được kiểm tra
nghiêm ngặt, đảm bảo đúng quy định của chính phủ và bộ y tế.
b) Yếu tố bên ngoài
Khách hàng:
Không giống như các nhãn hiệu giải khát khác chỉ tập trung vào một hoặc
một số đối tượng khách hàng khác nhau, Coca-Cola luôn hướng tới mọi đối
tượng khách hàng :
- Thị trường người tiêu dùng: những người và hộ dân mua hàng hoá và dịch
vụ để sử dụng cho cá nhân.
- Thị trường các nhà sản xuất: các tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ để sử
dụng chúng trong quá trình sản xuất.
- Thị trường nhà bán buôn trung gian: tổ chức mua hàng và dịch vụ để sau đó
bán lại kiếm lời.
- Thị trường của các cơ quan Nhà nước: những tổ chức mua hàng và dịch vụ
để sau đó sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ công cộng hoặc chuyển giao hàng
hoá và dịch vụ đó cho những người cần đến nó.
Coca-Cola luôn đầu tư cho các chiến lược quảng cáo sản phẩm chú trọng
vào khách hàng. Tại những cửa hàng bán lẻ và tại các siêu thị, hãng bao giờ
cũng được bày bán ngang tầm mắt, ngay trước những hành lang, hoặc những
nơi bắt mắt để thu hút khách hàng.
Đối thủ cạnh tranh:
Trên thị trường Việt Nam, ngành thức uống giải khát gồm: Pepsi, Coca, Red
Bull, Mirinda Soda Kem, Wonderfarm,…Trong đó, nổi bật lên với hai “đại
gia” lớn nhất trong ngành là Cocacola và Pepsi. Chính vì có nhiều sự lựa chọn
cho khách hàng trong việc chọn lựa sản phẩm, thế nên sự cạnh tranh giữa các
công ty trong ngành là cao. Các công ty đã không ngừng nâng cao sản xuất,
đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiêu của mình, đa
dạng hóa sản phẩm nhằm thu hút khách hàng. Tóm lại, sự cạnh tranh trong
ngành là cao bởi vậy nó đòi hỏi các công ty phải nỗ lực các hoạt động của
mình để không chỉ đảm bảo thị phần mà còn mở rộng thị trường.
Sản phẩm thay thế:
Những sản phẩm thay thế của nước giải khát bao gồm các sản phẩm
ngành trà, ngành sữa và các sản phẩm ngành cà phê. Bởi những sản phẩm này
điều đáp ứng nhu cầu “uống” của khách hàng. Giá các sản phẩm giải khát của
Coca-Cola ít nhiều chịu ảnh hưởng của các sản phẩm thay thế.Chính vì vậy,
sản phẩm của Coca-Cola khó đặt giá cao và bị giới hạn về lợi nhuận.

You might also like