You are on page 1of 5

Nhóm 8, 1/5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI THI HỌC PHẦN


Tên học phần : Kinh tế Chính trị Mác - Lênin
Học kỳ II năm học 2021-2022

Họ và tên sinh viên: Võ Thanh Bình Ngày thi: 03/03/2022


Ngày sinh: 30/04/2003 Ca thi: 8h05
Mã sinh viên: 2115113037 Phòng thi: ……………………………..
Mã lớp: 280 Số trang bài làm: 4

Điểm bài thi Họ tên và chữ ký của giáo viên chấm thi
Bằng số Bằng chữ
GV chấm thi 1:

GV chấm thi 2:

PHẦN BÀI LÀM


Câu 1:
1. Liên hệ lý thuyết:
Quy luật giá trị
- Quy luật giá trị: Trong kinh doanh, các chủ thể khi tham gia vào thị trường
trước hết cần phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về mặt hàng, đối tượng kinh
doanh, cách thức kinh doanh và cách vận hành vào trong sản xuất nhằm
tránh lãng phí nguồn lực mà không mang lại giá trị và tối ưu hóa nguồn lực
nhằm tạo ra hiệu quả tối ưu từ đó gia tăng chất lượng, năng suất và lợi nhuận
trong nền kinh tế thị trường
- Biểu hiện: Người thứ nhất sau khi thấy vườn táo thơm ngon, giá rẻ liền mua
10 tấn táo mà không hề tìm hiểu, nghiên cứu về việc kinh doanh táo thế nào
là có lợi nhất (điển hình là không nghiên cứu kỹ về chi phí vận chuyển). Vì
vậy giá vận chuyển lên cao và anh thứ nhất chịu lỗ nặng. Anh thứ hai thì
thay vì bán như anh thứ nhất, anh lựa chọn phương án tự trồng táo. Tuy
nhiên do thiếu kinh nghiệm và chưa tìm hiểu về tư liệu sản xuất (cụ thể là
Nhóm 8, 2/5

đất trồng) thế nào sẽ phù hợp với táo do mỗi loại cây sẽ phù hợp với mỗi
loại đất trồng khác nhau nên hiệu quả sản xuất không cao (trái ra không to
và không ngọt như vườn táo thị trấn kia). Do đó cũng không có lời. Anh thứ
ba thì khác, vừa áp dụng hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh làm sao có
thể làm cho hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn so với hao phí lao động xã hội
cần thiết bằng hình thức tự trồng cây. Thế nhưng có sự tìm hiểu và nghiên
cứu kỹ về các yếu tố tác động đến hàng hóa sản xuất (cụ thể là lấy đất trồng
từ thị trấn mang về nghiên cứu và tự canh tác bằng hạt giống được tặng). Từ
đó vườn táo xum xuê trĩu quả và anh đã bội thu, trở nên giàu có
- Quy luật giá trị: Yêu cầu của quy luật giá trị đòi hỏi người lao động/người
sản xuất phải luôn chủ động trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng và dự
đoán, chuẩn bị thích ứng, ứng phó với những biến đổi của thị trường
- Quy luật giá trị: Trong quá trình cạnh tranh, những người sản xuất nhạy bén
với thị trường, trình độ năng lực giỏi, sản xuất với hao phí cá biệt thấp hơn
mức hao phí chung của xã hội sẽ trở nên giàu có. Ngược lại, những người do
hạn chế về vốn, kinh nghiệm sản xuất thấp kém, trình độ công nghệ lạc
hậu,... thì giá trị cá biệt sẽ cao hơn giá trị xã hội và dễ lâm vào tình trạng
thua lỗ, dẫn đến phá sản.
- Quy luật giá trị: Trong nền kinh tế thị trường luôn tồn tại sự cạnh tranh khốc
liệt bắt buộc những chủ thể tham gia vào nền kinh tế phải luôn sáng tạo vượt
trội để không bị sự chọn lọc tự nhiên, thích ứng dễ dàng trong quá trình cạnh
tranh.
- Biểu hiện: Người thứ nhất lựa chọn mua 10 tấn táo vì có tầm nhìn hẹp chỉ
nghĩ đến lợi nhuận tức thời. trong khi đó người thứ hai đã có cái nhìn xa
hơn, vượt hơn là sẽ mua hạt giống để có thể phát triển giống táo lâu dài và
đến người thứ 3 cũng là chủ thể kinh doanh có tư duy vượt trội và nổi bật
nhất đã quyết định nghiên cứu và mua lại đất để trồng táo để có thể độc
quyền trong việc sản xuất và kinh doanh mặt hàng này. Kết quả, người thứ
nhất do có tầm nhìn chưa tới nên trong thời gian ngắn đã bị đào thải và
không thể thu thêm lợi nhuận từ táo, người thứ hai cũng như vậy nhưng
người thứ 3 đã có cách thích ứng và làm chủ thị trường và trở thành người
thành công cuối cùng.
Hàng hóa sức lao động:
Nhóm 8, 3/5

- Các Mác có viết: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những
năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang
sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử
dụng nào đó”
- Biểu hiện: Trong bài, khi thấy vườn táo thì mỗi người đều có một hướng đi
kinh tế khác nhau, nhưng ai cũng chung một mục đích là để kiếm ra lợi
nhuận từ đó. Dù hai người sau có hướng đi là sản xuất như nhau, nhưng vì
tầm nhìn và hoạch định chiến lược khác nhau nên chỉ có một người thành
công.
- Giá trị hàng hóa sức lao động được thể hiện thông qua năng lực thích ứng và
sáng tạo không ngừng của người lao động. Thị trường cạnh tranh rất khốc
liệt vì vậy mỗi người đều phải không ngừng trau dồi kiến thức và kỹ năng để
phát triển bản thân hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
- Biểu hiện: Trong câu chuyện, cùng một giống táo, cùng một tình huống như
nhau nhưng ba người đã có những sự lựa chọn khác nhau trong kinh doanh.
Ta có thể thấy người thứ nhất chỉ để tâm đến lợi nhuận trước mắt nên việc
kinh doanh không thể duy trì lâu dài, người thứ hai đã có tiến bộ hơn (trồng
cây táo để có thể kinh doanh lâu dài) nhưng vẫn chưa được cầu toàn trong
chiến lược kinh doanh. Người thứ ba đã thể hiện năng lực thích ứng và sáng
tạo không ngừng trong lao động. Người này đã không lao vào lợi nhuận
trước mắt mà nghiên cứu hoàn cảnh một cách kĩ càng, tìm ra cách giải quyết
phù hợp, thực hiện việc kinh doanh có chủ đích, có giai đoạn, có mục tiêu cụ
thể, rõ ràng.
2. Bài học vận dụng cho cá nhân từ ý nghĩa câu chuyện trên:
- Cùng với một vấn đề và một xuất phát điểm, từ góc nhìn khéo léo hơn và
khả năng nắm bắt vấn đề có thể quyết định sống còn tới sự thành công sau
này. Trong kinh doanh, các chủ thể kinh doanh có cùng cơ hội phát triển như
nhau nhưng cá nhân hoặc tổ chức nào có tầm nhìn chiến lược phát triển hơn,
biết nhìn xa trông rộng và nỗ lực nghiên cứu, tìm hiểu thị trường và không
ngừng lên kế hoạch dài hạn để phát triển doanh nghiệp thì chủ thể kinh
doanh đó sẽ đạt được sự thành công bền vững trong thương trường. Từ đây
có ta có thể thấy được vai trò của tầm nhìn chiến lược và khả năng hoạch
định chiến lược. Để thành công, mỗi người cần trau dồi cho mình đủ những
tri thức và kỹ năng cần thiết và quan trọng là khi đứng trước một vấn đề nào
Nhóm 8, 4/5

đó, hay bình tĩnh suy xét, nhìn xa trông rộng và có những bước đi thật sáng
suốt.
- Người thứ 2 đáp ứng được yêu cầu của quy luật giá trị đó là hao phí lao
động cơ bản để anh trồng và thu hoạch được một vụ táo là ngang bằng với
hao phí lao động của người dân ở thị trấn đó. Tuy nhiên anh không tính đến
các yếu tố tác động đến sản lượng và chất lượng táo của mình. Cụ thể ở đây
là loại đất đặc trưng để cung cấp dinh dưỡng cho cây táo. Tuy anh đáp ứng
được cung cầu tại địa phương nhưng những trái táo nhỏ và ít ngọt sẽ khó
cạnh tranh với loại táo đẹp, to và ngon ngọt đặc sản của thị trấn.
- Người thứ 3 tuy có hao phí lao động cơ bản cao hơn so với người dân thị
trấn vì anh phải nghiên cứu và cải tạo đất sao cho kết cấu và giá trị dinh
dưỡng ở mảnh đất mới phải giống với mảnh đất cũ. Tuy tốn nhiều sức lao
động hơn những việc anh trồng thành công giống táo đó ngay trên mảnh đất
của mình khiến anh cắt giảm được chi phí vận chuyển táo từ thị trấn về nơi
sinh sống và đảm bảo được chất lượng táo vẫn giữ nguyên. Chính vì thế
người dân địa phương sẽ ưu tiên chọn táo của anh số 3 hơn vì không khác gì
táo nhập của thị trấn mà lại còn rẻ hơn khi mua tại vườn.

Câu 2:
Chúng em không đồng tình với quan điểm về việc robot cũng tạo ra giá trị thặng dư.
Vì những lý do sau:
Theo Mác, giá trị thặng dư (m) là giá trị mới do lao động sống tạo thêm ra
ngoài giá trị hàng hoá sức lao động, là lao động không được trả công của người lao
động làm thuê.
Quá trình lao động luôn bao gồm ba nhân tố là lao động có chủ đích của người
lao động, đối tượng lao động và tư liệu sản xuất (công cụ lao động, máy móc,...).
Như vậy robot là một loại máy móc được sử dụng trong quá trình lao động và được
xếp vào tư liệu sản xuất. Quan điểm cho rằng robot hiện đại là nguồn gốc tạo ra giá
trị thặng dư là do chưa phân biệt được robot với tư cách là yếu tố của quá trình lao
động tạo ra giá trị sử dụng với robot đóng vai trò là yếu tố của quá trình tạo ra và
làm tăng giá trị hàng hóa. Mức độ hiện đại của robot tỉ lệ thuận với sức sản xuất và
khả năng tạo ra của cải vật chất phục vụ đời sống xã hội.
Tuy nhiên, robot không phải là nhân tố vật thể mà chỉ là những lượng lao động
đã vật hóa nhất định, giá trị của robot được chuyển dần vào trong một chu kỳ sản
Nhóm 8, 5/5

xuất sản phẩm. Dù robot có hiện đại đến đâu đi chăng nữa thì cũng không thể tự
chuyển giá trị của mình vào sản phẩm mà chính lao động của con người đã chuyển
giá trị của robot vào sản phẩm tạo ra. Nhưng một tư liệu sản xuất không bao giờ
chuyển vào sản phẩm mới một giá trị lớn hơn phần mà nó đã hao mòn đi trong sản
xuất. Tức là tư liệu sản xuất nói chung và robot nói riêng chỉ tạo điều kiện cho việc
làm tăng giá trị của hàng hóa chứ bản thân nó không trực tiếp tham gia vào quá trình
làm tăng giá trị. Vì vậy, quan điểm robot tạo ra giá trị thặng dư là không chính xác.
Robot chỉ giúp làm tăng giá trị thặng dư bằng việc tăng năng suất chất lượng cũng
như số lượng hàng hóa để nhằm mục đích thu lại một lượng giá trị lớn hơn giá trị
gốc chứ bản thân robot không thể tự tạo ra giá trị thặng dư nếu không có sức lao
động của con người. Con người mới chính là chủ thể tạo ra giá trị thặng dư chứ
không phải robot.
Tóm lại, người tạo ra giá trị thặng dư ở đây là người chế tạo robot và người sử dụng
robot trong quá trình lao động, tức là sức lao động của con người vì trí óc của con
người là tư bản khả biến (v), là cái tạo ra giá trị thặng dư (từ v tạo ra giá trị mới là
v+m). Chủ nhà máy là người bóc lột giá trị thặng dư đó còn robot là điều kiện cần
thiết để tạo ra giá trị thặng dư. Do đó, ta có thể hiểu robot là điều kiện cần thiết để
tạo ra giá trị thặng dư còn trí óc của người chế tạo robot mới là bộ phận trực tiếp tạo
ra giá trị thặng dư.

Nhóm đủ 12/12.

You might also like