You are on page 1of 2

1.

Khái niệm môi trường cạnh tranh:


Môi trường cạnh tranh là hệ thống bên ngoài năng động trong đó một doanh nghiệp
cạnh tranh và chức năng. Càng nhiều người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự,
môi trường mà bạn cạnh tranh càng cạnh tranh hơn.
2.Đặc điểm môi trường cạnh tranh:
Đặc điểm của môi trường cạnh tranh bao gồm những yếu tố sau:
- Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành, cùng thị trường với nhau
hoặc giữa các doanh nghiệp trong nước với nước ngoài.
- Những qui định liên quan đến điều kiện cạnh tranh và qui định về cạnh tranh
không lành mạnh.
- Đối thủ cạnh tranh trên thị trường có thể chia làm 4 loại: đối thủ cạnh tranh dẫn
đầu thị trường, , đối thủ cạnh tranh cạnh tranh thách thức thị trường, đối thủ
cạnh tranh theo sau và đối thủ cạnh tranh thị trường ngách.
- Có 3 loại hình cạnh tranh: cạnh tranh trực tiếp, cạnh tranh gián tiếp và đối thủ
cạnh tranh tiềm năng.
- Chiến lược cạnh tranh phù hợp và có hiệu quả.
- Một môi trường cạnh tranh có thể bị tác động từ các yếu tố kinh tế, xã hội,
chính trị và môi trường.
VD về môi trường cạnh tranh:
 Sự cạnh tranh của hãng nước uống giải khát hàng đầu thế giới là Pepsi và
CocaCola. Trong lịch sử, Pepsi và Cocacola đã từng có những chiến lược cạnh
tranh bắt chước về sản phẩm, thậm chí là cạnh tranh về giá cả để trả đũa nhau.
Khi Pepsi tung ra thị trường dòng sản phẩm nước uống đóng chai dàng cho
người ăn kiêng Diet Pepsi thù ngay lập tức Cocacola cũng tung ra sản phẩm
Diet Coke.
 Samsung là một công ty được thành lập tại Hàn Quốc chuyên về công nghệ
điện tử và thiết bị thông minh. Các đối thủ cạnh tranh của họ bao gồm Apple,
Sony, Huawei, Intel, v.v., đó là lý do tại sao nhóm của Samsung cố gắng tạo ra
một sản phẩm tốt hơn các sản phẩm thay thế của đối thủ bằng cách sử dụng
những đổi mới có thể thu hút khách hàng tiềm năng.
3.Vai trò của môi trường cạnh tranh với doanh nghiệp:
*Mặt tích cực:
- Tăng nhu cầu: cạnh tranh lành mạnh thường thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia
vào nhiều hoạt động tiếp thị hơn, dẫn đến nhu cầu ngày càng cao cho sản phẩm
trên thị trường.
- Thúc đẩy sự đổi mới: cạnh tranh làm khuyến khích sự cải tiến và đổi mới liên tục,
buộc các doanh nghiệp phải luôn nỗ lực để duy trì và nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ của họ.
- Thúc đẩy sự phát triển kinh doanh liên tục: việc phát triển kinh doanh liên tục là
cách để doanh nghiệp giải quyết sự cạnh tranh trong dài hạn và duy trì sự thành
công trên thị trường.
- Tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn: cạnh tranh tạo áp lực lên nhân
viên, đẩy họ phải làm việc hiệu quả để đáp ứng được mục tiêu kinh doanh của tổ
chức
*Mặt tiêu cực:
- Giảm thị phần của doanh nghiệp: sự tăng cường cạnh tranh thường dẫn đến việc
doanh nghiệp phải chia sẽ thị phần với các đối thủ khác.
- Chi tiêu không cần thiết: Cạnh tranh thường khiến các doanh nghiệp chi tiêu quá
mức cho tiếp thị và các chiến lược quảng cáo khác để thu hút khách hàng, đối tác
kinh doanh và nhân viên. Điều này có thể tạo thêm chi phí không cần thiết.
- Áp lực đối với doanh nghiệp: cạnh tranh gây áp lực cho doanh nghiệp, đòi hỏi họ
phải tăng năng suất hoạt động và phải đạt hiệu quả tốt nhất, nhiều doanh nghiệp đã
sụp đổ do cạnh tranh không lại.
- Áp lực cho nhân viên: đòi hỏi họ phải cống hiến hết mình và liên tục sáng tạo dẫn
đến áp lực phải nghỉ việc do công việc quá nhiều và áp lực.

You might also like