You are on page 1of 5

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Khái niệm mối liên hệ.

“Mối liên hệ” là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc
tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong
một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau. Liên hệ là quan hệ giữa
hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trong số chúng nhất định làm đối
tượng kia thay đổi. Chẳng hạn, vận động của vật thể có liên hệ hữu cơ với
khối lượng của nó, bởi sự thay đổi vận tốc vận động tốt yếu làm khối lượng
của nó thay đổi; các sinh vật đều có liên hệ với môi trường bên ngoài.
Những thay đổi của môi trường tất yếu lâm cơ thể có sự thay đổi tương
ứng, công cụ lao động liên hệ với đối tượng lao động. Những thay đổi của
công cụ luôn gây ra những thay đổi xác định trong đối tượng lao động mà
các công cụ đó tác động lên, đến lượt mình sự biến đổi của đối tượng lao
động tất gây ra những biến đổi ở các công cụ lao động…
Ví dụ: Mối liên hệ giữa các cơ quan trong cơ thể con người, giữa đồng hóa
và dị hóa mối quan hệ giữa các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,... trong
một quốc gia và giữa các quốc gia với nhau

Sự ra đời khái niệm mối liên hệ phổ biến (xuất phát từ phép biện chứng
duy vật)
Trước đây, các nhà duy tâm rút các mối liên hệ giữa các sự vật ra từ ý thức,
tinh thần (Hêghen cho rằng, ý niệm tuyệt đối là nền tảng của các mối liên
hệ, còn Béccơly trên lập trường duy tâm chủ quan lại cho rằng, cảm giác là
nền tảng của mối liên hệ giữa các đối tượng). Từ chỗ cho rằng, mọi tồn tại
trong thế giới đều là những mật khẩu của một thực thể vật chất duy nhất,
là những trạng thái và hình thức tồn tại khác nhau của nó, phép biện
chứng duy vật thừa nhận có mối liên hệ phổ biến giữa các đối tượng.
Nhưng khi đã nói đến mối liên hệ phổ biến thì cũng phải phân biệt khái
niệm mới này với đơn giản mối liên hệ.

Khái niệm mối liên hệ phổ biến

Khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên
hệ, chỉ những mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới
hay nói cách khác mối liên hệ phổ biến được dùng với hai nghĩa cơ bản đó
là: dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ; dùng để chỉ sự khái quát
những mối liên hệ có tính chất phổ biến nhất.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ có ba tính
chất cơ bản: Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.

Tính khách quan của mối liên hệ biểu hiện: các mối liên hệ là vốn có của

mọi sự vật, hiện tượng, không phụ thuộc vào ý thức của con người.

Ví dụ là mối liên hệ giữa trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường: ta
thấy trao đổi chất là quá trình diễn ra một cách tự nhiên giữa cơ thể sống
và môi trường, sự tồn tại của nó là vốn có, không bị phụ thuộc vào ý thức.
Cơ thể sống và môi trường tác động lẫn nhau thông qua trao đổi chất nên
nó có môi quan hệ ràng buộc, ngoài ra thông qua trao đổi chất thì con
người thực hiện được các hoạt động thực tiễn của mình.
Tính phổ biến của mối liên hệ biểu hiện: bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào,

ở bất kỳ không gian nào và ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với
những sự vật, hiện tượng khác. Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì
bất kỳ một thành phần nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những
thành phần, những yếu tố khác.
Ví dụ là mối quan hệ giữa cung và cầu có tính phổ biến. Trong “cung” hay

“cầu” đều có những quá trình riêng, tính chất đặc thù, mục đích có điểm
khác nhau như tính chất của cung là bán được sản phẩm, của cầu là mua
được sản phẩm có giá trị. Nhưng chung quy thì cả cung và cầu đều có mối
liên hệ không tách rời, nguyên tắc chung như chúng đều tồn tại trong thị
trường, hướng đến việc thu được lợi ích cho mình…
Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ biểu hiện: sự vật khác nhau, hiện
tượng khác nhau, không gian khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối
liên hệ biểu hiện khác nhau. Các mối liên hệ này có vị trí, vai trò khác nhau
đối với sự tồn tại và vận động của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: nước đá và nước lỏng đều là nước nhưng chúng lại ở 2 trạng thái

khác nhau. Ở điều kiện nhiệt độ đủ thấp sẽ khiến nước lỏng hóa thành
nước đá.
Ý nghĩa phương pháp luận

- Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong

hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực
tiễn cần phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua
lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện
tượng và trong sự tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với các sự vật,
hiện tượng khác. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật,
hiện tượng và xử lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn. Như vậy,
quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong
nhận thức và thực tiễn.
- Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong
hoạt động nhận thức và thực tiễn, khi thực hiện quan điểm toàn diện thì
đồng thời cũng cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể.
Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình
huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù
của đối tượng nhận thức và tình huống khác nhau trong thực tiễn. Phải xác
định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những
tình huống cụ thể để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu
quả trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn. Như vậy, trong nhận thức và thực
tiễn không những cần phải tránh và khắc phục quan điểm phiến diện, siêu
hình mà còn phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung, ngụy biện.

You might also like