You are on page 1of 50

CTCP THẾ GIỚI DI ĐỘNG

BUSINESS
Website: https://mwg.vn/
NHÓM MWG
Leader: Nguyễn Thị Lan Anh

REPORT
1

NỘI DUNG 1: MÔ HÌNH 5 NHÂN TỐ CỦA MICHAEL POTER ĐỐI VỚI


CTCP THẾ GIỚI DI ĐỘNG

I. Mô hình kinh doanh là gì?

1. Khái niệm.

Mô hình kinh doanh (tiếng anh là Business Model) là một thuật ngữ về kinh tế, khá trừu tượng
và có nhiều nghĩa khác nhau. Mô hình kinh doanh có thể là một văn bản tổng quan sắp xếp các
kế hoạch phát triển của tổ chức, công ty, doanh nghiệp trong tương lai. Có người lại nói rằng:
“Mô hình kinh doanh là bản kế hoạch để sinh doanh thu và lợi nhuận”. Mô hình kinh doanh
còn là một cấu trúc khái niệm hỗ trợ khả năng tồn tại của một sản phẩm hoặc công ty và bao
gồm mục đích, mục tiêu của công ty và kế hoạch dự định đạt được chúng.

2. Một số mô hình kinh doanh phổ biến.

Mô hình 1 đổi 1: được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa mô hình phi lợi nhuận và mô hình
lợi nhuận. Khía cạnh phi lợi nhuận là yếu tố thu hút khách hàng, là nền tảng cho sự phát triển
của doanh nghiệp. Nhờ yếu tố phi lợi nhuận mà công ty có được lợi nhuận và phát triển một
cách bền vững theo thời gian.

Ví dụ: Mô hình 1 đổi 1 đã được thương hiệu giày TOMS chứng minh rất thành công. Người
sáng lập ra thương hiệu này đã nghĩ ra ý tưởng: Với mỗi đôi giày được bán, một đôi khác sẽ
được ủng hộ cho trẻ em nghèo tại hơn 60 quốc gia trên toàn thế giới.

Và chiến dịch này đã rất thu hút khách hàng. Khách hàng sẵn sàng tham gia cùng với công ty
vì vừa mua được giày đẹp lại vừa được tham gia một hoạt động có ý nghĩa.

Mô hình thu lợi nhuận từ những sản phẩm kèm theo: Ý tưởng của mô hình này là doanh
nghiệp làm cho khách hàng thích thú, say mê một sản phẩm nào đó của họ. Khi đó doanh
nghiệp sẽ tận dụng lòng trung thành của khách hàng với sản phẩm đó để bán kèm sản phẩm
khác với chi phí cao.
2

Mô hình kinh doanh online: Mô hình kinh doanh online giờ đây đã cực kỳ phổ biến. Đây là
hình thức kinh doanh trên môi trường mạng thông qua các kênh như Facebook, Zalo, Youtube,
…Bạn có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình trên các kênh online này.

Mô hình kinh doanh online có ưu điểm tiết kiệm được rất nhiều chi phí thuê mặt bằng, thuê
nhân viên, tiếp cận được với nguồn khách hàng lớn và đa dạng, không bị giới hạn bởi không
gian, thời gian.

Khách hàng có thể order và nhận sản phẩm tại nhà mà không cần phải đi lại. Với sự bùng nổ
của công nghệ 4.0 thì đây chính là mô hình kinh doanh mới tuyệt vời trong tương lai.

Tuy nhiên hạn chế của mô hình này là nhiều khi khách hàng không hoàn toàn tin tưởng vào sản
phẩm. Bởi lẽ họ không trực tiếp được nhìn thấy sản phẩm. Do đó họ e dè về chất lượng và mẫu
mã sản phẩm.

Ngoài sự chậm trễ, hỏng hóc hoặc thất lạc sản phẩm trong quá trình giao hàng cũng là hạn chế
trong mô hình kinh doanh này. Nếu thật sự coi trọng uy tín và chất lượng thì doanh nghiệp
chắc chắn sẽ thành công bởi mô hình này.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh: Theo đó mô hình 5 áp lực cạnh tranh được xây dựng dựa trên
giả thuyết sẽ có 5 áp lực ảnh hướng đến sự phát triển, mức độ cạnh tranh và lợi nhuận của một
doanh nghiệp. Mô hình này giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn khái quát hơn, tìm ra được điểm
mạnh, yếu của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra được chiến lược kinh doanh phù hợp. Cạnh tranh là
yếu tố giúp các doanh nghiệp phát triển, giúp người tiêu dùng có những sản phẩm chất lượng
hợp với mức tiền họ bỏ ra. Vì thế mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M. Porter là công cụ rất
được các tổ chức doanh nghiệp sử dụng.

II.
3

III. Mô hình 5 nhân tố Michael Porter..

5 lực lượng cạnh tranh bao gồm: đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, nhà
cung ứng, khách hàng và sản phẩm thay thế.

1. Sự cạnh tranh trong ngành (Competitive rivalry) :

Đối thủ cạnh tranh hiện tại là những cá nhân, công ty doanh nghiệp cùng sản xuất một chủng
loại sản phẩm, đang phục vụ cùng một phân khúc khách hàng mục tiêu và cùng thỏa mãn một
nhu cầu của khách hàng. Đây yếu tố chính quyết định mức độ cạnh tranh và lợi nhuận của một
ngành. Khi nhu cầu của thị trường tăng cao, các công ty phải cạnh tranh mạnh mẽ để giành thị
phần, mở rộng thị trường dẫn đến lợi nhuận thấp. Sự cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh rất
gay gắt khi: Có nhiều đối thủ cạnh tranh; Rào cản rút lui tăng; Sản phẩm không có sự khác
biệt, dễ dàng thay thế; Đối thủ cạnh tranh “ngang sức” với nhau; Lòng trung thành của khách
hàng thấp.

2. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng (Threat of new entrants) :

Đối thủ cạnh tranh tiềm năng là những cá nhân, công ty, doanh nghiệp chưa cạnh tranh trong
cùng ngành nhưng có khả năng sẽ gia nhập ngành khi có cơ hội. Đây thực sự là mối đe dọa lớn
đối với doanh nghiệp. Ví dụ, nếu một ngành có lợi nhuận cao và không có rào cản tham gia, sự
cạnh tranh sẽ sớm gia tăng khi các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn nhận thấy lợi ích từ ngành đó.

Từ đó ta thấy được “mối đe dọa” từ đối thủ cạnh tranh tiềm năng: Chẳng hạn như lượng vốn
mà đầu tư tham gia vào thị trường thấp. Bên cạnh đó, tổ chức doanh nghiệp không có bản
quyền như công nhận bằng sáng chế, nhãn hiệu, sự uy tín thương hiệu; Không có quy định của
chính phủ trong các luật lệ; Niềm tin và lòng trung thành của khách hàng thấp; Không đa dang
hóa doanh mục sản phẩm.

Để ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn này, các doanh nghiệp trong ngành hiện tại
thường có các rào cản cản trở sự gia nhập ngành như : Chiếm ưu thế về chi phí bao gồm chi
phí công nghệ, nguồn nhân lực, nguyên vật liệu…Khi doanh nghiệp chiếm ưu thế về chi phí thì
giá thành sản phẩm cũng giảm. Với một sản phẩm cùng thỏa mãn một nhu cầu của khách hàng,
4

khi giá thành của công ty, doanh nghiệp mình thấp hơn thì mức độ cạnh tranh với đối thủ cũng
sẽ cao hơn.

Khác biệt hóa sản phẩm: Đó có thể là sự khác biệt về chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm.
Lợi dụng ưu thế về quy mô để giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm. Duy trì và củng cố các
kênh phân phối hiện tại đồng thời mở rộng kênh phân phối để chiếm lĩnh thị trường.

3. Quyền thương lượng của nhà cung ứng (Bargaining power of suppliers) :

Nhà cung ứng là các tổ chức hoặc cá nhân tham gia cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị
trường. Nhà cung ứng có thể gây áp lực cho các công ty, doanh nghiệp thông qua việc: tăng giá
sản phẩm dịch vụ, giảm chất lượng hàng hóa cung cấp, giao hàng không đúng thời gian và địa
điểm quy định… Những điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả cũng như chất lượng sản phẩm
đầu ra đồng thời tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhà cung cấp có khả
năng “áp đảo” các doanh nghiệp, công ty khi: Có ít nhà cung cấp nhưng có nhiều người mua.
Các nhà cung cấp lớn và đang thực thi “chiến lược hội nhập về phía trước”. Không có (ít)
nguyên liệu thay thế. Các nhà cung cấp nắm giữ nguồn lực khan hiếm. Chi phí chuyển đổi
nguyên liệu rất cao.

4. Quyền thương lượng của khách hàng (Bargaining power of customers) :

Khách hàng được đề cập ở đây là người tiêu dùng cuối cùng, nhà phân phối hoặc nhà mua
công nghiệp. Chúng ta vẫn thường nghe rằng “khách hàng là thượng đế”. Đúng vậy, mỗi một
công ty doanh nghiệp muốn thành công họ luôn phải cố gắng để phục vụ tốt nhất nhu cầu của
khách hàng. Khách hàng tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi yêu
cầu doanh nghiệp cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn hoặc sản phẩm chất lượng và dịch vụ tốt
hơn… Khách hàng có khả năng “mặc cả” cao khi:Khách hàng mua với số lượng lớn; Chỉ tồn
tại vài người mua; Chi phí chuyển đổi sang nhà cung cấp khác thấp; Người mua nhạy cảm về
giá; Có nhiều sản phẩm, công ty thay thế khác.
5

5. Sự đe dọa đến từ sản phẩm thay thế (Threat of substitutes) :

Sản phẩm thay thế là hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế các loại hàng hóa, dịch vụ khác có sự
tương đồng về giá trị lợi ích, công dụng. Đặc biệt, những sản phẩm thay thế thường có tính
năng, công dụng đa dạng, chất lượng tốt hơn mà giá cả lại cạnh tranh bởi lẽ sản phẩm thay thế
là kết quả của những cải tiến về công nghệ. Vì vậy mà sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế
sẽ làm giảm số lượng sản phẩm tiêu thụ được, giá thành từ đó làm giảm lợi nhuận của doanh
nghiệp, thậm chí nguy hiểm hơn nó có thể xóa bỏ hoàn toàn các hàng hóa, dịch vụ hiện tại. Sản
phẩm thay thế có thể làm hạn chế mức độ tăng trưởng, làm giảm lợi nhuận thu được của
ngành. Chính vì vậy, để hạn chế sự ảnh hưởng của sản phẩm thay thế đến các hàng hóa, dịch
vụ hiện tại, các doanh nghiệp cần đưa ra các chiến lược kinh doanh hợp lý, cải tiến công nghệ
để giảm giá thành đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu
cầu của khách hàng.

IV. Vận dụng mô hình 5 nhân tố Michael Porter đối với CTCP Thế giới di động.

1. Sơ lược về CTCP ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG (MWG).

Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di Động (MWG) niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch
Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ tháng 07/2014. Đồng thời là nhà bán lẻ số 1
Việt Nam về doanh thu và lợi nhuận, với mạng lưới hơn 4500 cửa hàng trên toàn quốc. MWG
vận hàng các chuỗi cửa hàng bán lẻ thegioididong.com, Điện Máy Xanh, Bách Hóa Xanh.
Ngoài ra, MWG đã mở rộng ra thị trường nước ngoài với chuỗi bán lẻ điện thoại và điện máy
tại Campuchia và đầu tư vào chuỗi nhà thuốc An Khang.

Sau gần 16 năm hoạt động, Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di Động gặt hái được nhiều thành
công như: Doanh thu thuần năm 2020 đạt 108.546 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế đạt 3.920 tỷ
đồng và trở thành Quán quân trong Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm
2020 do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư phối hợp cùng Công ty Chứng khoán Thiên Việt thực hiện.
6

2. Phân tích áp lực cạnh tranh của MWG dựa vào mô hình 5 nhân tố Michael Porter.

2.1. Sự cạnh tranh trong ngành:

Trong khi, các mặt hàng của chuỗi TGDĐ cũng tương tự. Họ được coi là chuỗi bán lẻ thiết bị
di động (điện thoại di động, máy tính bảng, laptop và phụ kiện) có thị phần số 1 Việt Nam với
hơn 2.500 điểm bán thiết bị di động (bao gồm gần 1.000 cửa hàng TGDĐ và hơn 1.500 cửa
hàng Điện Máy Xanh) hiện diện tại 63 tỉnh thành trên khắp Việt Nam. Rõ ràng, TGDĐ có ưu
thế của người đi trước với độ phủ rộng và mạnh hơn khá nhiều so với FPT Shop.

Tuy nhiên, FPT Shop lại có một ưu thế mà TGDĐ không có, công ty mẹ FPT Retail là đơn vị
nhập khẩu hầu hết các dòng điện thoại vào thị trường Việt Nam. Các chuỗi bán lẻ khác vẫn
phải lấy hàng từ FPT Shop. Điều này khiến FPT Shop luôn có hàng trước so với TGDĐ với giá
cả cạnh tranh hơn, bảo hành nhanh hơn.

Thời gian bảo hành và kinh nghiệm là một lợi thế của FPT Shop khi họ đã là đơn vị tiếp nhận
bảo hành, đơn vị đại diện của hàng loạt các tên tuổi lớn như Lenovo, Dell, HP... tại thị trường
Việt Nam từ nhiều năm.

Trên thực tế, Thế giới di động và FPT Retail được coi là 2 tên tuổi lớn nhất Việt Nam trong
lĩnh vực bán lẻ điện thoại, điện máy. Rõ ràng về quy mô, Thế giới di động có sự áp đảo hơn.
Tuy nhiên, FPT Retail lại đang cho thấy họ có lợi thế hơn ở một lĩnh vực mà cả hai đã cùng
nhảy vào hồi cuối năm 2017, đó là chuỗi nhà thuốc.

Với chiến lược mua bán và sáp nhập (M&A), Thế giới di động tuyên bố sẽ mua lại mua 100%
cổ phần tại chuỗi bán lẻ thuốc thay vì mất 2-3 năm để tự xây dựng mô hình kinh doanh dược
phẩm.

Năm 2018, Thế giới di động nhanh chóng nhảy vào lĩnh vực này với chuỗi nhà thuốc Phúc An
Khang. Biển hiệu được thay mới, tên nhà thuốc đổi thành Ankhang.com. Thời điểm đó, An
Khang đã có 26 cửa hàng với doanh thu bình quân hàng tháng khoảng 2 tỷ đồng mỗi cửa hàng.
7

Còn với FPT Retail, họ cũng đã nhanh chóng thâu tóm chuỗi nhà thuốc Long Châu, chuỗi nhà
thuốc lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập từ năm 2007 với 5 nhà thuốc lớn.

Trong các năm tiếp theo, FPT thành lập Công ty cổ phần Dược phẩm FPT Long Châu năm
2018, sau đó liên tiếp mở chuỗi các cửa hàng thuốc Long Châu tên toàn quốc. Kết thúc năm
2020, chuỗi nhà thuốc Long Châu đã cán mốc 200 cửa hàng tại 50 tỉnh thành trên toàn quốc
với doanh số đạt 1.191 tỷ đồng, tăng 133% so với năm 2019.

Mảng Bách hóa xanh bị cạnh tranh gay gắt bởi các đối thủ như Vinmart+, Co.op Mart, cùng
các chuỗi cửa hàng tiện lợi và siêu thị khác, nhưng mảng này đang hướng tới điểm hòa vốn
EBITDA (lợi nhuận trước lãi suất, thuế và khấu hao) và đạt doanh thu trên một cửa hàng cao
nhất trong các chuỗi.

2.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

Đã từ lâu, MGW được biết đến với thế mạnh gần như tuyệt đối đến từ doanh thu của các cửa
hàng bán lẻ. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 hiện cũng như sự phát triển mạng lưới thương mại
điện tử là những tác động tiêu cực mà các chuyên gia dự đoán sẽ làm giảm thị phần của MWG
vào tương lai.

Ngoài việc các công ty lớn ngành E-Commerce với chiến lược chi phí thấp như Lazada
(Alibaba), Shopee (SEA Group) và Tiki (JD.com), những công ty thương mại điện tử có uy tín
từ thị trường phát triển như Rakuten (Nhật), AeonEshop (Nhật), Lotte (Hàn Quốc) và thậm chí
là Amazon (Mỹ) cũng sẽ tham gia trong dài hạn, góp phần đưa các sản phẩm có nguồn gốc
chất lượng vào thị trường và tạo sức ép cạnh tranh đáng kể cho miếng bánh E-Commerce Việt
Nam trong những năm tới.

Thông tin dưới đây sẽ đánh giá số lượng lượt truy cập website tự nhiên (organic traffics) của
từng công ty, tốc độ tăng trưởng và thị phần của từng thương hiệu, không tính đến những lượt
truy cập từ quảng cáo trả tiền (paid traffics).

Dưới đây là xếp hạng chỉ tiêu nói trên và thị phần của từng thương hiệu:
8

Note: MWG chỉ tính đến chuỗi TGDĐ và ĐMX, FPT bao gồm FPT Shop và Sendo.vn
9

Tính đến hết tháng 2/2019, MWG vẫn sở hữu 2 trang thương mại điện tử có tổng số lượng truy
cập nhiều nhất với 13.1 triệu lượt/tháng, chiếm 32% thị phần.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng về số lượng truy cập của MWG lại thấp hơn rất nhiều. Điều này
làm cho thị phần tính theo lượng truy cập của MWG giảm từ 45% về mức 32% trong T2/2019.

Theo số liệu của GoValue, mức độ chi tiền cho quảng cáo online (trên kênh Google) của
MWG chỉ bằng khoảng 1/5 so với những đối thủ khác.

Do đó, mặc dù sẽ vẫn dẫn đầu nhưng thị phần của MWG sẽ tiếp tục suy giảm về mức khoảng
28% trong 2 – 3 năm tới.

2.3. Nhà cung cấp:


10

Các nhà cung cấp luôn giữ vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, đại dịch Covid-
19 bùng phát gần đây đã khiến các chuỗi cửa hàng bách hóa xanh thuộc MWG gặp khó trong
khâu kiểm soát chuỗi cung ứng.

Trước đó, gần 200 siêu thị Bách Hóa Xanh khu vực Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang và An
Giang cũng ngấp nghé nguy cơ thiếu hàng hoá khi đoàn xe chở hàng của các nhà cung cấp bị
kẹt tại cửa ngõ vào TP Cần Thơ. Phía nhà cung cấp tăng giá hàng hoá do tăng chi phí vận
chuyển, phí nhân công, tài xế, hư hỏng do kéo dài thời gian lưu thông. Rõ ràng, nguồn cung
Bách Hóa Xanh đang phụ thuộc rất nhiều vào bên thứ ba và không kiểm soát được.

Việc tăng doanh thu từ tối ưu diện tích cửa hàng cũng sẽ không có nghĩa lý gì nếu nguồn hàng
không được đưa đến một cách đầy đủ và kiểm soát chặt chẽ. Do đó, ưu tiên số một của Bách
Hoá Xanh đó là sắp xếp lại công tác mua hàng, tiến sâu hơn vào chuỗi cung ứng logistics, củng
cố hoạt động này.

Tuy nhiên, CEO CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động cũng rất tự tin vào chế độ đãi ngộ dành cho
các nhà cung cấp của mình khi cho rằng Bách Hóa Xanh đã mang lại tăng trưởng doanh thu rất
cao cho các nhà cung cấp. Thứ hai đó là Bách Hoá Xanh có kế hoạch phát triển các nhóm
ngành hàng với thương hiệu của riêng mình.

2.4. Áp lực từ khách hàng:

Lượng khách hàng giảm ở chuỗi cửa hàng thế giới di động và tăng ở bách hóa xanh, dậm chân
tại chỗ ở điện máy xanh.

Chuỗi Thế giới di động và điện máy xanh:

Từ giữa tháng 7 đến hiện tại, tình hình dịch bệnh phức tạp dẫn đến hoạt động bán hàng online
đối với nhóm hàng điện thoại - điện tử bị ảnh hưởng do không phải nhóm sản phẩm thiết yếu.
Trong nửa cuối tháng 7, doanh thu bán hàng online tại những khu vực bị phong tỏa gần như
không có do hoạt động giao hàng bị hạn chế.
11

Chuỗi điện máy xanh vẫn ghi nhận kết quả khả quan, cho thấy bước đi hợp lý của công ty. Do
chủ yếu nằm ở các khu vực vùng sâu vùng xa nên chuỗi điện máy xanh ít chịu tác động của các
đợt giãn cách xã hội nên vẫn gần như duy trì được mức doanh số trước dịch và đóng góp đến
13% doanh thu của điện máy xanh trong tháng 7. Cuối tháng 7/2021, chuỗi ĐMS có 589 cửa
hàng (trong đó, 23 cửa hàng mở mới trong tháng)
12

Chuỗi bách hóa xanh:

Xu hướng tăng tiêu dùng tại các minimart /cửa hàng tiện lợi trong ngắn hạn, tạo động lực thúc
đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của kênh bán lẻ hiện đại. Sự tăng trưởng của kênh bán lẻ hiện đại
trong thời gian gần đây được thúc đẩy chủ yếu nhờ nhu cầu về đối với nhóm thực phẩm thiết
yếu tăng cao trong bối cảnh nhiều chợ truyền thống phải đóng cửa hoặc hạn chế bán hàng theo
chỉ thị phòng chống dịch covid-19.

Thực tế cho thấy thị phần của kênh cửa hàng tiện lợi/siêu thị mini đã tăng hơn 16% vào cuối
T8/2021 phản ánh sự chuyển dịch hành vi mua sắm, là cơ sở hình thành thói quen tiêu dùng
mới sau giai đoạn giãn cách. Triển vọng của chuỗi BHX trong dài hạn vẫn được duy trì nhờ xu
hướng gia tăng của các kênh bán lẻ hiện tại nói chung và lợi thế cạnh tranh so với nhiều chuỗi
cửa hàng tiện lợi/bách hóa khác. Lợi thế của việc duy trì được tỷ lệ hàng tươi sống cao trong
cơ cấu sản phẩm của chuỗi BHX (hiện đang chiếm khoảng 45%) được thể hiện rõ trong bối
cảnh nhiều chợ truyền thống phải đóng cửa.

2.5. Sản phẩm, dịch vụ thay thế:

Đối với mảng bách hóa xanh thì sản phẩm dịch vụ có thể thay thế đó chính là mạng lưới các
chợ truyền thống, các cửa hiệu nhỏ của từng địa phương, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của
nhà sản xuất lớn...Trong những năm gần đây, sự ra đời ồ ạt của các chuỗi siêu thị trên địa bàn
thành phố làm cho mãi lực của các chợ truyền thống có phần sụt giảm đáng kể. Tuy nhiên, do
ảnh hưởng bởi tập quán mua sắm của người dân chưa quen đến với loại hình kinh doanh
thương mại hiện đại - siêu thị nên tỷ trọng doanh số của ngành siêu thị trên địa bàn thành phố
tính trên tổng doanh thu bán lẻ còn khá khiêm tốn - đối với mảng đồ điện tử ngày này.

Thế giới di động không còn chiếm ưu thế như ngày xưa nữa( chế độ bảo hành, trả góp không
có sự hấp dẫn. Giá thành không cạnh tranh). Vì thế FPT shop là một sản phẩm thay thế được
nhiều người ưa chuộng.
13

V. Cơ hội và thách thức của mô hình 5 nhân tố Michael Porter đối với MWG.

1. Cơ hội.

 Mọi người chủ và cổ đông của một doanh nghiệp đều có chung một câu hỏi rằng là
“Làm thế nào để tối đa hoá lợi nhuận ?”, và đó là cũng sẽ là câu hỏi dành cho những người
quản trị của CTCP Thế giới di động. Bằng việc đánh giá ngành kinh doanh với mô hình
này, những người quản trị hay những người quản lý doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn bức
tranh tổng thể của môi trường kinh doanh mà họ đang đối mặt. Thực sự thì mô hình này
cũng có thể được áp dụng để hiểu rõ hơn các đối thủ cạnh tranh lớn hiện tại. Việc xác định
được thế mạnh và điểm yếu của họ cho phép ta nghĩ ra chiến lược tốt hơn để đẩy mạnh
hơn tính cạnh tranh của ta.

 Đồng thời, CTCP Thế giới di động cũng có thể đánh giá tiềm năng của doanh
nghiệp mình bằng cách so sánh chính doanh nghiệp của bản thân với các đối thủ cạnh
tranh khác để xem liệu thị trường đã bão hoà hay chưa. Mặt khác, mô hình này có thể cho
thấy những sự phát triển của doanh nghiệp vượt trội hơn đối thủ ở mặt nào. Từ đó có thể
dành nhiều nỗ lực hơn để mở rộng thế mạnh cạnh tranh để luôn luôn vượt lên trước các đối
thủ. Bên cạnh đó, sau khi phân tích tình trạng hiện tại và tiềm năng tương lai của năm áp
lực cạnh tranh, doanh nghiệp có thể định hướng những áp lực này để có lợi cho ta. Chỉnh
sửa chiến lược có thể thay đổi tác động của các áp lực cạnh tranh lên tổ chức. Một sự dịch
chuyển định hướng hợp lý có thể đưa công ty tới một tương lai tươi sáng hơn.

2. Thách thức.

Dù mô hình của Michael Porter có thể được áp dụng cho nhiều mục đích sử dụng, nhưng
nó hơi quá lý tưởng để dùng xem xét ngành kinh doanh. Mô hình này đưa ra định hướng
để đánh giá môi trường kinh doanh nhưng phân tích này dựa trên giả định một thị trường
hoàn hảo.Trong thực tế, thị trường hiếm khi, nếu không muốn nói là không bao giờ, ở
trong điều kiện lý tưởng nên không thể nào có thể đánh giá môi trường kinh doanh một
cách hoàn hảo với mô hình này. Thay vào đó, mô hình này chỉ có thể áp dụng cho các cấu
14

trúc thị trường đơn giản. Mà với một CTCP như Thế giới di động thì ta có thể ngầm hiểu
rằng việc áp dụng mô hình này sẽ càng khó khăn hơn nữa, hay thậm chí là không thể.

Thông qua lý thuyết của mô hình, ta biết rằng tác giả của mô hình xem nhẹ áp lực từ nhân
tố Người bổ trợ. Người bổ trợ tức là những người bán sản phẩm hoặc dịch vụ được dùng
kết hợp với một sản phẩm hoặc dịch vụ từ một đối thủ. Intel và Apple là một ví dụ hay khi
họ cạnh tranh rất cao nhưng lại không có sự liên quan rõ ràng nào của họ trong ngành này.
Cuối cùng, mô hình này cũng xem nhẹ thành phần công nghệ trong thế giới kinh doanh
ngày nay. Vì mô hình được đưa ra từ năm 1979, khả năng tác động của công nghệ gần như
bị bỏ qua so với ngày nay. Bỏ qua khía cạnh công nghệ có thể làm cả bài phân tích không
chính xác. Vì vậy, các yếu tố kỹ thuật số hoá hoặc toàn cầu hoá thường được thêm vào
những mô hình hiện giờ.

3. Nhận Định

Trong kinh tế học, ta biết rằng mô hình kinh tế là một trong những phương pháp tối quan
trọng để nhằm mục đích phân tích, hiểu rõ chuyên sâu hơn về những vấn đề kinh tế trong
một xã hội chung và cũng có thể là chỉ trong một doanh nghiệp nói riêng. Việc áp dụng mô
hình kinh tế vào một doanh nghiệp là việc không đơn giản, nhưng hiệu quả của nó mang
lại là cực kì to lớn. Để có được những lợi ích hiệu quả như người sử dụng mong muốn thì
phải chọn lọc đúng mô hình phù hợp, chọn đúng phương pháp phân tích để áp dụng, hiểu
rõ hướng phân tích và tiến hành phân tích một cách chi tiết. Từ đó ta thấy rằng việc áp
dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter với CTCP Thế giới di động chỉ
mang tính chất tham khảo khi mà mô hình này được đánh giá không cao bởi các nhà kinh
tế học, đồng thời nó cũng được viết vào những năm 80 cuối thế kỷ XX, tức là trong
khoảng thời đại công nghệ thông tin, số hóa vẫn chưa phát triển mạnh mẽ như bây giờ nên
việc bỏ qua và không phân tích của mô hình này là một thiếu sót lớn, làm bài phân tích trở
nên kém chính xác.
15

NỘI DUNG 2:
I. Phân tích cơ cấu lợi nhuận hoạt động:

Nhận xét:

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính tăng mạnh ở năm 2020 (9,37%) nhưng lại giảm đáng
kể vào năm 2019 (-3,15). Như vậy sự tăng trưởng doanh thu ở năm 2019 không giúp doanh
nghiệp gia tăng lợi nhuận với tốc độ tương ứng, đây là xu hướng không tốt cho doanh nghiệp.
Nguyên nhân do giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng năm 2019 vượt quá tốc độ tăng doanh
thu. Lợi nhuận hoạt động tài chính trước lãi vay ở mức 3,10% vào năm 2019 và giảm sâu ở
năm 2020 (9,03%) nguyên nhân do lãi vay lớn và tăng

Qua bảng ta thấy lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lợi
nhuận của doanh nghiệp trong 3 năm, lợi nhuận hoạt động tài chính trước lãi vay chiếm tỷ
trọng cao nhất ở năm 2019 là 11,19% và giảm dần còn 2,16% ở năm 2020, đây là cơ cấu lợi
nhuận hợp lý. Tỷ trọng lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính có xu hướng tăng liên tục trong
16

3 năm phân tích, tỷ trọng lợi nhuận khác tăng đều trong 2 năm 2018 và 2019 nhưng lại giảm
sâu vào năm 2020. Năm 2019 mặc dù tỷ trọng lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính

giảm 3,15%, nhưng mức gia tăng lợi nhuận lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính vẫn chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng mức gia tăng EBIT của năm 2019, lợi nhuận khác không âm. Đến năm
2019,tỷ trọng lợi nhuận khác đạt 0,05% , chiếm 0,33% tổng EBIT.

II. Phân tích sự biến động lợi nhuận theo chiều dọc:

PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG LỢI NHUẬN THEO CHIỀU DỌC


17

Các bộ phận cấu thành nên EBIT bao gồm:

- Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính: Tăng 0.4% vào năm 2019/2018 và giảm -0.07%
vào năm 2020/2019. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính tăng vào năm 2019/2018
phần lớn do sự gia tăng của lợi nhuận gộp và chi phí bán hàng, cũng trong năm
2019/2018, chi phí quản lý doanh nghiệp có dấu hiệu giảm nhẹ (-0.01%). Vào giai đoạn
năm 2020/2019, lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính có dấu hiệu sụt giảm nhẹ, giảm
0.07%. Số liệu bị giảm của lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính phần lớn do tác động
của sự sụt giảm của giá vốn hàng bán. So với khoảng thời gian năm 2019/2018 thì năm
2020/2019 giá vốn hàng bán giảm hơn một nửa ( năm 2019/2018 giảm 1.4% đến năm
2020/2019 giảm 3%).
Nhìn vào chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp so với doanh thu thuần, ta thấy:
+ Chi phí bán hàng so với doanh thu thuần năm 2018 là 11.17%, tuy nhiên chi phí bán hàng
năm 2019 lại tăng lên 12.17% và năm 2020 là 14.13%. Qua đó ta thấy hiệu quả tiết kiệm chi
phí bán hàng của doanh nghiệp giảm theo từng năm.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp so với doanh thu thuần năm 2018 là 2.04%, năm 2019 giảm
còn 2.03% và đến năm 2020 thì con số này lại tăng đột biến lên 3.04%. Qua đó ta thấy hiệu
quả tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp có sự tăng/giảm không ổn định, hiệu quả tiết kiệm
18

chi phí quản lý doanh nghiệp tăng không dáng kể vào năm 2019 và giảm mạnh đột ngột vào
năm 2020.
- Lợi nhuận hoạt động tài chính chưa tính lãi vay: Ta xét lợi nhuận hoạt động tài chính
không tính lãi vay, ta thấy năm 2019/2018 tăng 0.22% và năm 2020/2019 tăng 0.12%.
Sự tăng trưởng của lợi nhuận hoạt động tài chính không tính lãi vay tăng theo từng năm
(từ năm 2018 đến năm 2020), tuy nhiên sự tăng trưởng của lợi nhuận hoạt động tài
chính không tính lãi vay lại tăng không đều qua các năm. Năm 2020/2019 tăng nhẹ hơn
so với 2018/2019.
- Lợi nhuận khác: Lợi nhuận khác có sự sụt giảm nhẹ vào năm 2020/2019, giảm 0.02%.

So sánh tỷ lệ EBIT qua các năm, ta thấy năm 2019/2018 tăng 0.62%, qua năm 2020/2019 con
số này tăng thêm 0.03% và sự gia tăng này chủ yếu đến từ lợi nhuận gộp.

Xét chỉ tiêu EBT so với doanh thu thuần:

Chỉ tiêu EBT/DTT có sự lên xuống không đồng đều qua các năm. Năm 2018 là 4.38%, năm
2019 là 5.39% và năm 2020 là 4.98%. Nguyên nhân của việc tăng/giảm không đều lớn đến từ
việc chi phí lãi vay tăng/giảm không ổn định qua từng năm. Năm 2018, chi phí lãi vay so với
doanh thu thuần chiếm 0.5%, qua năm 2019 chi phí lãi vay tăng 0.56% và năm 2020 giảm nhẹ,
còn 0.55%. Qua đó ta thấy CTCP thế giới di động vào giai đoạn 2019/2018 đã không tiết kiệm
chi phí lãi vay xu hướng doanh nghiệp là đang mở rộng việc đi vay bên ngoài, vì thế chi phí lãi
vay đã tác động mạnh lên chỉ số EBT. Tuy nhiên, đến giai đoạn 2020/2019, doanh nghiệp đã
chú ý hơn đến việc tiết kiệm chi phí lãi vay, vì thế chi phí lãi vay trong năm 2020 chỉ tăng nhẹ
so với 2019.

Xét chỉ tiêu EAT so với DTT: (Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu – Còn được gọi là
ROS). ROS cho biết 100 đồng doanh thu thuần tạo ra trong kỳ thì doanh nghiệp thu được thì
có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hay chỉ số ROS còn phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận
ròng dành cho nhà đầu tư và doanh thu của công ty.
19

Nhìn vào ROS giai đoạn 2019/2018, ta thấy chỉ số ROS tăng 0.87%. Sở dĩ ROS tăng là do các
yếu tố tác động vào:

+ Gánh nặng lãi vay: Tác động tiêu cực (Tăng 0.05%)

+ Gánh nặng thuế: Tác động tiêu cực (Tăng 0.14%)

+ Biên lợi nhuận hoạt động: Tác động theo chiều hướng tích cực: (Đóng góp 0.62%)

Đến năm 2020/2019, chỉ số ROS giảm 0.58%. Sở dĩ ROS giảm là do các yếu tố tác động:

+ Gánh nặng lãi vay: Tác động tích cực (giảm 0.01%)

+ Gánh nặng thuế: Tác động tiêu cực (tăng 0.18%)

+ Biên lợi nhuận hoạt động: Tác động theo chiều hướng tích cực (đóng góp 0.03%)

III. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều ngang

Bảng 1: Bảng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều ngang

Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Thế giới di động theo
số liệu trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018, 2019, 2020 cho ta thấy :

Doanh thu 2019 tăng 18,10% so với 2018, tương đương với số tiền là 15.657.956 triệu đồng .
Doanh thu năm 2020 tăng 6,24% so với năm 2019 tương đương với số tiền là 6.371.776 triệu
đồng.
20

Năm 2019 doanh thu thu tăng 18,10% so với năm 2018 thì giá vốn cũng tăng lên 16,09% so
với năm 2018 tương đương với số tiền là 11.462.285 triệu đồng, tốc độ tăng của giá vốn thấp
hơn so với tốc độ tăng của doanh thu là 2,01%. Năm 2020 doanh thu tăng 6,24% so với năm
2019 thì giá vốn cũng tăng lên 2,30% so với năm 2019 tương đương với số tiền là 1.905.078
triệu đồng, tốc độ tăng của giá vốn là thấp hơn so với tốc độ tăng của doanh thu là 3,94%.

Lợi nhuận gộp đạt được năm 2019 cao hơn so với năm 2018. Năm 2019 lợi nhuận gộp thu
được là 19.487.799 triệu đồng, năm 2018 là 15.292.127 triệu đồng, như vậy tăng lên 4.195.672
triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ là 27,44%. Lợi nhuận gộp đạt được năm 2020 cao hơn so với
năm 2019. Năm 2020 lợi nhuận gộp thu được là 23.954.497 triệu đồng, năm 2019 là
19.487.799 triệu đồng, như vậy tăng lên 4.466.698 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ là 22,92%.

Chi phí tài chính năm 2019 tăng lên 30,51% so với năm 2018, tương đương với số tiền là
133.181 triệu đồng. Nguyên nhân chính là do trong năm công ty phát hành cổ phiếu thường do
đó mà chi phí tài chính tăng vọt. Vì vậy chi phí tài chính năm 2020 tăng nhẹ 4,28% so với năm
2019 tương đương với số tiền là 24.397 triệu đồng.

Chi phí bán hàng năm 2019 tăng lên 28,75% so với năm 2018 tương đương với số tiền là
2.777.541 triệu đồng. Trong năm 2018 công ty mất chi phí quản lý doanh nghiệp là 1.761.613
triệu đồng và năm 2019 là 2.073.782 triệu đồng. Chi phí bán hàng năm 2020 so với năm 2019
tăng 23,29% tương đương với số tiền 2.896.516 triệu đồng. Và đến năm 2020 công ty lại mất
thêm khoản chi phí quản lý doanh nghiệp là 3.404.431 triệu đồng. Điều này làm cho lợi nhuận
công ty tăng qua các năm.

Như vậy, kết quả kinh doanh mà Công ty CP Thế giới di động qua các năm 2018, 2019 và
2020 đạt được như sau : lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2018 là 933.836 triệu đồng, năm 2019
là 1.248.353 triệu đồng và năm 2020 đạt 1.598.413 triệu đồng. Nhìn vào số liệu trên ta thấy
tình hình kinh doanh của có chiều hương tăng dần lên. Điều này có thể là do tác động của
nhiều yếu tố, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
21

EBIT của Công ty CP Thế giới di động năm 2019 so với năm 2018 tăng mạnh 1.400.222 triệu
đồng tương ứng với 33,14%. Đến năm 2020 EBIT tăng nhẹ 387.978 triệu đồng tương ứng tỷ lệ
6,90%. EBT cũng giống như EBIT năm 2019 tăng đáng kể so với năm 2019 là 1.135.409 triệu
đồng tương ứng 33,89% nhưng đến năm 2020 thì chỉ tăng 330.421 triệu đồng tương ứng
7,37%.

Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng mạnh vào năm 2019 và tăng nhẹ ở năm 2020. Ở năm 2019
EAT tăng lên 955.931 triệu đồng so với năm 2018 tương ứng với tỷ lệ 33,19%. Và ở năm 2020
EAT tăng nhẹ 83.632 triệu đồng so với năm 2019 tương ứng với tỷ lệ 2,18%. Có thể thấy từ
năm 2018 đến năm 2019 các khoản mục của công ty tăng mạnh nhưng đến năm 2020 thì chỉ
tăng nhẹ đó là vì do đại dịch Covid bùng phát vào đầu năm 2020 đã khiến cho nền kinh tế cả
nước nói chung và các công ty cổ phần như Công ty CP Thế giới di động nói riêng bị nao
núng. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa chiếm 80,6%
tổng mức, tăng nhẹ (0,4%) do hình thức mua sắm trực tuyến được người tiêu dùng ưa chuộng
trong thời gian gần đây. Thu hút khách quốc tế giảm 37,8%; Các hoạt động dịch vụ khác như
vận tải, nhất là vận tải hàng không, dịch vụ lưu trú, ăn uống... cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Phát triển DN chịu tác động lớn bởi dịch bệnh, hầu hết các DN đều thận trọng trong việc đầu
tư thêm vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

IV. Phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến sự biến động lợi nhuận hoạt động kinh doanh
chính của MWG:
22

Năm 2019 so với 2018

 Mức độ tác động của DTT lên ∆ ln HĐKDC

∆ ln HĐKDC ( DTT )=17,968,759,669,948× 3,36 %=603,209,354,128

Năm 2019 so với 2018, do DTT tăng 17,968,759,669,948 đồng nên ∆ ln HĐKDC tăng
603,209,354,128 đồng.

 Mức độ tác động của HQTK CPTT lên ∆ ln HĐKDC

∆ ln HĐKDC ( HQTK CPTT )=(−103,485,046,672,447)×(−3,39 %)=3,503,399,407,606

Năm 2019 so với 2018, do HQTK CPTT giảm 3,39% nên ∆ ln HĐKDC tăng 3,503,399,407,606
đồng.

 Mức độ tác động của HQTK CPBH lên ∆ ln HĐKDC

∆ ln HĐKDC ( DTT )=(−103,485,046,672,447 ) ×0,72 %=−747,827,962,851

Năm 2019 so với 2018, do HQTK CPBH tăng 0,72% nên ∆ ln HĐKDC giảm −747,827,962,851
đồng.

 Mức độ tác động của HQTK CPQLDN lên ∆ ln HĐKDC

∆ ln HĐKDC ( DTT )=(−103,485,046,672,447) ×(−0,06 %)=57,982,928,054

Năm 2019 so với 2018, do HQTK CPQLDN giảm 0,06% nên ∆ ln HĐKDC tăng 57,982,928,054
đồng.

 Mức độ tác động của HQTK CP lên ∆ ln HĐKDC

∆ ln HĐKDC ( DTT )=(−103,485,046,672,447)×2,72 %=2,813,554,372,808


23

Năm 2019 so với 2018, do HQTK CP tăng 2,72% nên ∆ ln HĐKDC tăng 2,813,554,372,808 đồng.

Năm 2020 so với 2019

 Mức độ tác động của DTT lên ∆ ln HĐKDC

∆ ln HĐKDC ( DTT )=6,316,207,018,209 ×6,08 %=383,759,613,792

Năm 2020 so với 2019, do DTT tăng 6,316,207,018,209 đồng nên ∆ ln HĐKDC tăng
383,759,613,792 đồng.

 Mức độ tác động của HQTK CPTT lên ∆ ln HĐKDC

∆ ln HĐKDC ( HQTK CPTT )= (−109,801,253,690,656 ) × (−2.86 % ) =−3,141,687,189,079

Năm 2020 so với 2019, do HQTK CPTT giảm 2,86% nên ∆ ln HĐKDC giảm 3,141,687,189,079
đồng.

 Mức độ tác động của HQTK CPBH lên ∆ ln HĐKDC

∆ ln HĐKDC ( DTT )=(−109,801,253,690,656)×1,95 %=2,137,406,899,039

Năm 2020 so với 2019, do HQTK CPBH tăng 1,95% nên ∆ ln HĐKDC giảm 2,137,406,899,039
đồng.

 Mức độ tác động của HQTK CPQLDN lên ∆ ln HĐKDC

∆ ln HĐKDC ( DTT )=(−109,801,253,690,656)×1,10 %=1,204,075,676,244

Năm 2020 so với 2019, do HQTK CPQLDN tăng 1,10 % nên ∆ ln HĐKDC tăng
1,204,075,676,244 đồng.

 Mức độ tác động của HQTK CP lên ∆ ln HĐKDC

∆ ln HĐKDC ( DTT )=(−109,801,253,690,656 ) × (−0,18 % )=−188,302,356,952

Năm 2020 so với 2019, do HQTK CP giảm 0,18% nên ∆ ln HĐKDC giảm 188,302,356,952 đồng.
24

NỘI DUNG 3

I. Phân tích sự biến động nguồn vốn và sử dụng vốn:

Năm 2019, công ty đã sử dụng vốn cho các mục đích chủ yếu sau: Tăng dự trữ hàng tồn kho
8,374,797,030,131 đồng chiếm 51,5324%, đồng thời tăng các khoản đầu tư dài hạn thêm
3,086,077,548,261 đồng, chiếm 18,9895% tổng vốn sử dụng trong kỳ, kết hợp việc tăng tài
25

sản cố định hữu hình thêm 2,070,355,643,504 đồng chiếm 12,7395% và tăng các khoản tương
đương tiền 705,055,896,342 đồng chiếm 4,3384% trong tổng vốn sử dụng trong kỳ.

Trong năm 2019, công ty sử dụng vốn chủ yếu cho dự trữ hàng tồn kho (51,5324%) và ta cũng
thấy được rằng việc sử dụng vốn của công ty tập trung vào việc tăng tài sản (94,4028%). Như
vậy, trong năm 2019, công ty chú trọng đầu tư vốn để tăng dự trữ hàng tồn kho, thêm vào đó là
tăng cường thêm tài sản cố định, các khoản đầu tư dài hạn và các khoản tương đương tiền
nhằm mục đích mở rộng quy mô kinh doanh và dự trữ hàng của công ty.

Để tài trợ cho các mục đích sử dụng vốn công ty đã sử dụng các nguồn vốn chủ yếu sau: Vay
thêm nợ ngắn hạn 7,194,560,983,103 đồng, tài trợ 44,2701% cho nhu cầu sử dụng vốn, chiếm
26

dụng thêm của người bán 3,810,771,240,185 (23,4487%), sử dụng tiền của công ty thêm một
khoản 1,339,369,338,086 đồng (8,2415%).

Để tài trợ cho đầu tư mở rộng, công ty đã huy động các nguồn vốn từ bên ngoài. Công ty có
tăng thêm vốn góp của chủ sở hữu và ta thấy rằng vốn cổ phần tăng 500,000,000 đồng
(0,0031%). Ngoài ra Công ty đã sử dụng lợi nhuận sau thuế để lại mở rộng đầu tư với một
khoản là 3,160,090,251,547 đồng (19,4449%). Đây là biểu hiện tốt của công ty, một mặt làm
gia tăng tính ổn định trong cơ cấu nguồn vốn, mặt khác nó làm tăng phần đảm bảo tài chính
của chủ sở hữu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đồng thời làm tăng giá trị của
công ty.

Nhìn chung nguồn vốn tài trợ cho việc sử dụng vốn của công ty trong năm 2019 chủ yếu là từ
nguồn vốn bên ngoài (44,2701%). Công ty đã chuyển qua sử dụng nợ vay, tăng nguồn vốn đi
chiếm dụng của công ty lên và kết hợp sử dụng hợp lý số tiền công ty có.
27

Năm 2020, công ty đã sử dụng vốn cho các mục đích chủ yếu sau: Tăng các khoản đầu tư dài
hạn 4,920,318,821,918 đồng chiếm 32,7646%, đồng thời tăng các khoản tương đương tiền
thêm 4,013,694,054,151 đồng, chiếm 26,7274% và kết hợp việc tăng tài sản cố định hữu hình
thêm 1,892,040,114,934 đồng chiếm 12,5992% trong tổng vốn sử dụng trong kỳ. Một khoản
giảm nợ phải trả ngắn hạn với số tiền là 3,327,216,621,654 đồng cũng đặc biệt chiếm tới
22,1561%.

Trong năm 2019, công ty sử dụng vốn chủ yếu cho các khoản đầu tư dài hạn (32,7646%) và ta
cũng thấy được rằng việc sử dụng vốn của công ty tập trung vào việc tăng tài sản (76,6800%).
Tuy vậy, khác với năm trước đó (2019), năm 2020 công ty chú trọng đầu tư vốn để tăng các
khoản đầu tư dài hạn hoặc các khoản tương đương tiền, thêm vào đó là khoản giảm nợ của phải
28

trả ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn (22,1561%), từ đây ta có thể có suy đoán rằng công ty
đang hướng đến việc thu hẹp quy mô kinh doanh và tập trung vào việc đầu tư dài hạn của công
ty.

Để tài trợ cho việc sử dụng vốn, công ty đã sử dụng các nguồn vốn sau: Giảm hàng tồn kho
6,269,571,171,518 đồng (41,7493%). Tăng các khoản phải trả lên, trong đó: tăng các khoản
vay ngắn hạn 2,594,164,701,732 đồng (17,2747%), tăng chi phí phải trả ngắn hạn là
1,339,038,435,859 đồng (8,9167%). Đồng thời tăng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối thêm
3,239,989,436,243, chiếm 21,5752% trong tổng nguồn vốn.
29

Như vậy trong năm 2020, công ty đã phải thu hẹp bớt quy mô sản xuất (giảm hàng tồn kho và
giảm nhiều khoản mục tài sản khác). Công ty vẫn chưa trả bớt được nợ vay ngắn hạn mà lại
còn tăng thêm (18,2747%) và đồng thời giữ thêm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối với mức
tỷ trọng cao (21,5752%). Nguồn vốn thay đổi chủ yếu do giảm hàng tồn kho (41,7493%) và
chiếm dụng thêm của người bán. Nhìn chung, trong năm 2020, cơ cấu sử dụng vốn và nguồn
vốn của công ty thay đổi theo chiều hướng không được khả quan, kinh doanh không tốt do có
thể chịu ảnh hưởng khó khăn kinh tế chung của thế giới trong thời điểm dịch bệnh Covid-19
xuất hiện, từ đó ta có thể hiểu được hướng đi muốn thu hẹp quy mô kinh doanh của công ty
nhằm đảm bảo kinh tế và giảm thiểu thiệt hại.

II. Phân tích cơ cấu tài chính:

Phân tích cơ cấu tài chính của MWG

So sánh cơ cấu tài chính với mục tiêu của doanh nghiệp

Cơ cấu nguồn vốn như thế nào

Chỉ tiêu 31/12/2019 31/12/2020


Tài sản
1. Tài sản ngắn hạn 35,011,896,908,246 37,317,233,970,267
2. Tài sản dài hạn 6,696,198,636,637 8,713,645,982,187
Tổng tài sản 41,708,095,544,883 46,030,879,952,454
Nguồn vốn
1. Các khoản phải trả ngắn hạn 12,055,385,483,995 8,728,168,862,341
2. Nợ vay ngắn hạn 16,386,981,199,878 20,694,344,577,028
3. Nợ dài hạn 1,122,136,666,657 1,126,676,666,653
4. Nguồn vốn chủ sở hữu 12,143,592,194,353 15,481,689,846,432
Tổng nguồn vốn 41,708,095,544,883 46,030,879,952,454

Phân tích cơ cấu tài chính


Chỉ tiêu 31/12/2019 31/12/2020 So sánh
Vốn lưu động 22,956,511,424,251 28,589,065,107,926 5,632,553,683,675
Vốn lưu động ròng 6,569,530,224,373 7,894,720,530,898 1,325,190,306,525
Nợ vay ngắn hạn 16,386,981,199,878 20,694,344,577,028 4,307,363,377,150
Tỷ lệ nguồn vốn dài hạn tài trợ tài sản ngắn hạn 18.76% 21.16% 2.39%

Nhận xét:
30

Số liệu đầu năm và cuối năm của doanh nghiệp cho thấy vốn lưu động ròng của doanh nghiệp
đều dương chứng tỏ tài sản dài hạn của doanh nghiệp được tài trợ 100% từ nguồn vốn dài hạn.
Và hiển nhiên, vốn lưu động của doanh nghiệp được tài trợ bằng nợ vay ngắn hạn và nguồn
vốn dài hạn. Như vậy, doanh nghiệp đã tài trợ một phần nguồn vốn dài hạn cho tài sản ngắn
hạn, mức thặng dư tuyệt đối của nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn: đầu năm là
6,569,530,224,373 triệu đồng và cuối năm là 7,894,720,530,898 triệu đồng, điều này cho thấy
doanh nghiệp có cơ cấu tài chính cân đối, rủi ro thanh toán ngắn hạn thấp.

Đầu năm, doanh nghiệp có 18,76% nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn và cuối năm
ở mức 21,76%, tăng 2,39% so với đầu năm. Như vậy, khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh
nghiệp đã tăng lên trong năm 2020, xu hướng biến động cơ cấu tài chính của doanh nghiệp
trong năm 2020 là hợp lý. Khi đó, MWG không phải đối phó với những khoản nợ ngắn hạn ít
nhất là trong vòng 1 năm. Tuy vậy, vốn lưu động ròng của doanh nghiệp có xu hướng tăng
trong năm 2020 cũng có những bất lợi sau:

1. Doanh nghiệp phải gánh chịu mức chi phí tài chính cao, do chi phí nguồn vốn dài hạn ( Nợ
dài hạn + Vốn chủ sở hữu ) cao hơn chi phí nguồn vốn ngắn hạn.
2. Việc sử dụng nguồn vốn dài hạn sẽ giảm tính linh hoạt của cơ cấu tài chính, doanh nghiệp
sẽ khó điều chỉnh nguồn vốn huy động để phù hợp với sự thay đổi của nhu cầu vốn, dẫn tới
doanh nghiệp dư thừa vốn.
31

Câu 2: Phân tích biến động cơ cấu nguồn vốn:


Số liệu So sánh
Nguồn vốn
31/12/2018 31/12/2019 31/12/2020 2019/2018 2020/2019
A. Nợ phải trả 68.06% 70.88% 66.37% 2.83% -4.52%
I. Nợ ngắn hạn 63.75% 68.19% 63.92% 4.44% -4.27%
1. Vay ngắn hạn 20.75% 31.24% 33.94% 10.49% 2.70%
2. Phải trả người bán 38.69% 35.23% 28.75% -3.46% -6.48%
2. Phải trả khác 4.30% 1.72% 1.23% -2.58% -0.50%
3. Quỹ KT, phúc lợi 0.02% 0.00% 0.00% -0.02% 0.00%
II. Nợ dài hạn 4.30% 2.69% 2.45% -1.61% -0.24%
Vay dài hạn 4.30% 2.69% 2.45% -1.61% -0.24%
Thuế thu nhập hoãn lại 0.01% 0.00% 0.00% -0.01% 0.00%
B. Vốn chủ sở hữu 31.94% 29.12% 33.63% -2.83% 4.52%
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 15.77% 10.63% 9.85% -5.14% -0.79%
2. Quỹ đầu tư phát triển 1.99% 1.34% 1.22% -0.65% -0.12%
3. Lợi nhuận chưa phân phối 14.19% 17.14% 22.57% 2.96% 5.43%
TỔNG CỘNG 100.00% 100.00% 100.00%

Nhận xét:

Tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn của MWG có xu hướng tăng, đầu năm 2019 là 68,06% đến cuối
năm 2019 là 63,92%. Điều này, phù hợp với xu hướng tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn của
MWG. Tỷ trọng nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp giảm chủ yếu từ việc doanh nghiệp giảm
các khoản nợ dài hạn từ 4,3% đầu năm 2019 xuống 2,45% cuối năm 2020. Thêm vào đó,
doanh nghiệp giảm các chỉ tiêu về vốn đầu tư chủ sở hữu và quỹ đầu tư phát triển, tập trung
nâng cao cải thiện phần lợi nhuận sau thuế kết quả phần vốn dài hạn đến từ vốn chủ sở hữu
tăng từ 29,12% trong năm 2019 lên đến 33,63% trong năm 2020 ( mức tăng 4,52%). Tóm lại,
cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp không có biến động lớn và có xu hướng tốt.
32

III. Phân tích sự biến động VLĐ và các nguồn tài trợ VLĐ:

Qua bảng trên, ta có thể thấy nguồn vốn lưu động của CTCP thế giới di động dương và tăng
trong năm 2020 (tăng 3,919,356 triệu đồng). Nguyên nhân nhu cầu vốn lao động tăng do tài
sản ngắn hạn tăng 2,305,337 triệu đồng trong năm 2020 và các khoản phải trả ngắn hạn giảm
1,614,019 triệu đồng.

Điều này chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đang lớn hơn những khoản nợ ngắn hạn.
Trong điều kiện bình thường, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành
tiền để thanh toán các khoản nợ tới hạn.
33

- Vốn lưu động ròng (NWC):

Từ bảng trên, ta thấy chỉ tiêu vốn lưu động ròng đầu kỳ năm 2020 là 6,569,530 triệu đồng và
cuối kỳ năm 2020 là 7,894,721 triệu đồng, trong năm tăng 1,325,191 triệu đồng. Điều này
chứng tỏ nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp không chỉ đủ để chi trả cho tài sản cố
định và tài sản dài hạn, mà còn có dư thừa vốn để đầu tư và tài trợ thêm cho tài sản ngắn hạn.
Đây là trạng thái mà doanh nghiệp chứng tỏ khả năng cân bằng tài chính ổn định và phát triển.

- Nợ vay ngắn hạn:

Cũng trong năm 2020, chỉ tiêu nợ vay ngắn hạn tăng nhẹ 2,594,165 triệu đồng. Nguyên nhân
chủ yếu đến từ việc gia tăng tài sản ngắn hạn và giảm nhẹ các khoản phải thu ngắn hạn, điều
này làm tăng vốn lưu động và góp phần làm tăng chỉ tiêu nợ vay ngắn hạn trong năm 2020.
Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang dùng đồng vốn vay ngắn hạn của mình để chi trả cho
việc mua sắm tài sản ngắn hạn, cụ thể là gia tăng phần lớn hàng tồn kho trong năm 2020. Điều
này thể hiện công ty đang có lượng hàng hóa nhiều, đủ khả năng cung ứng cho nhu cầu của thị
trường.
34

IV. Phân tích hiệu quả quản trị VLĐ trong CKKD thông qua chu kỳ tiền :

Hình 1 : Chiến lược quản trị VLĐ trong CKKD của Công ty CP Thế Giới Di Động giai đoạn
2018 – 2020 thông qua chu kỳ tiền.

Hiện tại, Công ty đang theo đuổi chiến lược quản lý VLĐ thận trọng có nghĩa là TSNH trong
Công ty được tài trợ toàn bộ bởi NVNH và một phần NVDH. Công ty theo đuổi chính sách
quản lý vốn lao động này luôn tìm cách duy trì TSNH ở mức tối đa (có thể thấy tỷ trọng của
chỉ tiêu này qua các năm có xu hướng tăng dần) và NVNH ở mức cao nhất (có thể chỉ tiêu có
xu hướng tăng dần tỷ trọng trong 3 năm). Điều này biểu hiện qua việc, tỷ trọng NVNH của
công ty qua các năm có xu hướng tăng từ 23,66% (năm 2018) tăng lên 38,82% (năm 2020). Và
chỉ tiêu TSNH có tỷ trọng tăng từ năm 2018 là 24,42% lên tới 38,99% vào năm 2020. Về quản
lý VLĐ theo hướng thận trọng giúp Công ty có thể giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất, do
đó cũng khiến mức sinh lời tăng lên theo. Công ty theo đuổi chiến lược quản lý vốn này sẽ làm
khả năng thanh toán được cải thiện hơn, tạo niềm tin, uy tín về các khoản vay nợ đối với chủ
nợ. Nhưng việc theo đuổi chính sách quản lý VLĐ thận trọng cho thấy Công ty CP Thế giới di
động chưa chiếm dụng vốn tốt để tái đầu tư sản xuất sinh lời, dễ dàng bỏ qua nhiều cơ hội đem
lại lợi nhuận sản xuất kinh doanh cao hơn.
35

Dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty qua các năm có thể nhận thấy doanh thu thuần, thuế
và các khoản chi phí phải trả qua ba năm đều có xu hướng tăng. Cụ thể: năm 2019 tăng
15.657.956 triệu đồng tương đương với 5,26% so với năm 2018, năm 2020 tăng nhẹ 6.371.775
triệu đồng tương đương 2,15% so với năm 2019. Thuế gián thu đầu ra vào năm 2019 tăng
156.924 đồng tương đương với 12,79% so với năm 2018 và năm 2020 tăng 260.294 đồng
tương đương với tỷ lệ 21,21% so với năm 2019.

Năm 2019 doanh thu thuần tăng 5,26% so với năm 2018 thì giá vốn cũng tăng lên 0,8% so với
năm 2018 tương đương với số tiền là 11.462.285 triệu đồng, tốc độ tăng của giá vốn thấp hơn
so với tốc độ tăng của doanh thu là 2,01%. Năm 2020 doanh thu tăng 6,24% so với năm 2019
thì giá vốn cũng tăng lên 2,30% so với năm 2019 tương đương với số tiền là 1.905.078 triệu
đồng, tốc độ tăng của giá vốn là thấp hơn so với tốc độ tăng của doanh thu là 3,94%.

Lợi nhuận gộp đạt được năm 2019 cao hơn so với năm 2018. Năm 2019 lợi nhuận gộp thu
được là 19.487.799 triệu đồng, năm 2018 là 15.292.127 triệu đồng, như vậy tăng lên 4.195.672
triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ là 7,14%. Lợi nhuận gộp đạt được năm 2020 cao hơn so với
năm 2019. Năm 2020 lợi nhuận gộp thu được là 23.954.497 triệu đồng, năm 2019 là
19.487.799 triệu đồng, như vậy tăng lên 4.466.698 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ là 7,6%.

Chi phí bán hàng năm 2019 tăng lên 33,23% so với năm 2018 tương đương với số tiền là
2.777.541 triệu đồng. Trong năm 2018 công ty mất chi phí quản lý doanh nghiệp là 1.761.613
triệu đồng và năm 2019 là 2.073.782 triệu đồng. Chi phí bán hàng năm 2020 so với năm 2019
tăng 7,74% tương đương với số tiền 2.896.516 triệu đồng. Và đến năm 2020 công ty lại mất
thêm khoản chi phí quản lý doanh nghiệp là 3.404.431 đồng. Điều này làm cho lợi nhuận công
ty tăng qua các năm. Chi phí khấu hao năm 2019 tăng lên 6,21% so với năm 2018 tương đương
với số tiền là 269.901 triệu đồng. Năm 2020 chi phí khấu hao tăng lên 15,73% so với năm
2019 tương đương với số tiền là 752.757 triệu đồng. Chi phí lao động năm 2019 tăng lên
35,09% so với năm 2018 tương đương với số tiền là 3.286.869 triệu đồng. Năm 2020 chi phí
khấu hao tăng lên 44,37% so với năm 2019 tương đương với số tiền là 2.097.391 triệu đồng.
36

Năm 2019, thuế GTGT đầu vào của công ty CP TGDĐ tăng 30,83% so với năm 2018 tương
đương với số tiền là 411.116 triệu đồng. Năm 2020, thuế GTGT đầu vào của công ty CP
TGDĐ tăng -28,73% so với năm 2019 tương đương với số tiền là -383.134 triệu đồng.

Trong cơ cấu vốn lưu động của Công ty, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm
2019, giá trị các khoản phải thu của Công ty chiếm -29,03% tương đương với số tiền -107.305
triệu đồng trong tổng vốn lưu động. Nhưng đến năm 2020, các khoản phải thu lại giảm đột
ngột chỉ còn chiếm -25,12% tương đương -65.874 triệu đồng. Sở dĩ có sự biến động như trên là
do trong năm 2020, do dịch Covid-19 bùng phát làm cho kinh tế thế giới lâm vào tình trạng
khủng hoảng vì vậy làm giảm khả năng thu hồi nợ. Các khoản phải thu qua các năm 2018,
2019 và 2020 có xu hướng giảm dần cho thấy công tác quản trị các khoản phải thu ngày càng
hiệu quả hơn. Tỷ trọng của các khoản phải thu vẫn khá cao, điều này mang lại những lợi ích
nhất định, nhưng cũng mang lại những khó khăn cho Công ty . Các khoản phải thu chiếm tỷ
trọng cao cho thấy hoạt động tiêu thụ của Công ty đã được đẩy mạnh, nhưng mặt khác lại
chứng tỏ nguồn vốn của Công ty đang bị chiếm dụng, điều này sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng
vốn lưu động của Công ty. Đối với các công ty có quy mô lớn, việc quản lý tiền mặt là điều cốt
yếu cho sự sống còn của doanh nghiệp. Công ty tạo ra lợi nhuận là điều tốt, nhưng luồng tiền
mặt trong công ty mới thực sự là điều cần thiết. Quản lý tốt luồng tiền mặt sẽ giúp công ty mẹ
vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn.
37

NỘI DUNG 4:

I. Lập báo cáo LCTT theo phương pháp gián tiếp xuất phát từ EAT (Excel).

II. Phân tích mối quan hệ giữa các dòng tiền.

Dựa trên bảng phân tích mối quan hệ giữua các dòng tiền cho thấy: Tiền tạo được từ hoạt động
kinh doanh năm 2020 là 10,792,429,218,774 VND được doanh nghiệp sử dụng như sau:
- Mua tài sản cố định: 3,911,358,160,002 VND
- Chia lợi nhuận: 678,908,841,000 VND
- Tiền chi trả nợ: 48,573,996,682,152 VND
- Tiền chi cho vay: 11,512,468,958,904 VND
- Mua lại cổ phiếu: 6,040,930,000 VND
64,682,773,572,058 VND
Vậy doanh nghiệp còn thiếu:
10,792,429,218,774- 64,682,773,572,058 = -53,890,353,284 VND
Nguồn tiền bù đắp vào:
- Thu từ bán TSCĐ: 2,018,075,304 VND
- Thu từ nợ vay: 51,168,161,383,884 VND
- Thu từ tiền gửi ngân hàng có kì hạn: 6,512,150,136,986 VND
- Thu từ lãi tiền gửi cho vay: 335,398,013,989 VND
38

- Thu từ phát hành cổ phiếu: 105,200,450,000 VND

58,122,964,934,741 VND

Tiền tăng cuối kì:


58,122,928,060,163 - 53,890,353,284= 4,232,583,706,879 VND
Thay đổi tiền= (Tiền cuối kì - Ảnh hưởng tỉ giá) - Tiền tồn kì=
(7,347,857,397,925 - 36,874,578) - 3,115,236,816,468 = 4,232,583,706,879 VND
Khả năng tạo tiền năm 2020 của Thế giới di động là tốt đạt 10,792,429,218,774VND và doanh
nghiệp tiến hành chia lợi nhuận 678,908,841,000 VND. Doanh nghiệp còn lại
10,113,520,377,774 VND. Tiếp theo đó doanh nghiệp mua mới TSCĐ 3,911,358,160,002
VND và các khoản tiền chi trả nợ 48,573,996,682,152 VND, tiền chi cho vay
11,512,468,958,904 VND, mua lại cổ phiếu 6,040,930,000 VND.
Vậy doanh nghiệp còn thiếu :53,890,353,284 VND sau đó doanh nghiệp thu từ bán TSCĐ
2,018,075,304 VND, thu từ nợ vay 51,168,161,383,884 VND, thu từ tiền gửi ngân hàng có kì
hạn 6,512,150,136,986 VND, thu từ tiền tiền gửi cho vay 335,398,013,989VND, phát hành cổ
phiếu 105,200,450,000 VND.
Cho thấy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh còn lại không đủ để tài trợ cho việc gia tăng tài
sản và chi trả nên doanh nghiệp phải đi vay dài hạn thêm. Sô tiền tăng cuối
kì:4,232,583,706,879VND cho thấy đây là chiến lược thận trọng vì vay mượn nhiều hơn
mức cần thiết, thừa vốn. Doanh nghiệp chấp nhận kì vọng thấp để đổi lấy rủi ro thấp.
III. Phân tích nguyên nhân làm NOCF khác EAT:
Phân tích nguyên nhân làm NOCF khác EAT
NOCF 10,792,429,218,774

EAT 3,919,872,709,507

NOCF-EAT 6,872,556,509,267

Nguyên nhân NOCF > EAT NOCF < EAT

Chi phí Khấu hao 2,195,583,071,035

Trích lập dự phòng 58,366,659,387

Lãi do đánh giá lại tài sản 36,874,578


39

Lãi từ hoạt động đầu tư 557,627,148,536

Giảm các khoản phải thu 850,493,238,036

Giảm hàng tồn kho 6,269,571,171,518

Tăng các khoản phải trả 1,894,206,905,085

Tăng chi phí trả trước 75,119,169,600

Lãi vay phải trả 30,255,208,976

Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả 4,722,741,886

9,404,269,348,952 2,531,712,839,685

6,872,556,509,267

Phân tích:
Chi phí khấu hao làm tăng NOCF làm giảm EAT. => NOCF>EAT
Trích lập dự phòng: NOCF không ảnh hưởng, EAT tăng=> NOCF>EAT
Lãi đánh giá lại tài sản: Doanh thu tăng EAT tăng, NOCF không đổi => NOCF<EAT
Lãi từ hoạt độgn đầu tư: NOCF không đổi, EAT tăng, suy ra NOCF<EAT
Giảm các khoản phải thu sử dụng nguồn doanh nghiệp chi suy ra NOCF tăng, EAT không đổi
=>NOCF>EAT
Giảm hàng tồn kho sử dụng nguồn doanh nghiệp chi suy ra NOCF tăng, EAT không
đổi=>NOCF>EAT
Tăng các khoản phải trả tạo nguồn vốn lưu động giảm, NOCF tăng => NOCF>EAT
Tăng chí phí trả trước sử dụng nguồn nên doanh nghiệp chi NOCF giảm => NOCF< EAT
Lãi vay phải trả : NOCF không đổi, EAT giảm => NOCF>EAT
Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả: NOCF giảm, EAT không đổi suy ra
NOCF<EAT
40

III. Phân tích khả năng chia EAT từ NOCF.


PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CHIA EAT TỪ NOCF

Chỉ tiêu

NOCF 10,792,429,218,774

EAT 3,919,872,709,507

Hệ số khả năng chia lợi 2.75 275%


nhuận

Khả năng chia lợi nhuận năm 2020 của Thế giới di động
=10,792,429,218,774/3,919,872,709,507=2,75 tức là 275%. Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt
động kinh doanh bằng 2,75 lần lợi nhuận sau thuế, vì vậy thế giới di động có khả năng chia lợi
nhuận cho các chủ sở hữu từ tạo ra trong hoạt động kinh doanh và đồng thời còn thừa tiền để
trả nợ hoặc mở rộng đầu tư.
IV. Phân tích khả năng thanh toán từ NOCF.
Không có hệ số khả năng thanh toán nợ vay dài hạn đến hạn.
Hệ số khả năng tự chủ tài chính 2020.
Phân tích khả năng thanh toán từ NOCF

Chỉ tiêu

NOCF 10,792,429,218,774

Nợ vay dài hạn đến hạn đầu kì 0

Nợ vay NH đầu kì 13,031,015,620,192

Hệ số khả năng tự chủ tài chính 0.828

Hệ số khả năng tự chủ tài chính =10,792,429,218,774/ 13,031,015,620,192=0.828. Điều này


chứng tỏ, doanh nghiệp phụ thuộc vào các khoản nợ vay ngắn hạn, khả năng tự chủ tại chính
thấp, rủi ro thanh toán cao. Vì vậy, doanh nghiệp vẫn tiếp tục cần tài trợ thêm vốn từ các hoạt
động tài chính hoặc đầu tư.
I. Lập báo cáo LCTT theo pp gián tiếp xuất phát từ EAT.
II. Phân tích mối quan hệ giữa các dòng tiền
41

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC DÒNG TIỀN 2019


Nguồn tiền Mục đích sử dụng tiền

Tiền tồn ĐK 3,749,550,258,212 Mua tài sản cố định 3,066,921,164,140

Thu từ bán TSCĐ 1,290,807,344 Chia lợi nhuận 665,093,453,185

Thu từ tiền gửi ngân hàng có 5,911,392,314,754 Tiền chi trả nợ 38,801,961,791,867
kì hạn

Thu từ lãi tiền gửi cho vay 278,946,264,804 Mua lại cổ phiếu 4,850,060,000

Thu từ phát hành cổ phiếu 90,454,820,000 NOCF 1,286,080,778,045

Thu từ nợ vay 45,905,952,301,242 Tiền gửi ngân hàng có kì 8,997,469,863,015


hạn

55,937,586,766,356 52,822,377,110,252

3,115,209,656,104

Dựa trên bảng phân tích mối quan hệ giữua các dòng tiền cho thấy: Năm 2019 doanh nghiệp
thế giới di động không tạo ra tiền thậm chí còn thâm hụt được từ hoạt động kinh doanh là
1,286,080,778,045 VNĐ vì thế doanh nghiệp thu từ các nguồn như sau:
Nguồn tiền bù đắp vào:
- Thu từ bán TSCĐ: 1,290,807,344VNĐ
- Thu từ nợ vay: 45,905,952,301,242 VNĐ
- Thu từ tiền gửi ngân hàng có kì hạn: 5,911,392,314,754 VNĐ
- Thu từ lãi tiền gửi cho vay: 278,946,264,804 VNĐ
- Thu từ phát hành cổ phiếu: 90,454,820,000 VNĐ
52,188,036,508,144 VNĐ
Vậy là doanh nghiệp còn thừa:
52,188,036,508,144 - 1,286,080,778,045 =50,901,955,730,099 VNĐ
Khoản còn thừa dùng để chi tiêu cho các khoản sau:
- Mua tài sản cố định: 3,066,921,164,140 VNĐ
42

- Chia lợi nhuận: 665,093,453,185 VNĐ


- Tiền chi trả nợ: 38,801,961,791,867 VNĐ
- Tiền gửi ngân hàng có kì: 8,997,469,863,015 VNĐ
- Mua lại cổ phiếu: 4,850,060,000 VNĐ
51,536,296,332,207 VND
Tiền giảm cuối kì:
50,901,955,730,099 - 51,536,296,332,207= -634,340,602,108VND
Thay đổi tiền= (Tiền cuối kì - Ảnh hưởng tỉ giá) - Tiền tồn kì=
( 3,115,236,816,468 - 27,160,364) - 3,749,550,258,212=-634,340,602,108VND
Khả năng tạo tiền năm 2020 của Thế giới di động là không tốt thậm chí còn thâm hụt
1,286,080,778,045 VNĐ. Vì vậy doanh nghiệp đi vay ngắn hạn để bù đắp chi tiêu và khoản
vay nhiều gây dư thừa 50,901,955,730,099 VNĐ. Lấy khoản dư thừa đó tiếp tục đầu tư tài sản
dài hạn và mở rộng quy mô 51,536,296,332,207 VND. Cho thấy doanh nghiệp vẫn thiếu tiền
và lấy số tiền dư đầu kì để bù đắp cho quá trình mở rộng đầu tư của doanh nghiệp
-634,340,602,108VND. Cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng vay NH tài trợ cho nhu cầu
TSDH.
III. Phân tích nguyên nhân làm NOCF khác EAT
Phân tích nguyên nhân làm NOCF khác EAT
NOCF -1,286,080,778,045

EAT 3,836,240,087,027

NOCF-EAT -5,122,320,865,072

Nguyên nhân NOCF > EAT NOCF < EAT

Chi phí Khấu hao 1,442,826,938,954

Trích lập dự phòng 90,495,782,206

Lãi do đánh giá lại tài sản 27,160,364

Lãi từ hoạt động đầu tư 341,194,613,832

Tăng các khoản phải thu 675,979,882,201

Tăng hàng tồn kho 8,374,797,030,131


43

Tăng các khoản phải trả 2,823,942,311,184

Tăng chi phí trả trước 227,805,034,461

Lãi vay phải trả 30,139,253,088

Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả 125,078,570,485

Tiền chi các hoạt động kinh doanh khác 15,000,000,000

4,512,482,855,917 9,634,803,720,989

-5,122,320,865,072

Phân tích:
Chi phí khấu hao làm tăng NOCF làm giảm EAT. => NOCF>EAT
Trích lập dự phòng: NOCF không ảnh hưởng, EAT tăng=> NOCF>EAT
Lãi đánh giá lại tài sản: Doanh thu tăng EAT tăng, NOCF không đổi => NOCF<EAT
Lãi từ hoạt độgn đầu tư: NOCF không đổi, EAT tăng, suy ra NOCF<EAT
Tăng các khoản phải thu sử dụng nguồn doanh nghiệp chi suy ra NOCF giảm, EAT không đổi
=>NOCF<EAT
Tăng hàng tồn kho sử dụng nguồn doanh nghiệp chi suy ra NOCF giảm, EAT không
đổi=>NOCF<EAT
Tăng các khoản phải trả tạo nguồn vốn lưu động giảm, NOCF tăng => NOCF>EAT
Tăng chí phí trả trước sử dụng nguồn nên doanh nghiệp chi NOCF giảm => NOCF< EAT
Lãi vay phải trả : NOCF không đổi, EAT giảm => NOCF>EAT
Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả: NOCF giảm, EAT không đổi suy ra
NOCF<EAT
Tiền chi các hoạt độgn kinh doanh khác: Làm NOCF giảm, EAT không đổi suy ra
NOCF<EAT.
IV. Phân tích khả năng chia EAT từ NOCF
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CHIA EAT TỪ NOCF

Chỉ tiêu

NOCF -1,286,080,778,045
44

EAT 3,836,240,087,027

Hệ số khả năng chia lợi nhuận -0.335

Khả năng chia lợi nhuận năm 2019 của Thế giới di động
-1,286,080,778,045/3,836,240,087,027 =- 0.335 tức là -33,5%. Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt
động kinh doanh bằng -0,335 lần lợi nhuận sau thuế, vì vậy thế giới di động không có khả năng
chia lợi nhuận cho các chủ sở hữu từ tiền tạo ra trong hoạt động kinh doanh.
V. Phân tích khả năng thanh toán từ NOCF

Phân tích khả năng thanh toán từ NOCF

Chỉ tiêu

NOCF -1,286,080,778,045

Nợ vay dài hạn đến hạn đầu kì 135,855,710,664

Nợ vay NH đầu kì 5,836,454,637,089

Hệ số khả năng thanh toán nợ vay dài hạn đến hạn -9.467

Năm 2019: Vì NOCF <0 và Nợ vay dài hạn đến hạn đầu kì là 135,855,710,664 VND. Nên thế
giới di động không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ vay dài hạn đến hạn trong kì bằng
tiền tạo ra từ HDKD trong kì. Vì vậy, doanh nghiệp không đủ khả năng tự chủ tài chính.
VI. Lập báo cáo LCTT theo pp gián tiếp xuất phát từ EAT.
VII. Phân tích mối quan hệ giữa các dòng tiền
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC DÒNG TIỀN 2018
Nguồn tiền Mục đích sử dụng tiền

Tiền tồn ĐK 3,410,983,351,393 Mua tài sản cố định 1,495,931,919,038

NOCF 2,261,134,531,069 Chia lợi nhuận 485,862,426,827

Thu từ bán TSCĐ 1,339,965,525 Tiền chi trả nợ 31,690,848,740,26


9

Thu từ nợ vay 31,893,805,156,67 Tiền chi cho vay 31,690,848,740,26


2 9
45

Thu từ tiền gửi ngân hàng có kì hạn Mua lại cổ phiếu 729,700,000

Thu từ lãi tiền gửi cho vay Tiền chi đầu tư góp 828,166,470,141
vốn

Thu từ phát hành cổ phiếu 703,840,247,200

Lãi tiền gửi 64,286,835,061

Vốn góp của cổ đông không kiểm 1,514,820,000


soát

38,336,904,906,92 34,587,461,708,01
0 4

3,749,443,198,906

Dựa trên bảng phân tích mối quan hệ giữua các dòng tiền cho thấy: Tiền tạo được từ hoạt động
kinh doanh năm 2018 là 2,261,134,531,069VND được doanh nghiệp sử dụng như sau:
- Mua tài sản cố định: 1,495,931,919,038VND
- Chia lợi nhuận: 485,862,426,827VND
- Tiền chi trả nợ: 31,690,848,740,269VND
- Tiền chi cho vay:31,690,848,740,269 VND
- Tiền chi đầu tư vốn góp: 828,166,470,141 VND
- Mua lại cổ phiếu: 729,700,000 VND
34,587,461,708,014 VND

Vậy doanh nghiệp còn thiếu:


2,261,134,531,069 - 34,587,461,708,014 = -32,326,327,176,945 VND
Nguồn tiền bù đắp vào:
- Thu từ bán TSCĐ: 1,339,965,525 VND
- Thu từ nợ vay: 31,893,805,156,672 VND
- Lãi tiền gửi: 64,286,835,061
- Thu từ phát hành cổ phiếu: 703,840,247,200

- Vốn góp của cổ đông không kiểm soát:1,514,820,000 VND

32,664,787,024,4
58
46

Tiền tăng cuối kì:


32,664,787,024,458- 32,326,327,176,945 =338,459,847,513 VND
Thay đổi tiền= (Tiền cuối kì - Ảnh hưởng tỉ giá) - Tiền tồn kì=
(3,749,550,258,212-107,059,306)- 3,410,983,351,393 = 338,459,847,513VND
Cho thấy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh còn lại không đủ để tài trợ cho việc gia tăng tài
sản và chi trả nên doanh nghiệp phải đi vay dài hạn thêm. Sô tiền tăng cuối
kì:338,459,847,513VND cho thấy đây là chiến lược thận trọng vì vay mượn nhiều hơn
mức cần thiết, thừa vốn. Doanh nghiệp chấp nhận kì vọng thấp để đổi lấy rủi ro thấp.
VIII. Phân tích nguyên nhân làm NOCF khác EAT.
Phân tích nguyên nhân làm NOCF khác EAT
NOCF 2,261,134,531,069

EAT 2,880,309,060,133

NOCF-EAT -619,174,529,064

Nguyên nhân NOCF > EAT NOCF < EAT

Chi phí Khấu hao 1,222,868,683,717

Trích lập dự phòng 126,083,626,828

Lãi do đánh giá lại tài sản 107,059,306

Lãi từ hoạt động đầu tư 84,857,279,584

Giảm các khoản phải thu 1,246,646,823,981

Giảm hàng tồn kho 4,672,944,194,460

Tăng các khoản phải trả 1,331,042,865,781

Giảm chi phí trả trước 126,753,313,780

Lãi vay phải trả 8,852,201,164

TS thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 76,486,489,035

4,138,734,004,286 4,757,908,533,350

-619,174,529,064
47
48

Phân tích:
Chi phí khấu hao làm tăng NOCF làm giảm EAT. => NOCF>EAT
Trích lập dự phòng: NOCF không ảnh hưởng, EAT tăng=> NOCF>EAT
Lãi đánh giá lại tài sản: Doanh thu tăng EAT tăng, NOCF không đổi => NOCF<EAT
Lãi từ hoạt độgn đầu tư: NOCF không đổi, EAT tăng, suy ra NOCF<EAT
Giảm các khoản phải thu sử dụng nguồn doanh nghiệp chi suy ra NOCF tăng, EAT không đổi
=>NOCF>EAT
Tăng hàng tồn kho sử dụng nguồn doanh nghiệp chi suy ra NOCF tăng, EAT không
đổi=>NOCF>EAT
Tăng các khoản phải trả tạo nguồn vốn lưu động giảm, NOCF tăng => NOCF>EAT
Giảm chí phí trả trước sử dụng nguồn nên doanh nghiệp chi NOCF tăng => NOCF> EAT
Lãi vay phải trả : NOCF không đổi, EAT giảm => NOCF>EAT
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: NOCF tăng, EAT không đổi suy ra NOCF>EAT

IX. Phân tích khả năng chia EAT từ NOCF.


PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CHIA EAT TỪ NOCF

Chỉ tiêu

NOCF 2,261,134,531,069

EAT 2,880,309,060,133

Hệ số khả năng chia lợi nhuận 0.79 79%

Khả năng chia lợi nhuận năm 2018 của Thế giới di động
Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh bằng 0,79 lần lợi nhuận sau thuế, vì vậy thế
giới di động không có khả năng chia lợi nhuận cho các chủ sở hữu từ tiền tạo ra trong hoạt
động kinh doanh.
49

X. Phân tích khả năng thanh toán từ NOCF.


Phân tích khả năng thanh toán từ NOCF

Chỉ tiêu

NOCF 2,261,134,531,069

Nợ vay dài hạn đến hạn đầu kì 75,000,000,000

Nợ vay NH đầu kì 5,836,454,637,089

Hệ số khả năng thanh toán nợ vay dài hạn đến hạn 30.148

Hệ số khả năng tự chủ tài chính 0.387

Hệ số khả năng thanh toán nợ vay dài hạn đến hạn 30,148 . Doanh nghiệp có khả năng thanh
toán nợ dài hạn đến hạn trong kì bằng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh.Và doanh nghiệp có
khả năng tự chủ tài chính thấp , thanh toán được 38,7% còn lại phải đi vay. Tự chủ tài chính
thấp và phụ thuộc vào nợ vay Ngắn hạn.

You might also like